Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 21 - Tiết 1: Tập đọc: Trí dũng song toàn

HS tự lập CTHĐ vào vở BTTV.

- GV nhắc HS chỉ ghi ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.

- HS đọc bài của mình . GV và cả lớp theo dõi , bổ sung.

- Bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất.

Ví dụ : Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi bị bão lụt

 

doc29 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 21 - Tiết 1: Tập đọc: Trí dũng song toàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS.
HĐ 4: Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học./.
______________________________
Buổi 2
Tiết 1
Địa lý
các nước láng giềng của việt nam
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Nhận biết được :
+ Cam- pu- chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
+ Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống.
II. đồ dùng dạy - học
- Bản đồ các nước Châu á.
- Bản đồ tự nhiên Châu á.
III. Hoạt động dạy - học
1. Cam- pu- chia
HĐ1:Làm việc theo cặp.
- HS hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, nhận xét Cam- pu- chia thuộc khu vực nào của Châu á, giáp với những nước nào? 
- HS ghi lại các kết quả đã tìm hiểu.
- HS trao đổi với bạn về kết quả của mình.
- GV bổ sung thêm và khẳng định: Cam- pu- chia nằm ở Đông Nam á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản. 
2. Lào.
HĐ2: Làm việc theo cặp:
 HS làm việc tương tự như tìm hiểu về Cam- pu- chia .
3. Trung Quốc.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- HS quan sát hình 5 bài 18 và gợi ý trong SGK. Xác định rút ra nhận xét: Trung Quốc có số dân đông nhất, có diện tích lớn, là nước láng giềng phía bắc nước ta.
- HS trình bày trước lớp.
- GV bổ sung: TQ là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và có số dân đông nhất thế giới.
- GV cho cả lớp quan sát hình 3 và hỏi HS nào biết về Vạn lí Trường Thành của Trung Quốc.
- Gv giới thiệu thêm TQ hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2:
Đạo đức
uỷ ban nhân dân xã , phường em ( tiết 1)
i. mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã và vì sao phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã ( phường).
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
- Tôn trọng UBND xã (phường).
ii. các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1. Tìm hiểu truyện: Đến Uỷ ban nhân dân phường.
 - HS đọc truyện trong SGK.
- Thảo luận:
+ Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
+ UBND phường làm các công việc gì?
+ UBND xã (phường)có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND?
- GV kết luận.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ2. Làm bài tập 1 ở SGK) 
* Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
HĐ3. Làm bài tập 3 SGK
- GV yêu cầu giao nhiệm vụ cho HS .
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trình bày, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- GV kết luận:
 (b), (c) là hành vi, việc làm đúng.
 (a) là hành vi không nên làm.
HĐ4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
_______________________________
Tiết 4
Luyện toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu: Củng cố cách tính diện tích các hình qua cách tính diện tích một số hình trong thực tế.
II.Hoạt động dạy học: 
HĐ 1: HS làm bài tập:
Hoàn thành bài tập 1,2 SGK.
GV theo dỏi HS làm và bổ cứu cho các em.
Chấm một số bài và chữa bài.
 10 m
 6 
 12m
Bài luyện thêm:
Một mảnh đất hình thang vuông có đáy bé là 10 m, chiều cao là 12 m. Người ta mở rộng mảnh đất về phía cạnh bên để có hình chữ nhật ( Hình bên) Biết diện tích phần mở rộng là 60 m2, tính diện tích mảnh đất hình thang vuông đó?
Bài 1: 
Bài 2: Đúng ghi Đ,sai ghi S:
 Cho hình tròn tâm A có bán kính 4 cm và gấp 2 lần của bán kính hình tròn tâm B.
 	a. Chu vi hình tròn tâm A gấp 2 lần chu vi hình tròn tâm B.
b. Diện tích hình tròn tâm A gấp 2 lần diện tích hình tròn tâm B.
c. Diện tích hình tròn tâm A gấp 4 lần diện tích hình tròn tâm B.
HĐ 2: HS chữa bài.
III. Củng cố,dặn dò: Ôn lại công thức tính diện tích các hình đã học.
___________________________________________________________________
Thứ 4 ngày 27 tháng 1 năm 2010
Buổi sáng cô Nguyễn Hoa soạn giảng 
_____________________________
Buổi 2:
Tiết 1
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá; ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện. Hiểu và trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
2. Rèn kĩ năng nghe:
 Lắng nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn.
II. đồ dùng dạy - học
Một số tranh ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá; ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
III. các hoạt động dạy - học
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
- HS hiểu yêu cầu của 3 đề bài.
- HS đọc thầm lần lượt các gợi ý 1-2-3 cho 3 đề ở SGK.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này theo lời dặn của GV.
- Một số HS nêu tên các câu chuyện sẽ kể.
- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn bằng những câu hỏi cho các bạn trả lời về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện đó cho người thân.
______________________________
Tiết 2:
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập về câu ghép
I. Mục tiêu: 
	- HS luyện một số bài tập về câu ghép. Rèn kỹ năng làm bài tập cho các em.
II. Hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
GV cho HS nhắc laị phần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ? Lấy ví dụ cụ thể ?
Luyện làm một số bài tập:
Bài 1: Đặt hai câu ghép có sử dụng quan hệ từ: Rồi, nhưng để nối các vế câu.
Bài 2: Đặt câu ghép có cặp quan hệ từ được sử dụng để nối các vế câu:
- Nhờ ...... mà ........
Hễ ........ thì .......
Mặc dù ..... nhưng ......
Không chỉ ..... mà ......
Bài 3: Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chổ trống trong từng câu dưới đây:
 	- Tôi khuyên nó ..... nó vẫn không nghe.
- Mưa rất to ...... gió rất lớn.
- Cậu ở lại ....... hay tớ ở lại.
- Nam học lớp 5 .... chị Hoa học lớp 10.
Bài 4: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chổ trống trong từng câu dưới đây:
..... đạt dạnh hiệu học sinh giỏi ...... bố mẹ tôi thưởng cho tôi một chiếc đi nghỉ mát.
...... trời mưa ....... lớp ta hoãn đi cám trại.
...... gia đình bạn Lan gặp khó khăn ..... bạn Lan vẫn phấn đấu học giỏi.
....... trẻ con thích xem phim Tây du kí .... người lớn cũng thích.
*) Xác định chủ ngữ , vị ngữ của từng vế câu trên?
 Hoạt động 2: Chấm – chữa bài
 	- GV thu châm 1/2 lớp.
 	- Chữa bài cho các em.
III. Cũng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Dặn về nhà luyện tập đặt câu ghép với các cặp quan hệ từ còn lại./. 
______________________________
Tiết 4:
 Thể dục
 tung và bắt bóng – nhảy dây – bật cao
I. Mục tiêu
- Luyện tập cho HS tung và bắt bóng. Nhảy dây và bật cao 
- Rèn kỹ năng tung và bắt bóng cho các em. 
II. Hoạt động dạy và học
1. Khởi động
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- HS khởi động tại chỗ: xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp hông, .... Chạy nhẹ nhàng tại chỗ.
2. Phần cơ bản
HĐ 1: Luyện tập tung và bắt bóng.
- Cả lớp tập hợp theo hai hàng theo sự hướng dẫn của lớp trưởng.
- GV cho HS luyện tập tung và bắt bóng. Tung và bắt bóng chính xác, điêu luyện. GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- Luyện tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
HĐ 2: Tổ chức trò chơi tự chọn. 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tự chọn. Có thể là trò chơi “ Bóng chuyền sáu”.
3. Phần kết thúc
- Cả lớp giậm chân tại chỗ. Đứng vỗ tay và hát.
- GV nhận xét dặn dò./.
_____________________________________________________________________
Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2011
Buổi 1:
Tiết 1
Toán (T 104)
hình hộp chữ nhật- hình lập phương
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Hình thành được biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương,vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương:
a. Giới thiệu về hình hộp chữ nhật:
GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả HS quan sát, nhận xét các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
HS đưa ra các nhận xét về hình hộp chữ nhật. GV tổng hợp lại để HS có biểu tượng về hình hộp chữ nhật.
HS chỉ ra các mặt của hình triển khai trên bảng phụ.
HS tự nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.
b. Giới thiệu về hình lập phương:
Tương tự như giới thiệu hình hộp chữ nhật.
HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3
- Bài 1: Hướng dẫn HS viết số thích hợp vào chỗ chấm: số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Bài 2: Viết số mặt còn thiếu vào các mặt tương ứng: 1,2,3,5
- Bài 3: Yêu cầu HS phải viết tiếp vào chổ chấm cho thích hợp:
DQ = AM = CP = BN 
AB = MN = DC = QP
AD = BC = NP = MQ
Diện tích mặt đáy ABCD là: 7 x 4 = 28 ( cm) 
Diện tích mặt bên DCPQ là : 5 x7 = 35 ( cm) 
Diện tích mặt bên AMQD là: 4 x 5 = 20 ( cm) . 
HĐ3: Chấm và chữa bài :
Nhận xét bài làm của HS .
Bài 2, 3, 4 HS chữa trên bảng.
Bài 1 HS đọc kết quả .
HĐ4: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học. - Tuyên dương những em học tốt.
______________________________
Tiết 2
Tập làm văn
lập chương trình hoạt động
I. Mục tiêu:
HS biết lập chương trình cho một hoạt động tập thể.
II. đồ dùng dạy - học
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- HS đọc đề bài .
- Các em có thể lập CTHĐ cho một trong năm hoạt động mà SGK nêu hoặc lập CTHĐ cho một hoạt động khác mà trường dự kiến sẽ tổ chức.
b. HS lập chương trình hoạt động:
- HS tự lập CTHĐ vào vở BTTV.
- GV nhắc HS chỉ ghi ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- HS đọc bài của mình . GV và cả lớp theo dõi , bổ sung.
- Bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất.
Ví dụ : Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi bị bão lụt
1, Mục đích: Giúp đỡ thiếu nhi vùng bị bão lụt, thể hiện tinh thần “ Lá lành đùm lá rách”.
2, Các việc làm cụ thể, phân công nhiệm vụ:
- Họp lớp thống nhất nhận thức: Lớp trưởng.
- Nhận quà: 4 tổ trưởng.
- Đóng gói, chuyển quà nộp cho nhà trường: lớp trưởng, lớp phó.
3, Chương trình cụ thể:
Chiều thứ sáu: họp lớp
- Phát biểu ý kiến, kêu gọi ủng hộ.
- Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.
- Phân công nhiệm vụ.
Sáng thứ hai: nhận quà.
Chiều thứ hai: đóng gói nộp nhà trường.
HĐ3: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các cách viết đoạn mở bài.
________________________________
Tiết 3:
Khoa học
sử dụng năng lượng chất đốt 
I. mục tiêu: 
Sau bài học HS biết:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy - học
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Kể tên một số loại chất đốt:
* Mục tiêu: HS nêu được tên của một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
* Cách tiến hành: 
GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
Hãy kể tên của một số loại chất đốt thường dùng. Trong đó chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí?
HĐ2:Quan sát và thảo luận:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Nhóm 1: Sử dụng các chất đốt rắn.
Kể tên các chất đốt rắn thường dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những việc gì? ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá ra em còn biết loại than nào khác?
Nhóm 2: Sử dụng các chất đốt lỏng:
Kể tên các chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
Nhóm3: Sử dụng các chất đốt khí:
Có những loại khí đốt nào?
Người ta làm thế nào để tạo ra khí đốt sinh học? 
HĐ3: Nhận xét, dặn dò :
- HS nhắc lại nội dung chính của giờ học.
- GV nhận xét giờ học. 
______________________________
Buổi 2:
Tiết 1:
Luyện toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 	- Giúp HS nhớ lại đặc điểm của HHCN-HLP.
- Phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương
II-Đồ dùng: Mô hình HHCN-HLP.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Kiến thức cần nhớ:
- Nêu đặc điểm của HHCN và HLP
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của HHCN và HLP.
HĐ 2: Bài tập:
GV cho HS hoàn thành bài tập 1,2,3 SGK.
Bài làm thêm:
Bài 1:Cho hình hộp chữ nhật có các kích thước như hình vẽ:
 A 6cm B
 C
 M 
 3cm 
 D 
 4cm
 M N
 Q P 
Tính: a.Diện tích mặt đáy MNPQ.
 b.Diện tích mặt bên ABNM.
 c.Diện tích mặt bên BCPN.
Bài 2:Cho hình lập phương có cạnh bằng 4 cm.Tính diện tích 6 mặt của hình lập phương đó ?
HĐ 2: HS chữa bài.
III.Củng cố,dặn dò: Ôn và nhớ các đặc điểm của HHCN và HLP,vận dụng để giải các bài tập có liên quan./.
_____________________________
Tiết 2:
HD tự học (Tv)
Luyện đọc : các bài tập đọc trong tuần
I. mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm các bài tập đọc : Trí dũng song toàn và bài Tiếng rao đêm
2.Hiểu được ý nghĩa của hai câu chuyện 
II. các hoạt động dạy - học
* Dạy bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọcđúng và diễn cảm
a, Luyện đọcbài : Trí dũng song toàn và bài Tiếng rao đêm 
- Một hai HS khá đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn (4 đoạn nhỏ).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS giỏi đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, 
- GV mời 4 HS nối tiếp đọc lại bài văn. 
- GV chọn đoạn văn tiêu biểu hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo trình tự: GV đọc mẫu-HS luyện đọc diễn cảm cùng bạn bên cạnh-HS thi đọc. 
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn này.
________________________________
Tiết 3:
HDTH ( KH )
Ôn tập về năng lượng
I. Mục tiêu: Hệ thống hoá các kiến thức đã học về năng lượng.
- Kể tên một số phương tiên , máy móc, hoạt động của con người,... nguồn năng lượng của các hoạt động đó.
II. Hoạt động dạy học
- GV giới thiệu tiết học. ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện tập các kiến thức đã học về năng lượng. 
GV yêu cầu HS luyện tập trả lời một số câu hỏi theo nhóm với nội dung sau:
? Nêu ví dụ hoặc thí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiết độ, ... nhờ được cung cấp năng lượng ?
? Trình bày tác dụng của mặt trời trong tự nhiên ?
? Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt ?
? Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, máy mọc, ... nguồn năng lượng cho các hoạt động đó ?
? Kể tên một số phương tiện máy móc, hoạt động, ... của con người sử dụng năng lượng mặt trời ?
Hoạt động 2: HS lên trình bày trước lớp.
GV cho HS lần lượt lên trình bày trước lớp các nội dung vừa luyện tập trên.
Cả lớp theo dỏi, nhận xét bổ sung cho mỗi ý bạn trả lời.
GV nhận xét cho điểm tuyên dương nhóm, cá nhân.
IV. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học./.
________________________________
Tiết 4
Thể dục
nhảy dây- bật cao
trò chơi “ trồng nụ, trồng hoa”
I. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
- Tiếp tục làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản. 
- Làm quen trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa" Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : dâynhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1: Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
HĐ2: Phần cơ bản 
a. Ôn tung và bắt bóng :
 Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng điều khiển. GV quan sát sữa sai, giúp đỡ nhắc nhở HS trong quá trình tập.
b. Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau:
Phương pháp tập như trên.
Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
c. Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ:
GV làm mẫucách nhún lấy đà và bật nhảy, sau đó cho HS bật nhảy.
Thực hiện động tác bật nhảy theo nhịp hô: 1 nhún lấy đà, 2 bật nhảy, 3 rơi xuống đất và hoãn xung.
d. Làm quen trò chơi "Trồng nụ, trồng hoa"
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, quy định chơi.
- Cho HS chơi thử 1-2 lần.
- Cho HS chơi chính thức.
HĐ3: Phần kết thúc 
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 28 tháng 1 năm 2011
Buổi 1:
Tiết 1
Toán (T105)
diện tích xung quanh và diện tíchtoàn phần 
của hình hộp chữ nhật
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập liên quan.
II. Hoạt động dạy - học:
HĐ1:Hdẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diên tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS quan sát các mô hình trực quan, chỉ ra các mặt xung quanh.GV giới thiệu như SGK.
- GV nêu bài toán về tính diện tích của các mặt xung quanh. HS nêu hướng giải và giải bài toán. Gv nhận xét và kết luận. 
- HS quan sát hình khai triển nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
- Làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
 HĐ2: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2
- Bài 1: 
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
HS tự làm bài.
- Bài 2: 
HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải toán.
Tính diện tích xung quanh của thùng tôn( S1).
Tính diện tích đáy của thùng tôn( S2 ).
Diện tích tôn dùng để làm thùng tôn.( S1 + S2 )
HĐ3: Chấm và chữa bài 
Lưu ý: Chữa kỹ bài tập 1, 2 bằng cách gọi hai HS làm ở bảng.
Cả lớp theo dõi rồi nhận xét bài làm của HS đó.
HĐ4: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét giờ học.
_______________________________
Tiết 2
Tập làm văn
trả bài văn tả người
I. Mục tiêu:
1. Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
2. Biết tham gia sữa lỗi chung và tự sữa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn. 
II. Hoạt động dạy - học
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ2: Nhận xét kết quả bài làm của HS:
- Nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp.
Nhìn chung bài viết của HS xác định đúng trọng tâm của đề bài, bài viết có bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, biết cách dùng từ và đặt câu.
Tuy nhiên vẫn có một bài xác định chưa đúng trọng tâm của đề bài( Bài Ng Bảo ), một vài bài bố cục chưa rõ ràng, dùng từ chưa hay, còn có một vài lỗi chính tả như: Nhật ,Dũng , Đức ...
- Thông báo điểm số cụ thể.
HĐ3: Hướng dẫn HS chữa bài:
- Hướng dẫn chữa bài chung:
+ Lỗi chính tả: dới thiệu, ước dì, dọng hát, 
+ Dùng từ: hàng mi cong veo, rầm rồ; Mái tóc dài buông thỏng hai vai
+ Đặt câu: Chị mặc một bộ váy làm cho ai cũng có một nét gì đó về chị.
Chính những nụ cười đầy ấn tượng chị đã trở thành một ngôi sao trong lòng tôi đã lâu rồi.
- HS sửa lỗi trong bài.
- Đọc những đoạn

File đính kèm:

  • docGA 5.doc
Giáo án liên quan