Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (tiết 2)

Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện:

- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.

- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa cốt truyện “Vào nghề”.

- Phiếu học tập.

 

doc35 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 8 - Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, thỏc nước, bỏt ngỏt nụng trường . 
Học sinh viết bảng con 
Học sinh lắng nghe 
Cỏch trỡnh bày bài văn 
HS viết bài 
Học sinh khảo lại bài 
Học sinh soỏt lỗi , chữa lỗi 
Bài tập : Thi làm nhanh theo nhúm 
Tỡm một số tiếng cú vần ươn,ương:
Vườn tược, quờ hương, bay lượn, cường trỏng.
Thứ ba ngày 14. tháng 10. năm 2014
Toán
Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
	- Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. 
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó:
- GV gọi HS đọc bài toán trong SGK.
HS: 1 em đọc bài toán.
10
Số lớn:
Số bé:
70
?
?
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt:
- Gọi HS lên chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ.
? Muốn tìm 2 lần số bé ta làm thế nào
- Ta lấy (70 – 10) : 2 
? Số bé là bao nhiêu
- Số bé là 30
? Số lớn là bao nhiêu
- Số lớn là 30 + 10 = 40
? 70 gọi là gì
- Tổng hai số
? 10 gọi là gì
- Hiệu hai số.
- Tương tự cho HS giải bài toán theo cách thứ 2 SGK rồi nhận xét cách tìm số lớn.
Giải:
* Cách 1:
Hai lần số bé là:
70 – 10 = 60
Số bé là:
60 : 2 = 30
Số lớn là:
30 + 10 = 40
Đáp số: Số bé là 30
Số lớn là 40
- GV: Bài toán này có 1 cách giải, khi giải có thể giải bằng 1 trong 2 cách như SGK.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự tóm tắt và giải.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Tuổi bố:
Tuổi con:
38 T
58 tuổi
? tuổi
? tuổi
Tóm tắt:
Giải:
Hai lần tuổi con là:
58 – 38 = 20 (tuổi)
Tuổi con là:
20 : 2 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là:
58 – 10 = 48 (tuổi)
Đáp số: Con: 10 tuổi
Bố: 48 tuổi.
+ Bài 2: Tương tự như bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
HS trai:
HS gái:
4 HS
28 HS
? HS
? HS
Tóm tắt:
Giải:
Hai lần số HS trai là:
28 + 4 = 32 (HS)
Số HS trai là:
32 : 2 = 16 (HS)
Số HS gái là:
16 – 4 = 12 (HS)
Đáp số: 16 HS trai.
12 HS gái.
- GV chữa bài và chấm bài cho HS.
+ Bài 3: Làm tương tự.
+ Bài 4: 
GV cho HS nêu cách tính nhẩm.
HS: Số lớn là 8.
Số bé là 0 vì 8 + 0 = 8 – 0 = 8.
Hoặc: Hai lần số bé là: 8 – 8 = 0.
Vậy số bé là 0, số lớn là 8.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.	
Luyện từ và câu
Cách viết tên người – tên địa lý nước ngoài
I. Mục tiêu:
1. Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
2. Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bút dạ và giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng viết 2 câu thơ theo lời đọc của GV.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- GV đọc mẫu tên nước ngoài: 
Mô - rít – xơ Mát – téc – líc, 
Hy – ma – lay – a
HS: Đọc theo GV.
- 3 – 4 em đọc lại.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp suy nghĩ trả lời miệng.
- Lép – Tôn – xtôi gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Lép và Tôn – xtôi
- Mô - rít – xơ Mát – téc – líc gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Mô-rít – xơ và Mát – téc – líc
- Tô - mát Ê - đi – xơn gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Tô - mát và Ê - đi – xơn.
- Tên địa lý (SGV).
? Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào
- Được viết hoa.
? Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào
- Giữa các tiếng có gạch nối.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ trả lời:
? Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài đã cho có gì đặc biệt
- Viết giống như tên riêng Việt Nam, tất cả các tiếng đều viết hoa.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập.
- 1 số HS làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm
ác – boa, Lu – i – pa – xtơ, ác – boa Quy – dăng – xơ.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi HS trình bày bài làm của mình trên bảng.
- 3 – 4 HS làm bài trên phiếu.
+ Bài 3: 
- Tổ chức chơi trò du lịch theo cách chơi tiếp sức.
- GV giải thích cách chơi.
- Nhận xét, bình chọn những nhóm chơi giỏi nhất.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Kỹ thuật
Cắt, khâu túi rút dây
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu túi rút dây.
- Cắt, khâu được túi rút dây.
- HS yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu túi, vải hoa, chỉ, len, kéo, thước, 
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
A. Bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu túi rút dây.
HS: Quan sát mẫu túi để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi.
- GV nhận xét và kết luận: Túi hình chữ nhật có 2 phần: phần thân và phần luồn dây.
? Nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây
HS: Để đựng đồ dùng, tiện sử dụng, gọn gàng, 
3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
HS: Quan sát các hình 2 đến hình 9 SGK để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình.
- GV nhắc nhở HS 1 số điểm cần lưu ý (SGV).
4. Thực hành khâu túi rút dây:
- Kiểm tra lại dụng cụ thực hành.
HS: Thực hành đo, cắt vải, gấp khâu 2 bên đường nẹp phần luồn dây.
Tiết 2
- GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây.
- GV hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Chú ý nhắc HS khâu vòng 2 – 3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS.
HS: Thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
- GV quan sát, uốn nắn hoặc chỉ bảo thêm cho những HS còn lúng túng.
5. Đánh giá kết quả học tập của HS:
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá để giờ sau dựa vào đó đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập làm lại cho quen.
Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014
 Kể chuyện
Kể Chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
	- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lý..
	- Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Tranh minh hoạ “Lời ước dưới trăng”.
+ Sách, báo, truyện viết về ước mơ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1 – 2 HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- GV chép đề lên bảng.
HS: 1 – 2 em đọc lại đề.
- GV gạch dưới những từ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý, cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm lại 3 gợi ý.
- Đọc thầm gợi ý 1.
- GV gợi ý:
? Những câu chuyện nào có trong SGK
+ ở vương quốc Tương Lai.
+ Ba điều ước.
? Ngoài ra em còn được nghe thêm những truyện nào khác
- Vào nghề.
- Lời ước dưới trăng.
- Đôi giày ba ta màu xanh.
- Điều ước của vua Mi - đát.
? Em sẽ chọn kể về ước mơ cao đẹp gì
HS: Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, ước mơ chinh phục thiên nhiên, ước mơ về nghề nghiệp tương lai, ước mơ về cuộc sống hoà bình.
? Hay có thể ước mơ viển vông, phi lý
- Nói tên truyện em lựa chọn
- GV lưu ý:
HS: Đọc thầm gợi ý 2, 3
+ Kể chuyện phải có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể xong cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Với những câu chuyện dài có thể kể 1 – 2 đoạn.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà kể cho mọi người cùng nghe.
	- Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
đôi giày ba ta màu xanh
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên những câu dài.
- Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp lý
2. Hiểu ý của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đầu đến lớp.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Nếu  phép lạ”.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
b. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
HS: Vài HS đọc đoạn 1.
- GV nghe, sửa sai và kết hợp giải nghĩa từ khó.
HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em thi đọc cả đoạn.
- Tìm hiểu nội dung:
? Nhân vật “tôi” là ai
- Là chị phụ trách Đội TNTP.
? Ngày bé chị phụ trách Đội từng ước mơ điều gì
- Có 1 đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta
- Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ, có 2 hàng khuy dập luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
? Mơ ước của chị ngày ấy có đạt được không
- Không đạt được
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm những câu văn:
“Chao ôi ! Đôi giày mới đẹp làm sao ! Cổ giày ôm sát chân  các bạn tôi”
c. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ.
HS: 1 vài em đọc đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 – 2 em đọc cả đoạn.
- Tìm hiểu nội dung:
? Chị phụ trách được giao việc gì
- Vận động LáI, 1 cậu bé nghèo, sống lang thang đi học.
? Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của 1 cậu bé đang dạo chơi.
? Chị đã làm gì để vận động cậu bé trong ngày đầu đến lớp
- Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh.
? Tại sao chị chọn cách làm đó
- Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước như Lái 
? Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày
- Tay run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
HS: 2 em thi đọc cả bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp h/s
	- Củng cố về giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
	- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho h/s.
	- Giáo dục h/s ham thích học toán.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 
?Nêu công thức tìm 2 số khi biết tổng và hiệu cuẩ 2 số đó?
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
Bài 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
a/ 24 và 6; b/ 60 và 12 c/325 và 99
* Hoạt động 2: Giải toán có lời văn
Bài 2: HS tóm tắt bài toán
?Bài toán cho gì? Hỏi gì?
?Muốn giải bài toán ta làm như thế nào?
Bài 3: HS đọc đề
Bài 5: Tóm tắt bài toán
HS giải vở
3/ Củng cố – Dặn dò: 
- Chốt lại kiến thức vừa ôn tập, nhận xét giờ.
- VN ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-SL = (T + H) : 2
-SB = (T – H) : 2
-HS làm bảng lớn
a/ Số lớn là: (26 + 6) : 2 = 16
 Số bé là: (26 – 6 ) :2 = 10
b/ Tương tự h/s làm
-HS đọc đề, phân tích đề rồi giải
-Tuổi em là: 
 (36 – 8 ) : = 14 (tuổi)
-Tuổi chị là:
 14 + 8 = 22 (tuổi)
 Đ/S : em 14 tuổi, chị 22 tuổi
-HS tự tìm hiểu đề rồi giải vở
Số SGK thư viện cho h/s mượn là: 
 (65 +17) : 2 = 41 (quyển)
Số sách đọc thêm thư viên cho h/s mượn là:
 41 – 17 = 24 (quyển)
 Đ/S: SGK 14 quyển,
 sách đọc thêm 24 quyển
5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là: (52 + 8 ) : 2 = 30 (tạ) = 3000 (kg)
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là:
 30 – 8 = 22 (tạ) = 2200 (kg)
 Đ/S: 
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện:
- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa cốt truyện “Vào nghề”.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài viết phát triển câu chuyện từ đề bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm bài.
GV dán bảng tranh minh họa truyện “Vào nghề”.
- Mỗi em viết lần lượt 4 câu mở đoạn (tiết TLV tuần 7 đã hoàn chỉnh ít nhất 1 đoạn).
- HS phát biểu.
- GV dán 4 tờ phiếu đã viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn.
* Đoạn 1: 
Mở đầu: Tết Nô - en năm ấy, cô bé Va – li - a 11 tuổi được bố mẹ cho đi xem xiếc (Tết ấy Va – li - a tròn 11 tuổi được bố mẹ cho đi xem xiếc).
Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy hay tuyệt, nhưng Va – li – a thích hơn cả là tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa, vừa đánh đàn.
Kết thúc: Từ đó, lúc nào Va – li – a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành 1 diễn viên xiếc vừa phi ngựa, vừa đánh đàn.
* Đoạn 2: (SGV)
* Đoạn 3: (SGV)
* Đoạn 4: (SGV)
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
GV nhấn mạnh yêu cầu của bài.
- Một số em nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Làm bài cá nhân hoặc theo cặp viết nhanh ra nháp.
- Thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có đúng là được kể theo trình tự thời gian hay không.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
địa lý
hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
	- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
	- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Cây công nghiệp trên đất Ba – gian:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Thảo luận nhóm dựa vào kênh chữ và kênh hình để trả lời câu hỏi theo nhóm.
? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì
- Cây cao su, cây cà phê, chè, hồ tiêu
Chúng thuộc loại cây công nghiệp.
? Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất 494 200 (ha).
? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
- Vì ở đây đất Ba - gian rất tốt, thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu, 
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột
- GV giới thiệu cho HS xem 1 số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
? Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì
- Thiếu nước vào mùa khô. Người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
3. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
- Trâu, bò, voi.
? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò
- Có đồng cỏ xanh tốt.
? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì
-  để chuyên chở người và hàng hoá
- Tổng kết: Nêu ghi nhớ.
HS: Đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2014
Toán
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
	- Biết dùng Ê - ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. Đồ dùng:
	Ê - ke, bảng phụ vẽ các góc.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt:
a. Giới thiệu góc nhọn:
- GV vẽ góc nhọn lên bảng và giới thiệu cho HS biết đây là góc nhọn.
Đọc là: Góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB
P
Q
O
- GV vẽ 1 góc nhọn đỉnh khác sau đó yêu cầu HS đọc:
HS: Đọc “Góc nhọn đỉnh O
Cạnh OP, OQ”
- Cho HS lấy ví dụ trong thực tế về góc nhọn.
VD: 2 kim đồng hồ chỉ lúc 2h00 tạo bởi góc nhọn.
- GV áp cái Ê - ke vào góc nhọn để HS quan sát rồi nhận thấy: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
b. Giới thiệu góc tù: (Tương tự như trên)
- Giới thiệu góc tù OMN:
Góc tù đỉnh O, cạnh OM, ON.
- Góc tù lớn hơn góc vuông.
O
M
N
c. Giới thiệu góc bẹt: (Tương tự như trên)
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
O
B
C
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Nhận biết góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
+ Góc đỉnh A, cạnh AM, AN và góc đỉnh D, cạnh DV, DU là các góc nhọn.
+ Góc đỉnh B, cạnh BP, BQ và góc đỉnh O, cạnh OG, OH là các góc tù.
+ Góc đỉnh C, cạnh CI, CK là các góc vuông.
+ Góc đỉnh E, cạnh EX, EY là góc bẹt.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
đạo đức
tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của.
- Biết tiết kiệm tiền của, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
- Biết đồng tình, ủng hộ những việc làm tiết kiệm.
II. Đồ dùng:
3 tấm màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
* HĐ1: HS làm việc cá nhân bài 4 SGK.
HS: Cả lớp làm bài tập.
- GV mời 1 số HS chữa bài và giải thích.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
*HĐ2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5):
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5.
HS: Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- 1 vài nhớm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp.
? Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa? Có cách nào khác không? Vì sao
? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy
- GV kết luận về cách ứng xử.
HS: Đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện như bài học.
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy – học:
Phiếu khổ to viết phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng.
HS: 1 em nhắc lại phần ghi nhớ.
1 em chữa bài 2.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và trả lời:
- Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
- Từ ngữ “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
- Câu: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
- Lời của Bác Hồ.
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là:
+ 1 từ hay cụm từ: “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” , “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
+ 1 câu trọn vẹn hay đoạn văn: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
+ Bài 2: 
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ trả lời.
? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập
- Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là 1 từ hay cụm từ.
VD: Bác tự cho mình là “người lính”, là “đầy tớ”.
? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm
- Khi lời dẫn trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn.
VD: Bác nói: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự trả lời.
- Từ lầu chỉ cái gì?
- Chỉ ngôi nhà cao, to, sang trọng
- Tắc kè hoa có xây được lầu theo ngh

File đính kèm:

  • docGioii.doc