Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tiết 1 - Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa

B)Bài mới:

HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài

HĐ2(10 phút): Làm bài tập trong SGK

• Mục tiêu: - HS nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.

 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tiết 1 - Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn - Tuần 7
Tiết 1 Luyện từ và câu:
TỪ NHIỀU NGHĨA
I- MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
- Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A)Bài cũ(3 phút): HS làm bài tập 2 tiết trước.
B)Bài mới: 
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
 HĐ2( 8 phút): Tìm hiểu phần nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập 1
- GV hướng dẫn HS thảo luận N4 tìm kết quả 
- HS nêu ý kiến thảo luận, GV nhấn mạnh: các nghĩa các em vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc ( nghĩa ban đầu ) của mỗi từ 
- HS nêu bài 2
- GV nhắc HS: Chính các câu thơ đã nói lên sự khác nhau giữa những từ in đậm trong khổ thơ với các từ ở bài tập 1:
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật mà dùng để cào rơm, rạ
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được mà dùng để rẽ sóng
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được 
- GV: Những nghĩa này là nghĩa chuyển
 * Vậy răng người và răng cào giống nhau ở điểm nào?
( Đều chỉ vật nhọn, sắp thành hàng)
- Mũi người và mũi thuyền giống nhau điểm nào? ( nhọn, nhô về phía trước)
Vậy: Răng người, răng cào vừa có một nét nghĩa giống, vừa có một nét nghĩa khác nhau. Những từ như vậy gọi là từ nhiều nghĩa.
 HĐ3 (2 phút): Rút ra phần ghi nhớ:
HS rút ra phần ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ
HĐ4 (25 phút): Luyện tập:
Bài 1: 
HS đọc yêu cầu BT1, tự tìm và gạch 1 gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển.
HS nối tiếp nêu kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
GV nêu yêu cầu bài tập 
HS thảo luận theo tổ, các tổ thi tìm đúng, tìm nhanh các từ theo yêu cầu.
 - Đại diện các tổ nêu các từ tìm được, cả lớp bình chọn tổ tìm được nhiều từ nhất
 Ví dụ: lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao; lưỡi cày, lưỡi gươm.
 Miệng: miệng túi, miệng hố, miệng bình
HS làm vào vở, GV chấm, chữa bài
HĐ5 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học
Dặn về nhà làm tìm những ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số từ
Tiết 2 Khoa học
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I- MỤC TIÊU: Sau bài học HS có khả năng:
Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
Thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không cho để muỗi đốt. 
Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- ĐỒ DÙNG: Thông tin trang 28; 29 SGK
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A)Bài cũ(3 phút): - Nêu tác nhân gây bệnh sốt rét?
 - Cần làm gì để phòng bệnh sốt rét?
B)Bài mới:
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2(10 phút): Làm bài tập trong SGK
Mục tiêu: - HS nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
Cách tiến hành:
GV chia HS theo N4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ HS thảo luận theo 5 câu hỏi ở SGk tìm đáp án đúng trong các đáp án a, b, 
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung
+ GV nhận xét, chốt ý đúng, rút ra:
 Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?
 Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì?
Theo em bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
- GV kết luận, rút ra nội dung chính, ghi nhanh một số ý lên bảng
Yêu cầu HS nối tiếp nhắc lại.
HĐ3 (15 phút): Quan sát tranh và thảo luận
Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. 
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người
Cách tiến hành:
GV yêu cầu cả lớp quan sát H 2,3,4 trang 29 SGK, thảo luận N2 với nội dung:
 + Chỉ và nói về nội dung của từng hình
 + Nêu tác dụng của từng việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
HS thảo luận theo N2, nối tiếp nêu kết quả.
GV nhận xét, chốt ý đúng rút ra cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Liên hệ : Ở nhà em thường diệt muỗi bằng cách nào?
GV: Giữ sạch nơi ở tránh không cho muỗi sinh sản để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết và cũng nhằm bảo vệ môi trường sống.
HĐ5 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
Dặn học ở nhà.

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 72014.doc