Bài giảng Lớp 5 - Môn Đạo đức - Tiết 16: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1)

 Trong khi chờ nước sôi, chị nhanh nhẹn lấy cái rá treo trên tường xuống. Chị lấy bơ đong gạo từ trong thùng vào rá và đi vo gạo. Tay chị vo gạo thật dẻo, thật khéo như tay mẹ vẫn vo gạo hàng ngày. Vừa đun củi vào bếp, chị vừa tranh thủ nhặt rau. Trông chị, em thấy giống như một người nội trợ thực thụ. Em chạy lại nhặt rau giúp chị. Hai chị em vừa nhặt rau vừa trò chuyện vui vẻ.

doc12 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Đạo đức - Tiết 16: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ÁN BUỔI CHIỀU TUẦN 16
Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: MÔN ĐẠO ĐỨC
TCT 16: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH. 
(Tiết 1)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi 
- HS biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
* GDKNS: - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết hê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh trong sgk,
- HS: SGK, thẻ màu, vở, viết, 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Kiểm tra bài củ : ( 5’)
II.Bài mới
1. Giới thiệu bài: ( 1’)
2. Hoạt động 1: 
(15’)
Tìm hiểu tranh tình huống trong sgk tr 25
3. Hoạt động 2:
 - Bài tập 1 sgk
 ( 7’)
4. Hoạt động 3:
 Bày tỏ thái độ 
 BT 2 sgk: (8’)
4.Củng cố, dặn dò: (5’)
Gọi HS lên nêu người phụ nữ mà mình yêu thích.
GV nhận xét, đánh giá
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
GV nêu mục tiêu và cách tiến hành.
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Cho các nhóm xem tranh ở trang 25 sgk và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh
Mời đại diện các nhóm trình bày.
GV theo dõi, nhận xét, và rút ra kết luận.
*Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người giữ cây, người lắp đất, người rào cây
Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh
Cho HS đọc ghi nhớ sgk
GV nêu mục tiêu và cách tiến hành
Cho HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1
Cho HS phát biểu bằng cách giơ thẻ màu 
GV nhận xét và nêu kết luận
*Những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh là ý a,c,d,đ
GV nêu mục tiêu và cách tiến hành
GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT 2 Cho HS giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành và không tán thành 
GV theo dỏi nhận xét rút ra kết luận
*Tán thành ý:a,d
*Không tán thành:b,c 
Cho HS nhắc lại ghi nhớ trong sgk
Hướng dẫn học ở nhà
Nhận xét tiết học
3 HS lần lượt nêu.
HS khác nhận xét
2 em nhắc lại.
Cả lớp nghe
3 nhóm thảo luận.
3 đại diện trình bày
HS khác nhận xét.
HS nghe
Cả lớp thực hiện
HS khác nhận xét.
HS nghe
Cả lớp thực hiện
HS tiếp nối đọc.
Cả lớp nghe.
Rút kinh nghiệm :---------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
Tiết 2: ĐỊA LÍ
GV Chuyên
*******************************************
Tiết 3: Toán ( thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
Hệ thống bài tập.
II. Đồ dùng 
Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5
c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4
Bài tập 2: Tính bằng 2 cách:
a)2,448 : ( 0,6 x 1,7)
b)1,989 : 0,65 : 0,75
Bài tập 3: Tìm x:
a) x x 1,4 = 4,2 
b) 2,8 : x = 2,3 : 57,5
Bài tập 4: 
Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,125 b) 11,4
c) 1,26 d) 11,25
Lời giải:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 1,02
 = 2,4
Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
 = 2,448 : 0,6 : 1,7
 = 4,08 : 1,7
 = 2,4
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 3,06 : 0,75
 = 4,08
Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75
 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75)
 = 1,989 : 0,4875
 = 4,08
Lời giải:
a) x x 1,4 = 4,2 
 x = 4,2 : 1,4
 x = 3
b) 2,8 : x = 2,3 : 57,5
 2,8 : x = 0,04
 x = 2,8 : 0,04
 x = 70
Lời giải:
 Chiều dài mảnh đất đó là:
 161,5 : 9,5 = 17 (m)
 Chu vi của khu đất đó là: 
 (17 + 9,5) x 2 = 53 (m)
 Đáp số: 53 m.
- HS lắng nghe và thực hiện.
***************************************
Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: MÔN KĨ THUẬT
TCT 16: MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA.
A/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Kể được tên và nêu đượcđặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
 - Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình và địa phương.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong sgk, phiếu học tập.
- HS: SGK, vở, viết, 
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiểm tra bài củ:
(5’)
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
2.Hoạt động 1: (9)
Kể tên những giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và ở địa phương.
3. Hoạt động 2: (10’)
Tìm hiểu đặc điểm.
4. Hoạt động 2: (9’)
Đánh giá kết quả học tập
4. Củng cố dặn dò:
Gọi HS lên nêu ích lợi của việc nuôi gà.
GV nhận xét – đánh giá 
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
GV nêu mục tiêu và cách tiến hành.
Cho HS kể tên những giống gà mà mình biết.
Mời HS trình bày.
GV theo dõi, nhận xét,chốt lại nội dung chính và ghi bảng theo 3 nhóm
Gà nội, gà nhập nội, gà lai.
Cho HS nhắc lại.
Cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
GV phát phiếu, cho HS làm bài vào phiếu
Mời đại diện các nhóm trình bày.
GV theo dõi, nhận xét và rút ra kết luận:
( sgk). Cho HS nhắc lại.
Cho HS dựa vào câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS 
Mời HS báo cáo kết quả học tập của mình.
GV nhận xét, đánh giá kết quả từng HS.
Cho HS nêu nội dung bài học.
Hướng dẫn học ở nhà. 
Nhận xét tiết học
 HS lần lượt trả bài
 HS khác nhận xét.
3 HS nhắc lại
Cả lớp nghe
HS lần lượt trình bày
HS khác nhận xét.
3 em nhắc lại
Các nhóm thảo luận
HS làm vào phiếu
3 đại diện trình bày. 
HS khác nhận xét.
Vài em nhắc lại
Cả lớp thực hiện 
HS lần lượt nêu.
HS khác nhận xét.
Vài HS nêu
Cả lớp nghe.
Rút kinh nghiệm :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
********************************************
Tiết 2: Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thành thạo 2 dạng toán về tỉ số phần trăm; tìm số phần trăm của 1 số, tìm 1 số khi biết số phần trăm của nó. Tìm thạo tỉ số phần trăm giữa 2 số.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của 
a) 8 và 60
b) 6,25 và 25
Bài 2: Một người bán hàng đã bán được 450.000 đồng tiền hàng, trong đó lãi chiếm 12,5% tiền vốn. Tính tiền vốn?
Bài 3: Một đội trồng cây, tháng trước trồng được 800 cây, tháng này trồng được 960 cây. Hỏi so với tháng trước thì tháng này đội đó đã vượt mức bao nhiêu phần trăm ?
Bài 4: Tính tỉ số % của a và b điền số vào chỗ ............
a
b
%
...
35
40%
27
......
15%
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) Tỉ số phần trăm của 8 và 60 là:
 8 : 60 = 0,1333 = 13,33 %
b) Tỉ số phần trăm của 6,25 và 25 là:
 6,25 : 25 = 0,25 = 25%
Lời giải:
Coi số tiền bán được là 100%.
 Số tiền lãi là:
 450000 : 100 12,5 = 56250 (đồng)
Số tiền vốn có là:
450000 – 56250 = 393750 (đồng)
 Đáp số: 393750 đồng.
Lời giải:
Tháng này, đội đó đã làm được số % là:
 960 : 800 = 1,2 = 120%
 Coi tháng trước là 100% thì đội đó đã vượt mức số phần trăm là:
 120% - 100% = 20 %
 Đáp số: 20 %.
Lời giải:
a
b
%
14
35
40%
27
180
15%
- HS lắng nghe và thực hiện.
*********************************************
Tiết 3 : Tiếng việt: (Thực hành)
LUYỆN TẬP VĂN TẢ NGƯỜI.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Viết một đoạn văn tả các hoạt động của mẹ (hoặc chị) khi nấu cơm chiều ở gia đình.
*Ví dụ:
 Mẹ em thường đi làm về rất muộn nên chị em đi học về sẽ nấu bữa cơm chiều. Cất cặp sách vào bàn , chị thoăn thoắt đi lấy nồi, đổ nước bắc lên bếp. Trong khi chờ nước sôi, chị nhanh nhẹn lấy cái rá treo trên tường xuống. Chị lấy bơ đong gạo từ trong thùng vào rá và đi vo gạo. Tay chị vo gạo thật dẻo, thật khéo như tay mẹ vẫn vo gạo hàng ngày. Vừa đun củi vào bếp, chị vừa tranh thủ nhặt rau. Trông chị, em thấy giống như một người nội trợ thực thụ. Em chạy lại nhặt rau giúp chị. Hai chị em vừa nhặt rau vừa trò chuyện vui vẻ.
- Cho học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 : Tả hoạt động của một em bé mà em đã quan sát được bằng một đoạn văn.
*Ví dụ:
Gia đình em lúc nào cũng vui vẻ là nhờ có bé Thuỷ Tiên. Năm nay bé hơn một tuổi. Bé rất hiếu động. Bé đi lẫm chẫm trông rất ngộ nghĩnh. Bé giơ hai tay về phía trước như để giữ thăng bằng. Bé mặc bộ váy áo màu hồng trông rất dễ thương. Mỗi khi bé tập chạy, tà váy hồng lại bay bay. Có lúc bé ngã nhưng lại lồm cồm đứng dậy đi tiếp. Em rất thích bé Thuỷ Tiên. 
- Cho học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố dặn dò :
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh viết đoạn văn hay.
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- Học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
*****************************************************
Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
TCT 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỮNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể được buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý trong sgk 
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Bảng phụ viết đề bài. 
-HS: Sgk, vở, viết, những câu chuyện chuẩn bị kể.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I. Kiểm tra bài củ: ( 5’)
I.Bài mới
1.Giới thiệu bài: (1’)
2.Hướng dẫn HS tìm hiểu yc đề bài: ( 9’)
3/Thực hành kể, trao đỗi về ý nghĩa câu chuyện 
( 20’)
4.Củng cố, dặn dò: ( 5’)
Gọi HS lên kể lại câu chuyện những người góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét, cho điểm
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
Cho HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý.
GV gợi ý giúp HS nắm vững yc BT.
Cho HS giới thiệu câu chuyện mình kể 
Cho HS đọc thầm lại các gợi ý và lập dàn ý vào vở.
Cho HS kể theo nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
Cho HS thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV theo dõi, nhận xét, cho điểm những HS có câu chuyện hay,kể hấp dẫn nhất.
Mời HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
Hướng dẫn học ở nhà.
Nhận xét tiết học
3 HS lần lượt kể
Vài HS nêu ý nghĩa
HS khác nhận xét.
2 em nhắc lại.
Vài HS đọc, lớp theo dõi.
Cả lớp nghe.
HS tiếp nối nêu.
Cả lớp thực hiện 
Từng cặp thực hiện
3 HS tham gia
HS khác nhận xét.
Vài HS nêu
Cả lớp nghe.
Rút kinh nghiệm :----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán ( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh thạo cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Giải được bài toán về tỉ số phần trăm dạng tìm số phần trăm của 1 số 
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
*Ôn cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b.
- Cho cả lớp thực hiện 1 bài vào nháp, 1 HS lên bảng làm: 0,826 và 23,6
- GV sửa lời giải, cách trình bày cho HS
Bài tập 1: Tìm tỉ số phần trăm của:
a) 0,8 và 1,25;
b)12,8 và 64 
Bài tập 2: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 40% là HS giỏi. Hỏi lớp có ? HS khá
- GV hướng dẫn HS tóm tắt :
40 HS: 	100%
HS giỏi: 	40 %
HS khá: ? em
- Hướng dẫn HS làm 2 cách
Bài tập 3:
Tháng trước đội A trồng được 1400 cây tháng này vượt mức 12% so với tháng trước. Hỏi tháng này đội A trồng ? cây 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
- HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm giữa 2 số a và b
+ 0,826 : 23,6 = 3,5 = 350%
Lời giải:
a) 0,8 : 1,25 = 0,64 = 64 %
b) 12,8 : 64 = 0,2 = 20 %
Lời giải:
Cách 1: 40% = .
Số HS giỏi của lớp là:
 40 x = (16 em)
Số HS khá của lớp là: 40 - 16 = 24 (em)
 Đáp số: 24 em.
Cách 2: Số HS khá ứng với số %là:
 100% - 40% = 60% (số HS của lớp)
 = 
 Số HS khá là:
 40 x = 24 (em)
 Đáp số: 24 em.
Lời giải:
 Số cây trồng vượt mức là:
 1400 : 100 x 12 = 168 (cây)
Tháng này đội A trồng được số cây là:
 1400 + 168 = 1568 (cây)
Đáp số:
- HS lắng nghe và thực hiện.
***********************************************
Tiếng việt: Thực hành.
MỞ RỘNG VỐ TỪ: HẠNH PHÚC.
I. Mục tiêu.
 - Củng cố cho học sinh những kiến thức về các vốn từ mà các em đã được học.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 - Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Đặt câu với mỗi từ sau đây : 
a) Nhân hậu.
b) Trung thực.
c) Dũng cảm.
d) Cần cù.
Bài tập 2 : Tìm những từ trái nghĩa với từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. 
a) Nhân hậu.
b) Trung thực.
c) Dũng cảm.
d) Cần cù. 
Bài tập 3: Với mỗi từ sau đây em hãy đặt1 câu : đen, thâm, mun, huyền, mực.
 a) Đen, 
 b) Thâm,
 c) Mun, 
 d) Huyền,
 đ) Mực.
4.Củng cố dặn dò :
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh viết đoạn văn hay.
- Dặn dò học sinh về nhà xem lại bài.
- HS nêu.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Lời giải : Ví dụ :
a) Mẹ em là người phụ nữ nhân hậu.
 b) Trung thực là một đức tính đáng quý.
 c) Bộ đội ta chiến đấu rất dũng cảm.
 d) Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
Lời giải : Ví dụ :
a) Những từ trái nghĩa với từ nhân hậu là: bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo
b) Những từ trái nghĩa với từ trung thực là: dối trá, gian dối, gian giảo, lừa dối, lừa gạt
 c) Những từ trái nghĩa với từ dũng cảm : hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược
 d) Những từ trái nghĩa với từ cần cù : lười biếng, biếng nhác, lười nhác,
Lời giải : Ví dụ :
 - Cái bảng lớp em màu đen.
 - Mẹ mới may tặng bà một cái quần thâm rất đẹp.
 - Con mèo nhà em lông đen như gỗ mun.
 - Đôi mắt huyền làm tăng thêm vẻ dịu dàng của cô gái.
 - Con chó mực nhà em có bộ lông óng mượt.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
*************************************************
Thứ năm ngày 19 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Tiếng việt: (Thực hành)
Tiếng việt:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI.
I.Mục tiêu.
- Củng cố về từ loại trong câu.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các từ loại đã cho.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: 
H: Chọn câu trả lời đúng nhất:
a) Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
b) Là các loại từ trong tiếng Việt.
c) Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát( như DT, ĐT, TT).
Bài tập 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:
 Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cóinở nụ cười tươi đỏ.
Bài tập 3: Đặt câu với các từ đã cho:
a) Ngói
b) Làng
c) Mau.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: Đáp án C
Lời giải:
- Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười.
- Động từ: Nghiền, nở.
- Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ.
 Ví dụ: 
a) Trường em mái ngói đỏ tươi.
b) Hôm nay, cả làng em ra đồng bẻ ngô.
c) Trồng bắp cải không nên trồng mau cây.
- HS lắng nghe và thực hiện.
***********************************************
Tiết 2: Toán Thực hành.
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Học sinh giải thạo về các dạng toán về tỉ số phần trăm tìm số phần trăm.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
HĐ1: Ôn lại các dạng về tỉ số phần trăm
- Cho HS nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trăm
- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Tìm số phần trăm của 1 số
- Tìm 1 số khi biết số phần trăm của số đó
 HĐ2:Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Một xưởng sản xuất đề ra là phải thực hiện được 1200 sản phẩm, do cải tiến kỹ thuật nên họ đã thực hiện được 1620 sản phẩm. Hỏi họ đã vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Bài 2: Một người đi bán trứng gồm 2 loại: Trứng gà và trứng vịt. Số trứng gà là 160 quả, chiếm 80% tổng số trứng. Hỏi người đó đem bán ? quả trứng vịt ?
Bài 3: 
 Lớp 5A có 40 bạn. Cô đã cử 20% số bạn trang trí lớp, 50% số bạn quét sân, số bạn còn lại đi tưới cây. Hỏi mỗi nhóm có bao nhiêu bạn?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 1620 sản phẩm chiếm số % là: 
 1620 : 1200 = 1,35 = 135%
Họ đã vượt mức số phần trăm so với kế hoạch là :
 1355 – 100% = 35 %
 Đáp số: 35%.
Lời giải:
Coi số trứng đem bán là 100%.
Số phần trăm trứng vịt có là:
 100% - 80% = 20 %
Người đó đem bán số quả trứng vịt là:
160 : 80 20 = 40 (quả).
 Đáp số: 40 quả.
Lời giải:
 Coi 40 bạn là 100%.
 Số bạn trang trí lớp có là:
 40 : 100 20 = 8 (bạn)
 Số bạn quét sân có là:
 40 : 100 50 = 20 (bạn)
 Số bạn đi tưới là:
 40 – ( 8 + 20 ) = 12 (bạn)
 Đáp số: 8 (bạn); 20 (bạn); 12 (bạn)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Luyện viết
Cho học sinh luyện viết chữ đẹp vở luyện viết
Duyệt BGH
Nội dung ............................
Phương pháp: ......................................................
Hình thức:..................
 Vĩnh Thanh, ngày. tháng .năm 2013
 B

File đính kèm:

  • docTuần 16.doc