Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 5 - Gà trống và cáo
Mục tiêu: Giúp HS
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
Hiểu nội dung bài sâu hơn.
II. Đồ dùng dạy học
SGK, vở ghi bài.
III. Hoạt động trên lớp
1. Ổn định lớp
2 Bài mới:
GV ghi bảng tựa bài ( HS nêu tựa bài ).
TUẦN 5 Ngày soạn: 18/9/2014 Ngày dạy: 19/9/2014 BD ĐỌC GÀ TRỐNG VÀ CÁO I_Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát cả bài, hiểu ND bài. II_Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Gà Trống đứng ở đâu và Cáo đứng ở đâu ? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ?. Cáo muốn Gà Trống xuống để làm gì ? Sự thật có phải Cáo muốn bày tỏ tình thân với Gà Trống hay không ? Vì sao ? Gà có tin lời Cáo không ? Vì sao Gà tung tin có cặp chó săn chạy đến để làm gì sợ ? Cáo thế nào khi nghe Gà loan tin ? Thấy Cáo chạy Gà tỏ ra thế nào ? Nhờ đâu mà Gà thoát chết ? Bài thơ khuyên chúng ta điều gì ? Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng gà trống tinh ranh lõi đời, Cáo kia đon đả ngỏ lời: “Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây Để nghe cho rõ tin này Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân Lòng tôi sung sướng muôn phần Báo cho bạn hữu xa gần đều hay Xin đừng e ngại, xuống đây Cho tôi hôn bạn tỏ bày tình thân.” Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn Gà rằng: “ Xin được ghi ơn trong lòng Hoà bình gà cáo sống chung Mừng này còn có tin mừng nào hơn Kìa, tôi thấy cặp chó săn Từ xa chạy lại chắc loan tin này.” Cáo nghe, hồn lạc phách bay Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì. Gà ta khoái chí cười phì: “ Rõ phường gian dối, làm gì được ai.” GV cho lớp đọc thầm thuộc lòng từng câu, đoạn, bài. Tổ chức thi đọc thuộc lòng. IV_Củng cố, dặn dò * RÚT KINH NGHIỆM: BD VIẾT GÀ TRỐNG VÀ CÁO I_Mục tiêu: Giúp HS Nhớ viết cả bài. II_Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Nhớ viết Nhác trông vắt vẻo trên cành Anh chàng gà trống tinh nhanh lõi đời, Cáo kia đon đả ngỏ lời: “Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây Để nghe cho rõ tin này Muôn loài mạnh yếu từ rày kết thân Lòng tôi sung sướng muôn phần Báo cho bạn hữu xa gần đều hay Xin đừng e ngại, xuống đây Cho tôi hôn bạn tỏ bày tình thân.” Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn Gà rằng: “ Xin được ghi ơn trong lòng Hoà bình gà cáo sống chung Mừng này còn có tin mừng nào hơn Kìa, tôi thấy cặp chó săn Từ xa chạy lại chắc loan tin này.” Cáo nghe, hồn lạc phách bay Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì. Gà ta khoái chí cười phì: “ Rõ phường gian dối, làm gì được ai.” Hoạt động 2: Kiểm tra, bắt lỗi IV_Củng cố, dặn dò * RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 6 Ngày soạn: 25/9/2014 Ngày dạy: 26/9/2014 BD ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN-DRAY-CA I_Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát cả bài, đọc diễn cảm các đoạn có lời thoại. II_Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc ( hỏi nhanh lại nội dung bài tập đọc ) Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? Nội dung chính của bài (Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình ). Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm: Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cả bài. Nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. *RÚT KINH NGHIỆM : BD VIẾT CHỊ EM TÔI I_Mục tiêu: Giúp học sinh Nghe viết viết đúng, đẹp cả bài Chị em tôi. II_Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Nghe viết cả bài Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười : Ờ, nhớ về sớm nghe con ! Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua. Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một vài đúa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về. Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng: Em đi tập văn nghệ. Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ? Nó cười, giả bộ ngây thơ : Ủa, chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà ! Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba chỉ buồn rầu bảo : Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người. Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.” Hoạt động 2: Kiểm tra, bắt lỗi IV_Củng cố, dặn dò * RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 7 Ngày soạn: 2/9/2014 Ngày dạy: 3/10/2014 BD Viết TRUNG THU ĐỘC LẬP I_Mục tiêu: Giúp HS Nghe viết đúng ,viết đẹp bài Trung thu độc lập. II_Đồ dùng SGK, vở chính tả. III_Các hoạt động dạy học chủ yếu 1_Ổn định lớp: 2_Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở viết bài. 3_Bài mới a_Giới thiệu bài Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN VIẾT Giáo viên đọc mẫu. Nhìn vào bài văn chúng ta cần lưu ý điều gì ? GV rút từng từ khó: phấp phới, cao thẳm, bát ngát.. Cả lớp viết bảng con từ khó, cá nhân đọc từng từ. HS đọc lại các từ vừa viết. Hoạt động 2: NGHE VIẾT Gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết. Giáo viên đọc bài theo cụm( học sinh viết). Giáo viên đọc lại bài 1 lần ( học sinh soát lỗi). Giáo viên chấm tập, nêu lỗi và cách chữa. IV_Củng cố, dặn dò. Nhận xét, kết thúc tiết học * RÚT KINH NGHIỆM BD Đọc Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. Mục tiêu: giúp HS Phân vai đọc diễn cảm cả bài. Hiểu ND bài: Ứơc mơ của các bạn nhỏ về một của sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là một nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 1. Ổn định lớp 2.Bài mới: *Giới thiệu bài: GV ghi bảng tựa bài ( HS nêu tựa bài ). Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Theo em Sáng chế có nghĩa là gì? Màn 1 nói lên điều gì? Màn 2 cho em biết điều gì? Ý nghĩa của cả 2 đoạn kịch này là gì? (Đoạn trích nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai.) HS nhắc lại . Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc GV đọc mẫu :Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện tâm trạng hào hứng của Tin-tin và Mi-tin. Lời của các em bé tự tin, tự hào. Thay đổi giọng của từng nhân vật. Màn 1 : Trong công xưởng xanh Màn 2: Trong khu vườn kì diệu. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm Tổ chức cho HS đọc phân vai. Nhận xét. Tìm ra nhóm đọc hay nhất. IV.Củng cố – dặn dò: Giáo dục tình cảm : các em hãy ước mơ và phấn đấu hết mình để thực hiện ước mơ của mình. Nhận xét tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM : . TUẦN 8 Ngày soạn: 9/10/2014 Ngày dạy: 10/10/2014 BD Đọc NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. Mục tiêu: Giúp HS Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ. Hiểu nội dung bài sâu hơn. II. Đồ dùng dạy học SGK, vở ghi bài. III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định lớp 2 Bài mới: GV ghi bảng tựa bài ( HS nêu tựa bài ). Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao? Bài thơ nói lên điều gì? (Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.) Hoạt động 2 Hướng dẫn luyện đọc GV đọc mẫu, nêu giọng đọc ( HS đọc bài ). HS đọc nối tiếp lần 1 ( 4 HS đọc ) HS đọc nối tiếp lần 2 ( 4 HS đọc ) Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm HS đọc diễn cảm, nhận xét ghi điểm. HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. HS đọc thuộc lòng toàn bài. Nhận xét, ghi điểm. IV .Củng cố ,dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và đọc diễn cảm. * RÚT KINH NGHIỆM : .. BD Viết ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH I. Mục tiêu: giúp HS Viết đúng, đẹp bài tập đọc. II. Đồ dùng dạy học: Sgk, vở ghi bài. III. Hoạt động trên lớp 1. Ổn định lớp 2 Bài mới: Gv ghi bảng tựa bài ( HS nhắc lại ). Hoạt động 1: Hướng dẫn viết Gv đọc mẫu HS đọc lại ). HS nêu điểm cần lưu ý khi viết bài ( dấu câu, viết hoa) GV rút từ khó ( HS luyện viết ). Hoạt động 2: Nghe viết HS nêu tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết. Gv đọc bài ( HS viết ). Hs bắt lỗi chéo. Gv chấm bài, nêu lỗi và cách sửa. IV. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện viết cho đẹp. * RÚT KINH NGHIỆM : ... TUẦN 9 Ngày soạn: 16/10/2014 Ngày dạy: 17/10/2014 BD Đọc THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. Mục tiêu: Giúp HS Đọc phân vai diễn cảm phù hợp với từng nhân vật. Biết lựa chọn cho mình ước mơ về nghề nghiệp nào đó. II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở ghi bài. III. Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định lớp. 2Bài mới: *Giới thiệu bài: GV ghi bảng tựa bài ( HS nhắc lại ). Hoạt động 1: Tìm hiểu bài HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi: Ý chính đoạn 1 ( Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ ). HS đọc to đoạn 2 và trả lời câu hỏi. Ý chính đoạn 2 ( Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em ). Cả lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 4, SGK. Nội dung chính của bài là gì? (Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ ). HS nhắc lại. Hoạt động 3 :Luyện đọc diễn cảm. HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật. HS đọc diễn cảm bài đọc. HS đọc trong nhóm. HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, tuyên dương. IV. Củng cố, dặn dò: Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì? Nhận xét tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM : BD Đọc ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT I. Mục tiêu: Giúp HS HS đọc diễn cảm lời các nhân vật. II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở ghi bài. III.Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp 2 Bài mới: *Giới thiệu bài: GV ghi bảng tựa bài ( HS nhắc lại ). Hoạt động 1: Tìm hiểu bài * HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi. Ý chính đoạn 1 : Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện. * HS đọc to đoạn 2 và trả lời câu hỏi Ý chính đoạn 2 : Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. * HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi. Ý chính đoạn 3 : Vua Mi-đát rút ra bài học quý. Câu chuyện có ý nghĩa gì? Những điều ước tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. HS nhắc lại . Hoạt động 2: Luyện đọc diễn cảm HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. HS đọc, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp. HS đọc trong nhóm.HS đọc phân vai. GV nhận xét, ghi điểm. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 10 Ngày soạn: 23/10/2014 Ngày dạy: 24/10/2014 BD ĐỌC I_Mục tiêu: Giúp HS Đọc lưu loát cả bài, hiểu ND bài từ tuần 1 - 9 II_Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hs bóc thăm bài đọc : * Chủ điểm : Thương người như thể thương thân ( 6 bài ) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu / 4 Mẹ ốm / 9 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( tt ) / 15 Truyện cổ nước mình / 19 Thư thăm bạn / 25 Người ăn xin / 30 * Chủ điểm : Măng mọc thẳng ( 6 bài ) Một người chính trực / 36 Tre Việt Nam / 41 Những hạt thóc giống / 46 Gà Trống và Cáo / 50 Nỗi dằn vặt của An-dray-ca / 55 Chị em tôi / 59 * Chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ ( 6 bài ) Trung thu độc lập / 66 Ở Vương quốc tương lai / 70 Nếu chúng mình có phép lạ / 76 Đôi giày ba ta màu xanh / 81 Thưa chuyện với mẹ / 85 Điều ước của vua Mi-đát / 90 2. HS đọc bài, trả lời các câu hỏi . 3. GV nhận xét, góp ý từng em. IV. Củng cố – dặn dò: Nhận xét 2 tiết học. * RÚT KINH NGHIỆM : Tuần 11 Ngày soạn : 30/10/2014 Ngày dạy : 31/10/2014 BD ĐỌC ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I.Mục tiêu: Giúp HS Biết đọc đọc diễn cảm đoạn văn. II.Đồ dùng dạy học: SGK, vở ghi bài. I.Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định 2.Bài mới: Hoạt động 1 : Luyện đọc diễn cảm GV đọc bài. HS đọc bài. HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 : HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 : GV NX Ý chính đoạn 1,2 : Nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền. Ý chính đoạn 3 : Nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền. Ý chính đoạn 4 : Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên. HS nêu nội dung chính của bài : Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. HS thi đọc diễn cảm từng đoạn. HS thi đọc diễn cảm cả bài. GV nhận xét. IV.Củng cố – dặn dò: Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? Nhận xét tiết học. *RÚT KINH NGHIỆM : ..... . BD VIẾT ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I.Mục tiêu: Giúp HS Nghe viết đúng đoạn 3. II.Đồ dùng dạy học: SGK, vở ghi bài. I.Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định 2.Bài mới Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết GV đọc bài. HS đọc. Nhận diện hiện tượng chính tả. Luyện viết từ khó. Gv NX. Hoạt động 2 : Nghe viết GV đọc, HS viết bài : “ Sau vì nhà nghèo quá,.vượt xa các học trò của thầy.” GV nhận xét. Gv chấm bài. IV.Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. *RÚT KINH NGHIỆM : .....
File đính kèm:
- giao an lop 4b(1).doc