Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 23 - Tập đọc: Hoa học trò

. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.

 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, cùng bạn trao đổi, làm bài vào VBT.

- HS phát biểu ý kiến. GV mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời một HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ, chốt lại lời giải đúng.

- Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp hơn bên ngoài: Câu 1 và câu 3.

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 23 - Tập đọc: Hoa học trò, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL.
__________________________________
Toán
Phép cộng phân số
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Tối thiểu HS làm được BT1,3. *HS khá giỏi làm hết các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy học:
Mỗi HS chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30cm, chiều rộng 10cm, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: GV gọi HS chữa bài 3 và 4 của tiết trước.
 GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: 
1.Thực hành trên băng giấy.
Yêu cầu HS lấy băng giấy, hướng dẫn HS gấp đôi 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. GV nêu câu hỏi:
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Yêu cầu HS tô màu 3 phần rồi viết phân số biểu thị số phần vừa tô màu.
- Y/c HS tô màu tiếp 2 phần nữa rồi viết phân số biểu thị số phần vừa tô màu xong.
- Yêu cầu HS cho biết chúng ta đã tô màu tất cả mấy phần? Hãy viết phân số chỉ số phần băng giấy đã tô màu. ( băng giấy).
2.Cộng hai phân số cùng mẫu số.
Ta phải thực hiện phép tính: + = ?
- Yêu cầu HS so sánh tử số của PS với tử số của các PS ; ; (5 = 2 + 3)
- Từ đó ta có phép cộng sau: + = = 
- Yêu cầu HS rút ra cách cộng hai PS cùng MS (HS phát biểu, GV kết luận).
- HS nhắc lại và thực hiện phép cộng: + = ?
3.Thực hành: GV tổ chức cho HS làm các BT trong SGK: 
Bài 1: Gọi 2 HS phát biểu cách cộng hai PS cùng MS; sau đó cho HS tự làm vào vở; một HS nói cách làm và kết quả.
a) + = 1;	b) + = 2;	c) + = ;	d) + = .
Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.(GV lưu ý HS nên rút gọn sau khi tính).
Bài 2: Dành cho HS khá giỏi. HS tự làm rồi chữa bài.
 + = ;	 + = . Vậy + = + .
Khi chữa bài cho HS phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai PS.
Bài 3: Gọi một HS đọc bài toán, GV hướng dẫn giải.
Giải: Cả hai ô tô chuyển được: + = (số gạo).
Củng cố, dặn dò: GV chấm một số vở.
 GV nhận xét tiết học.
Khoa học
Bóng tối
I. Mục tiêu:
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị chung: Đèn bàn.
- Chuẩn bị theo nhóm 6: đèn pin; tờ giấy to; kéo; bìa, một số thanh tre (gỗ) nhỏ, một số vật ô tô đồ chơi, hộp.
III. Hoạt động dạy và học:
Bài cũ: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi nào mắt nhìn thấy vật?
 GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: 
*Khởi động:
HS quan sát hình 1 trang 92 SGK để TLCH ở trang 92 SGK. Tiếp đó làm thí nghiệm như sau: Chiếu đèn pin. Yêu cầu HS dự đoán trước đứng ở vị trí nào thì có bóng trên tường. Sau đó bật đèn kiểm tra.
* Hoạt động1: Tìm hiểu về bóng tối
Bước 1: GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93 SGK. Tổ chức cho HS dự đoán (làm việc cá nhân), sau đó trình bày các dự đoán của mình và giải thích vì sao lại dự đoán như vậy ?
Bước 2: HS dựa vào hướngdẫn và các câu hỏi trang 93 SGK, làm viêch theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối. (Lưu ý: cần tháo pha đèn khi làm thí nghiệm).
Bước 3: Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp. GV ghi lại kết quả trên bảng.
Dự đoán ban đầu Kết quả
Yêu cầu HS TLCH trang 93 SGK.
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu? Khi nào?
Sau đó cho HS làm thí nghiệm chung cả lớp để trả lời cho các câu hỏi: Làm thế nàođể bóng của vật to hơn ? Điều gì sẽ xẩy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu ? Bóng của vật thay đổi khi nào ?...
* Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình.
Chơi trò chơi : “Xem bóng, đoán vật”.
GV chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì ?
GV xoay vật ở vài tư thế khác nhau để HS trả lời : ở vị trí nào thì nhìn bóng dễ đoán ra vật nhất ?
GV xoay vật trước đèn chiếu, yêu cầu HS dự đoán xem bóng của vật thay đổi thế nào, sau đó bật đèn kiểm tra kết quả.
Củng cố, dặn dò: (2p) GV tổng kết bài.
GV nhận xét tiết học. 
Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I. Mục tiêu:
 Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu; viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích.
II. Đồ dùng Dạy- học: 
 Một tờ phiếu viết lời giải BT1; VBT TV4 Tập 2.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: - Một HS đọc đoạn vă tả lá, thân hay gốc của cái cây em yêu thích (BT2 tiết trước).
 - Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn vă đọc thêm.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 với 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu, Quả cà chua.
- Cả lớp đọc từng đoạn văn, trao đổi với bạn, nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả trong mỗi đoạn.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn.
- Một HS nhìn phiếu nói lại.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, chọn tả một loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích.
- Một vài HS phát biểu.
- HS viết đoạn văn. GV theo dõi nhằm hướng dẫn thêm cho những HS yếu và phát hiện bài viết tốt.
- Sau đó một số HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp. GV chấm điểm những đoạn viết hay. Tuyên dương trước lớp.
Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học; dặn HS về nhà tập viết lại đoạn văn. Dặn HS đọc hai đoạn văn tham khảo: Hoa mai vàng, Trái vải tiến vua, nhận xét cách tả trong mỗi đoạn. 
Toán
 Phép cộng phân số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số.
- Tối thiểu HS làm được BT1a,b,c; BT2a,b. *HS khá giỏi làm hết các BT còn lại.
II. Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: GV gọi HS chữa BT 1, 2 của tiết trước.
 GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
 1.Cộng hai phân số khác mẫu số.
- GV nêu ví dụ như trong SGK và nêu câu hỏi: Để tính số phần băng giấy hai bạn đã lấy ta làm tính gì?
 Ta có thể làm tính cộng: + = ?
- Làm cách nào để có thể cộng được hai phân số này ?
- Yêu cầu HS thảo luận để nhận biết: phải quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số.(Một HS thực hiện trên bảng).
Quy đồng: 	 = = ;	 = = .
Cộng hai phân số cùng mẫu số: + = + = = .
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- Cho vài HS nói lại các bước tiến hành cộng hai phân số khác mẫu số; GV kết luận và nhắc lại cho HS rõ.
 2.Thực hành:
GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: Bài 1d dành cho HS khá giỏi.
 HS tự làm rồi chữa bài, hướng dẫn HS làm bài.
Kết quả: a) ;	b) ;	c) ;	d) .
Bài 2: Bài 2c, d dành cho HS khá giỏi. GV viết bài tập mẫu lên bảng + 
- Yêu cầu HS nêu nhận xét MS của hai phân số (21 = 7 x 3)
- Hướng dẫn để HS chọn MSC là 21.
a) + = + = + = ;	b) + = = + = .
c) + = + = + = .
d) + = + = + =.
- HS tự làm bài vào vở sau đó trình bày kết quả, HS khác nhận xét kết quả.
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi. Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài toán.
HS giải vào vở, gọi một HS lên bảng chữa bài.
Giải: Sau hai giờ ô tô chạy được: + = (quãng đường).
C.Củng cố, dặn dò: GV chấm một số vở. Nhận xét tiết học. 
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số vừa học.
__________________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I.Mục tiêu: 
Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp; nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết; dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp; đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp.
HS khá giỏi nêu ít nhất năm từ theo yêu cầu của BT3, và đặt câu được với mỗi từ.
II.Đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1; Ba tờ giấy khổ to để HS làm BT3, 4.
III.Hoạt động dạy- học:
Bài cũ: GV gọi 2HS đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ ... có dùng dấu gạch ngang của tiết trước. HS thực hiện.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, cùng bạn trao đổi, làm bài vào VBT. 
- HS phát biểu ý kiến. GV mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời một HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ, chốt lại lời giải đúng.
- Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp hơn bên ngoài: Câu 1 và câu 3.
- Hình thức thường thống nhất với nội dung: Câu 2 và câu 4.
- HS nhẩm thuộc các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của BT2.
- Gọi một HS giỏi làm mẫu : nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 4, tìm những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ nói trên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận; GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài tập 3, 4:
- Hai HS đọc các yêu cầu của BT3, 4. GV nhắc HS : như VD mẫu, HS cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp. 
- GV phát giấy khổ to cho HS trao đổi theo tổ. Các em viết các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với mỗi từ đó. Nhóm nào xong, dán bài nhanh lên bảng lớp. Đại diện nhóm đọc kết quả.
Ví dụ: 3) tuyệt vời, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, .
4) Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời.
 Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. HS ghi bài vào VBT.
Củng cố, dặn dò: GV chấm một số vở.
 Nhận xét tiết học. Nhắc HS về học thuộc 4 câu tục ngữ trong BT1; chuẩn bị bài sau: Mang đến lớp ảnh gia đình để làm BT2.
Thứ 6 ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
HS nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết.
II. Đồ dùng Dạy- học: 
Tranh ảnh cây gạo.
III. Hoạt động dạy - học:
Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS đọc đoạn văn tả loài hoa hay một thứ quả mà em thích (tiết trước).
	- Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua. GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu nội dung chính của tiết học
 2. Phần Nhận xét
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài Cây gạo, trao đổi với bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT2, 3. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Phần ghi nhớ: Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 
4. Phần luyện tập: 
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm bài Cây trám đen trao đổi với bạn, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn.
HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của BT2, gợi ý:
+ Trước hết xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
+ GV đọc thêm hai đoạn kết trong SGV cho HS tham khảo.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. GV hướng dẫn HS nhận xét, góp ý. Từng cặp HS trao đổi bài, góp ý cho nhau.
Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà quan sát một cây chuối tiêu ở nơi em ở để chuẩn bị cho tiết sau. 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.
- Tối thiểu HS làm được BT1;2a,b; 3a,b. *HS khá giỏi làm hết các BT còn lại.
II. Hoạt động dạy- học: 
A.Bài cũ: GV gọi HS lên chữa BT 1 và 3 của tiết trước.
 GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
 1. Củng cố kĩ năng cộng phân số.
GV viết lên bảng: 	Tính : + ; + 
Gọi 2 HS lên bảng nói cách cộng hai PS cùng MS, hai PS khác MS, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở nháp. Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
 2.Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự làm bài, sau đó HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
a) + = ;	b) + = = 3;	 + + = = 1.
Bài 2: Bài 2c dành cho HS khá giỏi.
 GV mời 1- 2 em nêu cách ccộng hai phân số khác mẫu số.
HS nêu, GV hướng dẫn HS làm vào vở BT.
a) + = ;	b) + = ;	c) + = .
Nhận xét, chữa bài.(yêu cầu HS nhận xét cách làm và kết quả trên bảng; GV kết luận, HS chữa bài vào vở.
Bài 3: Bài 3c dành cho HS khá giỏi. Rút gọn rồi tính.
a) + ; = = nên + = + = .
b) + = + = ;	c) + = + = .
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi. Yêu cầu HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
GV hướng dẫn HS làm bài, sau đó HS tự giải vào vở.
Giải 
Số đội viên tham gia hai hoạt động trên là:
 + = (số đội viên)
Đáp số: số đội viên.
C.Củng cố, dặn dò: GV chấm một số vở.
 	GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà xem lại các bài tập vừa làm.
Đạo đức
 Giữ gìn các công trình công cộng (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
*GDKNS: - Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II. Hoạt động dạy và học:
A.Bài cũ: Hai HS nhắc lại nội dung ghi nhớ bài Lịch sự với mọi người.
 HS nhận xét, GV kết luận.
 B.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (tình huống trang 34, SGK)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong tình huống đã cho.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Nhà văn hoá là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của.
Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1, SGK)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày; Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh: Tranh 1, 4: Đúng; Tranh 2, 3: Sai.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK)
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- GV kết luận về từng tình huống.
 Kết luận chung: GV mời 2 HS đọc to phần Ghi nhớ trong SGK.
C.Củng cố, dặn dò: 
* Hoạt động tiếp nối: Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu BT4) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình đó.
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân 
Đồng Bằng nam Bộ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB:
+ Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước.
+ Những ngành công nghiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
*HS khá giỏi: Giải thích vì sao ĐB NB là nơi có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất đất nước: Do có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, được đầu tư phát triển.
THMT: Cho HS thấy được sự ô nhiễm không khí, nước do nền công nghiệp gây ra. 
II. Đồ dùng dạy học 
	- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
	- Tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
III. Hoạt động dạy học
A.Bài cũ: Hai HS trả lời 2 câu hỏi sau:
- Em hãy nêu những thận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?
- Nêu những ví dụ cho thấy đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất nước ta.
B.Bài mới: 
3. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta: 
* HĐ 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, bản đồ công nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý:	
+ Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có CN phát triển mạnh?
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
- Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ?
Bước 2: HS trao đổi kết quả trước lớp. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Qua đó GV liên hệ đến sự ô nhiễm không khí, nước do nền công nghiệp gây ra.
4. Chợ nổi trên sông:
* HĐ 4: HS làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân, chuẩn bị cho
cuộc thi KC về chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau:
- Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
- Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.
Bước 2: GV tổ chức cho HS thi KC (mô tả) về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ.
C.Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
HS đọc nội dung được tóm tắt ở cuối bài.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy 
mặt mạnh và khắc phục mặt tồn tại.
- Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
II.Hoạt động dạy- học:
1. Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 23.
+ Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
 - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - GV nhận xét.
+ Tuyên dương những học sinh học có tiến bộ: Phương, Đức Hiếu. Nhắc nhở những HS chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người HS cần cố gắng hơn..
2. Kế hoạch tuần 24.
- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp và nội quy của người học sinh..
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
- GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp.
______________________________________
Buổi chiều
Thể dục
 Bật xa - Trò chơi “Con sâu đo”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chỗ (tư thế chuẩn bị, động tác tạo đà, động tác bật nhảy).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Con sâu đo”.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ phục vụ tập bật xa, kẻ sẵn vạch chuẩn bị và xuất phát cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu: 6- 10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu của giờ học.
- Tập bài TD phát triển chung: 1 lần.(2 x 8 nhịp)
- Trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
Phần cơ bản: 18- 22 phút.
Bài tập RLTTCB:
- Học kĩ thuật bật xa.
+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà, cách bật xa, rồi cho HS bật thử và tập chính thức.
+ Trước khi tập cho HS khởi động kĩ các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng, yêu cầu HS khi tiếp đất cần làm động tác chùng chân.
+ GV hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý bảo đảm an toàn.
Trò chơi vận động.
- Làm quen trò chơi “ Con sâu đo”.
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi thứ nhất.
- Cho một số nhóm lên làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi. Cho HS chơi thử sau đó chơi thật; theo dõi các trường hợp phạm quy.
- Tổng kết, nhận xét trò chơi.
Phần kết thúc: 4- 6 phút.
- Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
- Dặn HS về nhà ôn động tác bật xa.
Chính tả
Nhớ- viết: Chợ Tết
I. Mục tiêu:
Nhớ và viết lai chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu trong bài Chợ Tết.
Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x hoặc ưc/ưt) điền vào các ô trống.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bốn tờ phiếu viết nội dung BT1.
III. Hoạt động dạy và học:
Bài cũ: (5p) Gọi 1 HS đọc cho 2 bạn viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những từ có vần ut hoặc uc. GV nhận xét chung cho cả lớp.
Bài mới: (28p) 1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gọi 1 HS đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết trong bài Chợ Tết.
- Cả lớp nhìn SGK, đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng thơ. GV nhắc HS chú ý cách trình bày thể thơ 8 chữ, những chữ đầu dòng thơ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả (lon xon, lom khom, yếm thắm, ngộ nghĩnh...).
- HS gấp SGK, nhớ lại 11 dòng thơ, tự viết bài. Viết xong, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(VBT)
 Bài 2: HS nêu yêu cầu BT.	
- GV dán tờ phiếu đã viết sẵn truyện vui Một ngày và một năm, chỉ các ô trống, giải thích yêu cầu của BT.
- HS đọc thầm truyện vui, làm bài vào VBT.
- GV dán 4 tờ phiếu lên bảng, mời các nhóm HS lên bảng làm bài (mỗi nhóm 6 em) thi tiếp sức. Đại diện nhóm đọc kết quả; nói về tính khôi hài của truyện. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS hay viết sai chính tả về nhà viết lại cho đúng và đẹp. 
Luyện tiếng việt
Luyện đoạn văn

File đính kèm:

  • docGA TUAN 23.doc
Giáo án liên quan