Bài giảng Lớp 4 - Tiết 2 - Môn Đạo đức - Biết bày tỏ ý kiến
HS đọc yêu cầu và mẫu. GV phát bảng phụ và bút dạ cho các nhóm thi tìm từ.
- Đại diện các nhóm trình bày kq. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đưa kq chuẩn, hs đọ to, giáo viên giúp hs hiểu nghĩa từ khó.
- HS ghi nhanh kq vào VBT.
HOẠT ĐỘNG 2: ( 7 phút): Dùng các từ ngữ ở BT1 để đặt câu
- HS đọc yêu cầu, làm việc cá nhân vào VBT.
S hình vẽ (T 22 SGK), thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - Nhóm khác bổ sung GV KL : Cần ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Hoạt động 3 (8’) : Xác định tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn - GV tổ chức cho HS quan sát hình T 23 để trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - 2HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu - HS nhận xét bổ sung, * KL : Thực phẩm sạch và an toàn là các thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng, không có chất độc hại. Hoạt động 2 (9’) : Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 nêu cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm - HS quan sát tranh SGK và trao đổi nhóm 4 để trả lời câu hỏi theo yêu cầu - Các nhóm trả lời, rút ra KL: Chọn thức ăn tươi, sạch. Dùng nước sạch để rửa thực phẩm - Tổ chức cho HS thi nhau kể cách chọn thức ăn tươi sạch. Cách nhận ra thức ăn ôi, héo - HS khác nhận xét, bổ sung, Hoạt động nối tiếp (3’) : GV yêu cầu HS giải thích tại sao cần ăn nhiều rau quả chín. - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo. Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011. Luyện tiếng việt Luyện về viết đoạn văn trong bài văn kể chuyện I - Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố sự hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II - Đồ dùng dạy học : HS: Vở luyện Tiếng việt GV: Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học : 1 - ( 5’) : Củng cố kiến thức về làm một bài văn kể chuyện - Tổ chức cho HS nhắc lại: Thế nào là văn kể chuyện? Đoạn văn trong bài văn kể chuyện? GV nhận xét, chốt ý. 2 - Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1 ( 30’) : Hưóng dẫn HS luyện tập Bước 1: GV treo bảng phụ- ghi sẵn yêu cầu của đề bài. - HS dọc yêu cầu bài tập. * Chọn một trong các sự việc trong bài “ Gà Trống và Cáo” để viết thành một đoạn văn. 1. Gà trống đang vắt vẻo trên cây cao. Cáo ở dưới gốc cây. 2. Cáo đon đã mời Gà xuống đất để Cáo báo cho tin mới. 3. Gà không xuống và nói có cặp cho săn đang chạy đến làm Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy, lộ mưu gian. Bước 2: HS thực hành viết đoạn văn * GV lưu ý HS yếu: Cách viết đoạn văn: Nội dung cần diễn đạt: Tuỳ em chọn sự việc nào rồi diễn đạt cho sinh động để cho người đọc hình dung được cốt truyện. * Đối với HS khá, giỏi: Khuyến khích HS dựa vào 3 sự việc chính trong bài tập đọc “ Gà Trống và Cáo” để viết thành câu chuyện có 3 đoạn rõ ràng. Bước 3: Tổ chức cho HS trình bày trước lớp- HS và GV nhận xét, chú ý cách diễn đạt. GV chấm một số bài. Hoạt động nối tiếp (3’) : GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS. Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2011 Luyện toán ôn: tìm trung bình cộng. biểu đồ. I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về cách tìm số trung bình cộng. - Luyện giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng - Củng cố về cách đọc biểu đồ tranh vẽ, xử lí số liệu của biểu đồ. II. Đồ dùng dạy học : Sách Toán cơ bản và nâng cao lớp 4. III. Các hoạt động dạy học : 1- ( 3- 5 phút): Củng cố về tìm số trung bình cộng. 2 HS nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng - HS nhận xét - GV chốt lại kết quả đúng 1- Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1 ( 30 phút): Luyện tập, thực hành. (bài 8-> 12, 14 Sách Toán cơ bản và NC ) Bài 8: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. - GV treo bảng phụ, 2 HS lên bảng làm. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS đổi vở kiểm tra chéo bài làm của nhau. * GV chốt: Trung bình cộng của các số bằng tổng các số chia cho số các số hạng. Bài 9 : HS trao đổi cùng bàn để làm bài tập. GV giúp đỡ HS yếu. - HS trình bày kết quả thông qua chơi trò chơi “Tiếp sức”. 1 HS giải thích. * GV chốt: Bài làm đúng và củng cố cách tìm số trung bình cộng. Bài 10: HS quan sát biểu đồ trong SGK và tìm hiểu nội dung qua biểu đồ. - HS thảo luận cùng bàn và hoàn thành bài tập vào vở. GV theo dõi HS làm bài. - 2, 3 cặp HS lên hỏi - đáp và trình bày kết quả. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. * GV chốt: Bài làm đúng và củng cố cách đọc biểu đồ theo tranh và cách xử lí số liệu. Bài 11: Viết vào chỗ chấm. - HS quan sát biểu đồ trong SGK và tìm hiểu nội dung qua biểu đồ. - HS tự làm bài cá nhân vào VBT. GV theo dõi HS làm bài. - HS nối tiếp nhau trình bày kết quả. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. * GV chốt: Bài làm đúng và củng cố cách đọc số liệu trên biểu đồ. Bài 12: Luyện giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng. - 1 HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét, chữa bài. * GV chốt: Bài làm đúng và củng cố cách tìm số trung bình cộng. Bài 14: Dành cho HS khá, giỏi : 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp nhận xét, chữa bài. * GV chốt: Bài làm đúng và củng cố: B1 : Tìm tổng của 2 số. B2: Tìm số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết. Hoạt động nối tiếp (2 phút): GV nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài. Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2012 Tiết 2 : Địa lí Trung du Bắc bộ I. Mục tiêu : Học xong bài này hs biết: - Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được quy trình sản xuất chè. - Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức. - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính, tranh ảnh SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1 - (5 phút) : Kiểm tra bài cũ - HS nêu một số nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. 2- Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1 (10 phút): Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? Các đồi ở đây như thế nào? + Mô tả sơ lược vùng trung du? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ? - GV treo bản đồ hành chính, yêu cầu hs chỉ các tỉnh thuộc trung du Bắc Bộ. *GVKL: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. Gồm các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Hoạt động 2 ( 12 phút):Chè và cây ăn quả ở trung du - HS đọc thông tin mục II- và quan sát tranh ảnh T80, thảo luận nhóm làm BT2,3,4- VBT. - HS nối tiếp nhau báo cáo kq. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS chỉ trên bản đồ tự nhiên VN hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. + Em biết gì về chè Thái Nguyên? Nêu quy trình chế biến chè? +Em có Nxét gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và HĐ SX của con người ở trung du Bắc Bộ? *GVKL: Vì trung du Bắc Bộ là vùng đồi nên thế mạnh là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là chè. Chè ở đây rất nổi tiếng, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hoạt động 3 (12 phút): Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp + Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc? + Để khắc phục tình trạng này người dân ở đây đã trồng những loại cây gì? - HS dựa vào bảng số liệu, n.xét về dtích trồng rừng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây. - GV liên hệ với thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. *GVKL: Trong những năm gần đây, diện tích trồng rừng đang được nâng cao. Đất trống đồi trọc đang được phủ xanh bằng cách trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Hoạt động nối tiếp (1 phút): GV nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài. Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2012 Tiết 1 : Lịch sử Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc I. Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết: - Từ năm 79 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. - Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II. Chuẩn bị: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1 - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - HS nêu những thành tựu đặc sắc về nông nghiệp và quốc phòng của người dân Âu Lạc. - GV giới thiệu bài'' Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc''. 2 - Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1( 15 phút ): Cuộc sống của nhân dân ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc - HS đọc thông tin T17,18, làm BT1- VBT. - HS nối tiếp nhau nêu kq. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận theo cặp so sánh tình hình nước ta trước năm 179 và từ năm 179 TCN đến năm 938 về các mặt: chủ quyền, kinh tế, văn hoá. - HS nối tiếp nhau báo cáo kq. Cả lớp nhận xét, bổ sung. *GVKL: Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm, cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Nhà nước mắt chủ quyền trở thành quận huyện, kinh tế bị phụ thuộc, văn hoá phải theo phong tục tập quán của người Hán. Hoạt động 2( 15 phút): Phản ứng của nhân dân ta HS đọc thông tin T18- SGK Nhân dân ta đã phản ứng ra sao trước ách đô hộ của phong kiến phương Bắc? Những cuộc khởi nghĩa nào đã nổ ra, thời gian của các cuộc khởi nghĩa đó? *GVKL: Mặc dù bị áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục , vẫn gìn giũe được phong tục truyền thống vốn có, không ngừng nổi dậy đấu tranh. Bằng chiến thắng Bạch Đằng vang dội, nhân dân ta đã giành lại được độc lập hoàn toàn. Hoạt động nối tiếp ( 5 phút ): HS đọc phần ghi nhớ - Dặn: Chuẩn bị bài 4. Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2012. Tiết 1 : Chính tả Nghe viết: Những hạt thóc giống I. Mục tiêu: -Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài '' Những hạt thóc giống '' - Làm đúng các BT phân biệt hỏi/ ngã. II. Đồ dùng dạy – học : VBT, bảng con, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1 ( 7 phút): Củng cố về phân biệt d/gi/r. - HS viết 3 từ vào bảng con có phụ âm đầu là d/gi/r. GV kiểm tra, nhận xét. * Giới thiệu bài mới : - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 2 ( 20 phút ): Hướng dẫn nghe viết a. HD chuẩn bị: GV đọc bài chính tả, HS đọc thầm SGK. - Tìm hiểu nội dung: Vì sao trung thực là đức tính quý nhất của con người? - Hướng dẫn trình bày: Khi trình bày đoạn văn này các con cần chú ý điều gì? - HS viết bảng con: kỹ, truyền, dũng cảm. b. GV đọc cho hs viết chính tả. c. Chấm, chữa chính tả: - GV chấm 1/3 lớp, ở dưới đổi vở soát lỗi - GV nhận xét, công bố kq. Hoạt động 3 ( 6 phút): Hướng dẫn phân biệt hỏi/ngã Bài tự chọn: Lựa chọn '' mở'' hay'' mỡ'' điền vào chỗ trống: -..... để miệng mèo - Vùng đất..... màng -..... mày..... mặt -..... rộng tầm mắt HS làm bài vào vở ô ly, một em chữa bài trên bảng lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. Gv giúp hs phân biệt nghĩa từ, luyện đọc phát âm. Hoạt động 4( 4 phút) : hướng dẫn giải câu đố - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và giải câu đố vào bảng con. - HS giơ bảng, gv kiểm tra kq, tuyên dương những em giải đúng và nhanh. - GV giải thích sự sinh nở của ếch. Hoạt động nối tiếp ( 3 phút ): Nhận xét tiết học. - Dặn : về nhà làm BT2 và BT3b. Thứ 3 ngày 25 tháng 9 năm 2012 Tiết 3 : Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trung thực - tự trọng I. Mục tiêu: HS Biết thêm một số từ ngữ (Gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán việt thông dụng) và chủ điểm trung thực - Tự trọng ( BT 4); tìm được 1, 2 từ đông nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được ( BT 1, BT 2); nắm được nghĩa từ : “Tự trọng”. II. Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ, bút dạ, VBT. III. Các hoạt động dạy học 1 - ( 7 phút): Củng cố về từ ghép - Một hs làm trện bảng lớp, cả lớp làm vào nháp để phân loại các từ ghép dưới đây theo cấu tạo: học tập, học hỏi, học đòi, anh em, anh cả, anh rể. 2 - Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1:( 10 phút ): Hướng dẫn mở rộng vốn từ Trung thực - HS đọc yêu cầu và mẫu. GV phát bảng phụ và bút dạ cho các nhóm thi tìm từ. - Đại diện các nhóm trình bày kq. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV đưa kq chuẩn, hs đọ to, giáo viên giúp hs hiểu nghĩa từ khó. - HS ghi nhanh kq vào VBT. Hoạt động 2: ( 7 phút): Dùng các từ ngữ ở BT1 để đặt câu - HS đọc yêu cầu, làm việc cá nhân vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc kq của mình. GV và lớp nhận xét, tuyên dương những bạn đặt câu hay. *GVKL: Khi đặt câu cần lựa chọn từ ngữ cho hợp nghĩa, diễn đạt được một ý chọn vẹn. đầu câu viết hoa cuối câu phải có dấu chấm. Hoạt động 3:( 5 phút): Hướng dẫn hiểu nghĩa từ Tự trọng - HS đọc yêu cầu, làm việc cá nhân vào VBT - HS nối tiếp nhau báo cáo kq. cả lớp nhận xét, chốt kq đúng. - GV giải thích thêm để hs hiểu nghĩa từ'' phẩm giá'' ( giá trị cao quý của con người ). Hoạt động 4:( 8phút): Mở rộng vốn thành ngữ, tục ngữ về tính Trung thực - tự trọng - HS đọc yêu cầu, trao đổi theo cặp làm BT vào vở. - HS chữa bài trên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. - HD học sinh hiểu các thành ngữ, tục ngữ. Hoạt động nối tiếp( 3): HS đọc to các từ ngữ trên bảng. Những từ ngữ trên thuộc chủ đê gì? *GV chỉ vào các từ ngữ trên bảng: Những từ ngữ vừa học thuộc chủ đề: Trung thực- tự trọng - Dặn : về nhà học thuộc các thành ngữ ớ BT4. Thứ 4 ngày 26 tháng 9 năm 2012 Tiết 3 : Tập làm văn Viết thư I. Mục tiêu: Viết một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức ( Đủ 3 phần: Đầu thư, phần chính, cuối thư). II. Đồ dùng dạy – học : - Giấy viết, phong bì, tem, bảng phụ, VBT. III. Các hoạt động dạy học * Giới thiệu bài mới (3’) - GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy Hoạt động 1: ( 7 phút): Hướng dẫn nắm yêu cầu đề - HS nhắc lại nd ghi nhớ về bố, nội dung một bức thư - HS báo cáo về việc chuẩn bị cho tiết kiểm tra. - HS đọc 4 đề bài trong SGK, GV lưu ý: + Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm. + Viết xong thư cho vào bì thư, ghi ngoài phong bì tên, địa chỉ người gửi, người nhận . - HS nói về đề bài và đối tượng các em chọn để viết thư. Hoạt động 2 ( 27 phút): Thực hành viết thư - HS viết thư vào giấy đã chuẩn bị. - Viết xong bỏ thư vào phong bì, ghi địa chỉ người gửi, người nhận rồi nộp cho GV( không dán) Hoạt động nối tiếp ( 3 phút): - Nhận xét tiết học. - Dặn: về nhà hoàn thiện vào VBT. Thứ 5 ngày 27 tháng 9 năm 2012 Tiết 4 : Luyện từ và câu Danh từ I. Mục tiêu: HS hiểu danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ cho trước và tập đặt câu II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ, VBT. III. Các hoạt động dạy học 1 - ( 7 phút): Củng cố về từ chỉ sự vật - HS trả lời: Những từ như thế nào được gọi là từ chỉ sự vật? 2 - Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1 ( 13 phút ): Hướng dẫn tìm hiẻu về danh từ Bài 1: HS đọc yêu cầu, GV treo bảng phụ ghi nội dung BT1. - HS trao đổi theo cặp hoàn thành BT1 vào vở( gv lưu ý hs tìm từng dòng). - HS nối tiếp nhau chữa bài trên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. chốt kq đúng. Bài 2: HS đọc yêu cầu, GV giải thích từ khó: hiện tượng, khái niệm, đơn vị và giải thích mẫu. - HS làm việc cá nhân vào VBT, 2 hs làm vào bảng phụ, trình bày kq trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. - HS đọc to những từ trên bảng. GV kết luận: Những từ chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị người ta gọi là danh từ. + Vậy em hiểu danh từ là gì? Hoạt động 2 ( 5 phút ): Hướng dẫn học ghi nhớ : HS đọc to phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. + Theo em danh từ chỉ khái niệm khác những danh từ khác ở điểm nào? - HS tìm thêm những danh từ chỉ khái niệm . GV cung cấp mẹo: Danh từ chỉ khái niệm thường kết hợp với những từ: Sự, cuộc, nỗi, niềm. - HS nhắc lại nd ghi nhớ không nhìn sách. Hoạt động 3(6 phút): Thực hành nhận diện danh từ chỉ khái niệm - HS đọc nội dung BT1, làm việc cá nhân vào VBT. - HS nêu kq, giáo viên ghi bảng. Cả lớp nhận xét, chốt kq. Hoạt động 4 (6 phút): Thực hành đặt câu với danh từ chỉ khái niệm - HS đọc yêu cầu, làm việc cá nhân vào VBT. - HS nối tiếp nhau đọc kq. GV nhận xét, khen ngợi những em đặt câu hay. Hoạt động nối tiếp ( 3 phút ): HS nhắc lại nội dung ghi nhớ - Nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2012 Tiết 4 : Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về doạn văn kể chuyện ( ND ghi nhớ ). - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện . II. Đồ dùng dạy – học : VBT, giấy to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học 1 - ( 7 phút): Củng cố về văn kể chuyện - HS trả lời: Chúng ta đã học những yếu tố nào của văn kể chuyện ? 2 - Giới thiệu bài mới : GV nêu mục đích yêu cầu của bài Hoạt động 1( 13 phút) Hướng dẫn tìm hiểu về đoạn văn trong bài văn kể chuyện . Bài 1, 2: HS đọc yêu cầu BT1, đọc thầm truyện'' Những hạt thóc giống''. - HS làm việc theo nhóm ,trình bày kết quả vào giấy to. - Đại diện các nhóm trình bày kq lên bảng lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt kq. - HS đọc to kq chuẩn. + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn? + Sự việc 3 được trình bày với 3 lần xuống dòng, vậy đó có phải đoạn văn không? Vì sao? * GVKL: Có khi xuống dòng nhưng vẫn chưa hết đoạn văn, vì trong đoạn văn đó có các lời thoại. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng. Bài 3: GV hỏi: Theo em, mỗi đoạn văn trong bài văn KC kể về điều gì? + Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu hình thức nào? * GVKL: Mỗi câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành một đoạn văn. khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. Hoạt động 2 ( 5 phút): Hướng dẫn học ghi nhớ : HS đọc to phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. + Khi chia đoạn trong bài văn KC em cần lưu ý điều gì? - HS nhắc lại nd ghi nhớ không nhìn sách. Hoạt động 3( 13 phút): Hướng dẫn tạo dựng đoạn văn KC: - HS nối tiếp nhau đọc nd BT2 - GV giải thích rõ yêu cầu. - HS nối tiếp nhau nêu các tình huống có thể xảy ra. - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, tưởng tượng để viết bổ xung phần thân đoạn . - HS nối tiếp nhau đọc kq bài làm. Cả lớp và gv nhận xét, chấm điểm đoạn viết tốt. Dựa vào đoạ 3 vừa hoàn chỉnh, em hãy nêu bố cục một đoạn văn? *GVKL: Một đoạn văn thường gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần diễn biến và phần kết thúc. Hoạt động nối tiếp ( 2 phút): HS nêu lại nd ghi nhớ - Viét hoàn chỉnh bài văn vào vở. Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2012 Tiết 3 : Sinh hoạt lớp Tuần 5 I. Nhận xét tình hình tuần 4. - Ưu điểm: + Đi học đúng giờ:............................................................................................................ + Tích cực học tập:...................................................................................... .................... + Thực hiện tốt các nề nếp : ......................................................................... ................... + Đồ dùng học tập đầy đủ:............................................................................ ................... + Khăn quàng đầy đủ:................................................................................... ................... - Nhược điểm : Trong tuần còn tồn tại một số vấn đề sau: + Một số học sinh đi học chậm:.................................................................... ................... + Xếp hàng chưa nghiêm túc: ....................................................................... .................. + Đồ dùng học tập chưa đầy đủ:.................................................................... .................. + Hay nói chuỵện và làm việc riêng trong giờ học:........................................ ................. + Khăn quàng thiếu:........................................................................................ ................. II. Triển khai công tác tuần 5. Phát huy những điểm đã đạt được trong tuần 4 và khắc phục những tồn tại để duy trì tốt các hoạt động trong tuần 5. Thứ 2 ngày 24 tháng 9 năm 2012 Tiết 4 : Toán Luyện tập I-Mục tiêu -Củng cố về nhận biết số ngày trong 1 tháng của 1 năm. -Biết năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày -Củng cố về MQH giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính thế kỷ. II-Chuẩn bị: -GV:+ Bảng phụ chép ND các BT1,3, trang 23-VBT -T4 T1. -HS:VBT toán 4. III- Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : KT bài cũ:.(4 phút) -Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3 trang 25-SGK: HS 1 làm bài 3a ; HS 2 làm bài 3b, HS cả lớp chú ý nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Thực hành 1-GT bài:(1 phút): GV nêu mục tiêu tiết học và nêu đầu bài lên bảng. 2-HD luyện tập Bài 1: GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc YC và nội dung bà
File đính kèm:
- GA Tuan 5.doc