Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 26 - Ga-Vrốt ngoài chiến lũy
Gv cho Hs luyện đọc theo nhóm 4 (theo kiểu phân vai)
- Gv gọi 2 nhóm thi đọc diễn cảm
- Gv cùng cả lớp nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Gv gọi 2 Hs nêu lại nội dung bài.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tiếng Việt Tuần: 26 Tiết: Lớp: 45 Ngày soạn: 24.2.2012 Ngày dạy: 29.2.2012 Tên bài dạy: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY Người dạy: Đỗ Thị Bảo Châu Mục tiêu: Qua bài học giúp học sinh: - Hiểu được nội dung : ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được câu hỏi trong SGK). - Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện. - Yêu nước, hy sinh cho đất nước, có ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học trong SGK Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv gọi học sinh lần lượt đọc đoạn 1,2 và 3 của bài “Thắng biển” và trả lời câu hỏi: HS 1: Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn 1 nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? HS 2: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?. HS 3: Những từ ngữ, hành ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? - GV nhận xét – ghi điểm và tuyên dương 3. Giới thiệu bài: - Gv treo tranh minh họa bài học và hỏi: “Bức tranh vẽ gì?” - Gv giới thiệu: “Trong tranh là chú bé Ga-vrốt đang đi nhặt đạn ngoài chiến lũy giúp nghĩa quân, giữa làn mưa đạn của kẻ thù. Ga-vrốt là nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy-gô. Bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy là một trích đoạn của tác phẩm này.” - Gv ghi tựa bài lên bảng. Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới: Bài dạy: Ga-vrốt ngoài chiến lũy 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Mục tiêu: nhằm giúp học sinh biết phát âm chính xác, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, hiểu được nghĩa của một số từ trong bài. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi - Gọi 2 HS khá, giỏi đọc bài - Hướng dẫn chia đoạn Gv chia đoạn: “ Bài này được chia thành 3 đoạn” Đoạn 1: từ đầu đến “dưới làn mưa đạn” Đoạn 2: từ “thì ra” đến “tí tí thôi!- Ga-vrốt nói” Đoạn 3: phần còn lại - Gv gọi 3 Hs đọc nối tiếp lần 1 - Gv nhận xét, tuyên dương những em đọc đúng, sữa lỗi cho những em đọc sai. - Gv rèn phát âm cho HS các từ: Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc. - Gv gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp với giải nghĩa từ khó: chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tim. - Cho HS đọc nhóm đôi - Gv gọi 1-2 nhóm đọc - Gv đọc mẫu 2. Tìm hiểu bài: Mục tiêu: Cho HS thấy được sự dũng cảm, không sợ nguy hiểm của Ga-vrốt, thấy được một cuộc chiến đầy gây go, Hình thức tổ chức: cá nhân Gv yêu cầu hs đọc thầm, đọc lướt, đọc thành tiếng bài và trả lời câu hỏi: - Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì? (Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn giúp nghĩa quân) - Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?(Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến lũy nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vrốt lúc ẩn, lúc hiện giữa làn đạn giặc, cậu chơi trò ú tim với cái chết) - Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?(Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp nguy hiểm, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được.) - Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt ?(Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt...) - Gv nhận xét và chốt lại: “Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt” - Gv treo bảng phụ ghi nội dung chính lên bảng. Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm: Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách của mỗi người Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm 4 - Gv gọi 4 Hs đọc nối tiếp theo kiểu phân vai (người dẫn chuyện, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc, Ga-vrốt) - Gv nhận xét và hướng dẫn Hs đọc diễn cảm Lưu ý giọng đọc của từng nhân vật Lưu ý nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn: mịt mù, nằm xuống, đứng thằng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn” Đoạn cuối đọc chậm lại, giọng cảm động, ngưỡng mộ, thán phục chú bé thiên thần. - Gv cho Hs luyện đọc theo nhóm 4 (theo kiểu phân vai) - Gv gọi 2 nhóm thi đọc diễn cảm - Gv cùng cả lớp nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: - Gv gọi 2 Hs nêu lại nội dung bài. - Gv nhận xét tiết học. - Gv dặn Hs về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị cho bài tập đọc kế tiếp: Dù sao Trái Đất vẫn quay. - Cả lớp hát - Lần lượt học sinh đọc và trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét - HS trả lời - Hs trả lời - HS trả lời - HS nhận xét “Trong tranh vẽ một chú bé đang ở ngoài chiến lũy” - Hs lắng nghe - 2 HS đọc - cả lớp lắng nghe - HS chia đoạn - 3 Hs đọc nối tiếp lần 1và rèn phát âm - 3 Hs đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ khó - HS đọc theo nhóm đôi - 1-2 nhóm đọc - Cả lớp lắng nghe – đọc thầm - HS đo - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - 3-4 HS đọc lại nội dung bài - 4 hs đọc, cả lớp chú ý lắng nghe và nhận xét - Cả lớp chú ý lắng nghe - Luyện đọc - 2 nhóm thi đọc diễn cảm - Cả lớp bình chọn - 2 HS nêu - Cả lớp lắng nghe Kí duyệt Mỹ Tho, ngày 24 tháng 2 năm 2012 Ngày tháng năm SVTT Đỗ Trần Hạnh Phúc Đỗ Thị Bảo Châu KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tiếng Việt Tuần: 26 Tiết: Ngày soạn: 24.2.2012 Ngày dạy: 28.2.2012 Tên bài dạy: Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì? Người dạy: Đỗ Thị Bảo Châu I. Mục tiêu: - Củng cố về câu kể Ai là gì ? Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai là gì?. - Nêu được tác dụng của câu kể Ai là gì?; biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì ? viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì ?. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn trong lớp, tự hào những anh hùng của dân tộc, có tinh thần yêu nước. II.Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: Bảng phụ Băng giấy * Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Thế nào là câu kể Ai là gì? Cho ví dụ - Từ ví dụ đó hãy xác định câu kể đó có tác dụng gì? - Từ ví dụ trên hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ. - Gv nhận xét – ghi điểm 3. Giới thiệu bài: Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì? Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn. Không những vậy, bài học còn giúp các em xác định được bộ phận CN, VN trong các câu, viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành Mục tiêu: giúp Hs xác định được câu kể Ai là gì? Nêu được tác dụng trong câu. Ngoài ra, xác định được CN, VN trong câu và viết được đoạn văn có câu kể Ai là gì? Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm đôi vá sắm vai Bài tập 1: - Cho HS xem tranh và đọc nội dung thông tin. - Gọi HS đọc yêu cầu BT 1 - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày - GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng a. Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên: Câu giới thiệu Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội: Câu nhận định b. Ông Năm là dân ngụ cư ở làng này: Câu giới thiệu c. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân: Câu nhận định Bài tập 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT 2 - Cho HS làm bài - Gọi HS trình bày - Gv nhận xét và chốt lại Nguyễn Tri Phương / là người Thừa Thiên CN VN Cả hai ông / đều không phải là người Hà Nội CN VN Ông Năm / là dân ngụ cư ở làng này CN VN Cần trục / là cánh tay kì diệu của các chú công nhân CN VN Bài tập 3: - Goi Hs đọc yêu cầu bài tập 3 - Cho Hs làm bài - Gọi Hs trình bày dưới dạng sắm vai - Gv nhận xét và khen những nhóm sắm vai tốt Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò Nhận xét tiết học Dặn Hs về nhà xem bài MTVT: Dũng cảm - Hát - Hs trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS nhận xét - HS xem và đọc - HS đọc - Làm bài theo nhóm đôi - Hs trình bài - Hs nhận xét – bổ sung - HS đọc - HS làm bài cá nhân - Hs trình bày - Hs nhận xét - Hs đọc - Làm bài theo nhóm 4 - Hs trình bày - Hs nhận xét - Hs nghe Kí duyệt Mỹ Tho, ngày 24 tháng 2 năm 2012 Ngày tháng năm 2012 SVTT Đỗ Trần Hạnh Phúc Đỗ Thị Bảo Châu
File đính kèm:
- gavrot ngoai chien luy.doc