Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Đạo đức - Tiết 9 : Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)

- MỤC TIÊU :

Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke ).

II.CHUẨN BỊ:Thước kẻ & ê ke.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.

2. Bài mới:

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Đạo đức - Tiết 9 : Tiết kiệm thời giờ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế giễu, đắt rẻ, khiêng vác. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 2: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 3: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b. 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
 Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
HS trả lời.
(sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn)
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Uống nước, nhớ nguồn, rau muống, lặn xuống, uốn câu, chuông kêu. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại nội dung học tập
Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết ôn tập. 
TOÁN
TIẾT 43 : VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
I - MỤC TIÊU : Giúp HS biết vẽ : 
Một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke)
Đường cao của hình tam giác .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thước kẻ & ê ke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Bài cũ: Hai đường thẳng song song.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước.
a.Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB
Bước 1: Đặt cạnh góc vuông ê ke trùng với đường thẳng AB.
Bước 2: Chuyển dịch ê ke trượt trên đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB.
b.Trường hợp điểm E nằm ở ngoài đường thẳng.
Bước 1: tương tự trường hợp 1.
Bước 2: chuyển dịch ê ke sao cho cạnh ê ke còn lại trùng với điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB.
Yêu cầu HS nhắc lại thao tác.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
GV cho HS thi đua vẽ trên bảng lớp.
Bài tập 2: HS vẽ đường cao của hình tam giác ứng với mỗi hình trong SGK .
Bài tập 3: HS vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với cạnh DC 
HS thực hành vẽ vào VBT
 D
 A E B
 C
 E
 A B
 D
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
 B A
	 E
	D E C
3. Củng cố - Dặn dò
Làm bài trong SGK
Chuẩn bị bài: Vẽ hai đường thẳng song song.
LỊCH SỬ
TIẾT 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I MỤC TIÊU:
1.Kiến thức :
- HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
2.Kĩ năng:- HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt và tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh.
3.Thái độ- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ: Ôn tập
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
- Người nào đã giúp nhân dân ta giành được độc lập sau hơn 1000 năm bị quân Nam Hán đô hộ? (bài cũ)
- Ngô Vương lên làm vua 6 năm thì mất, quân thù tiếp tục lăm le bờ cõi, trong nước thì rối ren, ai cũng muốn được nắm quyền nhưng không đủ tài. Vậy ai sẽ là người đứng lên củng cố nền độc lập của nước nhà & thống nhất đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau:
+ Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất?
Hoạt động2: Hoạt động nhóm
- GV đặt câu hỏi:
+ Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? 
 GV giúp HS thống nhất: 
+Ông đã có công gì?
 GV giúp HS thống nhất:
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
 GV giúp HS thống nhất: 
GV giải thích các từ
+ Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa
+ Đại Cồ Việt: nước Việt lớn
+ Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh
- GV đánh giá và chốt ý.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất
- HS hoạt động theo nhóm
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- HS dựa vào SGK để trả lời
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn.
- Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm
3. Củng cố Dặn dò: 
- HS thi đua kể chuyện
GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được.
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
KỂ CHUYỆN
Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I – MỤC TIÊU :
rèn kĩ năng nói:
HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
+ Dàn ý của bài KC:
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài trong SGK và gạch dưới những từ quan trọng.
*Gợi ý kể chuyện:
Giúp hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện
-Mời hs đọc gợi ý 2.
-Yêu cầu hs nói về hướng và đề tài mình xây dựng chuyện của mình.
 b)Đặt tên cho câu chuyện:
-Mời hs đọc gợi ý 3 và thực hiện theo gợi ý.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs kể chuyện theo cặp. Góp ý các nhóm.
-Dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
-Chọn và viết tên những hs kể lên bảng, yêu cầu hs nghe và nhận xét có thể đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
-Đọc và gạch dưới các từ quan trọng: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của người thân, bạn bè em.
-Đọc gợi ý 2 và các hướng gợi ý xây dựng cốt truyện.
+Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
+Những cố gắng để đạt ước mơ.
+Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
-Nói về đề tài và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
-Đặt tên cho câu chuyện theo cặp và phát biểu trước lớp.
-Kể theo cặp.
-Lên kể chuyện trả lời các câu hỏi của bạn.
-Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
Tiết 10 ôn tập giữa học kì 1
KHOA HỌC 
TIẾT 17: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết:
-Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
-Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
-Có ý thức phóng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng tham gia. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 36,37 SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ:-Khi gặp người bị bệnh em hãy chỉ cho họ nên ăn gì và thực hiện như thế nào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Phát triển:
Hoạt động 1:Thảo luận về các biện pháp phịng tránh tai nạn đuối nước 
-Kết luận:
-Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
-Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện gieo thông đưởng thuỷ. Tuyệt đối không được lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão.
Hoạt động 2:Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi 
Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
*Kết luận:
-Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vựa bơi.
-Chia nhóm thảo luận: Nên và không nên làm gì để phịng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
-Các nhóm thảo luận nhóm trưởng trình bày.
-Nhắc lại.
-Thảo luận, trả lời: Ở hồ bơi.
-Nhắc lại .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Cho hs đóng vai, GV giao cho mỗi nhóm một tình huống:
+Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm.Nếu là Hùng bạn sẽ làm thế nào?
+Lan thấy em bé đánh rơi đồ chơi xuống hồ nước ở công viên, nếu là Lan em sẽ làm gì?
-Nhận xét và đưa ra cách ứng xử đúng.
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
THỨ TƯ NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2008
MĨ THUẬT
TIẾT: 9 VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số loại hoa lá.
	- Biết cách vẽ và vẽ được một vài dạng hoa lá, vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. 
	- Biết yêu thích thiên nhiên cĩ ý thức giữ gìn chăm sĩc và bảo vệ cây trồng đặc biệt hoa lá.
II. CHUẨN BỊ: 
GV: - Sưu tầm một số mẫu các loại hoa lá.
	- Những bài vẽ của học sinh lớp trước.
HS: - Vở thực hành, màu vẽ, bút vẽ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Bài cũ.
2/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
GV giới thiệu tranh ảnh về các loại hoa lá, đặt những câu hỏi gợi ý để học sinh nhận biết về hình dạng, màu sắc của hoa, lá.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoa lá:
 Giới thiệu những bức tranh của học sinh năm trước.Những mẫu về hoa, lá.
GV phác họa , lên khung từng mảng về từng loại hoa, lá để học sinh tham khảo.
Hoạt động 3: Thực hành
GV yêu cầu HS quan sát mẫu SGK để vẽ hoặc theo tưởng tưởng nhưng phải nhận biết được màu sắc hình dạng của từng loại hoa, lá để thực hành đúng.
GV quan sát học sinh làm và giúp đỡ học sinh vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Quan sát tranh giáo viên giới thiệu và trả lời các câu hỏi GV gợi ý để nhận biết các loại hoa, lá. Nhận xét các màu sắc, hình dạng.
HS quan sát, theo dõi Gv hướng dẫn.
Thực hành vẽ
Trình bày tác phẩm của mình để lớp nhận xét.
Lớp nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố dặn dị: 
Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
TIẾT 18 : ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I - MỤC TIÊU :
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát . Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát ; lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ).
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Luyện đọc: 
+Đoạn 1: từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn nữa.
+Đoạn 2: tiếp theo đến để cho tôi được sống.
+Đoạn 3: phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ: khủng khiếp, phán.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng phân biệt lời nhân vật.
 Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Vua Mi đát xin thần Đi ô dốt điều gì?
Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
Tại sao vua Mi đát lại xin thần Đi ô ni dốt lấy lại điều ước?
 Vua Mi đát đã hiểu điều gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Mi đát..ước muốn tham lam”
	- GV đọc mẫu
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1
 Làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.
HS đọc đoạn 2
Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là ngưới sung sướng nhất trên đời.
HS đọc đoạn 3
Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn uống được gì, tất cả thức ăn, thức uống của nhà vua khi đụng vào đều biến thành vàng.
 Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
3 học sinh đọc theo cách phân vai.
3. Củng cố: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? (Người nào có lòng tham vô đáy như nhà vua Mi đát thì không bao giờ hạnh phúc...)
4. Tổng kết dặn dò: 
TỐN
TIẾT 44 : VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke ).
II.CHUẨN BỊ:Thước kẻ & ê ke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng CD đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước.
GV nêu yêu cầu & vẽ hình mẫu trên bảng.
GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS vẽ.
Bước 1: Ta vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng AB.
Bước 2: Sau đó ta vẽ 1 đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng MN, ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB.
GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD. 
Bài tập 2:
Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AX đi qua A và song song với đường thẳng BC
Bài tập 3:
Vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD, cắt DC tại E 	 
	M	
C D
 E
 A B 	
 N
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
3. Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song.
4. Dặn dò: Làm bài trong VBT.
Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT17 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN .
I - MỤC TIÊU:
Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK ,biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc trích đoạn. 
Cảnh có những nhân vật nào? 
Cảnh 2 có những nhân vật nào? 
Yết Kiêu là người như thế nào? 
Cha Yết Kiêu là người như thế nào? 
Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? 
Bài tập 2: 
Kể chuyện theo gợi ý trong SGK
GV gợi ý: Những câu đối thoại quan trọng có thể giữ nguyên văn, dưới dạng lời dẫn trực tiếp, đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm. 
Nhắc nhở HS : Khi kể chuyện cần hình dung thêm động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ của các nhân vật. 
Khi kể từ đoạn trước đến đoạn sau cần có sự chuyển tiếp để liên kết đoạn. 
GV nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn.
HS đọc
HS trả lời các câu hỏi của giáo viên. 
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS thi kể chuyện.
HS khác nhận xét. 
3. Củng cố – dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh câu chuyện, viết lại vào vở. 
KĨ THUẬT 
 KHÂU ĐỘT MAU A. MỤC TIÊU :
 HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau . 
HS khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu . Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
Tranh quy trình khâu mũi khâu đột mau ; Mẫu đường khâu đột mau 
Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm 
Chỉ; Kim Kéo, thước , phấn vạch . 
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:Yêu cầu hs nêu quy trình khâu đột mau.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu đột mau” (tiết 2)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:Hs thực hành khâu đột mau 
-Hệ thống lại các bước thực hiện:Vạch dấu; Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
-Nêu những điểm cần lưu ý khi thực hiện.
-Yêu cầu hs thực hành.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của hs 
-Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
-Nêu những tiêu chuẩn đánh giá cho hs nhận xét bài mình và bài bạn.
-Thực hành theo hướng dẫn của Gv.
-Trưng bày sản phẩm.
IV.Củng cố:
Nhận xét chung và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
V.Dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị
THỨ NĂM NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2008
TỐN
TIẾT 45 : THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT 
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Thước , ê ke
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
1. Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song.
GV yêu cầu HS sửa bài làm 
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng .
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Cho HS thực hành
 Bài tập 2:
Vẽ HCN theo yêu cầu và đo độ dài hai đường chéo hình chữ nhật đó.
HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp.
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông 
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm.
Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc 
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm.
Bước 4: Nối D với C. Ta được hình 
chữ nhật ABCD.
Vẽ hình chữ nhật với chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm và tính chu vi hình chữ nhật đó. 
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS sửa bài
3. Củng cố - Dặn dò: 
Nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật.
Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình vuông
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 18 : ĐỘNG TỪ
I - MỤC TIÊU :
1.Nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng tháicủa người, sự vật, hiện tượng . 
2. Nhận biết được động từ t

File đính kèm:

  • docGA4 TH TUAN 9.doc