Bài giảng Lớp 5 - Môn Tin học - Tuần 15 - Bài 3: Luyện gõ từ và câu

Rèn luyện kĩ năng gõ các từ, câu, đoạn văn hoàn chỉnh với phần mềmWord

- Có thể sử dụng PM Mario để thực hiện các bài luyện tập gõ toàn bàn phím và tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng gõ bàn phím của mình

- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tin học - Tuần 15 - Bài 3: Luyện gõ từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 15
Ngµy so¹n: 25 th¸ng 11 n¨m 2013
Ngµy d¹y: Thø hai ngµy 2 th¸ng 12 n¨m 2013
Bài 3: LUYỆN GÕ TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: Sau bài học này sẽ giúp HS:
- Hiểu về soạn thảo từ, câu, một đoạn văn
- Hiểu cách gõ từ soạn thảo
- Rèn luyện thao tác để gõ một từ, một câu hay một đoạn văn trong văn bản
- Thực hành với phần mềm Mario
- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học
- Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập 
II. Đồ dùng dạy học
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy
- Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
1. Ổn định lớp
- Y/c HS trật tự, báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy nêu các kí tự đặc biệt?
? Để gõ các kí tự đặc biệt em phải gõ như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm
3. Dạy và học bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách luyện gõ từ và câu, cuối giờ sẽ thực hành
3.2. Tìm hiểu thế nào là một từ soạn thảo, một câu, một đoạn văn bản: 
? Em hãy nêu ví dụ 1 từ?
? Thế nào là 1 từ soạn thảo?
- Nhận xét, nêu định nghĩa từ soạn thảo
? Em hãy nêu ví dụ về một câu văn gồm nhiều từ soạn thảo?
- Nêu thêm ví dụ
Ví dụ: Tin học àcó 2 từ soạn thảo
Hôm nay là thứ ba àcó 5 từ soạn thảo
? Em hãy nêu ví dụ về đoạn văn có nhiều câu?
? Em hãy rút ra định nghĩa về câu?
- Nhận xét, nêu lại định nghĩa về câu
- Nêu thêm vài ví dụ về câu
Ví dụ: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội
- Cho ví dụ về đoạn văn
? Từ ví dụ nêu trên em có thể cho cô biết thế nào là đoạn văn bản
- Nhận xét, nêu lại định nghĩa về đoạn văn bản
3.3. Tìm hiểu cách gõ một từ soạn thảo:
? Em hãy cho biết để gõ các chữ cái trong 1 từ soạn thảo cần phải chú ý ntn?
- Nhận xét câu trả lời
- Lưu ý cho HS nhớ: Sau khi kết thúc một từ soạn thảo, một câu hoặc 1 đoạn văn bản có thể dừng tay nghỉ để chuẩn bị gõ sang câu hoặc từ soạn thảo tiếp theo
3.4. Tìm hiểu cách gõ phím Enter:
? Phím Enter có vị trí ở đâu trên bàn phím?
? Phím Enter có chức năng như thế nào?
? Để nhấn phím Enter ta sử dụng ngón tay nào?
- Nhận xét, nhắc lại
3.5. Bài tập:
- Y/c HS làm bài tập B1, B2, B3 (SGK/72)
- Cho 3 HS lên bảng làm BT, HS dưới lớp nhận xét
- Nhận xét bài làm và cho điểm
3.6. Thực hành:
- Y/c HS khởi động máy
- Khởi động phần mềm Word
- Xem và thực hành bài T1 (SGK/70)
4. Củng cố: Nhắc lại
- Từ soạn thảo, câu, Đoạn văn bản 
- Cách gõ một từ soạn thảo
- Cách gõ phím Enter
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà học bài, luyện tập gõ phím thêm để tiết sau thực hành
* Các kí tự đặc biệt:
!@#$%^&*() []{}:;’”
* Cách gõ kí tự đặc biệt:
- Các kí tự đặc biệt trên hàng phím số phải gõ cùng với phím, Shift
- Các kí tự đặc biệt trong khu vực phím bên phải nếu là kí tự trên thì phải gõ cùng với phím Shift bên trái 
1. Thế nào là một từ soạn thảo, một câu, một đoạn văn bản:
a. Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo bao gồm một vài chữ cái viết liền nhau, mỗi từ viết cách nhau bởi dấu cách hoặc các dấu tách câu như: dấu (.), dấu (,), dấu (;), dấu (!) ...
 b. Câu: Một câu bao gồm 1 hay nhiêu từ và thường được kết thúc bởi các kí tự đặc biệt: dấu(.), dấu (?), dấu chấm (!)
c. Đoạn văn bản: Một đoạn văn bản bao gồm một số câu hoàn chỉnh và được kết thúc bằng dấu xuống dòng. Dùng phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản và xuống dòng
2. Cách gõ một từ soạn thảo:
- Các kí tự (chữ cái) trong một từ soạn thảo cần được gõ nhanh, chính xác và liên tục. Giữa các từ soạn thảo gõ 1 dấu cách để phân biệt. Không nên dừng tay trong khi gõ một từ soạn thảo
3. Cách gõ phím Enter:
- Phím Enter dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh và xuống dòng. Phím Enter do ngón tay út phụ trách
4. Bài tập: B1, B2, B3 (SGK/72)
5. Thực hành: Bài T1 (SGK/70)
Gõ bài thơ sau. Có thể gõ tiếng việt không dấu
Hỏi cây bao nhiêu tuổi
Cây không nhớ tháng năm
Cây chỉ dang tay lá
Che tròn một bóng râm
Ngµy so¹n: 26 th¸ng 11 n¨m 2013
Ngµy d¹y: Thø n¨m ngµy 5 th¸ng 12 n¨m 2013
ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG GÕ BÀN PHÍM 
I. Mục tiêu: Sau bài học này sẽ giúp HS:
- Hiểu khái niệm: Từ, câu, đoạn văn bản
- Rèn luyện kĩ năng gõ các từ, câu, đoạn văn hoàn chỉnh với phần mềmWord
- Có thể sử dụng PM Mario để thực hiện các bài luyện tập gõ toàn bàn phím và tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng gõ bàn phím của mình
- Thể hiện sự say mê học tập, yêu thích môn học
- Thể hiện được tính tích cực sáng tạo trong quá trình học tập 
II. Đồ dùng dạy học:
- Đ/v giáo viên: SGK, giáo án	
- Đ/v học sinh: SGK, vở, dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Nội dung 
1. Ổn định lớp
- Y/c HS trật tự, báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
 Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
 Chú chuột đi chợ đường xa 
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo
- Bài ca dao có  từ soạn thảo. Mỗi từ soạn thảo cách nhau bởi một dấu
- Bài thơ có  câu. Do đó, mỗi khi gõ xong một câu cần phải nhấn phím  để xuống dòng
- Chữ cái đầu câu cần viết hoa. Do đó khi gõ các câu này, em cần kết hợp với phím 
- Nhận xét, cho điểm
3. Dạy và học bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím
3.2. Tìm hiểu ôn luyện gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario:
- Y/c HS đọc SGK/74, 75 và quan sát hình vẽ trong 2 phút
? Em hãy nêu cách ôn luyện gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario
- Nhận xét, nhắc lại
3.3. Tìm hiểu cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím:
? Em hãy cho biết mục đích chính của việc luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón là gì?
? Khi em hoàn thành 1 bài luyện tập cụ thể, Mario sẽ hiện kết quả bài luyện tập đó ntn?
- Nhận xét, nhắc lại 2 chỉ số đánh giá cho HS nắm chắc hơn
3.4. Bài tập:
- Y/c HS đọc SGK và làm các bài tập B1, B2, B3 (SGK/77)
- Cho 2 HS làm tại chỗ
- Y/c HS khác nhận xét
- Nhận xét, sửa sai
4. Củng cố: Nhắc lại
- Cách gõ phím bằng PM Mario
- Cách đánh giá kĩ năng gõ bàn phím
5. Dặn dò: 
- Tổng kết tiết học
- Dặn dò HS về nhà học bài, luyện tập thêm
- Tiết sau thực hành 
- Bài ca dao có 28 từ soạn thảo. Mỗi từ soạn thảo cách nhau bởi một dấu cách
- Bài thơ có 4 câu. Do đó, mỗi khi gõ xong một câu cần phải nhấn phím Enter để xuống dòng
- Chữ cái đầu câu cần viết hoa. Do đó khi gõ các câu này, em cần kết hợp với phím Shift
1. Ôn luyện gõ toàn bàn phím bằng phần mềm Mario:
a. Ôn luyện toàn bàn phím mức rời rạc:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All keyboard
- Nháy chuột lên khung tranh và 
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario
b. Ôn luyện toàn bàn phím mứcgõ các từ đơn giản:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All keyboard
- Nháy chuột lên khung tranh và 
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario
c. Ôn luyện toàn bàn phím mứcgõ các từ tổng quát:
- Nháy chuột chọn mục Lessons -> All keyboard
- Nháy chuột lên khung tranh và 
- Gõ các từ xuất hiện trên đường đi của Mario
2. Đánh giá kĩ năng gõ bàn phím:
- Mục đích chính của việc luyện tập gõ bàn phím bằng 10 ngón là rèn kĩ năng gõ nhanh chính xác.
- Khi ta hoàn thành bài luyện tập cụ thể, Mario sẽ xuất hiện của sổ thông báo trong đó có hai chỉ số đánh giá chính là WPM và tỉ lệ chính xác:
 + WPM: số từ gõ chính xác trong một phút
 + Tỉ lệ chính xác: được tính bằng tỉ số giữa các kí tự gõ đúng trên tổng số phím đã gõ. Giá trị này được quy thành tỷ lệ phần trăm. Số này càng cao thì khả năng gõ phím chính xác của em càng tốt
3. Bài tập: SGK/77
* B1: D
* B2: B
* B3: - Số từ soạn thảo: 86
 - Số câu: 3
Yên Nhân, ngày 29 tháng 11 năm 2013
NGƯỜI DUYỆT

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc