Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 23 -Tập đọc: Hoa học trò (tiết 1)

I- Mục đích, yêu cầu

1. Đọc trôi chảy , lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơvới giọng âu yếm nhẹ nhàng, đầy tình yêu thương.

2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 23 -Tập đọc: Hoa học trò (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tập đọc
Ngày dạy:13/02/2012
HOA HỌC TRÒ
 	I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư phù hợp với nội dung bài.
2.Hiểu được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua sự miêu tả tài tình của tác giả, hiểu ý nghĩa của hoa phượng- hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
	II- Đồ dùng dạy- học
Tranh ảnh về cây hoa phượng. Bảng phụ
	III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A.Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
Treo tranh ảnh cây hoa phượng
Nêu nội dung SGV 78
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
GV kết hợp xem tranh trong SGK
Hướng dẫn luyện phát âm
Hướng dẫn hiểu từ mới
GV đọc diễn cảm cả bài
b) Tìm hiểu bài
Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
Vẻ đẹp hoa phượng có gì đặc biệt ?
Màu hoa phượng thay đổi thế nào theo thời gian ?
Khi học bài văn em có cảm nhận gì ?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV treo bảng phụ
GV hướng dẫn đọc đoạn 1
Thi đọc diễn cảm
3.Củng cố, dặn dò
Nêu ý chính của bài
Dặn HS học thuộc bài “Chợ Tết”.
Hát
2 em đọc thuộc lòng bài Chợ Tết, trả lời câu hỏi 2- 3 SGK
Nghe giới thiệu
Quan sát tranh
Quan sát tranh trong SGK
Luyện đọc tiếng khó
1 em đọc chú giải, luyện đọc theo cặp
Nghe GV đọc, 1 em đọc cả bài
Vì hoa phượng rất gần gũi, quen thuộc với học trò, phượng nở vào mùa thi, mùa chia tay của học trò
+ Hoa phượng đỏ rực cả 1 loạt, vùng
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: Sắp hết năm học, sắp nghỉ hè
+ Phượng nở nhanhnhư câu đối Tết.
Lúc đầu màu đỏ còn non, tươi dịu, đậm dần, chói lọi, rực lên 
Hoa phượng gần gũi, thân thiết với học trò, vừa giản dị vừa lộng lẫy.
Luyện đọc diễn cảm. 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn, lớp đọc đoạn 1
3 em đọc bài
3 em thi đọc diễn cảm
1 em nêu
Luyện từ và câu
Ngày dạy:...............
Dấu gạch ngang
	I- Mục đích, yêu cầu
1.Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
2.Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết
	II- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ viết lời giải bài tập 1, phiếu học tập để HS làm bài tập 2.
	III- Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A.Kiểm tra bài cũ
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: SGV 82
2.Phần nhận xét
Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
GV treo bảng phụ gọi HS làm bài
Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu
GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
Đoạn a: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói
Đoạn b: đánh dấu phần chú thích
Đoạn c: liệt kê các biện pháp
3.Phần ghi nhớ
Gọi HS đọc thuộc ghi nhớ
4.Phần luyện tập
Bài tập 1
Gọi HS đọc yêu cầu
GV gọi HS làm bài
GV chốt lời giải đúng
Câu 2: đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu 4: đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu cuối: đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của nhân vật, đánh dấu phần chú thích.
Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu 
GV gợi ý: Đoạn văn em viết sử dụng dấu gạch ngang với mấy tác dụng ?
GV phát phiếu cho các nhóm
GV thu 5-7 phiếu chấm, nhận xét
5.Củng cố, dặn dò
Gọi HS đọc ghi nhớ
Dặn HS hoàn thành bài 2 vào vở.
Hát
1 em làm lại bài 2
1 em học thuộc 3 thành ngữ bài tập 4
Nghe giới thiệu, mở sách
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
1 em làm bảng phụ, lớp làm bài cá nhân
Đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. 
Lần lượt đọc bài làm
Chữa bài đúng vào vở
3 em đọc ghi nhớ (SGK)
HS đọc thuộc lòng 
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
Lớp làm bài cá nhân
Lần lượt đọc bài làm
Chữa bài đúng vào vở
Đọc yêu cầu
Đoạn văn sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng đánh dấu các câu đối thoại, phần chú thích.
HS làm bài theo nhóm
1 em đọc ghi nhớ
Kể chuyện
Ngày dạy:...............
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện, đoạn chuyện đã nghe, đã đọc , có nhân vật, ý nghĩa ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa của chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe:
Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học
Một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:SGV 85
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của hs
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu bài tập
Gọi HS đọc đề bài. GV chép đề bài lên bảng. GV gạch dưới những chữ : được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh
GV hướng dẫn quan sát tranh SGK
GV gợi ý: chọn chuyện trong SGK, có thể chọn trong sách tham khảo.
Em định kể câu chuyện gì ?
Vì sao em thích câu chuyện đó ?
b)HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhắc HS: có thể mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, chuyện dài có thể kể theo đoạn
Tổ chức kể theo cặp
Thi kể chuyện trước lớp
GV nhận xét bình chọn HS kể hay nhất
3. Củng cố, dặn dò
Trong các câu chuyện vừa kể em thích nhất chuyện nào ? Vì sao ? 
Dặn HS chuẩn bị trước tiết kể chuyện sau.
Hát
2 HS kể lại chuyện Con vịt xấu xí, nêu ý nghĩa của chuyện.
Nghe giới thiệu
Đưa ra các chuyện đã sưu tầm, chuẩn bị ở nhà.
1 em đọc đề bài
HS gạch chân trong SGK
Quan sát tranh minh hoạ truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt
HS lần lượt nêu câu chuyện định kể
Nêu lí do
HS nghe
HS kể chuyện theo cặp
Mỗi tổ cử 3 HS thi kể, nêu ý nghĩa
Lớp nhận xét
Vài em nêu ý kiến.
Tập đọc
Ngày dạy:...............
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc trôi chảy , lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơvới giọng âu yếm nhẹ nhàng, đầy tình yêu thương.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ bài thơ. Bảng phụ chép đoạn thơ cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV 87
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
GV kết hợp cho học sinh luyện đọc từ khó
Giải nghĩa từ mới
Treo bảng phụ chép đoạn :
Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội.
Lưng đưa nôi/ và tim hát thành lời
Hướng dẫn ngắt hơi đúng
GV đọc diễn cảm cả bài
b) Tìm hiểu bài
Em hiểu thế nào là những em bé lớn lên trên lưng mẹ?
Người mẹ làm những công việc gì? Công việc đó có ý nghĩa gì?
Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của mẹ đối với con
Theo em nét đẹp của bài thơ là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
GV hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc bài thơ. Chọn đọc diễn cảm đoạn 1
Cho học sinh luyện đọc thuộc đoạn, cả bài
Thi đọc thuộc lòng
3. Củng cố, dặn dò
Nêu nội dung chính của bài
Dặn học sinh tiếp tục học thuộc bài thơ.
Hát
3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bài Hoa học trò, trả lời các câu hỏi nội dung bài
Nghe giới thiệu, mở sách
Học sinh nối tiếp đọc các khổ thơ, đọc 2 lượt. Luyện phát âm từ kkhó. 1 em đọc chú giải. Học sinh luyện đọc theo cặp.
Luyện ngắt hơi đúng. 2 em đọc cả bài
Nghe GV đọc
Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng địu con theo,các em ngủ, lớn lên trên lưng mẹ
Nuôi con, giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp góp phần vào cuộc KC chống Mĩ cứu nước.
Tình yêu con:Mẹ thương a-kay,
Hi vọng:con lớn vung chày lún sân
Tình yêu của mẹ với con, với cách mạng.
2 em nối tiếp nhau đọc bài thơ
Luyện đọc diễn cảm đoạn học sinh tự chọn
Đọc cá nhân, đọc theo dãy, đọc theo tổ
Mỗi tổ cử 1-2 em thi đọc thuộc lòng 
2 em nêu ý nghĩa bài thơ.
Tập làm văn
Ngày dạy:...............
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I- Mục đích, yêu cầu
1. Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong những đoạn văn mẫu.
2. Viết được 1 đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng lớp viết lời giải bài tập 1.Tranh minh hoạ( Cây cà chua)
Bảng phụ chép đề bài.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu tiết học cần đạt.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1
GV gọi học sinh đọc 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu; Quả cà chua
GV mở bảng lớp
a) Đoạn tả hoa sầu đâu: Tả cả chùm hoa, không tả từng bông. Tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánhDùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả.
b) Đoạn tả quả cà chua: Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín. Tả quả cà chua với hình ảnh so sánh, nhân hoá.
Bài tập 2
Gọi học sinh đọc yêu cầu
Em yêu thích loài hoa hay quả nào nhất?
Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở
GV chấm 7-8 bài nêu nhận xét
Đọc và phân tích 1 bài hay của học sinh .
3. Củng cố, dặn dò
Khi viết bài hay đoạn văn tả cây cối em lưu ý điều gì?
Dặn học sinh đọc 2 đoạn văn còn lại trong SGK, nhận xét cách tả của từng đoạn.
Hát
1 em đọc bài 2 ( viết đoạn văn tả 1 bộ phận của cây). 1em nói về cách tả trong đoạn văn Bàng thay lá,Cây tre.
Nghe, mở sách
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
2 em đọc 2 đoạn văn
Lớp trao đổi cặp, nêu ý kiến nhận xét về cách miêu tả trong mỗi đoạn.
HS nhìn bảng đọc lại nội dung đã ghi
HS đọc yêu cầu bài 2
Lớp đọc thầm yêu cầu
Lần lượt nêu ý kiến
Làm bài vào vở
Nghe GV nhận xét
HS Nghe
Thực hiện đúng trình tự :quan sát, chọn ý, từ, dùng biện pháp so sánh, nhân hoá
HS thực hiện.
Chính tả( nhớ- viết)
Ngày dạy:...............
Chợ Tết
I- Mục đích, yêu cầu
1.Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ Chợ Tết.
2. Làm đúng bài tập chính tả tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn( s/x;ưc/ưt)
điền vào chỗ trống.
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định 
A. kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:GV nêu MĐ- YC
2. Hướng dẫn học sinh nhớ viết 
Gọi học sinh đọc yêu cầu
Gọi học sinh đọc thuộc bài viết chính tả
Cho lớp đọc thầm ghi nhớ bài viết
Nêu cách trình bày bài thơ 8 chữ
Nêu chữ viết hoa
Luyện viết chữ khó
Yêu cầu học sinh viết bài 
Cho học sinh soát lỗi 
GV chấm bài, nhận xét 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
GV treo bảng phụ chép sẵn truyện Một ngày và một năm, giải thích yêu cầu.
GV gọi học sinh thi tiếp sức điền vào các ô trống .
Gọi học sinh đọc chuyện 
Nêu tính khôi hài của chuyện
Mở bảng lớp chép sẵn lời giải phần điền từ 
Hoạ sĩ, nước Đức,sung sướng, không hiểu sao,bức tranh, bức tranh.
4. Củng cố, dặn dò
Nêu nội dung chính của truyện?
Về nhà kể lại chuyện Một ngày và một năm cho người thân nghe.
Sưu tầm chuyện vê tham gia lao động.
Hát 
1 học sinh đọc, 2em viết bảng lớp, lớp viết vào giấy nháp các từ ngữ có âm đầu l/n hoặc vần ut/uc.
Nghe
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
1-2 em đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu bài Chợ Tết
hs nêu
Viết hoa các chữ đầu dòng thơ.
Học sinh luyện viết : ôm ấp, viền, mép
Gập sách, tự viết bài vào vở
Đổi vở soát lỗi
Nghe,chữa lỗi 
Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Một em đọc chuyện, lớp đọc thầm, điền từ.
Học sinh thi tiếp sức theo 2 nhóm 
Học sinh đọc chuyện đã hoàn chỉnh 
1-2 em nêu 
học sinh chữa bài đúng vào vở 
học sinh nêu
Thực hiện .
Luyện từ và câu
Ngày dạy:...............
Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
I- Mục đích yêu cầu
1. Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp.Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.
2. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
II- Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 kẻ sẵn bảng như SGV 91
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Ôn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
Gọi học sinh đọc yêu cầu
GV treo bảng phụ 
Gọi học sinh điền vào bảng
Gọi học sinh đọc các câu tục ngữ đã hoàn chỉnh
Gọi học sinh đọc thuộc lòng
Bài tập 2
Gọi học sinh đọc yêu cầu
Gọi học sinh giỏi làm mẫu
Yêu cầu học sinh làm bài
GV nêu nhận xét
Bài tập 3, 4
GV gọi 1 em đọc yêu cầu
GV hướng dẫn cho học sinh hiểu yêu cầu
GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Tuyệt vời,tuyệt diệu,tuyệt trần,mê li,như tiên, vô cùng
Ghi nhanh 1-2 câu học sinh đặt .
4. Củng cố, dặn dò
Gọi học sinh đọc thuộc 4 câu tục ngữ trong bài tập 1
Dặn học sinh chuẩn bị ảnh gia đình cho bài học tiết sau.
Hát
2 học sinh đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ có dùng dấu –
Nghe, mở sách
1 em đọc yêu cầu bài 1
HS trao đổi, làm bài 
1 em điền bảng , lớp nhận xét
2-3 em lần lượt đọc
Lớp nhẩm thuộc bài
3-4 em xung phong đọc thuộc 
1 em đọc yêu cầu bài 2, lớp đọc thầm
1-2 em làm mẫu trước lớp
HS làm bài vào nháp, lần lượt đọc bài
Lớp nhận xét
1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
Nghe GV hướng dẫn
2-3 em nêu bài làm
Lớp chữa bài đúng vào vở
Lần lượt đọc câu đã đặt
2 em đọc 
Tập làm văn
Ngày dạy:...............
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
	I- Mục đích, yêu cầu
1.Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2.Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn miêu tả cây cối.
3.Có ý thức bảo vệ cây xanh
	II- Đồ dùng dạy- học
Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen
Bảng phụ
	III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
Ôn định
A.Kiểm tra bài cũ
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC tiết học
2.Phần nhận xét
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1,2,3
Gọi HS đọc bài cây gạo
Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ
GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài cây gạo có 3 đoạn mỗi đoạn mở đầu lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển: Đoạn 1 thời kì ra hoa, đoạn 2 lúc hết mùa hoa, đoạn 3 lúc ra quả.
3.Phần ghi nhớ
4.Phần luyện tập
Bài tập 1
Gọi HS đọc nội dung
Gọi HS đọc bài Cây trám đen
GV nhận xét chốt lời giải đúng:
Bài Cây trám đen có 4 đoạn, đoạn 1 tả bao quát đoạn 2 tả 2 loại trámđoạn 3 nêu ích lợi của quả trám đen, đoạn 4 tình cảm
Bài tập 2. 
GV nêu yêu cầu
Em định viết về cây gì ? ích lợi ?
GV chấm 5 bài, nhận xét
5.Củng cố, dặn dò
GV đọc 2 đoạn kết (SGV 95)
Hát
1 em đọc đoạn văn tả 1 loài hoa(quả)
1 em nói về cách tả của tác giả ở bài đọc thêm
Nghe, mở sách
1 em đọc, lớp đọc thầm
1 em đọc, lớp đọc thầm bài Cây gạo
HS trao đổi cặp lần lượt làm bài 2, 3vào nháp, phát biểu ý kiến 
Chữa bài đúng vào vở
3 em đọc ghi nhớ, lớp học thuộc lòng
1 em đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm 
Vài em đọc bài cây trám đen
HS làm việc cá nhân, nêu ý kiến
Lớp chữa bài đúng vào vở
HS đọc thầm, chọn cây định tả
Lần lượt nêu. Viết bài cá nhân vào vở.
Nghe nhận xét
Nghe GV đọc đoạn văn tham khảo.

File đính kèm:

  • docTUAN 23.doc