Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 9 - Tiết 41 : Hai đường thẳng vuông góc (tiếp)

Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn

- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai

( l/n ; uôn/uông ).

- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận, trình bày khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

- Tranh minh hoạ cảnh 2 bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa.

 

doc49 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 9 - Tiết 41 : Hai đường thẳng vuông góc (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên tham lam, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ đã nhận ra và sửa chữa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
- Tranh minh hoạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
2’
12’
8’
10’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc bài: Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- Cho HS quan sát tranh và giới thiệu bà học.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
 - Gọi hs đọc bài.
 - HD chia đoạn và luyện đọc. 
 - Luyện phát âm từ khó.
 - Giải nghĩa từ (SGK).
- GV đọc diễn cảm cả bài
* Tìm hiểu bài:
- Vua Mi- đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
- Lúc đầu điều ước đó tốt đẹp như thế nào?
- Tại sao nhà vua phải xin thần rút lại điều ước?
-Vua Mi- đát đã hiểu ra điều gì?
- Qua bài học em học được điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 - Câu chuyện có mấy nhân vật ?
 - GV hướng dẫn đọc theo vai.
 - Chia nhóm luyện đọc theo vai.
 - Thi đọc diễn cảm theo vai.
(Chọn đoạn cuối chuyện: Mi- đát bụng đói cồn cào ước muốn tham lam.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
 - Cho HS đặt tên khác cho câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
 - 2 em nối tiếp đọc bài Thưa chuyện với mẹ.
 - Trả lời câu hỏi ND bài.
 - Lớp nhận xét.
- Nghe giới thiệu, mở sách, quan sát tranh minh hoạ.
- 1 hs khá đọc toàn bài.
- Đọc phần giải nghĩa từ (SGK).
 - HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn.
 - Lớp đọc thầm từ khó.
 - Đọc theo cặp.
 - 1-2 HS đọc toàn bài.
- Chạm vào bất cứ vật nào đều biến thành vàng.
 - Vua bẻ thử cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời.
- Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì- tất ảc thức ăn, thức uống vua chạm vào đều biến thành vàng.
- Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
 * Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS trả lời.
 - 3 học sinh 1 nhóm đọc phân vai.
 - Các nhóm thi đọc.
 - Lớp luyện đọc.
- Nhiều học sinh nêu suy nghĩ của mình.(VD: không nên tham lam vì tham lam không mang lại hạnh phúc cho bản thân)..
- HS đặt tên khác cho chuyện.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, học sinh biết kể câu chuyện theo trình tự không gian.
- Rèn kĩ năng nói cho HS.
- Giáo dục HS tính tưởng tượng, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ chuyện Yết Kiêu trong SGK
- Bảng phụ viết cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
30’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể chuyện Ở Vương Quốc Tương Lai.
2. Dạy bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài.
 - GV đưa ra tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc, giới thiệu về Yết Kiêu.
HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2:
* Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của bài:
- Gọi HS đọc y/c BT.
 - GV treo bảng phụ. Hỏi:
+ Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
 - Hướng dẫn kể theo trình tự thời gian đảo lộn. GV nhận xét.
 - Treo bảng phụ. Nêu câu chuyển tiếp.
 - GV h/dẫn kể theo trình tự không gian. 
+ Kể câu chuyện theo diễn biến thời gian, không gian, nhân vật trong câu chuyện.
+ Câu chuyện phải có đủ ba phần (Mở đầu, diễn biến, kết thúc).
+ HS biết kể câu chuyện theo nội dung chuyện bằng lời văn của mình.
- Gọi HS kể chuyện.
- Nhận xét đánh giá cho điểm.
 - GV nhận xét.
 - Có thể sử dụng bài mẫu SGV cho học sinh tham khảo.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò: về nhà hoàn chỉnh bài.
- 1 HS kể theo trình tự thời gian, 1 HS kể theo trình tự không gian.
 - Quan sát tranh, nghe giới thiệu
 - 1 em đọc yêu cầu BT 2.
 - 1 em đọc gợi ý tiêu đề 3 đoạn.
 + Theo trình tự không gian.
 - Học sinh đọc bảng phụ, nêu câu chuyển tiếp, học sinh tập kể
 - Tham khảo cách kể .
 - Chia nhóm theo cặp, kể trong nhóm
 - Từng nhóm kể trước lớp
 - Nghe mẫu GV giới thiệu.
- Nhận xét bổ sung vào nội dung bài
- Vài HS kể.
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013
Toán
Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết vẽ một dường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (Bằng thước kẻ và ê ke).
- Rèn kĩ năng vẽ đường thẳng song song.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ và ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
12’
22’
3’
1.Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước:
 - GV nêu bài toán (SGK) và hướng dẫn HS vẽ trên bảng theo từng bước:
+ Vẽ đường thẳng NM đi qua điểm E vuông góc với đường thẳng AB.
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm .
E vuông góc với đường thẳng MN.
Đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c BT.
- Y/c HS tự vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- HD nhận xét, sửa chữa.
Bài 2:
- GV thực hiện tương tự BT 1.
* Khi HS vẽ xong, GV gọi HS nêu tên các cặp cạnh song song với nhau ở hình tứ giác ADCB.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự vẽ theo Hd SGK.
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- HD kiểm tra góc đỉnh A có là góc vuông không?
3. Củng cố , dặn dò
- Kể tên các đường thẳng song song từ các vật mà em biết?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
- HS chuẩn bị ê ke, thước kẻ.
- HS theo dõi cách vẽ trên bảng 
và thực hành vẽ vào vở.
- 1 HS vẽ trên bảng.
 M
 E D
 A B
 N 
- 1 HS đọc y/c BT.
- Vẽ vào vở- 1HS lên bảng vẽ.
 C D
 A M B
- HS tự vẽ vào vở. 1 HS vẽ trên bảng lớp: y 
 A x
 D
B C 
- 1 HS nêu: Tứ giác ADCB có cặp cạnh AD song song với BC; AB song song với CD.
- Vẽ vào vở và nêu: Góc đỉnh E là góc vuông,
-Tứ giác ABED có 4 góc vuông và là hình chữ nhật.
- 2 HS kể.
Luyện từ và câu
ĐỘNG TỪ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái... của người, sự vật, hiện tượng.
2. Nhận biết được động từ trong câu.
3. Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi dùng từ để nói, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ ghi đoạn văn ở bài tập 3(2b)
- Bảng lớp viết nội dung bài 1 và 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
7’
5’
18’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV treo bảng phụ BT III.2b, gọi HS lên chỉ danh từ chung và danh từ riêng chỉ người.
- HD nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Phần nhận xét:
 - Hướng dẫn học sinh làm bài 1 và 2.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về động từ.
c. Phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Nêu VD.
d. Phần luyện tập.
Bài tập1:
- Gọi HS đọc y/c BT.
- Chia lớp theo nhóm. Y/c Các nhóm làm bài ra phiếu.
- Gọi HS dán phiếu KQ.
- HD nhận xét.
Bài tập 2
 - Yêu cầu học sinh đọc nội dung BT.
 - Cho học sinh làm bài cá nhân. Một số em làm trên phiếu.
- HD chữa bài trên phiếu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: Tổ chức trò chơi “xem kịch câm”
- Gọi HS đọc y/c BT.
- Treo tranh minh hoạ.
- GV phổ biến cách chơi
- 2 em chơi thử - GV nhận xét.
- Cho HS chơi.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ.
 - 1 em lên bảng gạch dưới các danh từ chung, danh từ riêng chỉ người.
- Nhận xét, bổ sung.
 - Nghe giới thiệu
 - 2 HS nối tiếp đọc bài 1 và 2.
 - Lớp đọc thầm, trao đổi cặp.
 - Trình bày bài làm.
 - HS phát biểu về động từ.
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc ghi nhớ.
 - 2 em nêu VD về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
 - HS đọc yêu cầu BT.
 - Thảo luận nhóm, viết bài ra nháp.
 - Vài em nêu bài làm.
 - HS đọc yêu cầu bài 2.
 - HS làm bài cá nhân ra nháp. Một số HS làm trên phiếu.
 - Chữa bài trên phiếu.
 - Đọc to các động từ.
a) Các động từ: đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b) Các động từ: mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có.
 - Học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Quan sát tranh.
- Nghe phổ biến cách chơi.
 - Nhiều học sinh chơi.
 Chính tả (nghe- viết)
THỢ RÈN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai
( l/n ; uôn/uông ).
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận, trình bày khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
- Tranh minh hoạ cảnh 2 bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa.
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
22’
8’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc các từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi cho HS viết.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, y/c tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe viết.
 - GV đọc bài thơ Thợ rèn.
 - GV HDHS tìm và tập viết những từ ngữ khó.
 - Gọi 1 em đọc chú thích.
+ Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ?
+ Trình bày bài thơ như thế nào ?
 - GV đọc từng dòng.
 - GV đọc soát lỗi.
 - Chấm 10 bài, nhận xét.
HĐ 2. Hướng dẫn bài tập chính tả.
 - GV chọn cho học sinh làm bài 2a
 - Treo bảng phụ, gọi HS đọc y/c BT.
 - Cho HS làm bài vào vở.
 - Gọi HS chữa bài.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
3. Củng cố, dặn dò
 - GV khen ngợi những bài viết đẹp.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học thuộc những câu thơ trên.
 - 2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết
 vào nháp các từ do GV đọc
 - 1-2 em đọc lại.
 - Học sinh nghe mở sách.
 - Nghe đọc, theo dõi sách.
 - Viết từ khó.
 - 1 em đọc chú thích.
 + Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
+ Chữ đầu dòng viết hoa, viết sát lề.
 - Viết bài vào vở.
 - Đổi vở soát lỗi.
 - Nghe chữa lỗi.
 - Học sinh đọc y/c BT.
 - Làm bài đúng vào vở.
 - Đọc bài đúng.
 - Nghe nhận xét
Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích về tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
- GDKNS: Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc học tập để sử dụng thời gian có hiệu quả.
- Giáo dục hs biết tiết kiệm thời giờ, học tập đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các câu chuuyện về tiết kiệm tiền của.
- Mỗi hs có ba tấm thẻ: xanh, đỏ, vàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
10’
12
8’
4’
1. Kiểm tra:
- Liên hệ thực tế những việc làm tiết kiệm tiền của trong cuộc sống?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích - yêu cầu tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Kể chuyện“Một phút”.
* GV kể chuyện.
* Gọi HS kể hoặc đọc chuyện.
* Hỏi:
- Mi - chi - a có thói quen sử dụng thời giờ ntn?
- Chuyện gì xảy ra với Mi - chi - a trong cuộc thi trượt tuyết?
- Sau chuyện đó Mi - chi - a hiểu ra điều gì?
- Em có nhận xét gì việc sử dụng thời giờ của Mi - chi - a?
-> GV KL: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
HĐ 2: Xử lí tình huống( BT2)
- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1, 2: Điều gì xảy ra nếu HS đến phòng thi muộn?
+ Nhóm 3, 4: Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay điều gì sẽ xảy ra?
+ Nhóm 5, 6: Điều gì xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
- Gọi các nhóm trình bày KQ.
-> KL: Nếu ta không biết trân trọng thời giờ thì sẽ gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.
HĐ 3: Bày tỏ thái độ ( BT3)
- Chọn phương án tán thành hay không tán thành
a. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
b. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
c. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng một lúc.
d. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả.
-> Qua bài học này em học được gì?
3. Củng cố dặn dò:
- Liên hệ với bản thân một số việc làm tiết kiệm thời gian.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
- 2-3 hs nêu ý kiến.
- lớp nhận xét bổ sung.
* HS lắng nghe.
* 1 HS khá đọc câu chuyện “ Một phút”.
- Chưa tiết kiệm thời giờ.
- Về đích sau 1 phút.
- 1 phút cũng đáng quý.
- HS trả lời.
- Thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
+ Không thể vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
+ Người bệnh sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Nhận xét bổ sung (d là đúng), a, b, c -> Không tán thành.
-> Không tán thành.
-> Không tán thành.
-> Tán thành.
- Nêu bài học (SGK).
- HS liên hệ.
Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2013
Toán
Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT,
HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê - ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước; vẽ được một hình vuông biết độ dài của một cạnh ch trước.
- Rèn kĩ năng vẽ hình cho HS.
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận và khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ và ê - ke (cho GV và HS ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
3’
1’
8’
7’
15’
4’
1. Ổn định :
2.Kiểm tra:
- Kiểm tra ê ke, thước kẻ của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích, y/c tiết học.
b. Các hoạt động :
HĐ1 : Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm.
* Gv vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu theo các bước:
-Vẽ đoạn DC dài 4 dm.
-Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2dm.
-Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn CB =2dm.
- Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
* Cho HS vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm (như HD).
*HĐ 2 : Vẽ hình vuông có cạnh 3 dm.
- Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 dm.
* Có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng. Vì vậy cách vẽ tương tự như vẽ hình chữ nhật.
- Hướng dẫn cách vẽ và vẽ mẫu
+ Vẽ đoạn thẳng DC =3 dm
+ Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3dm
+ Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB =3 dm
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
Cho HS vẽ vào nháp.
Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
HĐ 3:Thực hành:
Bài 1 (54).
- Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3 cm.
- Tính chu vi hình CN trên.
Bài 1(55).
- Cho HS thực hành vẽ hình vuông có cạnh 4 cm.
- Tính chu vi và diện tích hình vuông trên. 
4. Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách vẽ hình chữ nhật , cách vẽ hình vuông.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS.
- Hát - sĩ số :
- HS chuẩn bị thước kẻ, ê-ke.
- HS theo dõi cách vẽ:
- Tập vẽ hình chữ nhật :
 A B
 2cm
 C 4 cm D
 - 1HS lên bảng vẽ.
HS theo dõi GV vẽ mẫu.
Tập vẽ hình vuông có cạnh 3cm.
 A B
 3dm 3dm
 D 3dm C
HS vẽ vào vở.
 1HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.
HS tính: 
Chu vi hình chữ nhật là:
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
 Đáp số: 16 cm
-Vẽ vào vở, 1 HS vẽ trên bảng.
+ Chu vi hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm)
Diện tích hình vuông là:
4 x 4 = 16 ( cm2)
 Đáp số: 16 cm; 16 cm2.
- 2 HS nêu.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
2. Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích.
3. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đề ra.
- Giáo dục HS tính tự tin, lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ chép sẵn đề bài TLV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
5’
8’
18’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc bài văn dã được chuyển thể từ trích đoạn kịch: Yết Kiêu.
- HD nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, y/c tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
 - GV gạch chân từ ngữ quan trọng.
HĐ 2: Xác định mục đích trao đổi, hình dung các câu hỏi sẽ có.
 - Gọi HS đọc gợi ý (SGK).
 - GV hướng dẫn xác định trọng tâm:
 + Nội dung trao đổi là gì ?
 + Đối tượng trao đổi là ai ?
 + Mục đích trao đổi để làm gì ?
 + Hình thức trao đổi là gì ?
HĐ 2: Thực hành trao đổi theo cặp.
 - Chia cặp theo bàn, y/c các cắp trao đổi.
- GV giúp đỡ từng nhóm.
- Thi trình bày trước lớp.
 - GV hướng dẫn nhận xét , đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
 - Yêu cầu nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi với người thân.
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh viết bài vào vở.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
 - 1 em đọc bài văn đã chuyển từ vở kịch Yết Kiêu thành chuyện.
 - 1 em kể câu chuyện
 - Nghe giới thiệu.
 - HS đọc thầm bài, 2 em đọc to.
 - Đọc từ GV gạch chân.
 - 3 em nối tiếp đọc 3 gợi ý.
 - Xác định trọng tâm:
 + Trao đổi về nguyện vọng học môn thêm môn năng khiếu của em.
 + Anh, chị của em.
 + Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng, giải đáp thắc mắc của anh, chị
 - Em và bạn trao đổi: Mỗi người đóng 1 vai.
 - Thảo luận để chọn vai.
 - Thực hành trao đổi.
 - Đổi vai.
 - HS thi đóng vai trước lớp.
- Lắng nghe trao đổi tích cực với các bạn.
 - Lớp nhận xét.
- 2 em nhắc lại
 Địa lý
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở TÂY NGUYÊN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
Học xong bài này học sinh biết:
 - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
 - Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
 - Dựa vào lược đồ( bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người Tây Nguyên.
 - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân Tây Nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở Tây Nguyên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1’
12’
18’
4’
1.Kiểm tra bài cũ :
- Tây Nguyên trồng cây công nghiệp gì? Phát triển chăn nuôi con gì?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, y/c tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ 1: Khai thác sức nước.
* Làm việc theo nhóm.
B1: Cho học sinh quan sát lược đồ.
 - Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
 - Tại sao sông ở T N lắm thác ghềnh?
 - Người dân TN khai thác nước để làm gì?
 - Hồ chứa nước có tác dụng gì?
 - Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li?
B2: Đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét và kết luận.
HĐ 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên.
* Làm việc theo từng cặp.
B1: Cho HS quan sát hình và đọc SGK
 - Tây Nguyên có những loại rừng nào?
 - Vì sao ở Tây Nguyên lại có rừng khác nhau?
 - Mô tả rừng dậm nhiệt đới và rừng khộp?
B2: HS trả lời
 - Nhận xét và kết luận
* Làm việc cả lớp:
 - Rừng Tây Nguyên có giá trị gì?
 - Gỗ được dùng làm gì? Quy trình sản xuất?
 - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
 - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
 - Nhận xét và kết luận.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học.
 - Học bài và sưu tầm tranh ảnh về Đà Lạt.
 - Hai học sinh trả lời.
 - Nhận xét và bổ xung.
* HS làm việc theo nhóm:
 Quan sát lược đồ, TLCH:
 - Có sông Xê Xan, Ba, Đồng Nai.
 - Sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau.
 - Khai thác sức nước để chạy tua bin sản xuất ra điện.
 - Hồ chứa để giữ nước hạn chế những cơn lũ bất thường.
* Vài học sinh lên chỉ trên lược đồ nhà máy thuỷ điện và 3 con sông chính.
 - Nhận xét và bổ xung
* Học sinh thảo luận cặp, TLCH:
 - Tây Nguyên có rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.
 - Do khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- HS mô tả hai loại rừng. 
- Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ.
 - Gỗ để sản xuất đồ dùng gia đình và xuất khẩu.
 - Mất rừng làm cho đất bị sói mòn, hạn hán lũ lụt tăng.
 - Cần tích cực bảo vệ và trồng thêm rừng.
Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS có thể :
Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Biết một số nguyên nhân khi tập bơi hoặc đi bơi.
Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
- Tranh ảnh trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
10’
12’
4’
1. Kiểm tra bài cũ :
- Cầ

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 9.doc