Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Những con sếu bằng giấy (tiếp)

Đọc diễn cảm và HTL bài thơ

- HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ.

- Cho HS thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ

- Cả lớp hát bài hát Bài ca trái đất

3. Củng cố, dặn dò

GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

 

docx20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Những con sếu bằng giấy (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Phải biết giữ gìn, không được phá hoại tài sản của nhà trường.
5. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài: ghi nhớ các từ trái nghĩa vừa học; tập vận dụng từ trái nghĩa trong nói, viết.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt 2 LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng tìm và sử dụng từ trái nghĩa.
- Luyện viết đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Giới thiệu bài
Hướng dẫn Làm bài tập
Bài 1: Điền cho hoàn chỉnh khái niệm về từ trái nghĩa và tác dụng.
Bài 2: Gạch chân từ trái nghĩa
Hướng dẫn HS nếu trong câu có 2 cặp từ trái nghĩa thì dùng 1 gạch và 2 gạch để phân biệt.
Bài 3: Làm miệng.
Yêu cầu HS đọc thuộc các câu thành ngữ
Bài 4; bài 5: Hướng dẫn làm ở nhà
Bài 6: Gợi ý cách viết đoạn:
- chọn nội dung
- chọn từ thích hợp và từ trái nghĩa.
- tìm cách diễn đạt
- HS tự làm 
- HS tự làm; chữa bài
Ngọt bùi- đắng cay; ngày- đêm
Vỡ- lành
 Lành-rách
Đoàn kết- chia rẽ; sống - chết
Chết - sống; đứng- quỳ
Xấu- đẹp
Đi ngược về xuôi/ Đi sớm về khuya ( trưa)
Sáng nắng chiều mưa/.
HS viết bài. Nhận xét, đánh giá
III. Hướng dẫn học ở nhà: làm BT còn lại
---------------------------------------------------------------------------------------------
Toán LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố, rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ (dạng thứ nhất)
- BT cần làm:1,3,4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A, Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS lên bảng làm BTVN 
Lớp nhận xét , chữa .
B, Bài mới :
1: Ôn cách giải dạng toán có liên quan đến tỉ lệ (dạng 1).
- HS nêu 2 cách giải dạng toán này
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số 
2: Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS biết tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn:
Tóm tắt
Bài giải
12 quyển: 24000 đồng
Giá tiền 1 quyển vở là:
30 quyển: .......... đồng?
24000 : 12 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 30 quyển vở là:
2000 x 30 = 60000 (đồng)
Đáp số: 60000 (đồng)
Bài 3: HS tự làm bài 
 Một HS lên bảng làm - Chữa , nhận xét 
 Đáp số : 4 ô tô .
Bài 4 : Tương tự : Đáp số : 180 000 đồng 
C,Dặn dò. 
Về làm bài tập trong SGK.
--------------------------------------------------------------------------------------
Hướng dẫn tự học Toán: LUYỆN TẬP ( Vở thực hành Toán) 
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng giải dạng quan hệ tỉ lệ thuận.
 -Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó bằng 2 cách 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS hoàn thành BT ở Vở TH
Bài 1, 2,: HS tự làm; chữa bài
Bài 1 giải cách 1; bài 2 giải cách 2 
Lưu ý HS cách nêu lời giải 
Bài 1
Mỗi giờ máy phát điện tiêu thụ hết:
 18 :3 = 6 (lít dầu)
20 giờ máy tiêu thụ hết số dầu là:
 20 x 6 = 120 (lít)
Đáp số: 120 lít
Bài 2. Đổi 25 kg = 25000 g
25000g bông gấp 1250g bông số lần là:
 25000 : 1250 = 20 ( lần )
Vậy 25 kg bông dệt được số m vải là:
 20 x 5 = 100 (m)
 Đáp số: 100 m vải
Bài 3: GV hướng dẫn , HS lên bảng làm
+ Lớp chữa, nhận xét
Bài 3. Số ngày để làm được 20 sản phậm này:
 ( 6 : 3 ) x 20 = 40 (ngày)
 Đấp số: 40 ngày
Bài 4. Trắc nghiệm ( tổ chức theo hình thức rung chuông vàng)
III. Hướng dẫn học ở nhà: Làm các BT còn lại ở SGK
Đáp án: a) B. 4 cái khăn len
 b) D. 18 người
--------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
I,Mục tiêu
-Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi hình ảnh, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II,Đồ dùng dạy - học
- Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK.
- Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mĩ (16-3-1968); tên những người Mĩ trong câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy - học
A,Kiểm tra bài cũ 
HS kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà các em biết.
B,Bài mới :
1,Giới thiệu truyện phim
- GV: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai là bộ phim do đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim Châu á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc.
Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mĩ ở thôn Mĩ Lai, nay thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968 và hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo vụ giết chóc man rợ của quân đội Mĩ ra trước công luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát các tấm ảnh. 1 HS đọc trước lớp phần lời ghi dưới mỗi tấm ảnh.
2. Giáo viên kể chuyện (2 - 3 lần) 
- GV kể lần 1, kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mĩ:
16-3-1968
Mai-cơ - cựu chiến binh Mĩ
Tôm-xơn - chỉ huy đội bay
Côn-bơn - xạ thủ súng máy
An-đrê-ốt-ta - cơ trưởng (người lái chính trên máy bay)
Hơ-bớt - anh lính da đen.
Rô-nan - Một người lính bền bỉ sưu tầm tài liệu về vụ thảm sát.
- GV kể lần 2 hoặc lần 3 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ phim trong SGK, HS vừa nghe vừa kể vừa nhìn các hình ảnh minh hoạ. VD:
Đoạn 1: giọng chậm rãi, trầm lắng. Kể xong giới thiệu ảnh 1; Đây là cựu chiến binh Mĩ Mai-cơ. Ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản quyền cầu nguyện cho linh hồn những người Mĩ đã khuất ở Mĩ Lai.
Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của lính Mĩ. Kể xong giới thiệu ảnh 2: Năm 1968, quân đội Mĩ đã huỷ diệt  Mĩ Lai. Đây là tấm ảnh tư liệu ghi lại một cảnh có thực - cảnh một tên lính Mĩ đang châm lửa đốt nhà. Tấm ảnh này do nhà báo Mĩ tên là Rô-nan chụp được trong vụ thảm sát Mĩ Lai. Còn nhiều tấm ảnh khác nữa là bằng chứng về tội ác của lính Mĩ trong vụ thảm sát. Ví dụ: ảnh xác bao người dân (có cả phụ nữ và trẻ em) năm trong vũng máu; lính Mĩ dí súng vào mang tai của một phụ nữ đứng tuổi.
Đoạn 3: Giọng hồi hộp, sau đó giới thiệu ảnh 3, đây là tấm ảnh tư liệu chụp hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm-xơn và đồng đội đậu trên cánh đồng Mĩ Lai, tiếp cứu 10 người dân vô tội.
Đoạn 4: Giới thiệu các ảnh tư liệu 4 và 5
ảnh 4: Hai lính Mĩ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt vì anh đã tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác.
ảnh 5: Nhà báo Rô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mĩ Lai trước công luận, buộc toà án của nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử. Đây là minh hoạ của một tờ tạp chí Mĩ đăng tin phiên toà xử vụ Mĩ Lai ở nước Mĩ.
Đoạn 5: Giới thiệu ảnh 6, 7: Tôm-xơn và Côn-bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát. Hai người xúc động gặp lại những người dẫn đã được họ cứu sống. (GV giải thích: An-đrê-ốt-ta vắng mặt trong cuộc gặp gỡ vì anh đã chết trận sau vụ Mĩ Lai 3 tuần)
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
a) KC theo nhóm: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm (mỗi nhóm kể theo 2 - 3 tấm ảnh, sau đó một em kể toàn chuyện. Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Chuyện giúp bạn hiểu điều gì? Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh? Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì?
4. Củng cố, dặn dò 	
- Một HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân: đọc trước đề bài và các gợi ý của tiết KC tuần sau để tìm được một câu chuyện (ngoài nhà trường) ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh
Thứ tư ngày 01 tháng 10 năm 2014
Tập đọc BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: mọi người hãy sống vì hoà bình,chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
4.GD môi trường: tình đoàn kết của loài người trên TG.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ để ghi những câu thơ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A,Kiểm tra bài cũ
HS đọc lại bài Những con sếu bằng giấyvà trả lời câu hỏi về bài đọc.
B,Bàimới :
1,Giới thiệu bài
Bài thơ Bài ca trái đất của nhà thơ Định Hải đã được phổ nhạc thành một bài hát mà trẻ em Việt Nam nào cũng biết. Qua bài thơ này, nhà thơ Định Hải muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 	
a) Luyện đọc
-1 HS khá giỏi đọc bàI thơ 
- 3HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ.(GV sửa sai lỗi phát âm , ngắt nghỉ ,giọng đọc)
Chú ý hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng nhịp thơ. VD:
Trái đất này/là của chúng mình
Quả bóng xanh/bay giữa trời xanh
Trái đất trẻ/của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen./dù da khác màu
Bom H, bom A/ không phải bạn ta
Tiếng hát vui/ giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran/cho trái đất không già.
-HS luyện đọc theo cặp 3
-3 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bàI .( Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm). 
b) Tìm hiểu bài
+ HS đọc thầm khổ thơ 1 
-Cho biết : hình ảnh trái đất có gì đẹp?
(Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh; có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển)
Khổ thơ 1 nói lên điều gì ?
Ý 1: Hình ảnh bình yên và tươi đẹp của trái đất
+,HS đọc to khổ thơ 2 trả lời :
- Em hiểu hai câu thơ (Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!) nói gì?
(Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như mọi trẻ em trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý, đáng yêu)
Ý 2: Trẻ em trên trái đất có quyềnbình đẳng
+ Đoc thầm khổ thơ 3 
-Cho biết : Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
(Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân. Vì chỉ có hoà bình, tiếng hát, tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất)
Ý 3: Phải giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi
+HS đọc toàn bài - trả lời 
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
(Trái đất là của tất cả trẻ em/Dù khác nhau về màu da nhưng mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng, đều là của quý trên trái đất/Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi)
GV kết luân , nêu ND: Mọi người hãy sống vì hoà bình,chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ. 
- Cho HS thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ
- Cả lớp hát bài hát Bài ca trái đất
3. Củng cố, dặn dò 	 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
--------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
1. Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh ngôi trường.
2. Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Những ghi chép HS đã có, khi quan sát cảnh trường học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A,Kiểm tra bài cũ 
HS trình bày kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị ở nhà.
B,Bài mới :
1,Giới thiệu bài
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
- Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà
- HS lập dàn ý chi tiết. 
- HS trình bày dàn ý. Mời 1 HS làm bài tốt làm lên bảng. Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh.
- VD về dàn ý:
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Giới thiệu bao quát:
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng.
- Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh bao quanh.
Tả từng phần của cảnh trường:
- Sân trường:
+ Sân xi măng rộng: giữa sân là cột cờ; trên sân có một số cây bàng, phượng, xà cừ toả bóng mát.
+ Hoạt động vào giờ chào cờ, giờ chơi
- Lớp học:
+ Ba toà nhà hai tầng xếp thành hình chữ U
+ Các lớp học thoáng mát, có quạt trần, đèn điện, giá sách, giá trưng bày sản phẩm. Tường lớp trang trí tranh, ảnh màu do HS sưu tầm, tự vẽ.
- Phòng truyền thống ở toà nhà chính
- Vườn trường:
+ Cây trong vườn
+ Hoạt động chăm sóc vườn trường
- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhờ sự quan tâm của các thầy, các cô và chính quyền địa phương.
- Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
Bài tập 2
- lưu ý HS: Nên chọn viết 1đoạn ở phần thân bài, vì phần này có nhiều đoạn (xem dàn ý trên)
- Một vài HS nói trước sẽ chọn viết đoạn nào.
- HS viết một đoạn văn ở phần thân bài. GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực, có ý riêng, ý mới
3. Củng cố, dặn dò 	
- GV nhận xét tiết học 
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết bài văn tả cảnh sắp tới.
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt 2
---------------------------------------------------------------------------------
Toán ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
Biết 1 dạng quan hệ tỉ lệ khác( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng giảm đi bấy nhiêu lần)
Biết giải dạng toán này theo 1 trong 2 cách.
BT cần làm:bài 1.
II. Các hoạt động dạy học 
A, Kiển tra bài cũ :
GV gọi 2 HS lên làm BTVN 1,2 VBT.
GV nhận xét , lớp chữa .
B,Bài mới :
1: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ
- GV nêu bài toán trong SGK. HS tự tìm kết quả rồi điền vào bảng (viết ở trên bảng).
- GV cho HS quan sát bảng rồi nhận xét: “số kilôgam gạo ở mỗi bao tăng lên bao nhiêu lần thì số bao gạo giảm đi bấy nhiêu lần”
- Lưu ý: Chỉ nêu nhận xét trên để thấy mối quan hệ giữa hai đại lượng, không đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ nghịch”.
2: Giới thiệu bài toán .
Như bài ở tiết 15, GV hướng dẫn HS thực hiện cách giải bài toán 1 theo các bước:
 +,Tóm tắt bài toán: 2 ngày: 12 người
 4 ngày: ..... người?
 +,Phân tích bài toán để tìm ra cách giải bằng cách“rút về đơn vị”,“Tìm tỉ số”
- Trình bày bài giải (như SGK).
 Cách 1: Muốn đắp xong nền nhà cân số người là : 12x2=24(người )(*)
 Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần:24 : 4 = 6 (người )
 Đáp số : 6 người .
 ( Bước * là bước rút về đơn vị .)
Cách 2: 4 ngày gấp 3 ngày số lần là : 4 : 2 = 2 (lần )(**)
 Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần : 12 : 2 = 6 (người)
 Đáp số : 6người .
 ( Bước ** là bước tìm tỉ số .)
3, Thực hành 
Bài 1: Yêu cầu HS tóm tắt được bài toán rồi tìm ra cách giải bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn:
Tóm tắt
Bài giải
7 ngày: 10 người 
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần:
5 ngày: .........người?
10 x 7 = 70 (người)
(1 tuần)
Muốn làm xong trong 5 ngày cần: 
70 : 5 = 14 (người)
Đáp số: 14 người 
C,Dặn dò. 
Về làm bài tập trong SGK- Nhận xét tiết học .
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2014
Chính tả ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU
1. Nghe -viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có iê, ia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A,Kiểm tra bài cũ:
HS viết vần của các tiếng chúng - tôi - mong - thế -giới - này - mãi - mãi - hoà - bình và mô hình cấu tạo vần ; Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng .
B,Bài mới :
1,G iới thiệu bài :
2-Hướng dẫn HS nghe - viết: 	
a,Tìm hiểu nội dung :
- GV đọc toàn bài chính tả. HS theo dõi SGK.
+, Vì sao Phrăng Đơ Bô -en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
 (Vì ông nhận thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh .)
+, Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là : Anh bộ đội Cụ Hồ ?
(Vì Đơ Bô-en là người Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, ND ta thương yêu gọi anh là bộ đội Cụ Hồ .)
b, Hướng dẫn viết từ khó :
- HS đọc thầm lại, chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài và từ dễ viết sai.
(Phrăng Đơ Bô-en , phi nghĩa , Phan Lăng ,dụ dỗ , chính nghĩa .
c, Viết chính tả :
- GV đọc cho HS chép bài .
- HS đổi chéo bài soát lỗi . 
 d,Soát lỗi , chấm bài :
- GV thu chấm 1 số bài .
-Tuyên dương những bài viết đẹp- chữa 1 số lỗi trong bài viết của HS 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả	 
Bài tập 2
- HS đọc nội dung BT, điền tiếng nghĩa, chiến vào mô hình câú tạo vần
- Hai HS lên bảng làm bài; nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng.
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (GV nói: đó là các nguyên âm đôi)
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
Bài tập 3
-HS đọc yêu cầu BT.
- HS hoạt động cá nhân. Sau đó trình bày (2em), HS khác nhận xét. GV chốt qui tắc ghi dấu thanh:
Quy tắc:
- Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
- Trong tiếng chiến (có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi
4. Củng cố, dặn dò 	
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê để không đánh dấu sai vị 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu LUYỆN TÂP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA.
I. MỤC TIÊU
 -Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu bài tập.
- Biết tìm từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu càu BT4; đặt câu để phân biệt các; học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 - VBT Tiếng Việt 5, tập một ,từ điển học sinh (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A,Kiểm tra bài cũ 
HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT 1, 2 và làm miệng BT3, 4 (phần luyện tập, tiết LTVC trước)
B,Bài mới :
1,Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập	
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu BT1, làm bài vào VBT. 2 - 3 HS lên bảng thi làm bài 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; 1 - 2 HS đọc lại
- Lời giải:
+ Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
+ Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả
+ Nắng chông mưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.
+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho; yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ; kính trọng tuổi già thì mình cũng được thọ như người già.
- HS học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 2
	-HS đọc YC BT
	-HS làm vào VBT- 4 HS làm trên bảng
	- HS khác NX - GV chốt ý đúng :
Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống
Bài tập 3
-HS đọc YC BT
	-HS làm vào VBT- 3 HS làm trên bảng
	- HS khác NX - GV chốt ý đúng :
- Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống: nhỏ, vụng, khuya
- HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 4
-HS đọc YC BT
	-HS làm vào VBT- 4 HS làm trên bảng
	- HS khác NX - GV chốt ý đúng :
GV gợi ý; những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau (cùng là từ đơn hay từ phức, cùng là từ ghép hay từ láy) sẽ tạo ra những cặp đối xứng đẹp hơn.
 VD: cao/thấp; cao kều/lùn tịt; cao cao/ thâm thấp...)
a) Tả hình dáng
b) Tả hành động
d) Tả phẩm chất
- cao/thấp; cao/lùn; cao vống/lùn tịt;
- to/bé; to/nhỏ; to xù/bé tí; to kềnh/bé tẹo
- béo/gầy; mập/ốm; béo múp/gầy tong
- khóc/cười; đứng/ngồi; lên/xuống; vào/ra
- buồn/vui; lạc quan/bi quan; phấn chấn/ỉu xìu
-sướng/khổ: vui sướng/đau khổ; hạnh phúc/bất hạnh..
- khỏe/yếu; khoẻ mạnh/ốm đau; sung sức/mệt mỏi..
- Tốt/xấu; hiền/dữ; lành/ác; ngoan/hư; khiêm tốn/kiêu căng; hèn nhát/dũng cảm; thật thà/dối trá; trung thành/phản bội; cao thượng/hèn hạ; tế nhị/thô lỗ.
Bài tập 5
- GV giải thích: có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ.
- HS đặt câu mình đặt, GV nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- Trường hợp mỗi câu chứa 1 từ trái nghĩa:
+ Chú chó Cún nhà em béo múp. Chú Vàng nhà Hương thì gầy nhom
+ Hoa hớn hở vì được điểm mười. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt.
- Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều căp từ trái nghĩa:
+ Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt
+ Bác xan-trô vừa thấp vừa béo đi bên ngài Đôn Ki-hô-tê vừa cao vừa gầy trông rất buồn cười.
+ Bọn tí nhau đang trêu chọc nhau, đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ.
+ Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
3. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học;

File đính kèm:

  • docxTuan 4.VH.docx
Giáo án liên quan