Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 4 - Tiết 16 : So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên (tiếp)

- Giúp HS hiểu trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và xây dựng truyền thống nhà trường.

- GD HS lòng yêu trường, yêu lớp và lòng tự hào về truyền thống nhà trường.

- HS thực hiện một số công việc cụ thể để thể hiện tình cảm yêu trường, yêu lớp, xây dựng những nét đẹp của truyền thống nhà trường.

II- Chuẩn bị của GV:

 

doc45 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 4 - Tiết 16 : So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ghi nội dung đề bài.
 Dựa vào lời tóm tắt sau, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện : Đi tìm quả táo của người con hiếu thảo
“ Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ ước ao được ăn một quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cúng anh mang được quả táo về biếu mẹ.”
- Giúp HS phân tích kĩ đề văn 
- Hướng dẫn HS tưởng tượng ra những sự việc chính
- Giúp đỡ HS yếu viết bài 
- Nhận xét bổ sung câu chuyện của HS
- Chấm điểm một số bài. 
3. Củng cố dặn dò 
- Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa kể ?
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2HS trả lời
- Lớp nhận xét, đánh giá
- HS quan sát
- 3 học sinh đọc lời tóm tắt và yêu cầu đề bài đưa ra, lớp đọc thầm.
- 2 HS xác định tình tiết của truyện.
- 1 HS nêu yêu cầu bài văn 
- Dựa vào từng tình tiết của bài để tưởng tượng những hành động, việc làm, suy nghĩ của nhân vật cần thể hiện trong truyện.
- Tự viết vào vở theo trí tưởng tượng của bản thân, đặt mình vào vai người dẫn truyện.
- HS viết theo sự hướng dẫn của GV 
- HSG kể thêm về ý nghĩ của nhân vật người con trong câu chuyện của mình.
- Một số HS đọc câu chuyện của mình trước lớp
- HS khác nhận xét bổ sung 
- Một số HS trả lời 
- HS nghe
 Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2008
	 Toán
 	Tiết 20: Giây, thế kỉ
I- Mục tiêu:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian , biết mối quan hệ giữa giây và phút , giữa thế kỉ và năm .
- Xác định đúng giây và phút , xem giờ chính xác trên đồng hồ , xác định được một năm bất kì thuộc vào thế kỉ nào .
II- Đồ dùng dạy học: 
Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ , phút , giây .
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
A. KTBC : - HS 1: Đọc bảng đơn vị đo khối lượng .
	- HS 2,3: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 7yến3kg = ........kg	b) 4tạ5kg =.....yến.....kg
 4tấn3tạ = ..........kg	 97kg =.....yến.....kg
 15kg9dag = ........kg	 34kg5g =.....hg.....g
 9tấn5yến = .......tạ.....kg	 6kg8dag =......hg.....g
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp.
2.a Giới thiệu về giây, thế kỉ:
- Giáo viên dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây 
- Giáo viên giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho học sinh quan sát sự chuyển động của nó và nêu :
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là một giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng là 1 phút tức là 60 giây.
- Giáo viên viết lên bảng : 1 phút = 60 giây.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh cảm nhận thêm về giây.
- Giáo viên hỏi thêm học sinh : " 60 phút = mấy giờ ?", 60 giây = mấy phút ?"
b. Giới thiệu về thế kỷ.
- Giáo viên giới thiệu đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ. 
- Giáo viên viết lên bảng : một thế kỷ = 1 trăm năm.
- Giáo viên giới thiệu : bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ 1, từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ 2.
GV hỏi thêm : năm 1975 thuộc thế kỷ nào ?, năm nay thuộc thế kỷ nào ? 
Lưu ý học sinh người ta hay dùng số la mã để ghi tên thế kỷ. Ví dụ : thế kỷ 20 là XX.
3. Thực hành :
Bài 1 : Học sinh đọc đề bài tự làm rồi chữa
Lưu ý : GV cho học sinh tính nhẩm rồi ghi kết quả cuối cùng vào chỗ chấm, VD : 
	1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3 : HSK-G tự làm bài - GV nhận xét chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
Tập làm văn
Tiết 8: luyện tập xây dựng cốt truyện
I- Mục tiêu:
- HS nắm được cách tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề câu chuyện .
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề câu chuyện .
- HS có ý thức nói và viết có đầu , có cuối .
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. KTBC 
- Một HS nêu lại nôi dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước .
- Một HS kể lại câu truyện Cây khế 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện. 
a. Xác định yêu cầu của đề bài 
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài .
- GV cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quạn trọng : tưởng tượng , kể lại vắn tắt , ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con , bà tiên .
b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2 . Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Một vài HS nối tiếp nhau nói về chủ đề câu chuyện em lựa chọn .
c. Thực hành xây dựng cốt truyện 
- HS làm việc cá nhân , đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2.
- Một HS giỏi làm mẫu , trả lời lần lượt các câu hỏi .
- HS làm việc theo cặp .
- HSK-G thi kể trước lớp .
- GV nhận xét .
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình .
3. Củng cố dặn dò 
- Gọi 1-2 HS nói cách xây dựng cốt truyện . 
- GV nhận xét tiết học .
- GV nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân .
- Chuẩn bị bài sau : Viết thư .
Tiếng việt (BD)
	Tiết 20: ôn tập về xây dựng cốt truyện
I- Mục tiêu:
	- Giúp HS ôn tập về cốt truyện, luyện tập xây dựng cốt truyện.
 - HS làm được bài tập tuỳ theo từng đối tượng hs.
II. Đồ dùng dạy – học
 VBTTV, Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4
II- Cách tiến hành:
Đối với HS TB- Y: 
YC các em đọc lại Ghi nhớ trang 42 để nhớ lại thế nào là cốt truyện. Sau đó cho HS làm bài trong VBTTV trang 27.
Đối với HS K- G: 
YC các em làm bài trong VBTTV trang 27. Sau đó các em làm bài tập bổ sung trong Bài tập trắc nghiệm TV 4.
Trong khi HS làm bài, GV theo dõi và giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Chấm điểm 1 số bài.
Tổng kết bài, nhận xét lớp, nhắc HS về nhà ôn lại bài.
Luyện chữ
Tiết 4: Bài 4: đêm trăng trên hồ tây
I. MụC TIÊU
- Giúp học sinh hiểu nội dung , viết đúng , viết đẹp đoạn trong bài Đêm trăng trên Hồ Tây
- HS có ý thức luyện chữ đẹp.
- Giáo dục HS thích môn học.
II. Đồ DùNG 
Vở luyện chữ đẹp 4 quyển 1 và quyển 2.
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn hs viết bài.
- Gọi hs đọc bài trong vở
- Yêu cầu hs tìm những từ khó viết, dễ viết sai.
- Bài viết gồm mấy câu? Sau mỗi dấu chấm chúng ta phải viết như thế nào?
- Yêu cầu hs tìm những từ khó viết, dễ viết sai.
- GV hướng dẫn trong bài viết có chữ hoa Đ,H, T được viết lại nhiều lần. Yêu cầu HS nhắc lại cách viết .
- Yêu cầu hs nêu nội dung bài
- Cho HS viết bài. GV theo dõi, uốn nắn , nhắc hs ngồi viết đúng tư thế.
- Chấm 5 đến 7 bài , nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu hs nào chưa viết xong về nhà hoàn thành bài ở quyển 2.
- Hs chú ý lắng nghe
2 hs đọc bài, lớp đọc thầm
HS tìm và viết vào giấy nháp.
HS quan sát trả lời.
1, 2 hs nhắc lại cách viết. 
HS viết bài. Chú ý viết theo mẫu.
- 2, 3 hs nêu.
Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn
sinh hoạt
Tiết 4: Nhận xét tuần 4– phương hướng tuần 5
Gdatgt: Bài 6: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
A. Mục tiêu
- HS biết các phương tiện giao thông trên các đường đi. Biêt thế nào là an toàn khi đi trên các phương tiện ấy.
- Có ý thức và thói quen đi an toàn trên các phương tiện giao thông. 
- Nhận xét những ưu , khuyết điểm của tuần 4, nêu phương hướng của tuần 5.
B. các hoạt động dạy- học
I. GDATGT: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- GV nêu cách đi an toàn trên các phương tiện giao thông- HS chú ý lắng nghe
- HS nối tiếp nêu lại
- GD hs luôn chấp hành luật giao thông.
II. Sinh hoạt lớp.
1. Lớp trưởng điều hành:
 - Báo cáo kết quả hoạt động trong tuần 4 .
 - ý kiến đóng góp của các tổ và các thành viên trong lớp.
 - Bình bầu thi đua :cá nhân xuất sắc, tổ xuất sắc.
2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung. 
 - Duy trì tốt sĩ số, đi học đều đúng giờ.
 - Có nhiều cố gắng trong học tập.
 - Các hoạt động duy trì tốt: xếp hàng nhanh, vệ sinh sạch sẽ.
 - Hăng hái phát biểu xây dựng bài ( Hiển, Đăng Long, Bá Long, Lan Anh) 
 Một số tồn tại :
 - Vẫn còn hiện tượng nói tục.
 - Một số học sinh chưa tự giác học bài cũ: Nhung, Thịnh.
 - Trực nhật lớp chưa đều.
 - Chữ viết chưa đẹp , còn chưa cẩn thận khi viết: Ban, Ngọc.
 3) Phương hướng tuần 5 .
 - Tiếp tục duy trì các nền nếp .
 - Rèn luyện ý thức tự giác học tập , rèn chữ viết.
 - Tích cực lao động vệ sinh, trực nhật lớp.
 - Tự giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
 - Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ.
 - Thi đua học tốt chào mừng ngày 20/10
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiết 5: Sinh hoạt theo chủ điểm: Truyền thống nhà trường.
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và xây dựng truyền thống nhà trường.
- GD HS lòng yêu trường, yêu lớp và lòng tự hào về truyền thống nhà trường.
- HS thực hiện một số công việc cụ thể để thể hiện tình cảm yêu trường, yêu lớp, xây dựng những nét đẹp của truyền thống nhà trường.
II- Chuẩn bị của GV:
Dự kiến công việc: quét dọn sân trường, chăm sóc các bồn hoa cây cảnh.
Dự kiến thời gian: 1 tiết học.
Dự kiến phương tiện, CSVC: dụng cụ LĐ: chổi, xảo, hót rác, xô.
Dự kiến địa điểm: trên sân trường.
Dự kiến người thực hiện:
Quét dọn khu sân trường: tổ 1, 2; Lớp phó LĐ theo dõi chung.
Chăm sóc khu bồn hoa cây cảnh: tổ 3 ; Lớp trưởng theo dõi chung.
III- Lớp HS lập kế hoạch, giao nhiệm vụ:
	GV cho HS tự lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, cá nhân. Các em sẽ thảo luận và quyết định về:
Lớp ta sẽ tham gia thực hiện những công việc gì?
Ai sẽ tham gia từng công việc đó?
Khi nào thì tiến hành, ở đâu?
Cần chuẩn bị những gì về CSVC?
IV- Bước thực hiện:
	Theo nhiệm vụ được giao, các tổ, nhóm, cá nhân HS thực hiện công việc của mình và thường xuyên báo cáo với lớp về tình hình, mức độ thực hiện, những thuận lợi và khó khăn, những ý kiến đề nghị. Ban cán sự lớp theo dõi viẹc thực hiện của tổ, nhóm, cá nhân, giúp đỡ các bạn khi cần thiết.
V- Tổng kết đánh giá: GV cùng tổng kết đánh giá về:
- Những công việc được tổ chức tốt theo kế hoạch- nguyên nhân.
- Những công việc không được tổ chức tốt – nguyên nhân.
- Bài học kinh nghiệm .
- Khen ngợi những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện tốt.
	Khoa học
	Tiết 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
	( Đ/ c Quyến dạy)
	Chiều 	Kĩ thuật
	Tiết 4: Khâu thường
I- Mục tiêu:
+ HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
+ Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo vạch đường dấu.
+ Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II- Đ D D- H:
-Tranh quy trình khâu thường.
- Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên vải khác màu.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Mảnh vải sợi bông trắng có kích thước 20cm x 30cm.
+ Len khác màu vải.
+ Kim khâu len, thước, kéo, phấn vạch.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1- KTBC: kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS.
2- Bài mới: giới thiệu bài ( trực tiếp)
Hoạt động 1: GV HD quan sát và nhận xét mẫu.
* GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn.
* HD HS quan sát mặt phải, mặt trái của mũi khâu thường, kết hợp với quan sát ình 3a, 3b (SGK) để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
* GV bổ sung và kết luận đặc điểm của đường khâu mũi thường:
+ Đường khâu mũi thường ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
+ Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
* GV nêu vấn đề: Vậy thế nào là khâu thường?
* GV gọi HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ để kết luận HĐ 1.
Hoạt động 2: GV HD thao tác kĩ thuật .
a) GV HD HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
* HD HS quan sát hình 1 (SGK) để nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu. GV nhận xét và HD thao tác theo SGK.
* HD HS quan sát hình 2a,2b (SGK) và gọi 1 HS nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu
* HD HS thực hiện một số điểm cần lưu ý:
- Khi cầm vải, lòng bàn tay trái hướng lên trên và chỗ sắp khâu nằm gần đầu ngón tay trỏ ( cách khoảng 1cm). Ngón cái ở trên đè xuống đầu ngón trỏ để kẹp đúng vào đường dấu.
- Cầm kim chặt vừa phải, không nên cầm chặt quá hoặc lỏng quá sẽ khó khâu.
- Chú ý giữ an toàn khi thao tác để tránh kim đâm vào ngón tay hoặc vào bạn bên cạnh.
* Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa HD.
-> Chốt: cách cầm vải, cách cầm kim khi khâu, cách lên kim và xuống kim.
b) GV HD thao tác kĩ thuật khâu thường.
* GV treo tranh quy trình, HD HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
* HD HS quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.
* Gọi HS đọc phần b, mục 2.
* GV HD hai lần thao tác kĩ thuật khâu mũi thường:
+ Lần 1 HD chậm từng thao tác có kết hợp giải thích.
+ Lần 2 HD nhanh hơn toàn bộ các thao tác.
- GV nêu câu hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần phải làm gì?( QS hình 6a,b,c)
- HD thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
* GV HD HS thực hiện một số điểm cần lưu ý:
+ Khâu từ phải sang trái (nếu thuận tay trái thì khâu từ trái sang phải.)
+ Trong khi khâu, tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên, xuống mũi kim.
+ Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu. Không dứt hoặc dùng răng cắn đứt chỉ.
* Gọi HS đọc phần Ghi nhớ cuối bài.
* Thời gian còn lại cuối tiết, GV tổ chức cho HS tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li. HS tập khâu mũi khâu thường cách đều nhau 1 ô trên giấy kẻ ô li.
3. Củng cố, dặn dò: 
 GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị giờ sau thực hành khâu thường.
Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2007
	Sáng	Ngoại ngữ
	 ( GV chuyên dạy)
Toán
	Tiết 18: Yến, tạ, tấn
I. Mục tiêu :
- Nhận biết về độ lớn của tấn, tạ ,yến ; mối quan hệ giữa yến , tạ ,tấn và kg .
- Chuyển đổi đơn vị đo khối lượng ( chủ yếu từ đơn vị lớn hơn ra đơn vị nhỏ). Thực hiện phép tính với các số đo khối lượng ( trong phạm vi đã học ) .
- Yêu thích môn học , vận dụng trong cuộc sống .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
A KTBC : *Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
HS 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống trong dãy số:
	a) 4560; 4570; ......;.......;........;..........;
	b) 45700; 45800; ..........;............;............;............;
HS 2: Tìm x, biết 120 < x < 150
	a) x là số chẵn
	b) x là số lẻ
	c) x là số tròn chục.
	* Kiểm tra VBTT của một số HS khác.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến , tạ ,tấn .
a. Giới thiệu đơn vị yến: 
- GV cho HS nêu lại các đơn vị đo đã học : kg , g .
- GV giới thiệu : để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục kg người ta dùng đơnvị đo là yến. 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg. 
- GV viết bảng 1 yến = 10 kg .
- Cho HS đọc : 1 yến = 10 kg , 10 kg = 1 yến .
- GV có thể hỏi HS : Một người mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo ? Mẹ mua 50 kg cám gà tức là mua bao nhiêu kg cám gà?..
b. Giới thiệu đơn vị tạ , tấn : tương tự như trên .
3. Thực hành :
Bài 1 : GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài rồi tự làm bài .
- GV cùng HS chữa bài .
-> Chốt: BT này giúp các em tập ước lượng khối lượng của 1 số con vật trong thực tế. 
Bài 2 : Gọi HS đọc đề bài rồi từ làm. Chữa bài:
GV hướng dẫn HS làm chung một câu như sau : 5 yến = ......kg 
(Trước hết cho HS nêu 1 yến = 10 kg từ đó nhẩm được 5 yến = 1 yến x5 = 10 kg x 5 = 50 kg . vậy 5 yến = 50 kg ). Không cần trình bày bước tính trung gian.
- HS làm bài vào vở 
Bài 3 : Cho HS làm bài rồi chữa .
Bài 4 : - HS tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài .
- GV lưu ý HS trước hết phải đổi : 3 tấn = 30 tạ 
4 . Củng cố , dặn dò:
- Hỏi: + Bao nhiêu kg thì bằng1 yến, bằng1 tạ, bằng1 tấn?
	+ 1 tạ bằng bao nhiêu yến? 1 tấn bằng bao nhiêu tạ? 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà làm lại bài 4. 
	Mĩ thuật
	Tiết 4: Vẽ trang trí: Hoạ tiết trang trí dân tộc
	( GV chuyên dạy).
Địa lí
Tiết 4: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
( GV chuyên dạy).
Sinh hoạt
	Tiết 4: Nhận xét tuần 4. Phương hướng tuần 5.
I- Nhận xét các hoạt động trong tuần về:
- Hoạt động học tập: Do lớp phó học tập phụ trách chung báo cáo trước lớp.
- Hoạt động lao động và vệ sinh: Do lớp phó lao động phụ trách chung báo cáo.
- Hoạt động văn nghệ- thể dục thể thao: Do lớp phó văn nghệ phụ trách chung báo cáo.
- Hoạt động và phong trào thi đua của lớp: Do lớp trưởng phụ trách báo cáo.
- Kết quả chấm VSCĐ tháng 9: GV thông báo kết quả đã theo dõi trong sổ chủ nhiệm.
II- Phổ biến nhiệm vụ tuần tới:
Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp của lớp như nề nếp học tập, lao động vệ sinh, hoạt động Đội- sao.
Phát huy truyền thống nhà trường nêu cao tinh thần học tập tốt, rèn luyện bản thân và tinh thần tự giác tích cực học tập, lao động, tập luyện thể dục thể thao.
khoa học
tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức :- Nắm được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn .
- Nắm được nhóm thức ăn cần ăn đủ , ăn vừa phải , ăn có mức độ , ăn ít và ăn hạn chế .
2. Kĩ năng : - Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn , nói được tên các nhóm thức ăn .
3. Thái độ : Có ý thức ăn đủ chất đủ lượng để đảm bảo sức khoẻ .
ii. đồ dùng dày học 
- Hình 16 ,17 SGK 
- Tranh ảnh các loại thức ăn .
iiicác hoạt động dạy học
A. KTBC
? Hãy nêu vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi-ta- min , chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể người ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Hoạt động 1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối h[pj nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món 
- Mục tiêu : Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thuyên thay đổi món .
- Cách tiến hành :
+ Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ?
+ Bước 2 : làm việc cả lớp 
Kết luận Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau . Không một loại thức ăn nào dù chưă nhiều chất dinh dưỡng đên đau cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể . Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng đầy đủ nhu câù dinh dưỡng đa dạng , phức tạp của cơ thể mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn .
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối 
- Mục tiêu : Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ , ăn vừa phải ,ăn có mức độ , ăn ít và ăn hạn chế .
- Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc cá nhân 
Bước 3: Làm việc theo cặp 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường ,vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ . Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ănchứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ . Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối .
Hoạt động 3 : Trò chơi đi chợ 
- Mục tiêu : Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ .
- Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : GV hướng dẫn cách chơi .
GV cho HS thi kể về những đồ ăn thức uống hàng ngày .
+ Bước 2 : HS chơi như đã hướng dẫn .
+ Bước 3 : HS báo cáo trước lớp .
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về nội dung tháp dinh dưỡng .
luyện từ và câu
luyện tập về từ ghép và từ láy
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức :
- Nắm được mô hình cấu tạo từ ghép , từ láy để nhận ra từ ghép , từ láy trong câu , trong bài .
2. kĩ năng : 
- Xác định đúng từ ghép , từ láy trong câu văn , trong bài văn .
3. Thái độ : ý thức sử dụng từ ghép và từ láy .
ii. đồ dùng dạy học 
- Một số quyển từ điển 
- Bút màu 
iii. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC 
? Thế nào là từ ghép ? Cho VD ?
? Thế nào là từ láy ? Cho VD ? 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
- Một HS đọc nội dung BT1 .
- Cả lớp đọc thầm suy nghĩ . Phát biểu ý kiến . GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2 
- HS đọc nội dung BT2 .
- GV : Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có hai loại : 
+ Từ ghép có nghĩa phân loại .
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp .
- HS làm bài .
- HS trình bày kết quả . GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 3 
- Một HS đọc nội dung bài tập 3 .

File đính kèm:

  • doctuan 3bo.doc