Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 20 - Tiết 2 - Tập đọc : Bốn anh tài ( tiếp )

HS đọc đoạn 1 theo cặp và trả lời.

- Đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phẩm chất trang trí, sắp xếp hoa văn.

- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay,.

- HS đọc đoạn 2 theo cặp và trả lời.

- Hoạt động lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương

doc31 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 20 - Tiết 2 - Tập đọc : Bốn anh tài ( tiếp ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và biết trao đổi ý nghĩa của truyện.
* Cách tiến hành :
- GV lưu ý HS: cần kể có đầu có cuối.
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá.
- GV và HS nhận xét.
III. Kết luận (2’)
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Lớp chơi trò chơi
- 2,3 HS kể lại câu chuyện.
- Lớp chú ý
- HS đọc đề bài.
- HS xác định trọng tâm của đề.
- HS đọc các gợi ý 1,2 sgk.
- Lớp chú ý
- 
- HS nối tiếp nói tên câu chuyện chọn kể.
- HS đọc dàn ý kể chuyện treo trên bảng.
- HS kể chuyện theo nhóm 2.
- 1 vài nhóm kể chuyện trước lớp.
- HS tham gia thi kể chuyện.
- Lớp chú ý nghe
Tiết 3 .Khoa học :
Không khí bị ô nhiễm
A. Mục tiêu:
- Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).
- Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
- Yêu thích bộ môn.
+ Các kĩ năng sống cơ bản :
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí
+ Các phương pháp dạy học tích cực :
- Động não ( theo nhóm )
- Quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ
B. Chuẩn bị :
GV : Hình trang 78, 79 sgk.
- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
HS : Sgk, vở,...
C. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giới thiệu bài (2’)
+ Khởi động : chơi trò chơi truyền thư kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Địa phương em đã làm gì để phòng chống bão?
 - Nhận xét. Ghi điểm
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài  (30’)
1 .Hoạt động 1 . Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
* Mục tiêu : Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn ( bị ô nhiễm).
* Cách tiến hành :
- Hình vẽ sgk.
- Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch?
- Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
- Nêu lại một số tính chất của không khí?
- Gv nhận xét bổ sung
* Kết luận:
+ Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị,....
+ Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc,....
2 . Hoạt động 2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
* Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
* Kết luận: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Do bụi; do khí độc.
III. Kết luận (2’)
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát truyền thư
- 1 HS trình bày.
- Lớp chú ý
- HS quan sát hình thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày: 
+ Không khí trong sạch: H2.
+ Không khí bị ô nhiễm: H1,3,4.
- 2 ,3 HS nêu.
- Lớp chú ý lắng nghe
- HS liên hệ thực tế và nêu: do khí thải của các nhà máy, khói lò gạch, khí độc, bụi do các phương tiện....
2 ,3 Hs tóm tắt lại Nd bài
Lớp chú ý
Tiết 4 .Đạo đức :
Kính trọng và biết ơn người lao động
 ( tiếp)
A. Mục tiêu:
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
- Yêu thích bộ môn.
+ Các kĩ năng sống cơ bản :
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng , lễ phép với người lao động
+ Các phương pháp dạy học tích cực :
- Thảo luận 
- Dự án
B. Chuẩn bi:
HS : Sgk.
GV: Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
C. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giới thiệu bài (3’)
+ Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
 - Nhận xét. Bổ sung
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1 . Hoạt động 1. Đóng vai – Bài tập 4
* Mục tiêu : HS biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
* Cách tiến hành.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4
- Thảo luận đóng vai theo mỗi tình huống.
- Tổ chức cho các nhóm đóng vai.
- GV cùng cả lớp trao đổi:
+ Cách ứng xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
* GV kết luận về cách ứng xử phù hợp.
2. Hoạt động 2. Trình bày sản phẩm- Bài tập 5,6.
* Mục tiêu: HS nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 2 nhóm.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
- Nhận xét.
* Kết luận chung: sgk.
III. Kết luận (2’)
-Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Lớp chơi trò chơi
- HS nêu.
- Lớp chú ý
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 chuẩn bị đóng vai theo mỗi tình huống được giao.
- Các nhóm lên đóng vai.
- HS cùng trao đổi về cách ứng xử của các bạn.
- HS làm việc theo nhóm 2. 
Các nhóm trưng bày sản phẩm đã chuẩn bị được.
- HS cùng tham quan sản phẩm của các nhóm.
- 2 ,3HS nêu kết luận chung sgk.
- Lớp chú ý lắng nghe
Tiết 5 .Mĩ thuật :
Vẽ tranh: Đề tài ngày hội ở quê em
A. Mục tiêu:
- HS hiểu sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích.
- HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các ngày lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị:
GV : Một số tranh, ảnh, hình gợi ý cách vẽ.
HS : Giấy, bút vẽ.
C. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giới thiệu bài (3’)
+ Khởi động : chơi trò chơi : Giao thông kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 Nhận xét 
+ Giới thiệu bài mơi : Trực tiếp – ghi bảng
II.Phát triển bài (30’)
1. Hoạt động 1 . Tìm hiểu và chọn nội dung đề tài.
* Mục tiêu : Hiểu sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương.
* Cách tiến hành :
- GV giới thiệu tranh ảnh về lễ hội.
- Gợi ý để HS lựa chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để vẽ.
2 .Hoạt động 2. Cách vẽ tranh:
* Mục tiêu : Biết cách vẽ.
* Cách tiến hành :
- Chọn một ngày hội, có thể chỉ chọn một hoạt động, hình ảnh chính.
- Phải thể hiện được rõ nội dung.
3 . Hoạt động 3 . Thực hành:
* Mục tiêu : Vẽ được tranh theo yêu cầu.
* Cách tiến hành :
- GV động viên HS vẽ về ngày hội ở quê hương mình.
- Yêu cầu vẽ được hình ảnh của ngày hội.
- Vẽ hình người, cảnh vật cho thuận mắt.
- Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ, vui tươi.
4 . Hoạt động 4 . Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu : Biết cách đánh giá nhận xét bài của bạn cũng như bài của mình.
* Cách tiến hành :
- GV nhận xét bài vẽ của HS.
III. Kết luận (2’)
- Hệ thống lại Nd của bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Lớp chơi đèn xanh đèn đỏ
- Lớp bỏ vở và đồ dung Gv kiểm tra
- Lớp chú ý
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS lựa chọn hình ảnh, hoạt động để vẽ.
- HS lưu ý.
- HS thực hành vẽ.
- HS trưng bài vẽ.
- HS tự nhận xét đánh giá bài vẽ của mình.
2 ,3 Hs hệ thống lại Nd bài
Dưới lớp chú ý
Ngày soạn : 7 / 01 / 2013
Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 / 01 / 2013
Tiết 1. Tập đọc :
Trống đồng Đông Sơn
A. Mục tiêu:
1, Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, tự hào.
2, Hiểu các từ ngữ mới trong bài ( chính đáng, văn hoá Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lac, chim Hồng)
Hiểu nội dung bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hoà chính đáng của người Việt Nam.
3. Yêu thích bộ môn.
B.Chuẩn bị :
GV: ảnh trống đồng Đông Sơn.
HS : Sgk, vở,...
C. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi : Kết bạn kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Đọc truyện Bốn anh tài.
 - Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 Nhận xét - bổ sung
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1 Hoạt động 1 . Hướng dẫn luyện đọc:
* Mục tiêu : Đọc trôi chảy và lưu loát toàn bài.
* Cách tiến hành :
- Chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đoạn 1 : Từ đầu.có gạc
+ Đoạn 2 : Còn lại.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV đọc mẫu bài.
2. Hoạt động 2.Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu: Hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
Đoạn 1:
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
- Hoa văn trên mặt trống được tả như thế nào?
Đoạn 2:
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
- Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì sao trống đồng là niềm tự hoà chính đáng của người Việt Nam ta?
 ý nghĩa của bài ?
* Kết luận:
3. Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: Biết cách đọc diễn cảm.
* Cách tiến hành:
- GV giúp HS nhận ra giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
III. Kết luận (5’)
- Luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- hát. Rồi chơi trò chơi
- HS đọc truyện.
- Lớp chú ý
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- HS đọc trong nhóm 2.
- 1 vài nhóm đọc trước lớp.
-1-2 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc đoạn 1 theo cặp và trả lời.
- Đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phẩm chất trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay,...
- HS đọc đoạn 2 theo cặp và trả lời.
- Hoạt động lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương,....
- Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi bật nhất trên hoa văn....
- Vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật phản ánh trình độ văn minh của người việt cổ xưa....
- Vài HS nhắc lại.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm.
Tiết 2 .Toán :
Phân số và phép chia số tự nhiên
 ( tiếp)
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số (trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số).
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
- Yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị :
GV : Sử dụng mô hình hoặc hình vẽ trong sgk.
HS : Sgk, vở,...
C. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Viết các phép chia sau dưới dạng phân số.
 - Nhận xét. Ghi điểm
+ Giới thiệu bài : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1 .Hoạt động 1. GT về chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0...
* Mục tiêu : Nhận biết dược kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số.
* Cách tiến hành :
+ Ví dụ 1: Có hai quả cam, chia mỗi quả thành 4 phần. Vân ăn 1 quả và quả cam. 
Viết phân số chỉ số cam vân ăn.
- Ví dụ 2: Chia 5 quả cam cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người.
* Kết luận : Nhận xét:
+, 5 : 4 = 
+, > 1
2. Hoạt động 2 . Luyện tập
* Mục tiêu : Viết kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên thành phân số, biết so sánh phân số với 1.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết thương dưới dạng phân số.
- Yêu cầu làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Trong hai phân số và , phân số nào chỉ phần đã tô mầu của 
a,H1
b,H2
Bài 3:trong các phân số:;;;;;.
so sánh các phân số đó với 1.
- Chữa bài .
III. Kết luận (5’)
- Hệ thống lại Nd vừa học
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát và chơi trò chơi
- 1HS viết các phân số.
- Lớp chú ý
- HS nêu lại đề toán.
- HS quan sát mô hình.
- HS nêu: Phân số quả cam.
- Chia mỗi quả thành 4 phần.
- Mỗi người được quả cam.
- HS nêu lại nhận xét như sgk.
 - HS nêu yêu cầu của bài.
 - HS làm bài theo nhóm 3.
 9 : 7 =; 8 : 5 =; 19 : 11=; 
 3 : 3 =; 2 : 15 = .
- 2 ,3 Hs nêu yêu cầu
- HS quan sát hình.
- HS yêu cầu của bài,làm bài theo nhóm 4. 
a, ; b, .
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài theo nhóm 2.
P số<1 là : ; ; .
P số >1 là :; 
P số =1 là:.
- lớp chơi trò chơi, 2 Hs nêu lại Nd vừa học
Tiết 3 .Tập làm văn :
Miêu tả đồ vật
 Kiểm tra viết.
A. Mục tiêu:
- Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật – bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), diến đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên.
- Yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ một số đồ vật trong sgk, bảng phụ viết dàn ý, đề bài của bài văn miêu tả đồ vật.
HS : Sgk, vở,...
C. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
 - Nhận xét.
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài  (30’)
1 .Hoạt động 1 . Đề bài 
* Mục tiêu: - Học sinh thực hành viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật sau giai đoạn học về văn miêu tả đồ vật – bài viết đúng với yêu cầu của đề
* Cách tiến hành:
* Gợi ý HS làm bài.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- Đề 1: Hãy tả một đồ vật em yêu thích nhất ở trường . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- Đề 2: Hãy tả một đồ vật gần gũi nhất với em ở nhà. Chú ý kết bài theo kiểu mở rộng.
- Đề 3:Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- GV gợi ý để HS lựa chọn đề bài.
- GV ghi dàn ý bài văn tả đồ vật lên bảng.
- Tổ chức cho HS viết bài.
III. Kết luận (5’)
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Giao bài về nhà
- Lớp chơi trò chơi
- Lớp chú ý
- HS đọc các đề bài trên bảng.
- HS xác định yêu cầu của đề bài.
- HS lựa chọn đề bài để viết văn.
- HS đọc dàn ý ghi trên bảng.
- Lớp chú ý xác định và chọn đề
- HS viết bài.
- Lớp chú ý
Tiết 4 .Địa lí :
Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ
A. Mục tiêu:
- Chỉ vị trí đồng bằng Năm Bộ trên bản đồ Việt Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà mau.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
- Yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị :
GV : Các bản đồ: địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.
HS : Sgk, vở,...
C. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giơí thiệu bài (2’)
+ Khởi động : chơi trò chơi truyền thư kết hợp kiểm tra bài cũ.
 - Trình bày những hiểu biết của em về thành phố Hải Phòng?
 - Nhận xét. Ghi điểm
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1 .Hoạt động 1 : Đồng bằng lớn nhất nước ta:
* Mục tiêu : Hiểu đồng bằng Nam Bộ lớn nhất nước ta.
* Cách tiến hành :
- Nội dung sgk.
- Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
- Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu?
- Xác định trên bản đồ vị trí của Đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch.
* Kết luận:
2 .Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
* Mục tiêu: Hiểu đồng bằng Nam Bộ có hệ thống mạng lưới sông ngòi chằng chịt ..
* Cách tiến hành:
- Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rach của Đồng bằng Nam Bộ?
- GV chỉ vị trí của sông Mê Kông, Sông Tiền,sông Hậu, sông Đồng Nai,..trên bản đồ.
- Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ không có đê?
- Sông ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
- Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân đã làm gì?
- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt, thiếu nước ngọt.
III. Kết luận (3’)
- So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ về các mặt: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
- Nhận xét tiết học
- Hát truyền thư
- 1 HS nêu.
- Lớp chú ý
- 2 HS đọc sgk.
- Nằm ở phía nam, do phù sa sông Mê Kông, sông Đồng Nai bồi đắp.
- Diện tích gấp 3 đồng bằng Bắc Bộ
- Địa hình:
- Đất đai: Phù sa, đất phèn, đất mặn.
- HS xác định vị trí trên bản đồ.
- HS quan sát trên bản đồ, chỉ và nêu.
- HS quan sát.
- 1 HS nêu.
- Lớp chú ý
- HS lập bảng so sánh.
Tiết 5 .Thể dục :
Đi chuyển hướng phải, trái. 
Trò chơi: lăn bóng.
A. Mục tiêu:
- ôn động tác đi chuyển hường phải, trái. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
- Học trò chơi: lăn bóng bằng tay. yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia được vào trò chơi.
- Yêu thích bộ môn.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Còi, kẻ vạch, dụng cụ và bòng chơi trò chơi.
C. Nội dung, phương pháp: ( 35’)
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
I, Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, phương pháp tập luyện.
- Tổ chức cho HS khởi động.
II, Phần cơ bản:
1, Ôn đi đều theo hàng dọc,DCH PT, ĐHĐN và bài tập RLTTCB.
- Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc.
- Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
- HS ôn lại một vài động tác đội hình đội ngũ.
- HS ôn tập thực hiện động tác đi chuyển hướng phải, trái.
+ GV điều khiển HS ôn tập.
+ Cán sự lớp điều khiển.
+ HS ôn luyện theo hàng.
- HS tham gia thi đua thực hiện các động tác theo tổ.
- HS khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, khớp hông.
- HS chơi trò chơi.
2, Trò chơi vận động:
- Trò chơi lăn bóng bằng tay.
- GV nêu cách chơi.
- Tổ chức cho HS khởi động các khới xương.
- GV hướng dẫn cách lăn bóng
và nêu luật chơi
III. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
- Thực hiện một vài động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
3 phút
30 phút
2 lần
2 lần
2 lần
2 lần
 3 phút
 Đội hình l
 * * * *
 * * * *
*
Đội hình tập luyện
 * * * *
 * * * *
*
 Đội hình trò chơi
 * * * *
 * * * *
*
 Đội hình xuống lớp
 * * * *
 * * * *
*
Ngày soạn : 8 / 01 / 2013
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 / 01 / 2013
Tiết 1 .Luyện từ và câu :
Luyện tập về câu kể ai làm gì ?
A. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Thực hành viết được một đoạn văn dùng kiểu câu kể Ai làm gì?.
- Yêu thích bộ môn:
B. Chuẩn bị :
GV : Một số tờ phiếu viết rời từng câu trong bài tập 1 để làm bài tập 2.
- Bút dạ, giấy để 2-3 HS làm bài tập.
- Tranh minh hoạ cảnh làm trực nhật lớp.
HS: Sgk, vở,...
C. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi gọi thuyền kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Chữa bài tập tiết trước.
 - Nhận xét.
+ Giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1 .Hoạt động 1 .Bài 1:Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn:
* Mục tiêu :Tìm được các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn.
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- Chữa bài, nhận xét.
2. Hoạt động 2 .Bài 2: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu vừa tìm được ở bài 1.
* Mục tiêu: Xác định được chủ ngữ và vị ngữ.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động 3. Bài 3; Viết đoạn văn kể về việc làm trực nhật.
* Mục tiêu: Viết được một đoạn văn kể về việc làm trực nhật.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu việc trực nhật qua tranh.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Nhận xét.
III. Kết luận (5’)
- Chuẩn bị bài sau.
- Giao Bt về nhà 
- Nhận xét tiết học
- Lớp chơi trò chơi
- 1 HS chữa bài tập.
- Lớp chú ý
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc đoạn văn. Làm theo nhóm 4
Các câu kể Ai làm gì? là câu: 3,4,5,7.
- HS đọc lại các câu kể Ai làm gì?
- HS nêu yêu cầu.
- HS xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu kể tìm được ở bài 1.
C3: Tầu chúng tôi/
C4:Một số chiến sĩ/
C5: Một số khác/
C7:Cá heo/
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh, hình dung lại công việc trực nhật.
- HS viết đoạn văn.
- HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Lớp chú ý
Tiết 2 .Toán :
Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số, đọc, viết phân số; quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác (trường hợp đơn giản)
- Yêu thích bộ môn.
B Chuẩn bị :
 GV : Sgk, PBT,...
 HS : Sgk, vở,...
C.Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi : Con thỏ kết hợp kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
 Nhận xét
+ giới thiệu bài mới : Trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1. Hoạt động 1. Hướng dẫn luyện tập:
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết phân số, nắm chắc quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
* Cách tiến hành :
Bài 1: Đọc các số đo đại lượng.
- GV tổ chức cho HS đọc các số đo đại lượng
- Nhận xét.
Bài 2: Viết các phân số:
- GV đọc cho HS viết.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 4: Viết một phân số:
a, Nhỏ hơn 1
b, Lớn hơn 1
c, Bằng 1
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5:Điền phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài.
III. Kết luận (5’)
- Hệ thống lại Nd bài
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận 

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan