Bài giảng Lớp 5 - Môn Luyện từ và câu - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài: Từ đồng nghĩa (tiếp)
Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa).
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau đồi kỹ năng dùng từ.
- Yêu thích Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ.
từ: Thiên nhiên” Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Giáo viên Văn Phương Hồng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN Môn: Luyện từ & câu Tiết 15 Tuần 8 Ngày dạy: 04 – 10 – 2011 I. MỤC TIÊU: - Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên” - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. - Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề đời sống, xã hội. - Cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. II. ĐDDH: - Thầy: Bảng phụ ghi bài tập 2 - Đồ dùng đính câu hỏi kiểm tra bài cũ - Hình ảnh tả làn sóng nhẹ, đợt sóng mạnh - Từ điển tiếng Việt. - Trò : Tranh ảnh sưu tầm minh họa cho từ ngữ miêu tả không gian: chiều rộng, chiều dài, chiều cao, chiều sâu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ “thiên nhiên”. Mục tiêu: Hiểu được nghĩa từ “thiên nhiên”, tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, nắm nghĩa các từ ngữ miêu tả thiên nhiên. *Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm - Tổ chức cho học sinh thảo luận - Thảo luận theo nhóm đôi: Nhặt ra những từ ngữ chỉ thiên nhiên từ các từ ngữ sau: nhà máy, xe cộ, cây cối, mưa chim chóc, bầu trời, thuyền bè, núi non, chùa chiền, nhà cửa... Yêu cầu Trình bày kết quả thảo luận. HS khác nhận xét bổ sung - Theo nhóm em, “thiên nhiên” là gì? -“Thiên nhiên là tất cả những sự vật, hiện tượng không do con người tạo ra”. * Hoạt động 2: Xác định từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên. Mục tiêu: Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ * Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm - Gợi ý nhóm đôi + Tìm hiểu nghĩa- trình bày- bổ sung: - Nghĩa của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh”? - Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống. - Câu thành ngữ “Góp gió thành bão” khuyên ta điều gì? - Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn, sức mạnh lớn ® Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh. - Khi nào dùng đến tục ngữ “Qua sông phải lụy đò”? - Muốn được việc phải nhờ vả người có khả năng giải quyết. - Em hiểu gì về tục ngữ “Khoai đất lạ, mạ đất quen”? - Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt. * Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên. Mục tiêu:Biết đặt câu với các từ miêu tả thiên nhiên. * Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm + Quy định thời gian thảo luận (5 phút) + Trình bày (kết hợp tranh ảnh đã tìm được) Nhóm 1: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều rộng. - Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng... Nhóm 2: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều dài (xa). - (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ... - (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài thượt, dài nguêu, dài loằng ngoằng, dài ngoẵng ... Nhóm 3: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều cao. - cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi... Nhóm 4: Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả chiều sâu. - hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ... Nhóm 1: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả tiếng sóng. - ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì cạp, càm cạp, lao xao, thì thầm ... Nhóm2,3: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả làn sóng nhẹ. - lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên ... Nhóm 4: Tìm và đặt câu với những từ ngữ miêu tả đợt sóng mạnh. - cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, khổng lồ, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp ... Nhận xét chung * Củng cố Sau mỗi nội dung nhận xét bổ sung + Tổ chức cho 2 dãy thi tìm những thành ngữ, tục ngữ khác mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội. + Thi theo cá nhân 1 em dãy A ® 1 em dãy B ... + Dãy nào không tìm được trước thì thua cuộc. + Theo dõi, đánh giá kết quả thi đua và giáo dục học sinh bảo vệ thiên nhiên. - Nêu ý kiến bảo vệ thiên nhiên Tổng kết - dặn dò: * Nhận việc học và làm bài ở nhà - Nhận xét tiết học + Tìm thêm từ ngữ về “Thiên nhiên” + Làm vào vở bài tập 3, 4 + Chuẩn bị: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Giáo viên Văn Phương Hồng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA Môn:Luyện từ & câu Tiết 16 Tuần 8 Ngày: 06 – 10 – 2010 I. MỤC TIÊU: - Nắm những điểm khác biệt giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa và mối quan hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - Phân biệt nhanh từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ. - Có ý thức sử dụng từ đúng và hợp nghĩa. II. ĐDDH: - Thầy: Bảng phụ ghi bài tập 2 - Bộ dụng cụ chia nhóm ngẫu nhiên - Trò : Chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra bài cũ (hỏi bạn) III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Mục tiêu: Nhận biết và phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. * Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm - Tiến hành theo quy trình chia nhóm ngẫu nhiên đã hình thành. * Yêu cầu: - Thảo luận (5 phút) Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm với nhau, từ nào là từ nhiều nghĩa? * Nhóm 1 và 4: - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh - Nghĩ cho chín rồi hãy nói - chín 2 và chín 1,3: từ đồng âm - chín 1 và chín 3: từ nhiều nghĩa lúa chín: đã đến lúc ăn được nghĩ chín: nghĩ kĩ, đã có thể nói được. * Nhóm 2 và 5: - Bát chè này nhiều đường nên ăn rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. - đường 1 và đường 2,3: từ đồng âm - đường 2 và đường 3: từ nhiều nghĩa. đường 2: đường dây liên lạc đường 3: con đường để mọi người đi lại. * Nhóm 3 và 6: - Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung. - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều. - vạt 2 và vạt 1,3: từ đồng âm - vạt 1 và vạt 3: từ nhiều nghĩa vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. vạt 2: một mảnh áo - Trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung * Chốt: - Lặp lại nội dung giáo viên vừa chốt. - Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. - Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau. * Hoạt động 3: Mục tiêu: Biết phân biệt nghĩa một số tính từ - Yêu cầu học sinh đọc bài 3/83 - Đọc yêu cầu bài 3/83 - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong 3 phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp. - Đặt câu nối tiếp sau khi suy nghĩ 3 phút. - Lớp nhận xét và tiếp tục đặt câu. Lưu ý: Cách dùng từ phải chính xác * Củng cố - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay một số nghĩa chuyển. - Làm thế nào để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? - TĐÂ: nghĩa khác hoàn toàn - TNN: nghĩa có sự liên hệ - Tổ chức thi đua nhóm bàn - Thảo luận nhóm bàn, ghi từ ra giấy nháp. - Yêu cầu tìm ví dụ về từ nhiều nghĩa. Đặt câu. - Trình bày - Tổng kết kết quả thảo luận - Nhận xét- tuyên dương Tổng kết - dặn dò: * Nhận việc học và làm bài ở nhà: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Giáo viên Văn Phương Hồng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN Môn:Luyện từ & câu Tiết 17 Tuần 9 Ngày dạy: 11 – 10 – 2011 I. MỤC TIÊU: - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm “Thiên nhiên”: biết một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa bầu trời - Hiểu và đặt câu theo thành ngữ cho trước nói về thiên nhiên. - Biết sử dụng từ ngữ gợi tả khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên . - Cung cấp cho HS một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. II. ĐDDH: Thầy: Giấy khổ A 4. Trò: Bài soạn. III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC v Hoạt động 1: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ Mục tiêu: HS biết mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “Thiên nhiên” * Bài 1: - Yêu cầu - Nhận xét chung * Bài 2: • - Gợi ý học sinh chia thành 3 cột. • Chốt lại: + Những từ thể hiện sự so sánh. + Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa. + Những từ ngữ khác . v Hoạt động 2: Hiểu và viết đoạn văn nói về thiên nhiên. Mục tiêu: HS hiểu và viết đoạn văn nói về thiên nhiên. Bài 3: - Yêu cầu • Gợi ý • Theo dõi giúp đỡ Giáo viên nhận xét . • Lưu ý: cách dùng từ đặt câu v Củng cố. Yêu cầu GDTT- LHTT Tổng kết - dặn dò: - Nhận xét tiết học Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân Học sinh đọc bài 1. Cả lớp đọc thầm – Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng. HS khác nhận xét 2, 3 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Học sinh ghi những từ ngữ tả bầu trời – Từ nào thể hiện sự so sánh – Từ nào thề hiện sự nhân hóa. Lần lượt học sinh nêu lên Xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao Được rửa mặt sau cơn mưa/ dịu dàng/ buồn bã/ trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ ghé sát mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc / cao hơn - Nghe Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân - 2 học sinh đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm. - Học sinh dựa vào mẫu chuyện “Bầu trời mùa thu” để viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc ở nơi em ở ( 5 câu) có sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm Học sinh làm bài HS đọc đoạn văn Cả lớp bình chọn đoạn hay nhất + Tìm thêm từ ngữ thuộc chủ điểm. - Nghe * Nhận việc học và làm bài ở nhà: Học sinh làm bài 3 vào vở. Chuẩn bị: “Đại từ”. Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Giáo viên Văn Phương Hồng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài: ĐẠI TỪ Môn:Luyện từ & câu Tiết 18 Tuần 9 Ngày dạy: 13 – 10 – 2011 I. MỤC TIÊU: - Cung cấp khái niệm ban đầu về đại từ. - Học sinh nhận biết được đại từ trong các đoạn thơ, bước đầu biết sử dụng các đại từ thích hợp thay thế cho danh từ (bị) lặp lại nhiều lần trong nột văn bản ngắn. - Có ýù thức sử dụng đại từ hợp lí trong văn bản. II. ĐDDH: Thầy: Viết sẵn bài tập 3 vào giấy A 4. Trò: Bài soạn. III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC v Hoạt động 1: Nhận biết đại từ trong các đoạn thơ. Mục tiêu: HS nhận biết đại từ trong các đoạn thơ. * Bài 1: - Yêu cầu - Theo dõi- giúp đỡ + Từ “nó” trong đề bài thay cho từ nào? + Sự thay thế đó nhằm mục đích gì? Chốt lại. + Những từ in đậm trong 2 đoạn văn trên được dùng để làm gì? + Những từ đó được gọi là gì? * Bài 2: + Từ “vậy” được thay thế cho từ nào trong câu a? + Từ “thế” thay thế cho từ nào trong câu b? • Chốt lại: • Những từ in đậm thay thế cho động từ, tính từ ® không bị lặp lại ® đại từ. + Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. v Hoạt động 2: Luyện tập Mục tiêu: HS nhận biết đại từ trong các đoạn thơ, bước đầu biết sử dụng các đại từ thích hợp * Bài 1: - Yêu cầu - Theo dõi giúp đỡ Chốt lại. Bài 2: Quan sát- gợi ý cách làm · Chốt lại. Bài 3: yêu cầu Danh từ nào lặp lại nhiều lần? Thay thế cho câu nào? Cho HS làm bài - Nhận xét chung v Củng cố. - Yêu cầu Tuyên dương GDTT-LHTT Tổng kết - dặn dò: Nhận xét tiết học. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm. Học sinh nêu ý kiến. Dự kiến: “tớ, cậu” dùng để xưng hô – “tớ” chỉ ngôi thứ nhất là mình – “cậu” là ngôi thứ hai là người đang nói chuyện với mình. Dự kiến:chích bông (danh từ) – “Nó” ngôi thứ ba là người hoặc vật mình nói đến không ở ngay trước mặt. xưng hô thay thế cho danh từ. Không bị lặp lại Đại từ. rất thích thơ. rất quý. Nhận xét chung về cả hai bài tập. Ghi nhớ: 4, 5 học sinh nêu. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài vào vở – Cả lớp theo dõi. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài Học sinh sửa bài – Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc câu chuyện. Danh từ lặp lại nhiều lần “Chuột”. Thay thế vào câu 4, câu 5. Học sinh đọc lại câu chuyện. + Viết đoạn văn có dùng đại từ thay thế cho danh từ. - Xung phong đọc trước lớp - Nhận xét- bình chọn Thi đua tìm các đại từ thay thế Nhận xét khen - Nghe * Nhận việc học và làm bài ở nhà: Học nội dung ghi nhớ. Làm bài 1, 2, 3. Chuẩn bị: “Ôn tập”. Ban Giám Hiệu Tổ trưởng Giáo viên Văn Phương Hồng Tuần : 10 Tiết : 19 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Luyện từ và câu Ngày dạy: 25/10/2011 Bài dạy : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: -Hệ thống hóa vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học từ tuần 1- 9 - Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, gắn với các chủ điểm . - Phân biệt danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa. - Giáo dục học sinh có ý tìm từ thuộc chủ điểm đã học. II. CHUẨN BỊ: + GV: Kẻ sẵn bảng từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. + HS: Kẻ sẵn bảng từ ngữ ở BT1. Bút dạ + 5, 6 phiếu khổ to kẻ sẵn bảng từ ngữ ở BT1, BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Khởi động: vHoạt động 1: Hướng dẫn hệ thống hóa vốn từ ngữ về 3 chủ điểm đã học. Mục tiêu: HS biết từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ * Bài 1: Nêu các chủ điểm đã học? Nội dung thảo luận lập bảng từ ngữ theo các chủ điểm đã học. • Bảng từ ngữ được phân loại theo yêu cầu nào? • Lưu ý: HS hiểu và thuộc câu tục ngữ v Hoạt động 2 : Hướng dẫn củng cố về danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa Mục tiêu: HS phân biệt danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa Bài 2: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ trái nghĩa? Tìm ít nhất 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ đã cho. ® Học sinh nêu ® Giáo viên lập thành bảng. v Củng cố. Thi đua tìm từ đồng nghĩa với từ “bình yên”. Đặt câu với từ tìm được. ® Giáo viên nhận xét + tuyên dương. Tổng kết - dặn dò: Hát • Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh nêu. Hoạt động các nhóm bàn trao đổi, thảo luận để lập bảng từ ngữ theo 3 chủ điểm. Đại diện nhóm nêu. Nhóm khác nhận xét – có ý kiến. HS trả lời 1, 2 học sinh đọc lại bảng từ. Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Hoạt động cá nhân. Học sinh làm bài. Lần lượt học sinh nêu bài làm, các bạn nhận xét (có thể bổ sung vào). Lần lượt học sinh đọc lại bảng từ. Học sinh thi đua. ® Nhận xét lẫn nhau. Hoàn chỉnh bảng bài tập 2 vào vởû. Chuẩn bị: “Ôn tập tiết 6”. Nhận xét tiết học Hoàn chỉnh bảng bài tập 2 vào vởû. BGH Khối Trưởng Người soạn Văn Phương Hồng Tuần : 10 Tiết : 20 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : Luyện từ và câu Ngày dạy: 27/10/2011 Bài dạy : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa). - Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải quyết các bài tập nhằm trau đồi kỹ năng dùng từ. - Yêu thích Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ. II. CHUẨN BỊ: + GV: SGK + SGV + HS: SGK + Từ điển ( Nếu có ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Khởi động: Giới thiệu bài mới: “Ôn tập”. vHoạt động 1: Hướng dẫn tìm nghĩa của từ Mục tiêu: HS biết nghĩa từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa * Bài 1: • Giáo viên chốt lại. + Từ đồng nghĩa. + Từ trái nghĩa. + Từ đồng âm. + Từ nhiều nghĩa. + Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. * Bài 2: _GV dán phiếu • Giáo viên chốt lại. * Bài 3: _GV nhắc HS : mỗi em có thể đặt 2 câu ,mỗi câu chứa 1 từ đồng âm hoặc đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm _ Giáo viên chốt lại: Ôn tập từ đồng âm v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập nhằm trau đồi kỹ năng dùng từ. Bài 4: _ Giáo viên chốt lại: Từ nhiều nghĩa v Củng cố. + Tổ chức thi đua giữa 2 dãy. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Đại từ xưng hô”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động nhóm đôi, lớp. 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1. Học sinh lần lượt lập bảng – Nêu nghĩa của mỗi từ để củng cố kiến thức cần ôn. Mỗi học sinh có một phiếu. Học sinh lần lượt trả lời và điền vào từng cột. Học sinh lần lượt sử dụng từng cột. Cả lớp nhận xét. Cả lớp sửa bài và bổ sung vào những từ đúng. Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Học sinh thi đọc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa Học sinh đọc kết quả làm bài. No ; chết ; bại ; đậu ; đẹp Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc yêu cầu bài 3. Học sinh làm bài. Học sinh nêu kết quả làm bài. Hoạt động nhóm đôi, lớp. Học sinh đọc yêu cầu bài 4. Học sinh làm bài và nêu kết quả Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp. Học sinh động não trong 1’ để tìm từ và yêu cầu bạn của dãy kia tìm từ đồng nghĩa (hoặc trái nghĩa, đồng âm)). BGH Khối Trưởng Người soạn Văn Phương Hồng KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ Môn: LT&C Tiết 21 Tuần 11 Ngày dạy: 1 – 11 – 2011 I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô. - Học sinh nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô trong văn bản ngắn. - Giáo dục học sinh có ý tìm từ đã học. II. ĐDDH: Thầy: Giấy khổ to chép sẵn đoạn văn BT. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn Trò: SGK, vở III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận xét Mục tiêu: HS nắm được khái niệm đại từ xưng hô trong đoạn văn Bài 1: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK Gợi ý
File đính kèm:
- LT&C.doc