Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 30 - Tiết 2 - Tập đọc : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Mục tiêu :

1. Biết quan sát con vật , chọn lọc các chi tiết để miêu tả .

2. Biết tìm các từ các từ ngữ để miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình , hành động của con vật .

3.Yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị :

GV - Tranh minh hoạ bài đọc sgk.

 - Tranh về các con vật .

 

doc33 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 30 - Tiết 2 - Tập đọc : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược cung cấp nhiều ni tơ hơn ?
Những loại cay nào cần được cung cấp nhiều phốt pho hơn ?
+ Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ka li hơn ?
+, Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ?
+ , Hãy giải thích tại sao giai đoạn lúa vào hạt không nên bón phân nhiều ?
+, Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy gì đặc biệt ?
- Gv kết luận.
III. Kết luận (2’)
- Nêu lại nội dung bài 
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học .
- Hát và chơi trò chơi
- 3 HS nêu
- Dưới lớp chú ý
- Đọc thông tin SGK 
- Trong đất có mùn , cát , đất sét ,các chất khoáng , xác chết động vật , không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây 
- .. vì khoáng chất trong đất không đử cho cây sinh trưởng , phát triển và cho năng xuất cao 
-  phân đạm , lân , ka li, vô cơ, phân bắc , phân xanh 
- Quan sát tranh trong SGK
+, Cây a) Phát triển tốt nhất , cây cao lá xanh nhiều quả ..
+, Cây b) Phát triển kém nhất , cây còi cọc , lá bé , thân mềm rũ xuống ..
+, Cây c) Phát triển chậm , thân gầy , lá bé , cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ nên ít quả ..
+,Cây d) Phát triển kém , thân gầy lùn , lá bé , quả ít còi cọc vì thiếu phốt pho ..
+, Cây a) âphát triển tốt cho năng xuất cao cây cần được cung cấp đầy đủ chất khoáng 
+, Cây b) phát triển chậm nhất chứng tỏ ni tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật 
- Hs đọc mục bạn cần biết .
- Cây lúa , ngô, cà chua, đay, rau , muống , rau dền , bắp cải ..
- Cây lúa , ngô, cà chua, ..
- Cây cà rốt , khoai lang, khoai tây, cải củ 
- Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau .
- Vì trong phân đạm có ni tơ , ni tơ cần cho sự phát triển của lá , lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh ..
- Bón phân vào gốc cây , không cho phân lên lá bốn phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa .
- Hs nhắc lại Nd bài 
Tiết 4. Đạo đức :
Bảo vệ môi trường ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu :
1, Kiến thức :
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm 
2 ,Thái độ .
- Có ý thức bảo vệ môi trường
- Đồng tình , ủng hộ, noi gương những người có ý thức giữ gìn , bảo vẹ môi trường , không đồng tình với những người không có ý thức bảo vệ môi trường .
3, Hành vi :
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường , ở lớp gia đình và công cộng nơi đang sống .
- Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .
+ Các kĩ năng sống cơ bản :
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường .
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môI trường.
+ Các phương pháp dạy học tích cực :
 - Đóng vai và thảo luận
B. Chuẩn bị :
GV - Nội dung một số thông tin về moi trường VN .
 - Giấy bút vẽ .
HS - SGK
C. Các hoạt động dạy học . (35’)
I. Giới thiệu bài ( 3’)
+ Khởi động : chơi trò chơi Bắn tên kết hợp kiểm tra bài cũ.
- Để hạn chế tai nạn giao thông chúng ta phải làm gì ?
 Nhận xét
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp - ghi bảng
II. Phát triển bài: (30’)
1 Hoạt động 1 :Liên hệ thực tiễn .
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
- Hãy nhìn quanh lớp và cho biết hôm nay lớp mình vệ sinh ntn?
- Theo em những rác đó do đâu mà có ? 
Các em cứ tưởng tượng nếu các lớp đều có chút rác như thế này thì nhiều lớp học sẽ ntn? Vậy rác có ích hay có lợi chúng ta cùng tìm hiểu .
2 Hoạt động2:
* Mục tiêu: Hiểu tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
* Cách tiến hành:
- Cho Hs đọc các thông tin trong SGK 
- Qua các thông tin , số liệu nghe được , em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống ?
- Theo em môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào ?
- Kết luận :..
3 Hoạt động 3 : Đề xuất ý kiến .
* Mục tiêu: Có ý thức bảo vệ môi trường:
* Cách tiến hành:
- Cho Hs chơi trò chơi nếu thì 
- Gv phổ biến luật chơi .
+, Dựa vào nội dung về môi trường .
chia làm hai dãy , một dãy đưa ra vế “nếu’’ , một dãy đưa ra vế “thì”
- Tổ chức chơi thử .
- Tổ chức chơi thật .
- Như vậy để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường chúng ta cần và có thể làm được những gì ?
- Kết luận : Cho Hs nêu ghi nhớ trong SGK.
III. Kết luận (2’)
- Nêu những việc làm có thể bảo vệ môi trường :
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
- Lớp chơi trò chơi
- Vai Hs trả lời
- Tôn trọng luật giao thông 
- Thực hiện luật giao thông
- Lớp chú ý
- Lớp mình hôm nay chưa sạch lắm .
- Còn có một vài mẩu giấy vụn 
- Do một số bạn ở lớp vứt ra .
- Hs đứng dây và nhặt rác cho vào thùng rác của lớp .
- Môi trường đang sống bị ô nhiễm 
- Môi trường đang sống bị đe doạ : ô nhiễm nước , đất bị hoang hoá , cằn cỗi ..
- Khai thác rừng bừa bãi 
- Vứt rác bẩn xuống sông ngòi ao hồ .
- Đổ nước thải ra sông 
- Chặt phá cây cối 
- Hs chú ý .
- Hs thực hiện trò chơi 
- Không chặt phá cây bừa bãi .
- Không vứt rác vào sông ao hồ .
- Xây dựng hệ thống lọc nước .
- Hs nêu ghi nhớ trong SGK 
- Hs nêu .
Tiết 5. Mĩ thuật :
Tập nặn tạo dáng đề tài tự chọn
A. Mục tiêu :
 - HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động .
- Làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn ) và nặn 1 số dáng ngời đơn giản theo ý thích 
- Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị :
Gv - Sgk , tranh ảnh về dáng ngời , đất nặn , màu nặn.
- HS : Đất nặn , bảng con một số thanh tre , giấy vẽ , hồ dán .
C . Các hoạt động dạy học ( 35’)
I. Giới thiệu bài (3’) 
 + Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài vẽ cái ca của hs giờ trước .
B. Phát triển bài : (30’)
1 Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét .
* Mục tiêu: Biết quan sát nhận xét 
* Cách tiến hành:
Cho hs quan sát một số tranh ảnh dân gian hoặc một số mẫu nặn .
- Người đang làm gì ? 
- Gồm những bộ phận nào ?
- Chất liệu làm bằng gì ?
2 Hoạt động 2 : Cách nặn tạo dáng người 
* Mục tiêu: Biêt cách nặn tạo dáng người.
* Cách tiến hành:
- GV thao tác để minh hoạ cách nặn cho học sinh quan sát . 
+ Nhào bóp đất nặn .
+ Nặn các bộ phận đầu, mình , chân tay .
+ Gắn đính các bộ phận thành hình người .
+ Tạo thêm các chi tiết mắt, tóc , bàn tay , bàn chân . 
(Tạo thêm 1 số hình ảnh khác : quả bóng , con thuyền )
* Gợi ý : Tạo dáng phù hợp với động tác của người : ngồi , chạy , đá bóng
3 Hoạt động 3 : Thực hành .
* Mục tiêu: Nặn được sản phẩm
* Cách tiến hành:
- Gợi ý : Lấy đất cho vừa với từng bộ phận và nặn tạo dáng .
4 Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá .
* Mục tiêu: Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm.
* Cách tiến hành:
Nhận xét các bài tập nặn về tỷ lệ hình dáng hoạt động và cách xắp xếp theo đề tài .
GV nhận xét
III. Kết luận (5’) 
- Nhận xét giờ học .
- Dặn hs về nhà nặn thêm 1 số hình dáng hoạt động của người .
- Lớp chơi trò chơi
- HS nêu 
- Đầu, mình , chân , tay.
- Đất , gỗ .
+ HS nhắc lại lần lượt từng thao tác nặn . 
- Nhào bóp đất .
- Nặn các bộ phận .
- Gắn các bộ phận . 
- Tạo thêm 1 số chi tiết 
- HS thực hành .
 - HS trưrng bày sản phẩm 
HS nhận xét.
- Dưới chú ý nghe
Ngày soạn : 02 / 04 / 2013
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 03 / 04 / 2013
Tiết 1. Tập đọc :
Dòng sông mặc áo .
A. Mục tiêu :
1. Đọc lưu loát toàn bài , biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui , nhẹ nhàng và dí dỏm thể hiện niềm vui , sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương .
2. Hiểu các từ ngữ trong bài :
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương .
3. Học thuộc lòng bài thơ.
B. Chuẩn bị :
GV- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk .
HS - SGK
C. Các hoạt động dạy học . ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi Con thỏ kết hợp kiểm tra bài cũ.
- Gọi Hs đọc bài : Hơn một nghìn năm vòng quanh trái đất . Và nêu nội dung của bài .
 Nhận xét – ghi điểm
+ Giới thiệu bài mới : trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài: (30’)
1 Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
* Cách tiến hành:
- Gọi Hs khá đọc bài .
- Cho Hs chia đoạn 
Cho Hs đọc tiếp nối theo đoạn .
- Giáo viên kết hợp luyện phát âm và giảng từ cho Hs .
- Cho Hs luyện đọc theo cặp .
- Gọi Hs đọc toàn bài .
- Giáo viên đọc mẫu .
2 Hoạt động2. Tìm hiểu bài .
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi trong SGK
* Cách tiến hành:
- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu ?
- Màu sắc của dòng sông thay đổi ntn trong ngày ?
- Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay ?
- Em thích hình ảnh nào trong bài ? vì sao ?
- Nêu nội dung bài ? 
3 Hoạt động3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ 
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ.
* Cách tiến hành:
- Cho hs đọc lại bài thơ .
- Cho hs đọc bài theo cặp .
- Cho Hs thi đọc diễn cảm bài thơ .
Nhận xét Hs đọc bài hay nhất .
Gọi Hs đọc thuộc bài thơ .
III. Kết luận (5’)
- Nêu lại nội dung bài thơ.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ .và chuẩn bị bài sau.
- Lớp chơi trò chơi
- Hs đọc bài .
- Lớp chú ý
- Hs khá đọc bài .
- Chia 2 đoạn .
- Hs tiếp nối nhau dọc theo đoạn .
- Hs luyện đọc theo cặp .
- 2 Hsđọc toàn bài .
- Lắng nghe .
- Trả lời theo nhóm 2
- Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống con người luôn đổi màu áo .
-  lụa đào , áo xanh , hây hây dáng vàng , nhung tím áo đên áo hoa .ứng với thời gian trong ngày : nắng lên – trưa về- chiều – tối- đêm khuya 
- Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông gần gũi với con người 
- Hs nêu ..
- Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương .
- Hs đọc bài thơ , nêu cách đọc diễn cảm .
- Hs đọc bài theo cặp .
- Hs thi đọc diễn cảm bài thơ 
- Hs nêu lại nội dung bài thơ 
Tiết 2. Toán :
Tỉ lệ bản đồ
A. Mục tiêu :
 - Hiểu được tỉ lệ bản đồ cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ trên bản đồ ứng với độ dài thật trên mặt đất là bao nhiêu .
- Yêu thích bộ môn
B. Chuân bi :
GV - Bản đồ thế giới , bẩn đồ Việt Nam ..
HS - SGK
C. Các hoạt động dạy học . ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi Trán cằm tai kết hợp kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra vở bài tập ở nhà của Hs
 Nhận xét
+ Giới thiệu bài mới : trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài: (30’)
1 Hoạt động1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ .
* Mục tiêu: Hiểu được tỉ lệ bản đồ. 
* Cách tiến hành:
- Treo các bản đồ lên bảng .
- Cho Hs đọc các tỉ lệ trên bản đồ .
- Gv kết luận : Các tỉ lệ 1 : 10 000 000
1: 500 000 ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ .
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần . dộ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài 10 000 000 cm hay 100 km trên thực tế .
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài ( cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó ( 10 000000cm, 10 000 000 dm, 10 000 000m) 
2 Hoạt động2. Thực hành :
* Mục tiêu: Biết áp dụng lí thuyết vào làm bài tập. 
* cách tiến hành:
+, Bài 1: Cho Hs đọc đề bài toán .
- Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?
- Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?
- Tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1m ứng với độ dài thật là bao nhiêu ?
+ , Bài 2:Y/ c Hs tự làm vào vở và nêu kết quả bài làm .
- Gv nhận xét sửa sai .
III. Kết luận (5’)
- Nêu lại nội dung bài học .
- Về làm bài tập ở vở bài tập .
- Nhận xét tiết học 
- Lớp chơi trò chơi
- Lớp chú ý
- Quan sát các bản đồ .
- Hs đọc các tỉ lệ bản đồ .
- Hs nghe giảng .
 tương ứng với độ dài thật là 1000mm.
- . Tương ứng với độ dài thật 1000cm .
- tương ứng với độ dài thật là 1000m.
Tỉ lệ BĐ
1:1000
1:300
1:10000
1:5000
Đd thu nhỏ
1cm
1dm
1mm
m
độ dài thật 
1000cm
300dm
10000mm
500m
- Hs nêu lại Nd bài
 Tiết 3. Tập làm văn :
Luyện tập quan sát con vật .
A. Mục tiêu :
1. Biết quan sát con vật , chọn lọc các chi tiết để miêu tả .
2. Biết tìm các từ các từ ngữ để miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình , hành động của con vật .
3.Yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị : 
GV - Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
 - Tranh về các con vật .
HS - SGK
C.Các hoạt động dạy học . ( 40’)
I . Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : 
II. Phát triển bài: ( 30’)
1 Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát .
* Mục tiêu: Biết cách quan sát
* Cách tiến hành:
Bài 1: Gọi Hs đọc nọi dung bài 1.
Bài 2 : Gọi Hs đọc y/c bài 2
- Tác giả tả những bộ phận nào của đàn ngan ?
- Nhận xét .
2 Hoạt động2. Bài 3, bài 4.
* Mục tiêu: Biết tìm các từ ngữ phù hợp để miêu tả con vật.
* Cách tiến hành:
Bài 3 : Cho Hs đọc y/c của bài .
- Cho Hs viết lại đặc điểm ngoại hình của con chó hoặc mèo ra nháp và nêu trước lớp .
- Giáo viên nhận xét .
Bài 4:Y/c Hs nêu các hoạt động thường xuyên của con mèo , chú ý các hoạt động khác lạ của con mèo .
- Gv nhận xét .
III. Kết luận ( 5’)
- Nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 
Nhận xét giờ học .
- Về nhà viết lại bài văn miêu tả con vật cho hoàn chỉnh . 
- Hát 
- 2-3 Hs đọc bài 1 .
- Hs đọc bài 2.
+ ) Hình dáng : chỉ to hơn cái trứng một tí .
+) Bộ lông , như màu của những con tơ nõn mới guồng .
+) Đôi mắt chỉ bằng hột cườm .
+) Cái mỏ màu nhung hươu , vừa bằng ngón tay đứa bé ..
+) Cái đầu : xinh xinh vàng nuột
+) Hai cái chân : lủn chủn , bé tí 
- Hs viết ra nháp và nêu miệng .
- Nêu các hoạt động của con mèo
- Hs nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 
Tiết 4. Địa lí :
Thành phố Đà Nẵng .
A. Mục tiêu :
- Chỉ được vị trí thành phó Đà Nẵng trên bản đồ .
- Trình bày được đặc điểm thành phố Đà Nẵng ( vị trí địa lí , là thành phố cảng , là trung tâm công nghiệp và địa điểm du lịch ) .
- Dựa vào tranh ảnh lược đồ để tìm thông tin .
B. Chuẩn bi :
GV - Tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng .
 - Lược đồ thành phố Đà Nẵng .
Hs – SGK
C. Các hoạt động dạy – học . ( 35’)
I. Giới thiệu bài ( 3’)
 + Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ.
- Huế nằm ở phía Bắc dãy Bạch Mã vậy trong một năm Huế có mấy mùa ? 
- Nhận xét cho điểm .
+ Giới tiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài: ( 30’)
1 Hoạt động 1: Đà Nẵng – thành phố cảng .
* Mục tiêu: Hiểu được thDà Nẵng – thành phố cảng.
* Cách tiến hành:
- Nêu vị trí của thành phố Đà Nẵng trên lược đồ .
- Y/c Hs chỉ đèo Hải Vân , sông Hàn , Vịnh Đà Nẵng , Bán Đảo Sơn Trà trên bản đồ ?
- Kể tên các loại đường giao thông có ở Thành phó Đà Nẵng , những đầu mối giao thông quan trọng của loại đường giao thông đó ?
- Tại sao nói thành phố Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung ?
2 Hoạt động 2: Đà Nẵng – Thành phố công nghiệp .
* Mục tiêu: Hiểu Dà Nẵng là thành phố công nghiệp.
* Cách tiến hành:
Cho Hs thảo luận cặp đôi 
- Kể tên các hàng hoá được đưa đến thành phố Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đi nơi khác ? 
- Hàng hoá đưa đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của nghành nào ? 
- Sản phẩm chở đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu ?
- Hãy nêu một số nghành sản xuất của Đà Nẵng ?
3 Hoạt động 3: Điểm du lịch .
* Mục tiêu: Hiểu Đà Nẵng là nơi du lịch.
* cách tiến hành:
- Đà Nẵng có điều kiện dể phát triển điểm du lịch không ? vì sao ?
- Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút khách du lịch ?
- Nhận xét và rút ra két luận .
III. Kết luận (2’)
- Hs nêu ghi nhớ của bài .
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học 
- Hát truyền thư
- Có hai mùa : mùa mưa và mùa khô
+ Lớp chú ý
- Nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân .
- Nằm ben sông Hàn và vịnh Đà Nẵng , bán đảo Sơn Trà .
- Nằm giáp các tỉnh : Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam .
- Hs lên bảng chỉ .
- Đường biển , đường thuỷ , đường bộ, đườg sắt 
- Những đầu mối giao thông quan trọng : Cảng Tiên Sa , Cảng sông Hàn ,Quốc lộ số 1,đường tàu thống nhất Bắc Nam .sân bay Đà Nẵng .
- Vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến 
- Hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng : ô tô thiết bị máy móc , quần áo , đồ dùng sinh hoạt 
- Từ Đà Nẵng : Vật liệu xây dựng , vải may quần áo , cá tôm đông lạnh ..
- Chủ yếu là các nguyên vật liệu 
- Khai thác đá , khai thác tôm cá , và dệt ..
-  có điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển , có nhiều bãi biển đẹp , nhiều cảnh đẹp ,..
- chùa Non Nước , bãi biển , núi Ngũ Hành Sơn , bảo tàng Chăm ..
- Nêu ghi nhớ sgk
Tiết 5. Thể dục :
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi : Kiệu người
A. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn . yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích .
- Trò chơi Kiệu người : yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào được trò chơi nhưng bảo đảm an toàn .
- Yeue thích bộ môn.
B. Địa điểm – phương tiện :
- Sân tập của trường .
- Kẻ sân để tổ chức trò chơi .
C. Nội dung và phương pháp ( 35’)
I . Phần mở đầu :
- Nhận lớp phổ biến nội dung .
- Xoay các khớp cổ chân , tay , gối , hông .
- Ôn một số động tác bài thể dục phát triển chung.
II. Phần cơ bản .
a, Môn tự chọn 
+ ) Đá cầu 
- Tâng cầu bằng đùi , 
- Thi tâng cầu bằng đùi .
- ôn chuyển cầu theo nhóm hai người .
b, Trò chơi vận động :Kiệu người .
- Nêu tên trò chơi , cùng Hs nhắc lại cách chơi .
III. Phần kết thúc :
- Hệ thống bài học .
- Đi đều theo vòng tròn và hát .
Nhận xét đánh gia kết quả .
 3’
2l x 4n
 28’
 4’
Đội hình nhận lớp .
* * * * *
* * * * *
Đội hình tâng cầu
* * * *
* * * * 
Đội hình kết thúc .
* * * * *
* * * * *
Ngày soạn : 02 / 04 / 2013
 Ngày giảng : Thứ năm ngày 04 / 04 / 2013
Tiết 1. Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: du lịch – thám hiểm.
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch – thám hiểm.
- Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch và thám hiểm có sử dụng những từ ngữ tìm được.
- Yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bi :
GV - Phiếu bài tập dành cho HS.
HS - SGK
C. Các hoạt động dạy học : ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
 + Khởi động : chơi trò chơi Chanh chua cua kẹp kết hợp kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra bài cũ 
- Tại sao phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị?
 Nhận xét cho điểm
+ Giới thiệu bài mới: trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài: (30’)
1 Hoạt động1: Bài 1, bài 2.
* Mục tiêu: Biết tìm những từ ngữ có liên quan đến du lịch , thám hiểm.
* Cách tiến hành:
Bài 1. Tìm những từ ngữ có liên quan đến hoạt động du lịch:
- Y/c 1 HS đọc y/c.
- Y/c HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét – bổ sung
Bài 2. Tìm những từ ngữ có liên quan đến hoạt động thám hiểm.
- Y/c 1 HS đọc y/c.
- Y/c HS làm bài thoe nhóm.
- Nhận xét – bổ xung
2 Hoạt động2: Bài 3: Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm trong đó có một số từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1, 2.
* Mục tiêu: Viết được một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm.
* Cách tiến hành:
- Y/c 1 HS đọc y/c.
- Y/c HS làm bài thoe nhóm.
- Nhận xét – bổ sung
III. Kết luận (5’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học .
- Lớp chơi trò chơi
- 3 HS nêu.
- Dưới lớp chú ý
- 1 HS đọc y/c.
- HS làm bài theo cặp .
a. Đồ dùng cần cho du lịch: Va ly, cần câu, lều trại, giày thể thao, quần áo, dụng cụ thể thao, nước uống
b. Phương tiện giao thông: Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay, xe đạp
c. Tổ chức, nhân viên phục vụ: Khách sạn, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên du lịch, nhà nghỉ, công ty du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch
d. địa điểm tham quan: Phố cổ, bãi biển, công viên..
- 1 HS đọc y/c.
- HS làm bài theo nhóm 2.
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều bạt, thiết bị an toàn, quần áođồ ăn, nước uống, đền pin, dao, bật lửa
b. Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, sống dữ.
c. Những đức tính cần thiếtcủa người tham gia: Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền trí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, mạo hiểm
- 1 HS đọc y/c.
- HS làm bài theo nhóm 2.
- H s nhắc lại Nd bài
Tiết 2. Toán :
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
( tiếp)
A. Mục tiêu:
- Từ độ dài thật và tỉ lệ bản đò cho trước biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
- Yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị :
GV – SGK
HS - SGK
C. Các hoạt động dạy học ( 40’)
I.Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
 Nhận xét
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài: (32’)
1 Hoạt động1: Bài toán 1. bài toán 2. 
* Mục tiêu: GT cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
Bài toán 1:

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc
Giáo án liên quan