Bài giảng Lớp 4 Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tiết 37: Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì

 3. Củng cố - Dặn dò:

 - GV nhận xét tiết học.

 - Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ.

 - Chuẩn bị bài:

Tuần 20

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 Môn Tiếng Việt - Tuần 19 - Tiết 37: Chủ ngữ trong câu kể ai làm gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
 I - MỤC TIÊU:
 KT: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì ? 
 KN: Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? xác định được bộ phận CN trong câu ( BT1, mục III) ; biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ ( BT2, BT3).
 GD: Giáo dục HS biết cách tìm chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Nhanh, chính xác.
 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu..
 HS: SGK.
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
 1. Kiểm tra: 
 - GV nhận xét.
 2.Bài mới
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu.
Hướng dẫn.
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét.
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV chốt.
Bộ phận chủ ngữ.
Một đàn ngỗng.
Hùng.
Thắng.
 Em
Đàn ngỗng.
- Chủ ngữ nêu ttên người, con vật.
- Chủ ngữ do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ:
- GV: Giải thích nội dung ghi nhớ.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- HS làm việc cá nhân.
- GV chốt ý.
(Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Bộ phận chủ ngữ.
Câu 3: Chim chóc.
Câu 4: Thanh niên.
Câu 5: Phụ nữ.
Câu 6: Em nhỏ.
Câu 7: Các cụ già.
Câu 8: Các bà, các chị.
Bài tập 2:
- Mỗi em từ đặt câu hỏi với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ.
- Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS khá, giỏi làm mẫu nói về hoạt động của người và vật trong tranh được miêu tả.
- GV nhận xét.
- 1, 2 HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập.
- Đại diện nhóm lời.
- Cả lớp nhận xét.
- 4 HS đọc ghi nhớ.
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS phát biểu.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân. HS đọc bài của mình.
4. Củng cố – dặn dò:
 Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng.
************************
TIẾT 38 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG
 I - MỤC TIÊU :
KT: Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt ) nói về tài năng của con người ; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài ) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
KN: Làm được BT1, BT2, BT3, BT4.
GD: HS giải thích được các từ, học giỏi để trở thành người có ích trong cuộc sống. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - HS: Từ điển Tiếng Việt.
 - GV: 5 tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại ở BT1 .
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 1. Kiểm tra: 
 - GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
 - GV nhận xét
 2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS	
Hoạt động1: Giới thiệu
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài tập 1: HS đọc đề 
GV phát phiếu để HS thảo luận theo nhóm 
Tài có nghĩa “khả năng hơn người bình thường ”: tài hoa, tài nghệ, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng
Tài có nghĩa là tiền của: tài nguyên, tài trợ, tài sản
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của bài, cho 2-3 HS lên bảng làm và sưả bài
Bài tập 3: HS đọc đề bài
Gợi ý: tìm nghĩa bóng của các tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. 
GV chốt lại ý đúng : Câu a và câu c. 
Bài tập 4: HS đọc yêu cầu của đề bài
HS đọc câu tục ngữ mà mình thích, nêu lí do ngắn gọn.
GV chú ý giúp các em giải thích. 
Bài tập 1: 
- HS đọc đề
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày. 
Bài tập 2:
- HS tự đặt câu
Từng HS nêu câu của mình. 
Bài tập 3:
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân. 
HS nối tiếp đọc câu tục ngữ mà mình thích và nêu lí do. 
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học thuộc 3 câu tục ngữ. 
 - Chuẩn bị bài:
Tuần 20
Tiết 39 : LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
 I - MỤC TIÊU:
 - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn (BT1). Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được ở(BT2)
 - Viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì?(BT3)
 HS khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu ) có 2,3 câu kể đã học . (BT3)
 - Yêu thích môn học, có thói quen vận dụng vào thực tế.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Sơ đồ cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.
 Tranh: cảnh làm trực nhật lớp để gợi ý viết đoạn văn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1. Ôn định tổ chức 	
2. Kiểm tra bài cũ	
- Gọ iHS lên bảng đặt câu với từ chứa tiếng “tài” có nghĩa có khả năng hơn người bình thường.
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV ghi tựa bài lên bảng
b .Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài tập 1: 
HS đọc nội dung
- Yêu cầu HS làm việc nhóm để tìm câu kể kiểu “Ai, làm gì?”
- Gạch dưới các câu tìm được bằng bút chì.
- GV nhận xét.chốt lại lời giải đúng: câu 3,4,5,7. 
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài, gạch chéo ngăn cách dưới CN- VN.
Bài tập 3:
- GV gợi ý: Có thể viết ngay vào phần thân bài, kể công việc cụ thể của từng người sau để chỉ ra đâu là câu kiểu “Ai, làm gì?”
- GV nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS làm bài nhắc lại tựa bài.
Bài tập 1: 
Các câu kể trong đoạn văn là:
 a.Tàu chúng tôi Trường Sa.
b.Một chiến sĩ thả câu.
c.Một số khác quâynhảy múa.
d. Caheo gọi nhau chia vui.
Bài tập 2:
- Tàu chúng tôi/ neo trong biển Trường Sa.
 -Một số chiến sĩ / thả câu.
-Môt số khác / quây quần nhảy múa. 
- Cá heo/ để chia vui.
Bài tập 3: Ví dụ:
 Sáng nay tổ em làm trực nhật lớp.Em cầm chổi quét lớp thật nhẹ nhàng và dồn rác vào một góc để hót đi. Sửu và Sơn khoẻ hơn thì kê lại bàn ghế. Bảo giặt giẻ lau bảng, lau bàn cô giáo.Luân xách rác đi đổ Mỗi người một việc thật là vui.Các bạn vào lớp ai cũng thích vì thấy lớp sạch sẽ.
 4.. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét.
 - Yêu cầu về nhà viết đoạn văn vào vở.
 - Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ: Ai – thế nào. 
Tiết 40: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ.
 I MỤC TIÊU :
 - Biết viết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ liên quan đến sức khỏa (BT3, BT4).
 - Biết rèn luyện sức khỏe.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Từ điển Tiếng Việt
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1. Ôn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn kể công việc trực nhật lớp của tổ em và chỉ rõ các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV ghi tựa bài lên bảng
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập.Gọi HS nêu, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
Bài tập 2:
- HS đọc đề bài
 - Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài tập. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét kết luận đáp án.
Bài tập 3:
- HS đọc đề bài
- Gọi HS đọc câu tục ngữ hoàn thành, GV gọi HS lên bảng. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét kết luận đáp án đúng.
Bài tập 4
- GV đọc yêu cầu bài 4 và gợi ý.
- Người không ăn ngủ là người như thế nào”
- Không ăn được khổ như thế nào?
- Người ăn được ngủ được là người như thế nào?
 HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nhắc lại tựa bài
Bài tập 1:
a.Tập luyện: Tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, đá bóng, bóng chuyền, chơi cầu lông, nhảy cao, nhảy xa, ăn dưỡng
b. vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn giỏi, săn chắc, chắc nịch, dẻo dai, nhanh nhẹn, khỏe khoắn
Bài tập 2:
Ví dụ: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông,nhảy xa, đảy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, cờ vua, leo núi, cờ tướng, đua xe đạp
Bài tập 3:
a. Khỏe như trâu.
 Khỏe như hùm.
 Khỏe như voi...
b. Nhanh như cắt.
 Nhanh như gió...
 Nhanh như chớp
 Nhanh như sóc...
 Nhanh như điện
Bài tập 4
Aên được ngủ được nghĩa là người có sức khoẻ tốt.
Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên. 
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Nêu 1 số từ chủ đề sức khỏe.
 - Chuẩn bị: Câu kể Ai – Thế nào ? 
Tuần 21

File đính kèm:

  • docluyen tu va cau tuan 19 - 35.doc