Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tập đọc: Người công dân số một
Liên hệ : Em đã thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo chưa? Em đã làm những gì để chứng tỏ mình là 1 HS tôn sư trọng đạo?
2.4. Đọc diễn cảm.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm lên thi đọc
- GV nhận xét, khen những nhóm đọc hay
u bài: Yêu cầu HS đọc thầm bài, trao đổi theo cặp. Trả lời các câu hỏi sau: - Bài văn có những nhân vật nào? Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? - Theo lời bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? - Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ? - Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tìnhvới việc lập làng giữ biển của bố Nhụ? + HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời. + HS trao đổi tìm nội dung của bài. 2.4. Luyện đọc diễn cảm: - 4 HS tiếp nối đọc bài. - GV HD học sinh đọc diễn cảm đoạn 1. GV đọc mẫu đoạn 1. - HS luyện đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND bài. GV nhận xét g TUẦN 23 Tập đọc Phân xử tài tình I. Yêu cầu cần đạt : - Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Gọi 2 HS: Đọc thuộc lòng bài thơ : Cao Bằng và trả lời câu hỏi : Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng? Nhắc lại nội dung chính của bài? 2. Dạy bài mới: 2.1.Giới thiệu bài : 2.2. Luyện đọc: - 1 HS khá đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp theo yêu cầu cầu của GV. - GV kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc từ khó, câu khó đọc (khó đọc: vãn cảnh, sẽ rõ) - 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của các từ ngữ được chú giải : quan án; vãn cảnh; biện lễ; sư vãn; đàn; chạy đàn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. Các cặp thi đọc với nhau. 1 em đọc lại toàn bài. GV đọc diễn cảm lại toàn bài 2.3. Tìm hiểu bài : - Gọi 1 HS đọc đoạn 1: Cả lớp trả lời câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? ( HS trả lời : - Về việc mình bị mất cắp vải .Người nọ tố cáo người kia và nhờ quan phân xử ) - GV ghi lên bảng từ : Công đường và hướng dẫn HS giải nghĩa . - GV: Đoạn một chính là phần mở đầu của câu chuyện. Vậy em hãy cho biết ý đoạn 1 là gì ? - Yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm 2: Đọc đoạn 2 và cho biết : Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ? ( HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân) - GV chốt lại: Quan án thông minh, hiểu tâm lý con người nên nghĩ ra một phép thử đặc biệt xé đôi tấm vải...) + Vậy ý của đoạn 2 là gì ? ( HS trả lời : Cách phân xử tài tình, thông minh của vị quan án trong vụ việc mất vải) - Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3 cho biết: kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa ( HS trả lời theo ngôn ngữ kể). - GV ghi từ niệm phật -> giải thích. + Vì sao quan án lại dùng cách trên? Vậy ý đoạn 3 là gì? - Yêu cầu cả lớp đọc lướt toàn bài và cho biết : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? HS trả lời theo suy nghĩ. + Vậy nội dung chính của bài là gì? ( HS trả lời - GV nhận xét đưa ra ý đúng và nội dung chính lên bảng -> 2 HS nhắc lại. 2.4. Đọc diễn cảm. + Câu chuyện có mấy nhân vật?( 3 nhân vật : 2 người đàn bà; quan án) GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, 2 người đàn bà bán vải, quan án) GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai của câu chuyện. 3. Củng cố - dặn dò : GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện. Tuần 24 Tập đọc Luật tục xưa của người Ê- đê (Theo Ngô Đức Thịnh - Chu Thái Sơn) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Đọc với giọng trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết khoảng 5 điều hoặc khoản luật của nước ta. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chú đi tuần” và nêu nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - HS khá đọc bài - GV đọc mẫu: Đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. (2-3 lượt) - GV theo dõi. - HS đọc theo cặp. - 2 HS tiếp nối nhau đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài. - GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. Ghi vào giấy. - Đại diện nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi trước lớp. GV điều khiển đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và tổng kết. Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? Kể những việc người Ê- đê xem là có tội? * GV: Các loại tội trạng được người Ê- đê nêu ra rất rõ ràng, cụ thể, dứt khoát theo từng khoản mục. Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng? * GV: Ngay từ ngày xưa dân tộc Ê- đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê- đê đã dùng các luật tục để giữ cho buôn làng được bình yên. - Sau khi HS trình bày GV mở bảng phụ viết sẵn tên khoảng 5 điều luật của nước ta. 1 HS nhìn bảng đọc lại. HS trao đổi tìm ND của bài. c. Đọc diễn cảm: - 3 HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND bài học. Tuần 25 Tập đọc Phong cảnh đền Hùng ( Đoàn Minh Tuấn) I. Yêu cầu cần đạt: 1. Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. 2. Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ; bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: HS đọc bài “ Hộp thư mật” và nêu ND của bài. 2. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: 2.2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - 1 HS đọc toàn bài.Cả lớp đọc thầm. HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài( 2 lượt), kết hợp đọc các từ ngữ khó trong bài (HS tự nêu các từ khó). - HS đọc phần chú giải. - HS đọc bài theo cặp. 1HS đọc lại cả bài. GVđọc mẫu toàn bài. b.Tìm hiểu bài:* YC HS đọc lướt bài, trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi ở SGK. - Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào? Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. - Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? - Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. - Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.” * HS trả lời từng câu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời. * YC HS trao đổi tìm nội dung của bài. c. Luyện đọc diễn cảm: - 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài. - GV HD đọc diễn cảm và đọc mẫu đoạn 2. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ND bài. GV nhận xét giờ học. Tuần 26 Tập đọc Nghĩa thầy trò ( Hà Ân) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Gọi lần lượt 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời về nội dung bài - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Dạy bài mới. 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Luyện đọc. - 1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn( 2 lượt). GV hướng dẫn HS đọc từ khó, câu có từ khó. - 3 HS đọc nối tiếp lần 2. HS đọc thầm chú giải + Giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài.GV đọc mẫu toàn bài. 2.3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm và thảo luận theo nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi ở SGK. + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì? + Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình hồi học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? - HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét. GV kết luận ý đúng và giảng thêm về tình cảm của Thầy giáo Chu đối với Thầy giáo cũ của mình. + Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? a.Tiên học lễ, hậu học văn. b. Uống nước nhớ nguồn. c. Tôn sư trọng đạo. d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Em hiểu nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào? Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ nào có nội dung như vậy? Qua phần tìm hiểu bài em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì? Cho nhiều HS trả lời .GV ghi nội dung chính của bài lên bảng. Liên hệ : Em đã thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo chưa? Em đã làm những gì để chứng tỏ mình là 1 HS tôn sư trọng đạo? 2.4. Đọc diễn cảm. - GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2 - Đại diện các nhóm lên thi đọc - GV nhận xét, khen những nhóm đọc hay. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. Tuần 27 Tập đọc Tranh làng Hồ I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào . - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn các nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) II. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra: - Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. ? Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? Bài văn nói lên điều gì ? - GVnhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : 2.1. Giới thiệu bài. 2.2. Luyện đọc: - HS đọc toàn bài văn - Hướng dẫn HS đọc nối tiếp - GVchia đoạn cho HS đọc nối tiếp - GV viết từ khó lên bảng, cho học sinh đọc từ khó. - Cho HS đọc chú giải - giải nghĩa từ. - HS đọc theo nhóm 4. - GV đọc mẫu bài. 2.3. Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm bài để trả lời câu hỏi Câu 1: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam? - HS: ( tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.) - GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mếm quê hương nên tranh của họ sóng động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hằng ngày với làng quê Việt Nam. Câu2: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? - HS: (màu than không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, "nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ".) Câu3: Tìm những tìm ngữ ở đoạn 2 và 3 thể hiện đánh giá của tác giả với tranh làng Hồ. - HS: tranh lợn ráy có khoáy âm dương rất có duyên. (- Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng ca múa bên gà mái mẹ - Kĩ thuật tranh đã dạt tới sự trang trí tinh tế - Màu trắng điệp là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ) Câu4: Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? - HS: ( Vì những nghệ sĩ dân gian làng hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi./ vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật "càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi "./ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.) + Dựa vào phần tìm hiểu em hãy nêu nội dung chính của bài. - GV kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam....... 2.4. Đọc diển cảm. - GV hướng dẫn HS đọc ở bảng phụ. - HS luyện đọc - HS thi đọc. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố dặn dò. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và mô tả một bức tranh làng Hồ - Nhận xét tiết học Tuần 28 Tiếng Việt Ôn tập (tiết1) I. Yêu cầu cần đạt: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 4 - 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn. Học sinh khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2) II. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL của 9 tuần đầu kỳ II. - Cành cây để treo phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL. - Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2 III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra: - Gọi HS đọc thuộc bài thơ Đất nước và nêu nội dung của bài thơ? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung, yêu cầu của bài học. 2.2. Các hoạt động cụ thể: a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - GV tổ chức kiểm tra theo hình thức bốc thăm. - Gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm (GV đã chuẩn bị phiếu sẵn) rồi thực hiện theo phiếu. - GV cho điểm. b. Làm bài tập. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 (1 HS đọc thành tiếng) - GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê bài tập 2. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập 2: + Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê. + Tìm ví dụ minh hoạ các kiểu câu. - Cho HS làm bài (3 HS làm vào bảng phụ HS còn lại làm vào vở bài tập) - Cho HS trình bày kết quả (3 HS lên treo bảng phụ) - GV nhận xét và chốt lại các câu mà các em tìm đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa kiểm tra về nhà ôn để tiết sau kiểm tra và chuẩn bị bài ôn tập sau. Tuần 29 Tập đọc Một vụ đắm tàu I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li- vơ - pun, Ma- ri- ô, Giu- li- ét - ta. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ôvà Giu- li- ét - ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu - li - ét - ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm mới: Nam và nữ. - Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc. a) Một HS khá đọc bài. - GV đưa tranh minh hoạ ở SGK lên và giới thiệu về chủ điểm: Nam và nữ. b) HS đọc đoạn nối tiếp. - GV chia đoạn: 5 đoạn" + Đ1: Từ đầu đến "Về quê sống với họ hàng + Đ2: Từ " Đêm xuống"đến “băng cho bạn." + Đ3: Từ " Cơn bão dữ dội " đến "Quang cảnh thật hỗn loạn." + Đ4: Từ "Ma-ri-ô" đến "đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng." + Đ5: Phần còn lại. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ma- ri-ô, Li-vơ-pun, Giu-li-ét-ta. - HS luyện đọc theo HD của GV. c) Luyện đọc trong nhóm - Các nhóm luyện đọc đoạn nối tiếp (2 lần) d) GV đọc diễn cảm bài văn. 3. Tìm hiểu bài Đoạn 1 + 2 - Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm. + Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma- ri-ô và Giu- li- ét - ta. - HS trả lời, HS khác nhận xét và GV chốt lại câu trả lời đúng. GV giảng thêm: Đây là hai bạn nhỏ người I- ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I- ta- li-a. + Giu- li-ét -ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? - HS trả lời, HS khác nhận xét và GV chốt lại câu trả lời đúng. Đoạn 3 + 4. - Cho HS đọc thầm + đọc thành tiếng. + Tại nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? + Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuống muốn nhận đứa bé nhỏ hơn? + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu bạn của Ma- ri- ô nói lên điều gì về cậu? - HS trả lời, HS khác nhận xét và GV chốt lại câu trả lời đúng. Đoạn 5: - Cho HS đọc và trả lời câu hỏi sau: + Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện. - HS tự do phát biểu. 4. Đọc diễn cảm: - 5 HS nối tiếp nhau đọc lại 5 đoạn của bài. - GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - Cả lớp luyện đọc diễn cảm. - GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn 5 lên để luyện cho HS. - Một vài HS lên thi đọc. - GV nhận xét và khen những em đọc hay. 5. Củng cố, dặn dò: ? Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Tuần 30 Tập đọc Thuần phục sư tử I. Yêu cầu cần đạt. - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài, biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: HS đọc bài Con gái, trả lời câu hỏi về bài tập đọc. 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc. - Một HS khá giỏi đọc toàn bài. Tìm và đọc từ khó. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 1 em đọc chú giải. - HS đọc theo cặp - một, hai HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm bài văn. b) Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi: + Ha- li - ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? + Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào? + Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc? ( Vì điều kiện mà vị giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử) + Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? (Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng , gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném) + Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử như thế nào? (Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở) + Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang dận dữ "bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi" ? (Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma.) + Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ? c) Đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn - Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn văn. Tìm nội dung của bài đọc. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. Tuần 31 Tập đọc Công việc đầu tiên ( Theo hồi kí của bà Nguyễn Thị Định) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt tình của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - 2 HS đọc nối tiếp bài “Tà áo dài Việt Nam” và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài? - GV nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu về bà Nguyễn Thị Định 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1: Luyện đọc: 1 HS khá đọc toàn bài. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn 1 lượt, HS tìm và đọc từ khó. - Luyện đọc nối nhau từng đoạn (2-3 lượt). 1 HS đọc chú giải ở SGK.GV theo dõi và kết hợp sửa sai cách đọc cho HS. - HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. HĐ2: Tìm hiểu bài: * GV nêu câu hỏi, HS đọc thầm từng đoạn, trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi sau: - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? - Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? - Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn? - Vì sao út muốn được thoát li? * HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời. * HS trao đổi tìm ND của bài. HĐ3: Đọc diễn cảm: - 3 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 1. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - Các nhóm thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài đọc. - GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau. Tuần 32 Tập đọc út Vịnh I. Yêu cầu cần đạt: - Biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả bài văn. - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ gìn giữ an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc SGK III. Các Hoạt động: A. Kiểm tra: - GV gọi 1 HS đọc bài “ Bầm ơi” và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài thơ “ Bầm ơi”. - GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm cuối cùng
File đính kèm:
- GIAO AN(6).doc