Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tiết 21 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ

Hoạt động 1:KTBài cũ: ôn tập con người và sức khỏe

- Nêu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.

- Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông đường bộ ?

2. Hoạt động 2. Làm việc với sgk

* Mục tiêu : Nắm được giai đoạn tuổi dậy thì.

- Quan sát sơ đồ và thực hiện 3 bài tập sgk/ 42.

 

doc22 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tiết 21 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực tế.
 - Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3 
 II. Phương tiện dạy học:
Học sinh:SGK, bảng con, 
Giáo viên:bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :Luyện tập
- GV mời 2 HS lên làm bài2,3/52
-Chấm vở BTVNM của một số học sinh
- Nhận xét. 
2. Hoạt động 2: Hình thành phép trừ hai số thập phân 
- GV nêu ví dụ 1: 4,29 – 1,84 và yêu cầu HS tự nêu phép tính.
+ GV tiếp tục yêu cầu HS thực hiện vào nháp (tự tìm cách thực hiện phép trừ số thập phân).
+ Mời HS trình bày bảng lớp, nhận xét.
+ HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- GV nêu ví dụ 2 :45,8 – 19,26 và cách tiến hành như ví dụ 1.
3. Hoạt động 3: Thực hành
 Bài 1,2: Biết trừ hai số thập phân
HS làm cá nhân, 1 HS nêu kết quả, nhận xét.
a/ 42,7; b/ 37,46
a/ 41,7; 4,44
 Bài 3: vận dụng trừ hai số thập phân giải bài toán có nội dung thực tế.
HS làm cá nhân, 1 HS lên thực hiện ở bảng lớp, nhận xét.
 Khối lượng đường còn lại ; 28,75 – 10,5 – 8 = 10,25 (kg)
 Đáp số : 10,25 kg
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- Cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập.
IV. Bổ sung:
	..
..
..	
Tiết 11	 Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. Mục tiêu: 
Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
II. Phương tiện dạy học:
Học sinh:SGK, 
Giáo viên:bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác.
- Nhận xét và ghi điểm. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
* GV kể 2 lần: 
- GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ 4 tranh minh họa.
* Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Kể lại từng đoạn câu chuyện.
+ HS kể theo cặp.
+ Các em trình bày, nhận xét.
* Đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phóng đoán.
- GV đặt câu hỏi để HS phóng đoán phần kết thúc.
- HS kể theo cặp.
- HS trình bày.
- GV kể.
* Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời 1, 2 HS kể.
- GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV giáo dục cho HS ý thức bảo vệ các loài thú.
BVMT : Nai là động vật mà chúng ta cần bảo vệ 
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tiếp tục tập kể lại câu chuyện, xem bài mới.
IV. Bổ sung:
	..
..
..
	 Kĩ thuật Tiết 11
 RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
	Sgk/ ,tgdk:35’
I.Mục tiêu:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
II.Phương tiện dạy học:
Giáo viên:tranh ảnh minh hoạ
Học sinh: SGK
III.Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động 1:KTBC:Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
--Nêu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.?
-Trình bày cách thu dọn sau bữa ăn?
-HS trả lời -nhận xét bài cũ
2.Hoạt động 2:Tìm hiều mục đích ,tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
-Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng?(soang, chảo)
-Yêucầu HS đọc nội dung mục 1 sgk+trả lời câu hỏi:
 +Nếu như dụng cụ nấu ,bát ,đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
 +Vậy việc rửa dụng cụ nấu, bát ,đũa sau bữa ăn có tác dụng gì?
*GV kết luận +liân hệ giáo dục HS.
3.Hoạt động 3:Tìm hiểu cách rữa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống :
-Yêu cầu HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình mình?
-Yêu cầu HS QS tranh +đọc mục 2 sgk+trả lời câu hỏi:
 +Hãy so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK ?
 +Theo em ,những dụng cụ dính mỡ ,có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau?
-Yêu cầu HS nêu các bước rửa dụng cụ nấu và rửa bát ,đũa?
*GV kết luận +Hưóng dẫn HS một vài thao tác khi rửa .
-GD HS về nhà biết giúp đỡ gia đình rửa bát ..
4.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập 
-Yêu cầu HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu và rửa bát ,đũa?
-Nêu cách rử bát ,đũa và dụng cụ nấu ăn? 
5.Hoạt động 5:Củng cố -dặn dò:
 Hoạt động riêng cuối tiết
Hoạt động 1: 
1.1. Gv nêu tác hại của việc vệ sinh dụng cụ nấu ăn và ăn uống không sạch.
1.2. Cho HS xem ảnh
Hoạt động 2: 
2.1. GD HS ý thức giữ gìn vệ sinh dụng cụ nấu ăn. Ăn sạch, uống sạch. Có ý thức giúp gia đình rửa dụng cụ nấu ăn.
2.2. HS lắng nghe.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài “cắt ,khâu,thêu hoặc nấu ăn tự chọn”
IV.Phần bổ sung: 
..
 Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2014
 Mĩ thuật Tiết:11
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 
 Sgk/35 – Tgdk:35’’
I.Mục tiêu:
- Hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
II. Phương tiện dạy học: 
Giáo viên:Tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
Học sinh: bút chì , màu vẽ
III.Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động 1:KTBC: Vẽ trang trí, trang trí đối xứng qua trục
-Chấm bài HS chưa hoàn thành tiết trước
- Nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động 2: Tìm chọn nội dung đề tài:
- HS Kể những hoạt động ngày nhà giáo Việt Nam
-Tặng hoa cho thầy cô giáo ,
+ Tiết học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Yeu cầu HS nhớ lại các hình ảnh về ngày nhà giáo 
+Cảnh nhộn nhịp, phú phú rực rỡ, các dáng người khác nhau
3.Hoạt động 3: Cách vẽ tranh.
-Giới thệu tranh tham khảo và hướng dẫn cách phát thảo bố cục.
+Vẽ hình ảnh chính trước, (vẽ rõ nội dung)
+Vẽ hình ảnh phụ sau( cho tranh sinh động)
+Vẽ màu tươi sáng
4.Hoạt đông4 Thực hành:
-Vẽ theo cá nhân vào vở.
-giáo viên theo dõi giúp đỡ
5.Hoạt động 5:Củng cố-dặn dò
Hoạt cảnh
Chia 4 tổ ( thảo luận trình bày hoạt cảnh của nhóm về đề tài này)
Nhận xét đánh giá:
Hoàn thành tốt trưng bày bảng
-Dặn HS chuẩn bị :bút chì ,giấy ..để học tiết sau.
IV.Phầnbốsung:
 Tiết 22	 Tập đọc
 ÔN TẬP 	 
I. Mục tiêu:- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa: Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên. ( Trả lời câu hỏi 1,2,3 )
II.Phương tiện dạy học: Tranh sgk/108
III.Tiến trình dạy học:
1.KTBC: Nhận xét thi giữa học kì 1 
2. Bài mới: Mầm non
a. Hoạt động 1:Luyện đọc
-Biết đọc bài thơ ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
luyện đọc nối tiếp câu thơ.kết hợp sữa sai ngắt nhip,phát âm( 2 lượt )
-HS đọc trong nhóm.
-1HS đọc toàn bài.
-Giáo viên đọc mẫu +nêu giọng đọc toàn bài.
b. Hoạt đồng 2:Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm + trả lời câu 1,2,3,4 sgk
-Ý chính bài: 
c.Hoạt động 3: Luyện đọc lại .
-HS đọc nối tiếp 
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ
-HS luyện đọc 
-HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ.
3.Củng cố dặn dò HS nhắc lại ý chính của bài
-Yêu cầu HS đặt tên khác cho bài ?
-Về nhà xem bài .”Mùa thảo quả”
IV. Phần bổ sung: 
.
Tiết 53	 Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Biết:
- Trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
 -Bài 1, bài 2 (a, c), bài 4 (a)
 II. Phương tiện dạy học:
 Giáo viên: SGK, bảng phụ.
 Học sinh:
 III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Trừ hai số thập phân
- GV yêu cầu 2 HS lên làm bài. 1c,2c/54
- Nhận xét và ghi điểm. 
2. Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: Biết trừ hai số thập phân
HS làm cá nhân, 2 HS lên bảng thực hiện, nhận xét.
68,72 -29,91 = 38,81; 52,37 – 8,64 = 43,73; 75,5 – 30,26 = 45,24; 60 – 12,45 = 47,55
HS đổi vở kiểm tra kết quả
 Bài 2: Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
HS làm cá nhân, 2 HS lên bảng thực hiện, nhận xét
a/ x + 4,32 = 8,67 c/ x – 3,64 = 5,86
 x = 8,67 – 4,32 x = 5,86 + 3,64
 x = 4,35 x = 9,5
HS kiểm tra chéo.
 Bài 4:Biết cách trừ một số cho một tổng
- HS làm theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày-Nhận xét
- Các lớp lên trình bày, nhận xét.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập.
IV. Bổ sung:
	..
..
..
Khoa học T 21
ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 
	 Sgk/42. - Tgdk: 35phút
I..Mục tiêu:Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS.
II. Phương tiện dạy học: 
III. Tiến trình dạy học.
1.Hoạt động 1:KTBài cũ: ôn tập con người và sức khỏe 
- Nêu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
- Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông đường bộ ?
2. Hoạt động 2. Làm việc với sgk
* Mục tiêu : Nắm được giai đoạn tuổi dậy thì.
- Quan sát sơ đồ và thực hiện 3 bài tập sgk/ 42.
- 2 chọn câu trả lời đúng.
- Đại diện trình bày, các em khác bổ sung.
* Kết luận: Giai đoạn dậy thì ở con gái 10 -15; nam 13 -17.
 2 (d) ; 3 (c ).
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ ai nhanh ai đúng”.
* Mục tiêu : Ôn tập lại cách phòng tránh bệmh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, cách phòng tránh bệnh HIV/ AIDS.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm .
Nhóm 1 :
- Vẽ cách đề phòng bệng sốt rét.
Nhóm 2 :
- Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Nhóm 3 :
- Cách phòng tránh viêm não.
Nhóm 4 :
- Cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
Các nhóm vẽ xong, dán trên bảng, cả lớp nhận xét. Nhóm nào vẽ xong trước, chính xác, đẹp nhóm đó thắng.
4. Hoạt động 4:Củng cố dặn dò: 
Về nhà thực hiện tốt vệ sinh ăn uống.
IV. bổ sung:
..
Tiết 11	 Lịch sử
ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858-1945)
I. Mục tiêu:
. Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
- Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
- Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
- Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
- Ngày 03/02/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Ngày 19/8/1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ngày 02/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
II. Phương tiện dạy học:
Học sinh:SGK, 
Giáo viên:phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ:Bác Hồ đọc bảng tuyên ngôn đọc lập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời về nội dung bài 10.
- Nhận xét. 
2. Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: hỏi (ngược lại).
+ Nhóm 2: trả lời (ngược lại).
- Yêu cầu các nhóm đặt câu hỏi và trả lời theo hai nội dung thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính.
-HS thực hiện.
- Hỗ trợ nhóm trưởng giúp đỡ.
- GV nhận xét.
- Thảo luận cả lớp về ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng 8.
3. Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS thực hành vào phiếu học tập.
- GV sửa sai, nhận xét.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò về nhà xem lại các bài đã học, chuẩn bị bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
IV. Bổ sung:
	..
..
..
Thứ năm ngày 30 tháng 10 năm 2014
 Thể dục	 Tiết 22	 
 ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, VẶN MÌNH,
 TOÀN THÂN- TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”
 SgV/79 – Tgdk:35’’
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.Địa điểm phương tiện sân tập:
-Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện
-Phương tiện: kẻ sân chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL - VĐ
Phương pháp
1.. I. Phần mở đầu
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
-Chạy chậm theo địa hình tự nhiên
-Trò chơi: nhóm 3 nhóm 7
2. II. Phần cơ bản:
-Trò chơi: Chạy nhanh theo số : Sử dụng phương pháp thi đua giữa các tổ ,tổ nào thua sẽ bị phạt vui theo hình thức của tổ thắng đề ra.
+Chơi nhiệt tình
-Ôn 5 động tác thể dục đã học: GV nhấn mạnh điểm cần lưu ý về kỹ thuật và ý thức tố chức kỷ luật , sau đó mớI triển khai về vị trí tập luyện. Cho cả lớp ôn tập chung
- Trong quá trình HS tập luyện , GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa sai động tác 
-Thi đua giữa các tổ, ôn 5 động tác thể dục đã học.
3.. III.Phần kết thúc.
-Trò chơi hồi tĩnh
-Hệ thống lại bài
-Đánh giá kết quả bài học
-Về nhà ôn lại 5 động tác
6-10’’
1-2’’
1’’
18-22’’
6-7’’
10-12’’
1-2 lần
4-5 lần
4-6’’
4 hàng dọc
Vòng tròn
Giáo viên điều khiển.
-Thi đua giữa các tổ
-Giáo viên điều khiển sau đó chi tổ tập.
4 hàng ngang
Giải tán
HS chú ý theo dõi, GV yêu cầu HS tập hợp thành bốn hàng ngang.
IV.Phầnbổsung:..
..
Tiết 21	 Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
. - Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II.Phương tiện dạy học:
Giáo viên:Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
Học sinh:
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Nhận xét về kết quả làm bài của HS
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Một số học sinh viết bài tốt đọc lên cho các bạn cùng tham khảo.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viét sẵn trên bảng
- Mời HS lên chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài “Luyện tập làm đơn”.
IV. Bổ sung:
	..
..
..
Tiết 54	 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG( SGK/55, tg:40 phút)
I.Mục tiêu:
 Biết:
- Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 -Bài 1, bài 2, bài 3
II. Phương tiện dạy học:
Học sinh:SGK, 
Giáo viên:bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :Luyện tập
- GV yêu cầu 2 HS làm bài2,3/54
-GV chấm vở BTVN của một số học sinh
- Nhận xét. 
2. Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: Biết cộng, trừ số thập phân
HS làm cá nhân, 3 HS lên bảng thực hiện, nhận xét.
a/ 605,26 + 217,3 = 822,56
b/ 800,56 – 384,48 = 416,08
c/ 16,39 + 5,25 – 10,3 = 21,64 – 10,3 = 11,34
HS đổi vở kiểm tra kết quả
 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
HS làm cá nhân, 2 HS lên bảng thực hiện, HS kiểm tra chéo.
 a/ X – 5,2 = 1,9 + 3,8 b/ X + 2,7 = 8,7 + 4,9
 X -- 5,2 = 5,7 X + 2,7 = 13,6
 X = 5,7 + 5,2 X = 13,6 – 2,7
 X = 10,9 X = 10,9
GV và học sinh nhận xét
 Bài 3: Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS làm cá nhân (đ/v học sinh trung bình –yếu làm theo cặp), 
2 HS lên bảng thực hiện, nhận xét.
a/ 12,45 + 6 ,98 + 7,55 = ( 12,45 + 7,55) + 6,98 = 20 + 6,98 = 26,98
b/ 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 – ( 28,73 + 11,27 ) = 42,37 – 40 = 2,37
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Học sinh làm bảng con: 42 + 29,16
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập 4,5 /55
IV. Bổ sung:
	..
..
..
Tiết 22 	 Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu: 
Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (ND Ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
 HS khá, giỏi đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II. Phương tiện dạy học:
Học sinh:SGK, vở bài tập, bảng con,
Giáo viên: bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động 1:KTBC: Đại từ xưng hô
-Đối thoại dùng đại từ xưng hô
- Nhận xét bài cũ
2. Hoạt động 2:Nhận xét
Bài 1:Nêu tác dụng của từ in đậm trong các câu sau:
-HS thảo luận nhóm –các nhóm báo cáo -nhận xét. 
Và nối say ngây và ấm nóng; của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi ;như nối không đơm đặc với hoa đào; nhưng nối 2 câu trong đoạn văn.
*GV kết luận :Từ dùng để nối các từ trong câu hoặc các câu với nhau giúp người đọc nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu, giữa các ý trong câu gọi là quan hệ từ.
Bài 2: Cặp từ biểu hiện quan hệ từ:
-Yêu cầu HS gạch chân những quan hệ từ
Các cặp QHT biểu thị quan hệ như thế nào ?(thảo luận nhóm đôi)
Nếu - thì: Quan hệ điều kiện kết quả, giả thiết kết quả.
Tuy - nhưng : tương phản
*GV kết luận –
HS đọc phần ghi nhớ trang 109
3. Hoạt động 3:Luyện tập
*Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu 
Bài 1: Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu tác dụng của chúng:
- Cho HS tìm quan hệ từ và gạch dưới những qua hệ từ đó.HS phát biểu ý kiến, GV ghi nhanh các ý kiến đúng vào bảng lớp
Câu	 Tác dụng cuả quan hệ từ
a.Chim, mây, Nước và Hoa đều cho rằng - và nối Chim , Mây, Nước với Hoa
Tiếng hót kì diệu của hoạ mi đã làm cho tất -của nối tiếng hót kì diệu vờI Hoạ Mi.
cả bừng tỉnh giấc.	 - rằng nối cho với bộ phận đứng sau.
b.Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi - và nối to với nặng.
xuống như ai ném đá, nghe rao rào. -như nốI rơi xuống với ai ném đá.
c.Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với - với nối bé Thu với ông nội.
 ông nội , nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài -về nốI giảng với từng loài cây.
cây.
Bài 2: Tương tự như bài 1: Vì - nên( Nguyên nhân- kết quả); tuy – nhưng ( tương phản)
* Giáo dục môi trường: Chúng ta tích cực trồng cây là chúng ta đã góp phần làm cho môi trường sạch đẹp , cảnh quang thiên nhiên thêm phong phú
 Bài 3: Học sinh đặt:HSlàm cá nhân.
4. Hoạt động 4:Củng cố -dặn dò: Nhận xét tiết học . HS đọc lại mục ghi nhớ 
- Dặn HS Về nhà học bài, xem bài mới “MRVT:Bảo vệ môi trường”
IV.Phầnbổsung:.
.
Tiết 11	 Địa lí
LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
Học sinh khá, giỏi:
- Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
- Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
- Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển.
- Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển- Rừng ngập mặn
II. Phương tiện dạy học:
Học sinh:SGK, 
Giáo viên:phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ:Nông nghiệp
- GV đặt câu hỏi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài 10.
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
2.Hoạt động 2:Lâm nghiệp: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi SGK.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm việc theo cặp, quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi SGK, các nhóm trình bày, nhận xét.
Trồng rừng là góp phần bảo vệ môi trường
3.Hoạt động 3:Ngành thủy sản:
- Nguồn lợi hải sản mà biển mang lại cho con người, khai thác nguồn lợi đó để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển.
- Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng ven biển cần gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển- Rừng ngập mặn
- GV yêu cầu HS kể tên một số loài thủy sản mà em biết.
- HS làm việc theo nhóm lớn: đọc thông tin và trả lời câu 2 trong SGK.
- Hỗ trợ nhóm trưởng giúp đỡ.
- Cách nhóm trình bày, nhận xét và chốt lại nội dung.
Khai thác chú ý bảo vệ môi trường
4. Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò:
- GV đặc 1 số câu hỏi, yêu cầu HS thực hiện vào bảng con.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà 

File đính kèm:

  • docGIAO AN THANH HOA 11 12.doc
Giáo án liên quan