Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần: 7 - Tính chất giao hoán của phép cộng

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV nêu lại yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập.

- GV thu chấm nhanh 5 vở, nhận xét.

- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần: 7 - Tính chất giao hoán của phép cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết : Toán
 Lớp : 4
 Tuần: 7
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG 
I. Mục tiêu:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng, trong thực hành tính.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2. 
- HS yếu: Làm được bài tập 1 SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ví dụ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1/ Ổn định tổ chức:
- Cho lớp hát tập thể.
- Nhắc HS ổn định chỗ ngồi, giữ trật tự lớp học
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên làm lại bài tập 1a tiết trước:
Tính giá trị của c + d nếu: c=10 và d=25
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS, chữa bài, tuyên dương HS.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Trong tiết học trước chúng ta đã được học về biểu thức có chứa hai chữ, khi thay giá trị của hai chữ bằng các chữ số thì tính được giá trị của biểu thức đó. Vậy nếu chúng ta đổi vị trí các số đó trong biểu thức thì giá trị của biểu thức đó sẽ có thay đổi hay không. Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết vấn đề này.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng:
- GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học. 
- GV gọi một HS lên bảng GV nêu cho HS các giá trị của a và b để HS tính giá trị của a+b và b+a rồi so sánh giá trị của hai tổng này.
Ÿ Với a=20; b=30
- Yêu cầu HS nhận xét giá trị của hai biểu thức.
Ÿ Làm tương tự với các giá trị khác của a và b
- Yêu cầu HS nhận xét giá trị của a+b và b+a.
- GV viết bảng: a+b = b+a
- GV kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
- GV cho HS nêu lại, GV ghi bảng.
- GV chốt lại: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. Đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng.
- HS thực hiện.
- Một HS lên làm, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS lên làm theo yêu cầu của GV. Lớp tự làm vào giấy nháp.
Ÿ Nếu a=20; b=30 thì a+b=20+30=50 và 
b+a=30+20=50
- HS: a+b = b+a
- HS lên làm.
- Giá trị của a+b và b+a luôn bằng nhau.
- HS đọc lại.
- HS lắng nghe.
c. HD làm BT:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu lại yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập.
- GV thu chấm nhanh 5 vở, nhận xét.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo ba bảng nhóm viết sẵn bài tập 2, yêu cầu HS 3 tổ hợp thành 3 đội lên thi tiếp sức viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS nhận xét, chọn đội điền đúng và nhanh nhất.
- GV nhận xét, chữa bài:
a. 48+12 = 12+48 b. m+n = n+m
 65+297 = 297+65 84+0 = 0+84
 177+89 = 89+177 a+0 = 0+a = a
- GV nhận xét tinh thần đồng đội của các đội khi tham gia trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. (Điền đúng và nhanh nhất).
4/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS có thái dộ học tập tốt.
- Dặn HS về xem lại bài, tự làm các bài tập còn lại.
- Dặn HS xem trước bài: Biểu thức có chứa ba chữ.
- HS đọc đề bài tập.
- HS theo dõi.
- HS căn cứ vào phép cộng ở dòng trên để nêu kết quả dòng dưới.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi, chữa bài vào vở:
 a. = 847
 b. = 9385
 c. = 4344.
- HS đọc đề bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS tập hợp thành 3 đội lên thi tiếp sức.
- HS nhận xét, bình chọn.
- HS theo dõi, chữa bài.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
________________________

File đính kèm:

  • docToan 4 Tuan 3 Bai Tinh chat giao hoan cua phep cong.doc
Giáo án liên quan