Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 2 - Tiết 6: Các số có sáu chữ số

Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.

-Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.

-Biết viết số thành tổng theo hàng.

II. Đồ dùng dạy- học:

- GV: Một bảng phụ đó kẻ sẵn như phần đầu bài học (chưa viết số.)

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 2 - Tiết 6: Các số có sáu chữ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 )
- HS yêu thích học toán
II.Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng cài, các tấm ghi các chữ số (bảng từ)
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
2.Bài mới: 
*HĐ1: Ôn lại các hàng
- GV cho HS ôn lại các hàng đã học, mối quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề.
- GV viết số: 825 713, yêu cầu HS xác định các hàng & chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào. GV cho HS đọc thêm một vài số khác.
* HĐ2: Thực hành
Bài tập 1:GV yêu cầu HS tự làm
Gọi 2 HS lên bảng, 1 em đọc số, 1 em viết số.
- Nhắc lại cách đọc số: Đọc từ trái sang phải.
Bài tập 2:GV cho HS đọc các số
GV cho HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của từng số đã cho. 
Bài tập 3:GV cho HS tự làm. Sau đó cho 2 HS lên bảng ghi số của mình 
Bài tập 4: GV cho HS tự nhận xét quy luật viết tiếp các số trong từng dãy số, tự viết các số sau đó thống nhất kết quả. 
* HĐ2: Củng cố-Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài: Hàng & lớp.
HS nêu tên các hàng
HS xác định mối quan hệ giữa các hàng
- HS nối tiếp trả lời.
- HS làm bài
HS sửa & thống nhất kết quả
- HS đọc số: 2 453; 65 243 ; 762 543.
- Nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số.
 HS nhận xét
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng chữa.
HS nhận xét.
- HS nêu quy luậtt từng dãy số:
a) Hai số liên tiếp hơn kém nhau 100000.
b) Hai số liên tiếp hơn kém nhau 10000
c) Hai số liên tiếp hơn kém nhau 100.
d) Hai số liên tiếp hơn kém nhau 10.
e) Hai số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
- Viết tiếp 3 số hạng còn thiếu vào dãy số:
a) 300 000; 400 000; 500 000; 600 000
b) 350 000; 360 000; 370 000; 380 000
c) 399 000; 399 100; 399 200; 399 300
d) 399 940; 399 950; 399 960; 399 970
HS nhận xét
_________________________________
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu: 
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm”Thương người như thể thương thân”.
- Nắm được cách dùng các từ có tiếng’’Nhân”theo hai nghĩa khác nhau BT2,3.
- Học sinh khá giỏi làm được BT4.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 
- HS : chuẩn bị giấy làm phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
- GV nhận xét
2. Bài mới:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
 - GV treo bảng phụ 
- GV nhận xét, chốt đáp án
Bài tập 2:
 - HD học sinh làm bài tập
 - GV nhận xét 
 - Chốt lời giải đúng, ghi bảng.
Bài tập 3
- GV nhận xét, ghi nhanh 1 số câu hay lên bảng.
Bài tập 4
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
*HĐ2: Củng cố-Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Học thuộc các câu tục ngữ và chuẩn bị bài sau
 - 2 em lên bảng lớp viết bảng con tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần có:
 a. 1 âm(cô, bố, mẹ)
 b. 2 âm(bác, cậu)
- HS mở sách.
 - 1em đọc yêu cầu
 - Từng cặp trao đổi, làm nháp
 - Đại diện nhóm chữa bài
 - Lớp chữa bài đúng vào vở.
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - Trao đổi thảo luận cặp
 - Ghi nội dung vào phiếu
 - Đại diện ghi kết quả.
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS làm bài cá nhân vào VBT
 - Lần lượt nhiều em đọc. Lớp nhận xét
- 2 em đọc yêu cầu
- Chia lớp thành nhóm 3 HS, thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả
________________________________________
Thể dục
QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG.
TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG NHANH
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu làm các động tác đúng kỹ thuật, đều đẹp đúng với khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Thi xếp hàng nhanh ”. Yêu cầu học sinh biết chơi đúng luật, trật tự nhanh nhẹn và hào hứng trong khi chơi.
- HS yêu thích môn học
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện:Còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
 - Cho Hs tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số 
- HD HS khởi động.
- Trò chơi: tìm người chỉ huy
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản
 a.Đội hình đội ngũ
 - Cho học sinh ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng
 - GV điều khiển tập hai lần và nhận xét
 - Chia tổ cho học sinh tập luyện
 - Quan sát nhận xét và sửa sai
 - Tổ chức các tổ thi đua trình diễn
 - Nhận xét những sai xót
 - Cho cả lớp tập lại
 b. Trò chơi vận động
 - GV nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi
 - Hướng dẫn học sinh chơi thử
 - Tổ chức cho học sinh chơi
 - GV theo dõi và nhận xét
3. Phần kết thúc:
 - GV hệ thống bài
 - Nhận xét đánh giá giờ học 
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hành luyện tập hai lần
 - Các tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển
- Lần lượt các tổ trình diễn
 - Thực hành tập lại hai lần
 - Học sinh theo dõi
 - Thực hành chơi
- Học sinh thực hành làm các động tác
 - Tập hợp lớp và lắng nghe
____________________________________
Khoa học 
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp)
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết :
-Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
-Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Bảng nhóm ghi câu hỏi( Thay phiếu học tập). Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ”.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thày
Hoạt động học của trò
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
 * HĐ1: Làm việc với phiếu học tập.
Bước 1 : GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 31.
Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với trước lớp.
- GV chữa bài.
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
- Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể?
Kết luận: Như SGV trang 32
* HĐ2:Mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất ở người.
Bước 1 : GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi - GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 2 : Trỡnh bày sản phẩm
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Bước 3: GV yêu cầu các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. 
Bước 4 :Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGV trang 34
Kết luận
* HĐ3: Củng cố- Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
- HS làm việc với phiếu học tập.
- Một vài HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.
- Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- Cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, cơ quan bài tiết, cơ quan tuần hoàn
- HS nhận bộ đồ chơi.
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm trình bày
- 1 HS đọc.
______________________________________
Tập làm văn
 KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu:
- HS hiểu hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật(ND ghi nhớ).
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật(Chim Sẻ , Chim Chích); bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy- học 
 GV: - Bảng phụ chép câu hỏi của phần nhận xét, ghi nhớ.
 - 9 băng giấy chép 9 câu văn ở phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- GV nhận xét
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài 
*HĐ1. Phần nhận xét
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- GV treo bảng phụ + HD trả lời
+ Nêu hành động của cậu bé?
+ Hành động của cậu bé nói điều gì?
- GV giúp đỡ nhóm chậm .
- GV nhận xét và ghi ý đúng
*HĐ2.Phần ghi nhớ
 - GV dùng bảng phụ khắc sâu ghi nhớ.
*HĐ3.Phần luyện tập 
 - Gắn từng băng giấy lên bảng
 - Điền từ vào câu
 - Yêu cầu sắp xếp lại 
 *HĐ4.Củng cố-Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
 - 1em trả lời thế nào là kể chuyện?
 - 1em nói về nhân vật trong truyện.
 - Nghe giới thiệu, mở sách.
- HS đọc truyện: Bài văn bị điểm không.
 - 2 em đọc lại toàn bài.
 - Lớp nghe, đọc thầm.
 - HS trao đổi cặp theo bàn và trình bày
 - HS nhận xét, bổ sung
- Đại diện các nhóm giải thích
 - 2 em nối tiếp đọc ghi nhớ 
 - HS nghe, liên hệ .
 - 1em đọc nội dung 
 - HS lần lượt điền từ vào từng câu.
 - Vài em thực hiện .
 - 1em kể chuyện theo thứ tự đã xếp.
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2011
Toán
HÀNG VÀ LỚP
I. Mục tiêu:
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn.
-Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
-Biết viết số thành tổng theo hàng.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Một bảng phụ đó kẻ sẵn như phần đầu bài học (chưa viết số.)
III.Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
2.Bài mới: 
* HĐ1. Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
-Yêu cầu HS nêu tên các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết vào bảng phụ.
- GV giới thiệu các lớp: lớp đơn vị, lớp nghìn.
 Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
 Lớp nghìn gồm những hàng nào?
- Yêu cầu vài HS nhắc lại.
Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút.
*HĐ2. Thực hành
Bài tập 1:GV yêu cầu HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK
- GV cho HS nêu kết quả còn lại. 
- KL:Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó đứng ở hàng nào.
Bài tập 2:
- GV viết số 46 307 lên bảng. Chỉ lần lượt vào các chữ số 7,0,3,6,4 yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng. Cho HS nêu : Trong số 46 307, chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. HS làm tiếp các ý còn lại. 
- GV cho HS xác định hàng và lớp của chữ số 6 HS làm tương tự. 
Bài tập 3:
HS làm theo mẫu
*HĐ2. Củng cố - Dặn dò: 
- Thi đua viết số có sáu chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó.
- Nhắc HS chuẩn bị bài: So sánh số có nhiều chữ số.
- HS nêu.
HS nghe & nhắc lại
- Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS nhắc lại.
- HS phân tích và nêu kết quả:
- Số 38 753 chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700
- HS làm bài
HS nhận xét
- HS thực hiện số 38 753 chữ số 6 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn nên giá trị của chữ số 6 là 6000.
- HS làm bài vào vở.
___________________________________
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
-So sánh được các số có nhiều chữ số 
-Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Giáo dục tính cẩn thận khi học toán
II. Đồ dùng dạy- học: 
- HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
2.Bài mới: 
* HĐ1. So sánh các số có nhiều chữ số.
a.So sánh các số có số chữ số khác nhau.
- GV cho HS lấy ví dụ 2 số có số chữ số khác nhau rồi so sánh.
Yêu cầu HS nêu lại nhận xét: trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó nhỏ hơn.
b. So sánh các số có số chữ số bằng nhau.
- GV cho HS lấy ví dụ 2 số có số chữ số bằng nhau rồi so sánh.
- KL: So sánh giá trị các chữ số cùng hàng.
* HĐ2.Thực hành
Bài tập 1:Yêu cầu HS tự làm bài & giải thích lại tại sao lại chọn dấu đó.
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu lại đầu bài. 
- Muốn tìm được số lớn nhất trong các số đã cho chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài, giải thích tại sao lại chọn số đó.
Bài tập 3: Nêu yêu cầu bài tập? 
- Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
 - Nhận xét, chữa bài.
* HĐ2.Củng cố - Dặn dò: 
- Thi đua so sánh số
- Nhắc HS chuẩn bị bài: Triệu & lớp triệu
- HS lấy VD 2 số có số chữ số khác nhau
HS so sánh.VD: 567 < 1234
- HS nhắc lại
- HS lấy VD: 
- HS so sánh, điền dấu.Giải thích cách so sánh.
- Vài HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS điền dấu & tự nêu cách làm.
- Tìm số lớn nhất trong các số đã cho.
- So sánh các số đó với nhau
HS nhắc lại cách so sánh các số.
HS làm vở, đọc số lớn nhất và giải thích.
-HS nêu: Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn.
- So sánh các số đó với nhau
HS làm vở, 1HS lên bảng chữa.
______________________________________
Thể dục
ĐỘNG TÁC QUAY SAU. TRÒ CHƠI: NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay phải, quay trái, đi đều. Yêu cầu động tác đều đúng với khẩu lệnh.
- Học kỹ thuật động tác quay sau. Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay người, động tác quay sau.
- Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh. Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, trật tự hào hứng trong khi chơi.
- HS có ý thức trong khi luyện tập.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi
III. Nội dung và phương pháp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
 - GV nhận lớp
 - Phổ biến nội dung yêu cầu học
 - Tổ chức khởi động
2. Phần cơ bản
 a.Đội hình đội ngũ
 - Ôn quay phải, quay trái, đi đều
 - GV điều khiển lớp tập hai lần
 - GV quan sát và sửa sai
 - Chia tổ cho học sinh tập luyện
 - Hướng dẫn học sinh học kỹ thuật động tác quay sau
 - GV làm mẫu động tác hai lần
 - Cho học sinh làm thử
 - Nhận xét và sửa sai
 - Tổ chức cả lớp tập luyện
 - Nhận xét và sửa sai
 - Chia tổ tập luyện
b.Trò chơi vận động:
 - GV tập hợp lớp theo đội hình chơi, nêu tên và giải thích cách chơi
- Hướng dẫn học sinh chơi thử
- Tổ chức cho học sinh chơi
- Cho HS chơi thi đua theo tổ
- Quan sát và biểu dương tổ làm tốt
3. Phần kết thúc
 - Tổ chức cho học sinh thả lỏng
 - GV hệ thống bài và nhận xét giờ 
 - Tập hợp lớp và báo cáo
 - Lắng nghe và theo dõi
- Khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại
 - Học sinh thực hành tập hai lần
 - Các tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng
 - Học sinh theo dõi
 - Học sinh thực hành tập thử
 - Học sinh thực hành tập
 - Các tổ luyện tập
 - Cả lớp thực hành
- Một nhóm chơi mẫu
- Cả lớp cùng chơi
- Thi đua chơi xem đội nào tốt nhất
- HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp
 - Tập hợp lớp và lắng nghe
______________________________________
Tập đọc
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I.Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu,thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.Trả lời các câu hỏi sgk
- Học thuộc lòng 10 dòng đầu hoặc cuối bài thơ.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV:Bảng phụ viết câu, đoạn thơ luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Gọi 3 HS đọc bài và trả lời: Em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: SGV(63)
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
*HĐ1.Luyện đọc
 - Đọc nối tiếp đoạn
 - GV uốn nắn cách phát âm, sửa lỗi
 - Giúp HS hiểu từ mới
 - Luyện đọc cặp
 - Đọc cả bài
 - GV đọc diễn cảm cả bài
*HĐ2.Tìm hiểu bài 
Tổ chức đọc, trả lời câu hỏi
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ?
+ Bài thơ gợi cho em nhớ truyện cổ nào?
+ GV nêu ý nghĩa 2 truyện cổ đó ?
+ Tìm thêm những truyện cổ khác của VN có nội dung như vậy.
+ Em hiểu ý 2 câu thơ cuối thế nào?
*HĐ3.Hướng dẫn đọc diễn cảm- HTL
 - GV HD đọc diễn cảm đoạn 1và2.
 - Treo bảng phụ
- GVnhận xét 
*HĐ4.Củng cố-Dặn dò:
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học 
-Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”và trả lời
 - Lớp nhận xét
 - Nghe giới thiệu, mở sách
 - Quan sát tranh SGK.
 - HS nối tiếp đọc bài thơ (2 lượt)
 - HS luyện phát âm.
 - 1em đọc chú giải
 - HS luyện đọc theo cặp
 - 2 em đọc cả bài. 
 - HS lắng nghe
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- 2-3 em nêu tên truyện cổ
 - Lớp nhận xét
 - HS nêu 
 - HS nhận xét, bổ sung
- 3 em nối tiếp nhau đọc bài thơ .
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Vài em đọc diễn cảm đoạn 1-2.
- Luyện đọc thuộc theo dãy, bàn.
- Thi đọc thuộc đoạn, cả bài.
_______________________________________
 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
- Kể lại bằng ngôn ngữ của mình chuyện: Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- HS :Đọc bài thơ ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - GV nhận xét.
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: SGV(61)
*HĐ1. Tìm hiểu câu chuyện
- GV đọc diễn cảm bài thơ
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Bà lão sinh sống bằng nghề gì?
+ Thấy Ốc đẹp bà làm gì?
+ Trong nhà bà xảy ra chuyện gì?
+ Bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
*HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện.
+ Thế nào là kể bằng lời của em?
a.Kể chuyện theo cặp
b. Thi kể chuyện
- GV nhận xét, ghi điểm
*HĐ3. Củng cố-Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Tập kể lại câu chuyện cho mọi người 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 em nối tiếp kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể sau đó nêu ý nghĩa của câu chuyện.
 - Nghe giới thiệu- mở sách
 - HS nghe, quan sát tranh.
 - 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn 
- HS nối tiếp trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
- HS nêu yêu cầu 
 + Em đóng vai người kể không phải đọc thuộc bài thơ
 - 2 HS trong bàn tự kể cho nhau nghe theo gợi ý câu hỏi
- Trao đổi – nêu ý nghĩa câu chuyện
- HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện và nêu ý nghĩa
 - Lớp nhận xét và bầu bạn kể hay nhất
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011
Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu. Biết đọc, viết các số đến lớp triệu. Làm bt 1,2,3.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
 II.Đồ dùng dạy- học: 
 - GV: Bảng phụ kẻ các lớp, hàng như SGK.
- HS: bảng con.
III.Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
2.Bài mới: 
* Giới thiệu-ghi bài.
* HĐ1.Giới thiệu lớp triệu gồm: hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn
- GV giới thiệu mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, viết là( đóng khung số 1000 000) trên bảng.
- Đếm xem 1 triệu có tất cả mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0?
- Tương tự với 10 triệu và 100 triệu
- Kể tên các hàng mới học? Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp đó?
- Cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn
* HĐ2. Thực hành. 
Bài 1: Cho HS đếm thêm 1 triệu, sau đó mở rộng thêm 10 triệu và đếm thêm 100 triệu.
Bài 2: Viết các số tròn chục triệu từ 10000000 đến 100000000 
- Cho HS làm bảng con.
Bài 3: Cho HS lên bảng làm một ý: đọc rồi viết số đó, đếm các chữ số 0, Cho HS làm tiếp các ý còn lại.
Bài 4: GV phân tích mẫu: viết số 312 triệu, ta viết 312 sau đó thêm 6 chữ số 0 tiếp theo. - GV yêu cầu HS tự đọc và viết các số còn lại vào vở.
- Chấm chữa bài.
*HĐ3.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS viết bảng con - 2 HS viết bảng lớp.
- HS đọc: một triệu
- Có 7 chữ số, 6 chữ số 0
- HS viết bảng con và nối tiếp đọc số
-Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu lập thành lớp triệu.
-Lớp đơn vị, lớp nghìn.
- HSthi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn
- HS nối tiếp đếm theo yêu cầu.
- HS quan sát mẫu sau đó tự viết các số trên bảng con.
Đọc theo tay chỉ của GV.
-2 HS thực hiện yêu cầu. 
- Làm vở các ý còn lại.
- HS phân tích mẫu.
-HS làm vở- 2 HS chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung
_________________________________________
Luyện từ- câu
 DẤU HAI CHẤM
I.Mục tiêu: 
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu(ND ghi nhớ). Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của 1 nhân vật hoặc lời giải thích cho 1 bộ phận đứng trước.
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong BT1 :Bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn BT2.
- Có ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ chép ghi nhớ
- HS :Vở bài tập Tiếng việt
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của

File đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 2buoi 1.doc