Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 5 - Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc

Mở đoạn: Giới thiệu về chú Mo-ri-xơn

- Thân đoạn: Kể, tả về nguyên nhân, hành động

- Kết đoạn: Nêu cảm xúc, tình cảm của mình và những nhận xét khác

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 5 - Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hg
=10dag
=kg
1dag
=10g
=hg
1g
=dag
Lưu ý thờm về cỏc đơn vị thông dụng trong cuộc sống
Bài 2: Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn và ngược lại.
a, M. 18 yến = 180 kg ; 200 tạ = 20000kg ; 35 tấn = 35 000 kg .
b, 430kg = 43 yên ; 2500 kg = 25 tạ ; 16 000 kg = 16 tấn .
Bài 4: 
 Ngày thứ 2 cửa hàng bán được : 300 x 2 = 600 (kg)
 Hai ngày đầu bán được là : 300 + 600 = 900 ( kg ) = 1 tấn .
 Ngày thứ 3 bán được là : 1000- 900 = 100 (kg) 
 Đáp số : 100kg 
C. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK.
-------------------------------------------------------------------------------------
 Hướng dẫn tự họcToán LUYỆN TẬP (Vở thực hành – trang 21, 22)
I. MỤC TIÊU :
-Luyện tập về bảng đơn vị đo độ dài và giải toán liên quan đến đổi đơn vị đo độ dài và đo khối lượng
II. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu bài
Hướng dẫn HS tự làm bài tập VTH 
Bài 1:
HS tự làm bài; nối tiếp lên bảng làm.
Bài 2: 
HS nêu cách làm ở mỗi dạng chuyển đổi rồi tự làm; nêu kết quả và giải thích cách làm
Bài 1. 2 HS lên bảng làm, lớp chữa, nhận xét
Bài 2. Lần lượt gọi 3 HS lên trình bày, lớp chữa.
Bài 4: HS đọc đề, tự giải.
Chấm, chữa bài
Bài 3: 
HS tự làm; 2 em làm ở bảng; chữa bài.
Bài 3. Gọi HS đọc đề , trả lời câu hỏi:
Bài toán chobiết gì? Bài tập yêu cầu gì?
Nêu cách giải bài toán?
HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng, lớp chữa.
III. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng; nhớ lại các đơn vị đo diện tích đã học.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 08 tháng 10 năm 2014
Tập đọc Ê-MI-LI, CON.. (Trích)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc lưu loát toàn bài: đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Thuộc lòng khổ thơ 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A, Kiểm tra bài cũ 
HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc
B, Bài mới :
1,Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc: ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để HS cả lớp luyện đọc: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp bài thơ theo từng khổ.
- Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li - ngây thơ, hồn nhiên.
- Khổ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn - giọng phẫn nộ, đau thương.
- Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con - giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
- Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: sáng nhất, đốt, sáng loà, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
- HS đọc theo cặp 
-4 HS đọc bài
b) Tìm hiểu bài 
-HS đọc Đ1 trả lời :
- Chú Mo-ri-xơn đưa con gái đến đâu?
- Em có cảm nhận gì về tâm trạng của chú/ của con gái?
- Hãy đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.(giọng chú Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động, giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.)
- Chú Mo-ri-xơn đưa con đến Lầu Ngũ Giác để làm gì?
-HS đọc thầm đ2 trả lời :
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Kể những tội ác của đế quốc Mĩ.
- Tgiả dùng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng?
GV: “Chú Mo-ri-xơn cũng như hàng triệu ngời Mĩ giàu lương tri đã lên án cuộc chiến tranh xâm lược VN của chính quyền Giôn-xơn bởi đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tội ác chiến tranh của đế quốc Mĩ ở VN thật khủng khiếp: giết chết hàng triệu người dân, hàng chục vạn người bị nhiễm chất độc màu da cam , thiêu đốt và tàn phá làng mạc thiên nhiên, môi trường, tàn phá nền văn hoá lâu đời của VN. Cuộc chiến tranh này cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ đô la và hàng vạn lính Mĩ bị chết một cách vô nghĩa. Toàn bộ khổ thơ như một câu hỏi lớn của một vị quan toà đang nghiêm khắc kể tội, vạch mặt và lên án chính quyền Giôn-xơn”.
- Đoạn 1,2 nói lên điều gì ?
Ý1: Tội ác của cuộc chiến tranh xâm lược
HS đọc Đ2 (khổ 3,4 ) trả lời câu hỏi :
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
Trả lời theo cách diễn lại lời thơ: Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”)
- Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
(Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện)
Chú Mo-ri-xơn tự thiêu vào thời điểm và địa điểm nào ?	
- Địa điểm: Lầu ngũ Giác; thời điểm: ban đêm.
=> Gây sự chú ý đến đặc biệt cho tất cả mọi người, chú muốn nhiều người biết đến cái chết của chú.
- Giây phút ra đi là lúc chú thấy lòng mìnhra sao ?	
- Lòng ta sáng nhất.
=> ánh sáng của niềm tin.
- Tự đốt thân mình, chú khát khao mong muốn điều gì ?	
- Mong muốn cho ngon lửa sáng loà sự thật.
- Trong đêm tối, ngọn lửa từ tấm thân của chú Mo-ri-xơn nói lên điều gì?	
- Đó là sự thật về cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
VD: Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân . Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó/Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục/Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa..)
GV: Quyết định tự thiêu, chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, tàn bạo của chính quyền Giôn-xơn ở Việt Nam, làm mọi người cùng nhau hợp sức ngăn chặn tội ác.
 Cái chết của chú Mo-ri-xơn là cái chết vô cùng cao đẹp, cái chết ươm mầm cho sự sống.
-Đoạn 3,4 cho biết điều gì ?
Ý 2: Hành động dũng cảm của chú Mo-ri-xơn để ngăn chặn tội ác .
GV gọi HS đọc toàn bài , tìm hiểu nội dung :
- Bài thơ nói lên điều gì ?
ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
c) Đọc diễn cảm và HTL 
- Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ
- HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4
3. Củng cố, dặn dò	
- GV: Trong cuộc chiến tranh ở VN, quân đội Mĩ đã gặp phải sự phảm ứng mạnh mẽ của nhân dân trên toàn thế giới và cả chính những công dân Mĩ như anh lính Hơ-bớt, anh Mai-cơn, Tôm-xơn qua câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” mà các em đã biết và cả chú Mo-ri-xơn, trong bài tập đọc hôm nay. Những hành động cao đẹp đó của họ đã giúp cho nhân dân VN có thêm ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân VN luôn luôn trân trọng và biết ơn họ.
- GV nhận xét tiết học 
- Khuyến khích HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ 
-------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU
1. Biết trình bày kết quả thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bàng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả học tập trong tháng của từng thành viên và cả tổ. 
Nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
2. Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Một số tờ giấy A4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1,Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1	- HS đọc YC BT.
 - GV lưu ý HS : Đây là thống kê đơn giản (kết quả học tập của một người trong một tháng) nên HS không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng, - HS làm cá nhân.
- 2 HS ở 2 tổ trình bày trên bảng, HS khác nhận xét,GV chốt y đúng.
Bài tập 2	- HS đọc YC BT.
- Để lập được bảng thống kê theo yêu cầu của BT, GV lưu ý HS:
 + Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS vừa làm ở BT 1 để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ.
 + Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc (ghi điểm số như phân loại ở BT 1) và dòng ngang (ghi họ tên từng HS)
- HS trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 6 cột dọc và số hàng ngang phù hợp với số HS của tổ.
- Hai HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng. 
Bảng thống kê kết quả học tập (tổtháng)
STT
Họ và tên
Số điểm
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
1
2
3
Tổng cộng
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư ký điền nhanh vào giấy A4.
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê. GV đề nghị các em rút ra nhận xét: kết quả chung của tổ, HS có kết quả tốt nhất, HS tiến bộ nhất
3. Củng cố, dặn dò	
- GV hỏi HS về tác dụng của bảng thống kê – 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt 2 ÔN TẬP TẢ CẢNH – BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố, rèn luyện cho HS kĩ năng làm văn tả cảnh và lập báo cáo thống kê về kết quả học tập của mình. Vận dụng làm bài tập liên quan.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập VTH
Bài 4: Viết đoạn văn trình bày những cảm xúc của em về hành động hi sinh dũng cảm của chú Mo-ri-xơn.
Gợi ý: Chú Mo-ri-xơn là ai? Chú có hành động cao đẹp gì? Hành động đó có ý nghĩa như thế nào? Em có suy nghĩ gì về hành động đó?
- Mở đoạn: Giới thiệu về chú Mo-ri-xơn
- Thân đoạn: Kể, tả về nguyên nhân, hành động 
- Kết đoạn: Nêu cảm xúc, tình cảm của mình và những nhận xét khác
Bài 7. Lập bảng thống kê số điểm hai môn Toán và Tiếng Việt của em trong tháng 9 năm 2014 theo mẫu sau
Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học. Dặn CBBS
HS tự làm vào vở, trình bày, nhận xét
 Điểm
 Môn 
Dưới TB
TB
Khá
Giỏi
Toán
Tiếng Việt
----------------------------------------------------------------------------------------------
Toán LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
-Biết tính diện tích 1 hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải các bài toán liên quan đến các đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- BT cần làm: 1,3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
A, Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS lên bảng làm BTVN 1,2 VBT .
GV nhận xét ,đánh giá .
B,Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1,Giới thiệu bài .
2,Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1. GV gọi HS đọc bài tập.
HD: -Bài tập cho biết gì?
 -Bài tập hỏi gì?
 -Muốn biết sản xuất được bao nhiêu quyển vở ta làm thế nào ?
GV gọi 1 HS trung bình lên bảng làm-GV hướng dẫn HS yếu :
Bài 2: HS tự làm
 Giải
 Cả hai trường thu được là : 1tấn 300kg + 2tấn 700kg = 3tấn 1000kg =4 tấn .
 4 tấn gấp 2 tấn số lần là : 4 : 2 = 2 ( lần ) 
 Số quyển vở sản xuất được là : 50 000 x 2 = 100 000 ( quyển ) 
 Đáp số: 100 000 quyển 
Giải
 Đổi 120kg = 120 000g 
 Đà điểu nặng gấp chim Sâu số lần là :
 120000 : 60 = 2000 ( lần )
 Đáp số : 2000 lần .
Bài 3 . Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề .
 +, Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? 
 +, Muốn tính DT hình chữ nhật ABCD ta làm thế nào ?
 +, Muốn tính DT hình vuông CEMN ta làm thế nào ?
 +, Muốn tính DT mảnh đất ta làm thế nào ?
GV gọi 1 HS khá lên bảng làm,GV hướng dẫn HS yếu , chữa nhận xét .
 Giải 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 
14 x 6 = 84 (m2)
Diện tích hình vuông CEMN là :
 7 x7 = 49 ( m2)
Diện tích mảnh đất là : 84 + 49 = 133 ( m2 )
Đáp số: 133m2
C, Củng cố , dặn dò :Nhận xét tiết học , dặn chuẩn bị bài sau 
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 09 tháng 10 năm 2014
Chính tả MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. MỤC TIÊU
1. Nghe - viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc
2. Làm được các BT và từ đó nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A,Kiểm tra bài cũ 
HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó, nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
B,Bài mới :
1,Giới thiệu bài.
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
a, Tìm hiểu nội dung :
Gọi HS đọc đoạn cần viết – trả lời câu hỏi :
-Dáng vẻ của người ngoại quốc có gì đặc biệt ?
Cao lớn , tóc vàng , thân hình chắc khỏe , mặt to , chất phác .
b, Hướng dẫn viết từ khó :
GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả; khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác....
c, Viết chính tả :
- GV đọc HS viết bài.
- HS đổi chéo bài để soát lỗi. 
d,GV thu chấm :
-GV chấm 1 số bài.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2
- HS viết vào VBT những tiếng chứa ua, uô.
- Hai HS viết lên bảng, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Lời giải:
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
Lưu ý: ở lớp 1, HS đã được giải thích tiếng quá gồm âm qu(quờ) + vần a. Do đó không phải là tiếng có chứa ua, uô.
- Cách đánh dấu thanh:
+ Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
+ Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chinh uô - chữ ô.
Bài tập 3
HS đọc YC BT 
HS thảo luận cặp đôi, HS trình bày - HS khác NX
GV chốt bài đúng.
 GV chú ý giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ:
 Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng
Chậm như rùa: quá chậm chạp
Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến 
Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
4. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/ uô
- GV nhận xét tiết học 
 Luyện từ và câu TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU
 Hiểu thế nào là từ đồng âm; biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm; đặt câu để phân biệt từ đồng âm; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A,Kiểm tra bài cũ 
HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (tiết LTVC trước)
B, Bài mới .
1, Giới thiệu bài
GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học 
2. Phần nhận xét 
Bài 1,2. HS đọc YC BT 2, 3.
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ “câu”
- HS trình bày- HS khác NX -GV chốt lời giải đúng :
- Lời giải:
+ Câu (cá): bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)
+ Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn..
- GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm.
3. Phần ghi nhớ 
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Hai, ba HS không nhìn sách, nhắc lại nội dung ghi nhớ
4. Phần luyện tập 
Bài tập 1
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác NX, GV chốt lời giải đúng
- Lời giải (HS chỉ cần nói được đúng ý, không cần chính xác đến từng từ ngữ):
+ Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
+ Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
+ Ba trong ba và má: bố (cha, thầy). Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên
Bài tập 2
HS làm việc độc lập .
- 3 HS làm trên bảng, HS khác NX,GV chốt câu đúng : 
VD:
- Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp/ Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta/ Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ.
- Nước con suối này rất trong/Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km.
Bài tập 3
- HS làm việc độc lập
- Cá nhân trình bày bài làm, HS khác NX, GV chốt ý kiến đúng :
- Lời giải: Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền chỉ để tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch)
-GV lưu ý cách nhận diện từ đồng âm trong khi nói và viết .
Bài tập 4
	- HS đọc YC BT.
- HS thi giải câu đố nhanh.
- Lời giải:
+ Câu a: con chó thui: từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
+ Câu b: cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng)
- Từ nào trong 2 câu đố trên là từ đồng âm?
5. Củng cố, dặn dò	
- yêu cầu HS học thuộc 2 câu đố để đố lại bạn bè, người thân: tập tra Từ điển học sinh để tìm 2 - 3 từ đồng âm khác.
--------------------------------------------------------------------------------------
Toán ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ của các đơn vị đo: đề-ca-met vuông, héc-tô met vuông
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đê-ca-met vuông, hec-tô-met vuông.
- Nắm được mối quan hệ giữa đê-ca-met vuông và mét vuông, giữa hec-tô-met vuông và đê-ca-met vuông;biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản)
-BT cần làm:1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dm, 1hm (thu nhỏ)như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A, Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS lên bảng làm BTVN 1,2 VBT .
GV nhận xét , chữa .
B, Bài mới .
1, Giới thiệu bài .
2, Giới thiệu đơn vị đo diện tích đêcamet vuông
a. Hình thành biểu tượng về đêcamet vuông.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị diện tích đã học.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam (thu nhỏ, chưa được chia thành 100 hình vuông nhỏ), dựa vào những đơn vị diện tích đã yhọc để tự nêu được: “Đêcamet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dam”.
- GV có thể cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đêcamet vuông (dam2) (tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học).
b. Mối quan hệ giữa đêcamet vuông và mét vuông.
- GV hướng dẫn HS chia mỗi cạnh 1dam (của hình vuông 1dam2)
- GV cho HS quan sát hình vẽ; tự xác định: số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ, số hình vuông nhỏ; tự rút ra nhận xét: hình vuông 1dam2 bao gồm 100 hình vuông 1m2.
Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa đêcamet vuông và mét vuông 
1dam2 = 100m2
3: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc-tô-mét vuông
a. Hình thành biểu tượng về Héc-tô-mét vuông.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 hm (thu nhỏ, chưa được chia thành 100 hình vuông nhỏ), dựa vào những đơn vị diện tích đã yhọc để tự nêu được: “Héc-tô-met vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 hm”.
- GV có thể cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu héc-tô-met vuông (hm2) (tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học).
b. Mối quan hệ giữa Héc-tô-mét vuông và đêcamet vuông
- GV hướng dẫn HS chia mỗi cạnh 1hm (của hình vuông 1hm2)
- GV cho HS quan sát hình vẽ; tự xác định: số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ, số hình vuông nhỏ; tự rút ra nhận xét: hình vuông 1hm2 bao gồm 100 hình vuông 1dam2.
Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa đêcamet vuông và mét vuông 
1hm2 = 100dam2
4: Thực hành
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong Vở bài tập và chữa bài.
Bài 1: Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài.
Bài 2: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.Phần a, đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
- GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lượt theo các phần a, b và theo từng cột).
Bài 3: Nhằm rèn cho HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích dưới dạng hỗn số với đơn vị cho trước.
GV hướng dẫn chung cho cả lớp làm một câu, sau đó để HS tự làm bài rồi chữa bài.
 M. 2dam2=....m2 => 1dam2 = 100m2 vạy 2dam2 = 200m2 , 
3dam2 15m=300m2+15m2= 315m2 , 
3m2 = ... dam2 => 1m2 = dam2 Vậy 3m2 =dam2
C, Dặn dò. 
Về làm bài tập trong SGK.
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014
Luyện viết BÀI

File đính kèm:

  • docTuan 5VH.doc