Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tiết 1 – Tập đọc : Thưa chuyện với mẹ

GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS hình dung được động tác . Sau đó đứng trước cùng chiều với HS, Hs đứng hai tay chống để tập các cử động của chân.

Sau đó GV vừa hô vừa nhắc động tác và quan sát HS tập

doc38 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tiết 1 – Tập đọc : Thưa chuyện với mẹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– Lịch sử : 
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
	I/ Mục tiêu :
Học sinh biết sau khi Ngô Quyền mất , đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kiềm hãm bởi chiến tranh liên miên .
Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước , lập nên nhà Đinh .
II/ Đồ dùng dạy học :
Hình trong SGK phóng to
Phiếu học tập của HS
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
12’
10’
15’
Hoạt động 1 : 
GV giới thiệu : Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta rơi vào cảnh triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng , đất nước bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đỏ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá,quân thù lăm le ngoài bờ cõi .
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
GV đặt câu hỏi :
+ Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
GV tổ chức cho HS thảo luận và nêu kết quả.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
+ Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
Hoạt động 3 : Cho HS thảo luận nhóm : GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất .
HS chú ý lắng nghe
HS làm việc cả lớp 
HS thảo luận và nêu kết quả thảo luận : Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa lư , Gia viễn , Ninh Bình. Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn.
HS thảo luận và nêu kết quả : Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng , đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân .Năm 968,ông đã thống nhất được giang sơn.
HS thảo luận và nêu : Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
HS thảo luận và lập bảng so sánh
Đại diện các nhóm nêu kết quả làm việc của nhóm mình
	Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 5- Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
	 I/ Mục tiêu:
 -Rèn kĩ năng nói : 
+ HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè , người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
+ Lời kể tự nhiên, chân thực có thể kết hợp lời nói với cử chie , điệu bộ.
 Rèn kĩ năng nghe :Chăm chú nghe bạn kể , nhận xùt đúng lời kể của bạn.
 II/ Đồ dùng dạy học :
Bảng lớp viét đề 
Giấy khổ to viết vắn tắt:
+ 3 hướng xây dựng cốt truyện .
+ Dàn ý của bài kể chuyện.
Tên câu chuyện
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
2’
8’
18’
4’
1. Kiểm tra bài cũ :
 GV gọi 2 HS kể câu chuyện đã được nghe , đã đọc.
2. Bài mới :
 2.2 Giới thiệu bài :
Tuần trước các em đã kể những câu chuyện đã nghe , đã đọc về ước mơ đẹp . trong tiết học này , các em sẽ kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của chính mình , hay bạn bè người thân . để kể được chuyện , các em cần chuẩn bị trước. Thầy đã dặn các em đọc trước nội dung của bài kể chuyện hôm nay .
GV tuyên dương những HS có sự chuẩn bị bài tốt và gắn tranh vẽ về ước mơ của HS lên bảng .
2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
-GV gọi 1 HS đọc đề bài và gợi ý 1.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng : Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè , người thân.
2.4 Gợi ý kể chuyện :
a) Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện .
GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 2 .
GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, mời HS đọc.
ND : + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp
 + Những cố gắng để đạt được ước mơ .
+ Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
b) Đặt tên cho câu chuyện 
GV gọi HS đọc gợi ý 3
GV dán lên bảng dàn ý Kể chuyện để HS chú ý khi kể.
2.5 Thực hành kể chuyện :
 a) Kể chuyện theo cặp :
- GV đến từng nhóm ,nghe HS kể , hướng dẫn góp ý.
b) Thi kể chuyện trước lớp :
GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
GV viết lần lượt lên bảng tên những Hs tham gia thi kể, tên câu chuyện của các em để các lớp nhớ khi nhận xét,bình chọn.
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về :
 + Nội dung ( kể có phù hợp với đề bài không ? )
 + Cách kể (có mạch lạc, rõ ràng không?)
 + Cách dùng từ, đặt câu, giọng kể .
3. Củng cố ,dặn dò :
-GV nhận xét tiết học,khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-GV dặn HS chuản bị trước cho bài kể chuỵên Bàn chân kì diệu
HS kể lại câu chuỵện đã được nghe, đã đọc.
HS nêu những ước mơ mà mình sắp kể hoặc tranh vẽ minh hoạ cho ước mơ của mình.
HS đọc đề bài và gợi ý.
3 HS đọc gợi ý 2 . Cả lớp theo dõi trong SGK
HS đọc 
1 HS đọc gợi ý 3.
HS suy nghĩ , đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Từng cặp HS kể cho nhau nghe về mơ ước của mình .
HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp.
HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay và bạn kể hay nhất.
4./ Rút kinh nghiệm bổ sung :
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2005
Tiết 1 – Tập đọc
Điều ước của vua Mi – đát
	I/ Mục tiêu :
	- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai .Đổi giọng linh hoạt ,phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát . đọc phân biệt lời các nhân vật 
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới 
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người .
	II/ Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	III/ Các hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
3’
12’
10’
7’
3’
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 1 HS tiếp nối nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ . Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
+ Nêu nội dung bài học. 
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : GV đưa tranh minh hoạ cho HS quan sát và nêu nội dung bức tranh vẽ gì ?
GV : Tranh vẽ mâm thức ăn trước mặt ông vua Hy Lạp loé lên ánh sáng rực rỡ của vàng . Vẻ mặt nhà vua hoảng hốt . Vì sao vẻ mặt nhà vua khiếp sợ như vậy ? Các em hãy đọc truyện truyện để biết rõ điều đó .
2.2 Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài 
a) Luỵên đọc : 
 - GV cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .2-3 lượt .
 - Đoạn 1 : Từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
 - Đoạn 2 : Tiếp theo đến lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
 - Đoạn 3 : Phần còn lại.
GV viết bảng các từ :Mi-đát, Đi - ô- ni-dốt,Pát- tôn).Hướng dẫn HS phát âm chính xác những tên riêng nước ngoài .
Lưu ý : các em đọc đúng giọng các câu cầu khiến : Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống ! 
-GV đọc diễn cảm toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
GV nêu câu hỏi : +Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
+ Thoạt đầu ,điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
GV yêu cầu HS nêu ý đoạn 1
GV: Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện.
GV gọi 1 HS đọc đoạn 2 
GV nêu câu hỏi :Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
GV yêu cầu HS nêu ý đoạn 2 
GV : Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước
GV gọi 1HS đọc đoạn còn lại
GVnêu câu hỏi : Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì?
GV yêu cầu HS nêu ý đoạn 3 
GV: Vua Mi-đát đã rút ra bài học cho mình.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn : Cho 3HS đọc diễn cảm theo cách phân vai ( người dẫn chuyện , vua Mi-đát, thần Đi-ô-ni-dốt)
- GV cho HS thi đọc diễn cảm 1đoạn của bài theo cách trên.
3. Củng cố, dặn dò : 
GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận : Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì?
GV: Người nào có lòng tham vô đáy như vua Mi-đát thì không bao giờ hạnh phúc . Lòng tham làm con người không thẻ hạnh phúc . đừng tham lam ao ước chuyện dại dột. Ước muốn kỳ quái không bao giờø mang lại hạnh phúc./.
2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
HS quan sát tranh và nêu nội dung bức tranh.
HS chú ý lắng nghe
HS đọc nối tiếp theo đoạn
Hs luyện đọc từ khóa và câu khoá
HS luyện đọc theo từng cặp 
1-2 em đọc cả bài.
HS chú ý lắng nghe.
1HS đọc đoạn 1- cả lớp đọc thầm và trả lời :
Vua Mi-đát xin thần làm cho mọi vật mình chạm tay vào đều biến thành vàng.
Vua bẻ thử 1 cành sồi, ngắt thử 1 quả táo , chúng đều biến thành vàng,. Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời.
1HS đọc đoạn 2-cả lớp đọc thầm và trả lời :
Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điều ước.vua không thể ăn uống được gì , tất cả thức ăn thức uống vua đụng vào, đều biến thành vàng.
1 HS đọc đoạn còn lại- cả lớp đọc thẩm trả lời : Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
HS từng tốp 3 em đọc theo cách phân vai.
Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn
Cả lớp thảo luận và trả lời :
Người nào có lòng tham vô đáy như vua Mi-đát thì không bao giờ hạnh phúc . 
	4./ Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 2 – Kĩ thuật 
Cắt khâu túi rút dây
(Tiết 3)
Đã chuẩn bị ở tuần 8
Tiết 3 - Toán :
Vẽ hai đường thẳng song song 
	I./ Mục tiêu : 
	Giúp HS :
	* Biết sử dụng thước thẳng và ê ke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước .
	II./ Đồ dùng dạy học : Thước thẳng và ê ke ( cho GV và HS ) 
	III./ Các hoạt động dạy học : 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt đoộng học
5’
1’
8’
22’
4’
1. Kiểm tra bài cũ : Gv gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E . HS 2 vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác .
-GV nhận xét cho điểm 
2. Dạy bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : 
Gv : Giờ học toán hôm nay các em sẽ cùng thực hành vẽ hai đường thẳng song song với nhau. 
2.2 Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước .
Gv thực hiện các bước vẽ như SGK , vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát .
+ GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB .
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB .
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ .
+ Gv nêu: Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD , có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB 
+ GV kết luận : Vậy chúng ta đã vẽ được đường thẳng đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước 
+ Gv nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB như SGK 
2.3 Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1 :
+ Gv vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1 .
+ GV: Bìa tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
+để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì ? 
+ Gv yêu cầu HS thực hiện bước vẽ vừa nêu, đặt tên cho đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD là đường thẳng MN. 
+ GV: Sau khi đã vẽ được đường thẳng MN, chúng ta tiếp tục vẽ gì ?
+GV yêu cầu HS vẽ hình 
+Đường thẳng vừa vẽ như thế nào so với đường thẳng CD ? 
+ Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ .
Bài 2 :
+GV gọi 1HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC .
+Gv hường dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC 
+Bước 1: Vẽ đường thẳng đi qua Avà vuông góc với AH , đó chính là đường thẳng à cần vẽ .
+GV yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY, song song với cạnh AB
GV yêu cầu HS quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có hình tứ giác ABCD Y
 A X
 G D
 B H C 
GV nhận xét ghi điểm 
Bài 3 :
GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình 
+GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.
+Tại sao chỉ cần đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD ?
3. Củng cố dặn dò : 
- GV tổng kết giờ học , dặn HS về nhà chuẩn bị bài hôm sau:
-2 HS lên bảng vẽ hình , HS cả lớp vẽ vào giáy nháp .
HS nghe GV giới thiệu 
Theo dõi thao tác của GV .
+ 1 HS lên bảng vẽ , HS cả lớp vẽ vào vở .
+ 1HS lên bảng vẽ HS cả lớp vẽ vào vở nháp 
+ Hai đường thẳng này song song với nhau.
 M
 C D
 E
 A N B
Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD .
Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD .
1HS lên bảng vẽ hình , HS cả lớp thực hiện vẽ hình 
Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng MN 
+Tiếp tục vẽ hình 
+đường thẳng này song song với CD 
1HS đọc đề bài 
+HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV 
+HS thực hiện vẽ hình trên bảng , cả lớp vẽ vào cở 
+ Vẽ đường thẳng CG đi qua điểm C và vuông góc với cạnh AB 
+Vẽ đường thẳng đi qua C và vuông góc với CG, đó chính là đường thẳng CY cần vẽ .
+Đặt tên giao điểm của AX và CYlà D
+ Các cặp cạnh song song với nhau có hình tứ giác ABCD là ÀD và BC, AB và DC.
1HS lên bảng vẽ, HS vẽ vào vở 
 C
 B E
 A D
+Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc vưói AB , đường thẳng này song song với AD.
+Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 4 – Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
	I/Mục tiêu :
	- Dựa vào trích đoạn Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể 1 câu chuyện theo trình tự không gian.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK+tranh Yết Kiêu lặn dưới sông , đang dùng dùi sắt chọc thủng thuyền giặc Nguyên.
	- Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển 1 lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
	- Bảng phụ ghi cấu trúc 3 đoạn của bài kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian +1vài tờ phiếu khổ to viết nội dung trên để khoảng trống cho 1 số HS làm bài dán trên bảng lớp.
	III/ Các hoạt động dạy-học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
2’
10’
12’
1,Kiểm tra bài cũ :
+ GV gọi 1HS kể chuyện Ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian.
+ GV gọi 1 HS kể câu chuyện trên theo trình tự không gian .
GV nhắc lại sự khác nhau gĩưa 2 cách kể chuyện .
 2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :GV cho HS quan sát tranh Yết Kiêu đục thuyền giặc , giới thiệu qua về Yết Kiêu và giặc Nguyên. Câu chuyện về tài trí và lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được biên soạn thành một vở kịch diễn trên sân khấu. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục luyện tập phát triển câu chuyện thêntrinhf tự không gian từ trích đoạn kịch Yết Kiêu .
2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 : GV cho 4 HS đọc theo lối phân vai(Yết Kiêu, người cha, vua Trần, người dẫn chuyện ).
GV đọc diễn cảm .
GV nêu câu hỏi :
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Cha Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Những sự việc trong 2 cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? 
Bài 2: GV cho HS kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý .
+ GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
GV mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn trên.
GV hướng dẫn HS kể.
3. Củng cố dặn dò :
- GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
- GV nhận xét tiết học , khen ngợi những HS kể chuyện hay.
1HS kể lại câu chuyện.
1HS kể lại câu chuyện.
HS quan sát tranh và chú ý lắng nghe.
4 HS đọc –cả lớp đọc thầm và tìm hiểu nội dung văn bản kịch.
HS chú ý nghe
Người cha và Yết Kiêu.
Nhà vua và Yết Kiêu
Căm thù bọn giặc xâm lược , quyết chí diệt giặc.
Yêu nước , tuổi già, cô đơn , bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc.
Theo trình tự thời gian.Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước . Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
HS thực hành kể chuyện .
HS thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét qua cách kể của bạn và bình chọn bạn kể đúng yêu cầu , hấp dẫn nhất . 
	* Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 5 – Khoa học
Phòng tránh tai nạn đuối nước.
I/Mục tiêu :
- Sau bài học , HS có thể :
	 + Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước .
	 + Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi .
	 + Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Hình trang 36 , 37 SGK
III/ Hoạt động dạy – học :	
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3’
1’
12’
8’
12’
4’
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS nêu cách pha dung dịch ô-rê-dôn. 
 2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : 
Bài học hôm trước chúng ta đã biết cách ăn uống như thế nào khi bị bệnh và cách chăm sóc người bệnh khi bị tiêu chảy .
2.2 Hoạt động 1 :
Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước .
* Cách tiến hành :
Bước 1: GV cho HS làm việc theo nhóm thảo luận câu hỏi : nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày ?
Bước 2 : GV cho HS làm việc cả lớp. 
Hoạt động 2 : Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
Bước 1: Cho HS làm việc theo nhóm thảo luận câu hỏi : Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
Bước 2 : GV cho HS làm việc cả lớp
GV Kết luận :
Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ , tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Hoạt động 3: Đóng vai
* Giúp HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
* GV cho HS đóng vai theo các tình huống . Nêu ra mặt lợi và mặt hại của các phương án lựa chọn để tìm ra cách giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sộng nước 
* Làm việc cả lớp 
Tổng kết : Gv nhận xét tiết học 
HS nêu
HS chú ý nghe
HS thảo luận theo nhóm
HS cử đại diện nêu kết quả
Không chơi đùa gần hồ ,ao, sông suối ,. Giếng nước phải được xây thành cao , có nắp đậy . Chum , vại , bể nước phải có nắp đậy.
HS thảo luận theo nhóm .
HS cử đại diện nêu kết quả :
Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi, trước khi xuống nước phải vận động.
Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói .
HS đóng vai theo các tình huống 
HS đưa ra phương án của mình 
HS đọc mục bạn cần biết - SGK 
	4,/ Rút kinh nghiệm bổ sung : 	
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2005 
Tiết 1 – Thể dục:
Động tác lưng - bụng của bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi “ Con cóc là cậu Ông Trời”
	I/ Mục tiêu :
	- Ôn độngt ác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
	- Học động tác lưng- bụng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
	- Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời” .Yêu cầu biết cách chơi và tham gia.
	II/ Địa điểm, ph

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc