Bài giảng Lớp 5 - Môn Đạo đức (tiết 1) - Em là học sinh lớp 5 (tiết 1)

- Qua phân tích ngữ liệu giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT.

II. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động 1.( 5 phút )

- Kiểm tra bài cũ:

- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo của bài văn tả cảnh

- Nhắc lại cấu tạo của bài Nắng trưa

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Đạo đức (tiết 1) - Em là học sinh lớp 5 (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra làm bài tập ở nhà của học sinh.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 *HĐ1: Ôn tập cách so sánh hai phân số:
 a. GV nêu ví dụ về so sánh 2 phân số cùng mẫu. và và 
- HS làm việc cá nhân,nêu kết quả.
- HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
b. So sánh hai phân số khác mẫu số
 Ví dụ: và 
 - HS làm bài cá nhân và nêu cách làm
- Nhiều học sinh nhắc lại các bước so sánh hai phân số khác mẫu số.
 KL: Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta có thể qui đồng mẫu số 2 phân số đó rồi so sánh các tử số của chúng.
 Chú ý: Phương pháp chung để so sánh 2 phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số.
+ GV yêu cầu HS giỏi nêu các cách so sánh phân số khác mẫu số đã được học:
- Quy đồng mâu số.
- Quy đồng tử số.
- So sánh phần bù; phần hơn. ....
 * HĐ2: Thực hành
 + Bài 1:củng cố cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
Tổ chức cho HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu )
 - Cho HS (K-G) nêu miệng kết quả cột thứ nhất và giải thích cách làm.
 - HS làm cá nhân cột thứ 2, hai HS lên bảng làm, giải thích cách làm.
 + Bài 2: Củng cố cách sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS thảo luận nhóm đôi rồi làm vào vở , 2HS lên bảng làm.
- HS , GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
 - Chuẩn bị bài so sánh hai phân số (tiếp theo)
Chính tả (Tiết 1)
 Nghe- viết: Việt Nam thân yêu
I/ Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
 - Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/gh, c/ k. Tìm được tiếng thích hợp với mỗi ô trống.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: Bảng nhóm ghi nội dung bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/Bài cũ: GV kiểm tra sách vở của học sinh
 2/Bài mới: Giới thiệu bài .
 * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết .
 a/ Tìm hiểu nội dung:
 - GV đọc toàn bài chính tả trong SGK. 2 HS đọc lại bài
 - Nội dung bài này nói lên điều gì? ( Con người Việt Nam vất vả,phải chịu thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước )
 b/ Hướng dẫn HS viết từ khó: dập dờn, nghèo, in sâu...
 - Yêu cầu HS viết đọc các từ khó trên.
 c/ Viết chính tả:
 - GV đọc cho HS nghe – viết , mỗi dòng thơ đọc 1,2 lượt.
 - GV đọc toàn bài một lượt để HS soát lại bài và tự sửa lỗi.
 - Chấm chữa 10 bài; nhận xét chung bài viết.
 * HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 + Bài 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
 - Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm vào bảng đã chuẩn bị.
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS hoàn thành vào VBT
 GVKL : Các từ cần điền vào lần lượt là: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái,có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.
 + Bài 3: SGK.
 - HS làm bài cá nhân, HS lên bảng làm bài vào bảng nhóm treo trên bảng .
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 - 2,3 HS nhắc lại qui tắc viết c/ k; g/ gh; ng/ ngh. .Yêu cầu HS nhẩm thuộc qui tắc .
 3/Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS ghi nhớ qui tắc viết chính tả đã học
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu (Tiết 2)
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
 I/ Mục tiêu: 
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng nhóm, bảng phụ dùng cho bài tập 1 và 3. 
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ: 2 HS lên bảng nêu Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ minh họa.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 * HĐ1: Iuyện tập
 + Bài tập 1: Rèn kĩ năng tìm các từ đồng nghĩa
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài trên bảng lớp, trình bày kết quả làm việc của nhóm. ( HS khá , G trình bày )
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 a/ Chỉ mầu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lét...
 b/ Chỉ mầu đỏ: đỏ au, đỏ bừng, đỏ ối...
 c/ Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng phau...
 d/ Chỉ màu đen: Đen xì, đen kịt, đen thui...
+ Bài tập 2: Củng cố cách sử dụng từ đặt câu
- HS trao đổi nhóm đôi thực hiện.
- GV mời từng nhóm nối tiếp nhau chơi trò thi tiếp sức, mỗi em đọc nhanh một câu đã đặt với những từ cùng nghĩa mình vừa tìm được.
- HS, GV nhận xét. 
+ Bài tập 3: Củng cố cách lựa chọn từ đồng nghĩa thích hợp với ngữ cảnh cụ thể
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn: Cá hồi vượt thác.
- HS làm bài cá nhân vào vở. Một HS làm bảng phụ.
- HS dán kết quả trên bảng lớp. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- 2,3 HS (TB-Y) đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh với những từ đúng.
 * HĐ2: Củng cố - Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc.
Toán (Tiết 4)
Ôn tập: So sánh hai phân số (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh hai phân số có cùng tử số.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 *HĐ1: Luyện tập.
 +Bài 1: Củng cố kiến thức về so sánh phân số với đơn vị.
- HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó lên bảng kết quả và giải thích cách làm.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
+ Bài 2: Củng cố về so sánh 2 phân số cùng tử số.
- HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ), 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS (K-G) nêu miệng cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
+ Bài 3: Củng cố cách so sánh hai phân số. 
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
- HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- GV hướng dẫn HS so sánh cả 2 phân số với 1 sauđó kết luận
+ Bài 4: Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến phân số
- 1 HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ); 1 HS (K-G) lên bảng làm.
- HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 *HĐ2: Củng cố dặn dò.
 - GV hệ thống lại các kiến thức vừa học về so sánh hai phân số với 1, cùng tử số .
 - Dặn HS làm bài ở vở bài tập. Chuẩn bị bài Phân số thập phân.
Tập làm văn( tiết 2):
Luyện tập tả cảnh
( Mức độ tích hợp: gián tiếp)
I - mục tiêu:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng. 
- Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Qua phân tích ngữ liệu giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT.
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1.( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Nhắc lại cấu tạo của bài Nắng trưa
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm Bài tập. (28 phút)
Bài tập 1: Một HS đọc nội dung BT 1.
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, trao đổi cùng bạn bên cạnh để trả lời lần lượt các câu hỏi 
- Một số HS tiếp nối nhau thi trình bày ý kiến (các em nhìn vào đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng để phát biểu). Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV kiểm tra kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn ý (vàoVBT) cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Một số HS (dựa vào dàn ý đã viết) tiếp nối nhau trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét
- Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến.
- Mỗi HS tự sửa lại dàn ý của mình.
VD về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên
Mở bài: giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
Thân bài (tả các bộ phận của cảnh vật);
- Cây cối, chim chóc, những con đường..
- Mặt hồ.
- Người tập thể dục, thể thao.
Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò	 ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị cho tiết TLV tới (viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày)
Địa lý (Tiết1)
Việt Nam- Đất nước chúng ta
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Chỉ được vị trí địa lý và giới hạn của nước Việt Nam trên bảng đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả sơ lược vị trí địa lý, hình dạng của nước ta
- Nêu được diên tích lãnh thổ Viêt Nam
- Nêu được những thuận lợi do vị trí địa lý đem lại cho nước ta.
- Chỉ và nêu được tên một số đảo,quần đảo của nước ta trên bản đồ
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Qủa địa cầu; bản đồ Viêt Nam; các hình minh họa SGK; Phiếu học tập cho HS.
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 *HĐ1: Vị trí địa lý và giới hạn của nước ta
 - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi : 
 + Đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới? ( Khu vực Đông Nam á )
 - Yêu cầu 2,3 HS chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
 - Yêu cầu HS quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á SGK và trao đổi theo cặp các yêu cầu sau:
 + Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ. 
 + Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta.
 + Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
 + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
 - GV gọi HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận. ( HS khá, giỏi trình bày )
 GV KL: Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Đất nước ta vừa có đất liền, vừa có biển, các đảo và các quần đảo
 * HĐ2: Một số thuận lợi do vị trí địa lý mang lại cho đất nước ta.
 - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi : Vì sao nói Viêt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường không?
 ( HS khá, giỏi trả lời ) 
 GVKL : Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông nam á. Nước ta là một bộ phận của châu á, có vùng biển thông đại dương nên có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
 *HĐ3: Hình dạng và diện tích.
 - GV ghia lớp thành các nhóm 4.
 - Yêu cầu HS các nhóm đọc mục 2 SGK thảo luận làm bài tập ở phiếu GV đã chuẩn bị sau đó một nhóm đã làm vào bảng nhóm, đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 - GV, HS nhận xét chốt lại kết quả đúng.
 Phiếu học tập
Em hãy đọc nội dung SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu rồi thảo luận trong nhóm theo các gợi ý sau
Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2?
So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
 GVKL: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc-Nam với đường bờ biển cong hình chữ S. Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng dài khoảng 1650km, từ tây sang đông nơi hẹp nhất ở Đồng Hới(Quảng Bình) chưa đầy 50km.
 3/Củng cố dặn dò:
Yêu cầu 2HS đọc phần bài học SGK. 
- Dặn học sinh về nhà đọc trước và chuẩn bị bài: Địa hình và khoáng sản.
Thứ 5 ngày 30 tháng 8 năm 2012
Kể chuyện ( Tiết 1)
Lý tự trọng
I/ Mục tiêu: 
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh bằng 1,2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lồi kể với 
điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí ,hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 GV: Tranh minh họa truyện trong SGK phóng to.
 Bảng phụ viêt sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III/ các hoạt động dạy-học
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
*HĐ1: GV kể chuyện 
 - GV kể lần một có dẫn dắt và giải nghĩa các từ : sáng dạ,mít tinh, luật sư, thành niên, 
 - GV viết lên bảng các nhân vật : Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư
 - GV kể lần hai vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
*HĐ2: Hướng dẫn HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 +Bài tập 1:SGK
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và trí nhớ hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh (HS làm việc cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh)
- HS (K-G) phát biểu miệng lời thuyết minh cho 6 tranh.
- HS, GV nhận xét. GV treo bảng phụ đẵ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh; yêu cầu 1,2 HS đọc lại.
 + Bài tập2,3: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2,3
- GV lưu ý HS :
+ Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2.Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng ở những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm. giọng kể khâm phục ở đoạn 3; lời Lý Tự Trọng dõng dạc.
+ Chỉ cần kể đúng cốt chuyện không cần lặp lại nguyên văn từng lời của cô.
+ Kể xong, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm: Mỗi nhóm 3 em, mỗi em kể theo 2 tranh. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp (GV treo tranh minh họa lên bảng).
- Thi kể chuyện trước lớp: 3 HS (K-G) lên thi kể. 
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm đôi về ý nghĩa câu chuyện sau đó phát biểu miệng trước lớp ( HS khá
 giỏi nêu ý nghĩa câu truyện ; GV nhận xét bổ sung ; HS yếu, TB nhắc lại )
 3/Củng cố dặn dò: 1 HS giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế.
Đạo đức ( Tiết 2)
Em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I/ Mục tiêu: HS biết:
 - Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước
 - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức,kĩ năng đặt MT 
 - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5
 - Có ý thức học tập rèn luyện xứng đáng là học sinh lớp 5.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Các bài hát về chủ đề Trường em ;Các câu chuyện nói về tấm gương HS lớp5 
 HS : Giấy trắng , bút màu
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/Bài cũ .
 2/Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
 * HĐ1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
 +Mục tiêu: Rèn cho HS kỉ năng đặt mục tiêu; Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt xứng đáng là HS lớp 5.
 +Cách tiến hành :
- HS thảo luận nhóm 4 ( HS trong nhóm trình bày kế hoạch cá nhân của mìnhđể cùng thảo luận góp ý )
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả( HS khá, giỏi trình bày). Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 GVKL: Để xứng đáng là HS lớp 5, ta phải quyết tâm phấn đấu rèn luyện một cách có kế hoạch.
 * HĐ2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
 +Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo những tấm gương tốt.
 +Cách tiến hành:
 - Lần lượt HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu ( trong lớp , hoặc trong sách báo, ti vi ...)
- Cả lớp cùng trao đổi và thảo luận về các vấn đề có thể học tập từ các tấm gương đó. GV giới thiệu thêm một số tấm gương khác .
 GVKL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ .
 * HĐ3: Hát múa, đọc thơ,giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
 + Mục tiêu: Giáo dục cho HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường lớp.
 +Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân.
- Lần lượt HS giới thiệu về tranh vẽ; hát múa, đọc thơ về chủ đề trường em.
- Cả lớp cùng trao đổi ,bình chọn bạn có lời giới thiệu hay nhất .
 GVKL : Chúng ta rất vui và tự hào khi là học sinh lớp 5, rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là học sinh lớp 5, xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt.
 * Củng cố dặn dò : - GV hệ thống toàn bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập đọc ( Tiết 3)
Nghìn năm văn hiến
I/ Mục tiêu
 1/ Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 2/ Hiểu nội dung bài:Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài. 
 Bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc
III / Các hoạt động dạy - học:
 1/Bài cũ : Gọi HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và TL câu hỏi
 2/Bài mới : Giới thiệu bài : Giới thiệu bài qua tranh ( Giáo viên ).
 * HĐ1: Luyện đọc :
- GV đọc mẫu
 + GVHD đọc : giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng tự hào, đọc rõ ràng, mạch lạc bảng thông kê theo cột ngang .
 + Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2,3 lượt )
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : Triều đại, số tiến sĩ, số trạng nguyên , chứng tích .. .; HS (K-G) đọc, GV sửa lỗi giọng đọc; HS (TB-Y) đọc lại.
- 1 HS đọc chú giải.
+Đọc toàn bài : (HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi )
 + GV đọc mẫu bài văn.
 * HĐ2: Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm đoạn 1( từ đầu đến cụ thể như sau) trả lời câu hỏi 1 SGK.
 ( Khách nước ngoài ngạc nhiên...các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)
 + Giảng từ : Tiến sĩ (học vị của người đỗ khoa thi đình)
- HS (K-G) rút ra ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại .
 ý1: Sự ngạc nhiên của khách nước ngoài đến thăm Văn Miếu .
- HS đọc đoạn 2 (Bảng thống kê ) trả lời câu hỏi 2 SGK .
- HS (K-G) rút ra ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại .
 ý2: Bảng thống kê số liệu.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK .
 ( Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học)
 + Giảng từ : Cổ kính (cổ và có vẻ trang nghiêm)
 ý3: Bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta .
- Nội dung chính của bài nói lên điều gì ? HS (K-G) rút ND chính , HS (TB-Y) nhắc lại. 
 Nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- GV giới thiêu thêm về Văn Miếu- Quốc Tử Giám
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cách đọc ( Giáo viên ) ( HS : Khá giỏi đọc nâng cao, đọc rõ ràng, lưu loát đoạn2 bảng thống kê số liệu HS: TB - Yếu tiếp tục đọc đúng ) 
- HS thi đọc trước lớp 
* Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài học, GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị: đọc và trả lời các câu hỏi trong bài Sắc màu em yêu.
Toán (Tiết 6)
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Viết phân số thập phân trên một đoạn của tia số
 - Chuyển một phân số thành phân số thập phân
 - Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước .
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn tia số ở bài tập 1 trong SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học .
 1/Bài cũ: Viết các phân số sau thành phân số thập phân
 2/Bài mới : Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Thực hành .
+ Bài 1: Củng cố cách viết các phân số thập phân trên tia số .
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn tia số lên bảng 
 - Đọc đề, nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng làm
 - HS , GV nhận xét chốt lời kết quả đúng.
+ Bài 2: Củng cố cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân.
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm. ( GV quan tâm HS yếu )
 - HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng. HS nhắc lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
 = = = = 
+ Bài 3:Viết các phân sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100.
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. ( HS : TB-K nêu yêu cầu )
 - HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
 - HS , GV nhận xét , chốt kết quả đúng. 
 = = = = 
- HS nhắc lại phân số như thế nào là phân số thập phân
 + Bài 4 : Củng cố về cách so sánh 2 phân số thập phân.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 - HS làm bài cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ) . 4 HS lên bảng làm bài
 - HS , GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
+ Bài 5: Củng cố về giải toán tìm giá trị 1 phân số của số cho trước . 
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu bài toán .
 - HS làm bài cá nhân .1 HS khá lên bảng làm bài ( GV quan tâm HS yếu )
 - HS , GV chốt lại lời giải đúng .
 *HĐ3: Củng cố - dặn dò.
- GV hệ thống kiến thức về phân số thập phân.
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số.
Thứ 6 ngày 31 tháng 8 năm 2012
Luyện từ và câu (Tiết 3)
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I/ Mục Tiêu:
 1/ Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về tổ quốc. Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học và tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ tổ quốc. Tìm được một số từ chứa tiếng quốc
 2/ Biết đặt câu với những từ nói về tổ quốc , quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học: GV: Quyển từ điển Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học :
 1/Bài cũ: 4 HS lên bảng tìm những từ đồng nghĩa chỉ màu xanh, trắng, đen , đỏ và nhắc lại thế nào là tứ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- HS nhận xét GV kết luận ghi điểm.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài .
 * HĐ1: Thực hành
 +Bài tập 1: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa 
- 1HS đọ

File đính kèm:

  • docTuan 1 lop 5 ngang.doc