Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 1 - Ôn tập các số đến 100 000 (tiết 1)

HS làm bài. HS chữa bài

- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức

HS làm bài, 3 HS chữa bài trên bảng.

- Thực hiện trên bảng con. Nhận xét kết quả, cách đặt tính.

HS nêu cách tìm x trong các trường hợp.

HS làm bài. HS chữa bài:

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 1 - Ôn tập các số đến 100 000 (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cắt, khâu, thêu. Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV + HS: Bộ đồ dùng khâu thêu.
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a.Giới thiệu: 
b. Bài mới.
*HĐ1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét về vật liệu khâu thêu.
- Giới thiệu một số loại vải, chỉ.
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng kéo.
- Giới thiệu một số loại kéo.
- Phân biệt kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
- GV làm mẫu cách cầm kéo, cách cắt vải
- KL: Mục 1 phần ghi nhớ SGK/ 18.
*HĐ3: Hướng dẫn quan sát nhận xét một số vật liệu, dụng cụ khác.
GV lần lượt giới thiệu các vật liệu, các dụng cụ khác và công dụng của chúng.
-KL: SGV/ 16
*HĐ4: Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết 2: 
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, may, thêu.
- Nghe GV giới thiệu.
- HS nhận biết những vật liệu nào thường dùng trong khâu thêu
Quan sát hình 2
- HS nhận biết đặc điểm, cách sử dụng kéo.
- Quan sát, làm theo.
- HS nhận biết một số vật liệu và dụng cụ cắt may khác như thước may, thước dây, khung thêu, khuy cài, khuy bấm, phấn may.
- HS đọc mục 1 SGK/ 18
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2011
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp)
I.Mục tiêu: Giúp hs:
 -Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân, chia số có đến năm chữ số với số có một chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100000. Làm bài tập1(cột 1),bài 2(a) bài 3(dòng1,2) bài 4(b).
- Rèn kĩ năng cộng trừ thành thạo.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
 - Học sinh: bảng con
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: 
- Kiểm tra VBT của HS.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu-Ghi bài 
b.Bài mới.
*HĐ1: Luyện tập tính nhẩm 
- Cho HS chơi trò chơi “Tính nhẩm truyền”
Bài 1:
GV đọc: 7000 – 3000
GV đọc: nhân 2
GV đọc: cộng 700
- Tuyên dương HS nhẩm nhanh đúng
*HĐ2: Thực hành
Bài 2:Đặt tính rồi tính
- GV nêu phép tính.
- Nêu cách đặt tính dọc?
- Nhận xét, đánh giá.
 Bài 3: So sánh số( Gắn bảng phụ)
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên?
- Cho HS làm vở, gọi 2 HS làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài, nêu cách sắp xếp.
*HĐ3:Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
-1 HS lên bảng làm bài 4.
-10 HS đem VBT lên GV kiểm tra.
-Cả lớp theo dõi và nhận xétt bài làm của bạn.
- HS đọc kết quả
- HS kế bên đứng lên đọc kết quả
- HS kế bên đứng lên đọc kết quả
- HS làm bảng con-4 Hs làm trên bảng.
- HS nêu cách đặt tính: Đặt số nọ dưới số kia sao cho các chữ số trong cùng hàng thẳng cột với nhau.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
-HS so sánh và xếp theo thứ tự:
 a) 56 731; 65 371; 67 351; 75 631.
 b) 92 678; 82 697; 79 862; 62 978.
_______________________________________
Luyện từ và câu
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo cơ bản(gồm ba bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.
- Biết nhận diện các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng 
mẫu(mục III). HS khá giỏi giải được câu đố ở BT2 mụcIII.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nội dung bài, bảng phụ vÏ s¬ ®å cÊu t¹o cña tiÕng, bé ch÷ c¸i ghÐp tiÕng
- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng của HS.
2.Bài mới:
- Giới thiệu bài: SGV-37
*HĐ1. Phần nhận xét:
- GV yêu cầu HS:
 + Đếm số tiếng trong câu tục ngữ
 + Đánh vần tiếng : “bầu” và ghi 
 - GV ghi lên bảng:cấu tạo tiếng: “ bầu”
 + Phân tích các tiếng còn lại
 - Tổ chức cho HS làm cá nhân
+ Tiếng do những bộphận nào tạo thành?
+ Tìm tiếng có đủ bộ phận ?
+ Tìm tiếng không có đủ bộ phận?
*HĐ2. Phần ghi nhớ:
*HĐ3. Phần luyện tập:
+Bài 1:
- Nhận xét, đánh giá. 
+Bài 2: 
- GV nhận xét
*HĐ4. Củng cố-Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà ôn lại bài, học thuộc ghi nhớ
- HS mở đồ dùng học tập
- HS đọc và thực hiện yêu cầu 
- Tất cả vừa đếm vừa vỗ nhẹ tay xuống bàn - kết quả là có 6 tiếng
- Đếm thành tiếng dòng còn lại: 8 tiếng
- Tất cả đánh vần và ghi vào bảng con: bờ- âu- bâu- huyền- bầu 
- Nhiều học sinh nhắc lại
- Mỗi em phân tích một tiếng
- Nhận xét và bổ sung
- HS tự phân tích và trả lời câu hỏi
- Bầu, bí, cùng, tuy...
- Có một tiếng: ơi
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS nêu từng bộ phận cấu tạo của tiếng
- HS làm bài vào vở nháp
- 1 số em lên bảng chữa bài
- HS trả lời miệng
__________________________________
Thể dục
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
 TRÒ CHƠI “ CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC ”
I. Mục tiêu
- Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4. 
- Biết được một số nội dung cơ bản của chương trình để có thái độ học tập đúng.
- Biết một số quy định về nội quy yêu cầu tập luyện, những điểm cơ bản để thực hiện
 trong các giờ thể dục.
- Trò chơi chuyển bóng tiếp sức: biết cách chơi rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Địa điểm- Phương tiện
- Địa điểm: trên sân trường 
- Phương tiện: còi, bóng nhựa
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
- Cho Hs tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số 
- HD Hs khởi động.
- Trò chơi: tìm người chỉ huy
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản
a.GV giới thiệu chương trình thể dục
 - Thời lượng 2T/tuần, học trong 35 tuần
b. Phổ biến nội quy yêu cầu tập luyện
 - Quần áo gọn gàng, không đi dép lê, ra vào lớp phải xin phép
c. Biên chế tổ tập luyện
 - GV chia lớp thành 3 tổ
d)Trò chơi: chuyển bóng tiếp sức
- Giáo viên nêu tên trò chơi, làm mẫu và phổ biến luật chơi, tập hợp học sinh theođội hình chơi. 
- Gọi Hs nêu cách chơi.
- Cho Hs chơi thử.
- Chia các đội chơi.
- Theo dõi và hướng dẫn học sinh chơi
3. Phần kết thúc
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
 * Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đứng theo đội hình hàng ngang, theo dõi
 - Học sinh lắng nghe
- Thực hiện chia lớp thành 3 tổ, bầu tổ trưởng
- Theo dõi làm mẫu
- Nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức.
- Thi đua chơi 2 đến 3 lần.
- Thả lỏng, hồi tĩnh.
______________________________________
Khoa học 
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng nhiệt độ để sống. 
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn. 
II. Đồ dùng học tập: 
- GV: nội dung bài, hình trang 4, 5 SGK, phiếu học tập.
- HS: Tìm hiểu việc ăn, uống của mọi người trong nhà.
III . Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Động não 
* Cách tiến hành
B1: GV nêu yêu cầu
 - Kể những thứ các em cần hàng ngày để duy trì sự sống
 - Nhận xét và ghi các ý kiến đó lên bảng
B2: GV tóm tắt ý kiến và rút ra kết luận như SGV/ 22.
*HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK
* Cách tiến hành
B1: Làm việc với phiếu theo nhóm
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?	
- Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cũng cần những gì?	
Kết luận: Như SGV trang 24.
* HĐ3.Củng cố-Dặndò:
 Con người cũng như những sinh vật khác cần gì để sống?
-Về nhà tiếp tục tìm hiểu và chuẩn bị bài 2 
* Học sinh liệt kê những gì em cần cho cuộc sống
 - Điều kiện vật chất: Quần, áo, ăn, uống
 - Điều kiện tinh thần: tình cảm, gia đình, bạn bè...
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh nhắc lại
* Phân biệt những yếu tố mà con người, sinh vật khác cần để duy trì sự sốmg của mình với yếu tố mà chỉ có con người mới cần
 - Học sinh làm việc với phiếu học tập
 - Đại diện nhóm lên trình bày
 - Con người và sinh vật khác cần: Không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn
 - Con người cần: nhà ở, tình cảm, phương tiện giao thông, bạn bè, quần áo, trường, sách, đồ chơi...
- Vài học sinh nêu. 
______________________________________
Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.(ND ghi nhớ)
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa(mục III).
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng nhóm
- HS : Sách, vở
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: GV nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài
*HĐ1. Phần nhận xét:
+Bài tập 1:
 - GV chia lớp ra làm 3 nhóm
 - GV nhận xét, đánh giá
+Bài tập 2:
 Vậy bài văn có phải là văn kể chuyện không ? Vì sao ? 
*HĐ2. Phần ghi nhớ
+Nêu tên 1 số bài văn kể chuyện mà em biết.
*HĐ3. Phần luyện tập
Bài tập 1
 - GV ghi yêu cầu lên bảng
 - Tổ chức cho học sinh tập kể
- GV nhận xét, khen những em làm tốt
Bài tập 2
 GV nhận xét, đánh giá
*HĐ4.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
 - Học sinh nghe
 - Học sinh nghe
 - Mở sách trang 10
 - 1 em đọc yêu cầu bài tập
 - 1 em kể chuyện : Sự tích Hồ Ba Bể
 - Mỗi nhóm thực hiện 1 yêu cầu của bài
 - Ghi nội dung vào bảng nhóm.
 - Từng nhóm lên trình bày 
 - Các nhóm bổ sung 
 - 1- 2 em đọc bài : Hồ Ba Bể
 - Lớp đọc thầm + Trả lời câu hỏi
 - HS nhận xét, bổ sung
 - 3- 4 em nhắc lại 
 - HS nêu 
 - 1 em đọc yêu cầu bài tập
 - Cả lớp đọc thầm, làm bài vào nháp
 - Nhiều em tập kể theo cặp.
 - Thi kể trước lớp
 - HS nhận xét, bổ sung
 - 1 em đọc yêu cầu bài 2
 - 1- 2 em trả lời miệng trước lớp
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2011
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO (TIẾP )
I. Mục tiêu:
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân( chia)số có đến 5 chữ số với( cho) số có 1 chữ số. Tính được giá trị biểu thức.
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng nhóm
- HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy-học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Thực hành
Bài 1:GV cho học sinh tÍnh nhẩm
Bài 2: (b)Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức?
Bài 3: (a;b)HS tự đặt tính rồi tính
- GV nhận xét, củng cố cách đặt tính.
Bài tập 4: Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia?
- Gọi nhận xét, cho điểm.
Bài tập 5 : 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
GV chấm bài. Nhận xét.
*HĐ2: Củng cố - Dặn dò:
Nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giỏ trị biểu thức.
- HS làm bài. HS chữa bài
- HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức
HS làm bài, 3 HS chữa bài trên bảng.
- Thực hiện trên bảng con. Nhận xét kết quả, cách đặt tính.
HS nêu cách tìm x trong các trường hợp.
HS làm bài. HS chữa bài:
x + 875 = 9936 x x 2 =4826
 x = 9936 – 875 x = 4826: 2
 x = 9 061 x = 2413
- HS đọc đầu bài, làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa :
Bài giải
Trong 1 ngày nhà máy đó sản xuất được
680 : 4 = 170 ( chiếc)
Trong 7 ngày nhà máy đó sản xuất được
170 x 7 = 1190 ( chiếc)
Đáp số: 1190 chiếc
________________________________________
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ .
- Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ chép bài toán phõần ví dụ
- HS: sách, vở
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
a. Biểu thức chứa một chữ
- GV nêu bài toán:Hướng dẫn HS xác định: muốn biết Lan có bao nhiêu vở tất cả, ta lấy 3 + với số vở cho thêm: 3 + o
- GV nêu vấn đề: nếu thêm a vở, Lan có tất cả bao nhiêu vở?
GV giới thiệu: 3 + a là biểu thứa có chứa một chữ a
b.Giá trị của biểu thứa có chứa một chữ
 GV hướng dẫn HS tính:
Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
GV nhận định: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 2, 
a = 3.
Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
*HĐ2: Thực hành
Bài tập 1:HS làm chung phần a), thống nhất cách làm. Sau đó HS làm các phần còn lại
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài tập 2: GV cho học sinh thống nhất cách làm.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài tập 3:GV lưu ý cách đọc kết quả theo bảng: giá trị của biểu thức 250+ m với m= 10 là 250 + 10 = 260
* HĐ3: Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài toán, xác định cách giải
- HS nêu: nếu thêm 1, có tất cả 3 + 1 vở
- Nếu thêm 2, có tất cả 3 + 2 vở
Lan có 3 + a vở
- HS tự cho thêm các số khác nhau ở cột “thêm” rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột “tất cả”
HS tính giá trị của biểu thức 
3 + a
với a= 2, 3, 4...
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được giá trị của biểu thức.
- HS làm bài, 2 HS chữa bài
- HS làm bài
HS sửa & thống nhất kết quả
- HS làm bài vào vở.
HS chữa bài trên bảng lớp.
Một số HS đọc kết quả bài làm.
________________________________________
Thể dục
TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG ĐIỂM SỐ, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ. TRÒ CHƠI : CHẠY TIẾP SỨC
I- Mục tiêu
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, đều, dứt khoát đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: “ Chạy tiếp sức ”. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II- Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Một còi, 3 lá cờ đuôi nheo, kẻ vẽ sân chơi.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu
- Cho Hs tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số 
- HD Hs khởi động.
- Trò chơi: tìm người chỉ huy
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
- Học sinh lắng nghe
2. Phần cơ bản
 a.Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ
 - GV điều khiển lớp tập
 - Nhận xét và sửa chữa động tác sai
 - Chia tổ tập luyện
 - Quan sát sửa sai cho học sinh
 - Tổ chức thi đua trình diễn
 - Nhận xét biểu dương tổ làm tốt
 - Cho cả lớp tập lại hai lần
 b)Trò chơi: Chạy tiếp sức
- GV nêu tên trò chơi
 - Giải thích và hướng dẫn cách chơi
 - Gọi một nhóm chơi mẫu
 - Nhận xét và sửa sai
 - Tổ chức cho cả lớp cùng chơi
 - Quan sát tuyên dương tổ thắng cuộc
3. Phần kết thúc
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS thực hành làm hai lần
- Các tổ thực hiện tập bốn lần
- Thực hành đồng diễn
- Cả lớp tập luyện lại hai lần
- Học sinh theo dõi
- Thực hiện chơi thử hai lần
- Cả lớp thực hành chơi
- HS các tổ đi nối tiếp nhau thành vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng
___________________________________
Tập đọc
MẸ ỐM
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy,bước đầu đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu ND của bài:tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm long hiếu thảo,biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.trả lời câu hỏi 1,2,3
- Học thuộc lòng bài thơ (1 khổ thơ)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ nội dung bài, Bảng phụ chép bài thơ 4,5
- HS : Đọc bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra
- GV ghi điểm
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
*HĐ1. Luyện đọc: 
- Đọc nối tiếp khổ thơ
- Giúp HS hiểu nghĩa từ và sửa phát âm
- Đọc theo cặp
- Đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
*HĐ2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm + TLCH
+ Những câu thơ sau nói gì:(Lá trầu khô...cuốc cày sớm trưa)?
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng thể hiện ở câu thơ nào?
+Câu thơ nào bộc lộ tình cảm của bạn nhỏ ?
*HĐ3. HD đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
 - Treo bảng phụ + HD đọc khổ 4,5
 - Tổ chức thi đọc thuộc lòng
-Nhận xét, tuyên dương em đọc tốt
*HĐ4. Củng cố-Dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của bài thơ
- Nhận xét giờ học 
- Về đọc thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nối tiếp đọc bài: Dế Mèn...và trả lời câu hỏi
 - Mở sách và lắng nghe
 - Đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ( 3 lượt)
 - Đọc chú giải cuối sách
 - Luyện đọc theo cặp(nhóm bàn)
 - 2 em đọc diễn cảm cả bài
 - HS theo dõi
 - Mở sách đọc thầm
 + Câu thơ cho biết mẹ bạn nhỏ ốm
 + Cô bác đến thăm cho trứng, cam...anh y sĩ mang thuốc vào
 + Xót thương mẹ:Nắng mưa...nếp nhăn
 + Mong mẹ khoẻ: Con mong mẹ ..dần
 + Làm mọi việc để mẹ vui: ...
 + Thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn...
 - 3 em đọc nối tiếp mỗi em 2 khổ thơ
 - HS theo dõi, nhận xét
 - HS đọc thuộc theo dãy bàn, cá nhân
 - HS xung phong đọc bài( từng khổ thơ, cả bài)
- 1-2 HS trả lời
________________________________________
 Kể chuyện
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
 I. Mục tiêu: 
- Nghe kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạkể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện sự tích hồ Ba Bể
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh minh hoạ 
- HS: Tranh ảnh về hồ Ba Bể
III. Các hoạt đông dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
*HĐ1. Giới thiệu.
 Treo tranh ảnh để giới thiệu và ghi bài
*HĐ2. Giáo viên kể chuyện:
- GV kể lần 1: Giải nghĩa chú thích sau truyện
- GV treo tranh và kể lần 2
*HĐ3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a. Kể chuyện theo nhóm
b. Thi kể trước lớp:
- GV khen ngợi HS kể hay
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét và ghi điểm
*HĐ4.Củng cố-Dặn dò:
 - Nhận xét giờ, tuyên dương HS kể tốt
 - Về nhà kể lại cho mọi người cùng nghe
 - Đọc và xem trước bài
- HS quan sát và nghe giới thiệu
- Mở SGK đọc yêu cầu
- 1-2 em đọc lần lượt các yêu cầu 
- Chia nhóm bốn để mỗi em kể 1 đoạn 
( sau khi kể xong HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện) 
 - Từng nhóm lần lượt kể
 - Mỗi nhóm chọn 1 em thi kể cả câu chuyện
 - HS nhận xét chọn bạn kể hay
 - 2-3 HS nêu 
______________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số .
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a .
- HS ham thích học toán.
II. Đồ dựng: 
- GV: Bảng nhóm
- HS: Bảng con
III.Cỏc hoạt động dạy-hoc:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
Tính giá trị của 123+b vói b=145. 
Giáo viên cho điểm 
2. Bài mới:
*HĐ1: Thực hành
Bài tập 1:HS đọc và nêu cách làm phần a, và thống nhất cách làm.
- Nhận xét củng cố. 
Bài tập 2: (a,b) Nêu yêu cầu bài tập
-Cho HS làm trên bảng con.
- Nhận xét , củng cố.
Bài 3: Treo bảng chép sẵn 2 cột
? Nêu yêu cầu của bài?
- Gọi 3 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, củng cố cách tính giá trị số của biểu thức có chứa 1 chữ.
Bài tập 4: Xây dựng công thức tính: Trước tiên GV vẽ hình vuông (cạnh là a) lên bảng, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình vuông. 
GV nhấn mạnh cách tính chu vi. Sau đó cho HS làm các bài tập còn lại. 
- Chữa bài, nhận xét.
*HĐ2. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài: Các số có 6 chữ số
- HS tính
Nhận xét
a
6 x a
5
6 x 5 = 30
7
6 x 7 = 42
10
6 x 10 = 60
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bảng con
a) Với n=7 thì 35+3x n= 35 + 3x 7
 = 35 + 21= 56
b) Với m=9 thì 168 – mx5=168 – 9x5
 = 168 – 45 
 = 123
c) Với x= 34 
thì 237 – (66+x)= 237 – ( 66+ 34)
 = 237 – 100= 137
- HS nêu yêu cầu bài tập: Tính giá trị của biểu thức.
HS tính- 2 HS chữa bài
HS nêu : Chu vi của hình vuông bằng độ dài một cạnh nhân với 4. 
 P= a x 4
HS làm bài. 1HS chữa bài.
 a) Chu vi của hình vuông là:
 3 x4 = 12(cm)
b) Chu vi của hình vuông là:
 5 x 4 = 20( cm)
____________________________________
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu: 
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học(âm đầu vần ,thanh)theo bảng mẫu ở BT1 .
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau 

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 1buoi 1.doc