Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 18 - Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 1)

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan)

 

doc9 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 18 - Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 23 tháng 12 năm 2013
Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là chuyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Kẻ sẵn bảng phụ BT 2.
III. Hoạt động trên lớp: 
1. Bài mới:
HĐ1. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 em.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.?
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài theo nhóm 4.
- HS tự làm bài trong nhóm. Cử đại diện ghi kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai). 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. 
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái
Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí, đã làm nên nghiệp lớn. 
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại. 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao. 
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyên đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. 
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây-Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác. 
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1-2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn. 
Công chúa nhỏ
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau. 
Đạo đức Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối học kì I
I. Mục tiêu:
- HS hệ thống hoá những kiến thức đã học ở 3 bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động.
- Nắm chắc và thực hiện tốt các kỹ năng về các nội dung của các bài đã học
- HS biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng :
- Các phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
HĐ1: Ôn tập
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - GV nêu yêu cầu thảo luận
 - Hãy kể tên các bài đạo đức đã học?
- Sau mỗi bài đã học em cần ghi nhớ điều gì?
 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày
 - GV nhận xét và bổ sung
 HĐ2: Luyện tập thực hành kỹ năng đạo đức
 * GV đưa ra từng tình huống với mỗi bài và yêu cầu HS ứng xử thực hành các hành vi của mình.
 - Gọi HS nhận xét
 - GV nhận xét và kết luận
 * GV phát phiếu học tập 
 - Nêu yêu cầu để HS điền đúng sai
 - Thu phiếu để nhận xét
 - HS chia nhóm
 - HS lắng nghe
 - Các nhóm thảo luận và trả lời
 - 3 bài học đó là:
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; 
+ Biết ơn thầy giáo, cô giáo; 
+ Yêu lao động.
 - HS nhận xét và bổ sung
 - HS trả lời
 - Đại diện các nhóm lần lượt nêu ghi nhớ của bài
 - Lần lượt HS lên thực hành các kỹ năng theo yêu cầu của GV
- Nhận xét và bổ sung
2. Hoạt động nối tiếp
- GV hệ thống bài học và nhận xét giờ học
- Dặn dò ôn bài và thực hành kỹ năng như bài học
 Thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2013
Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 2) 
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc 
diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng đặt câu, sử dụng các thành ngữ, tục ngữ hợp với các tình huống.
 - Biết sử dụng vốn từ vào giao tiếp trong cuộc sống.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài
HĐ1. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 em.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS 
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 3.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
- Gọi HS trình bày và nhận xét.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng. 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
+ Nguyễn Hiền rất có chí.
+ Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi kiên nhấn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
+ Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ.
....
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.
- HS trình bày, nhận xét. 
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 3) 
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu biết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện Ông Nguyễn Hiền (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng nói và viết ở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng, không mở rộng.
- Nhớ câu chuyện và kể lại được câu chuyện cho người thân nghe, viết được mở bài, kết bài cho câu chuyện đó.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1). 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trang 113 và hai cách kết bài trang 122/SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
HĐ1 Kiểm tra đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 em.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS (theo QĐ 30).
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày.
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
 - Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
- 3 đến 5 HS trình bày.
2. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 4) 
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút). Viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho hs có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 6 em.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp HS.
HĐ2: Hướng dẫn nghe - viết chính tả:
- GV đọc bài thơ Đôi que đan.
- Yêu cầu HS đọc.
- Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra?
- Theo em hai chị em trong bài là người như thế nào?
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chình tả và luyện viết.
- GV đọc cho HS viết.
- Soát lỗi chấm bài:
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.
+ Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.
- Các từ ngữ: mũ, giản dị, đỡ ngượng, 
- HS viết nắn nót, đúng chính tả.
- HS đổi vở và tự sửa lỗi
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài viết của HS.
 Thứ 4 ngày 25 tháng 12 năm 2013
Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 5) 
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: làm gì? Thế nào? Ai? (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho hs có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như ở tiết 1).
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở BT 2.
III. Hoạt động day hoc:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
HĐ1 Kiểm tra đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 7 em.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
- Cho điểm trực tiếp HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
- Thế nào là DT? ĐT? TT?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Y/c HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS trả lòi.
- DT: Buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
ĐT: dừng lại, chơi đùa.
TT: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. 
-1 HS nhận xét, chữa bài.
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài. 
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (tiết 6) 
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc 
diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho hs có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài
HĐ1: Kiểm tra đọc:
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 7 em.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
- Cho điểm trực tiếp HS 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Y/c HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Y/c HS tự làm bài, GV nhắc nhở HS.
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật. 
+ Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác. 
+ Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
- Gọi HS trình bày, GV ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- HS lắng nghe.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
- 3 đến 5 HS trình bày.
- 3 đến 5 HS trình bày.
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
 Luyện Tiếng Việt: Ôn tập cuối học kì I
I. Mục tiêu: Giúp cho HS :
- Tìm được câu kể trong đoạn văn.
- Đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến.
- Củng cố cho HS câu kể Ai làm gì?, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1. Ôn lí thuyết:
? Câu kể dùng để làm gì? 
? Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
- Câu kể Ai làm gì có mấy bộ phận. Mỗi bộ phận trả lời cho caao hỏi nào?
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Các câu kể sau dùng với mục đích gì?
(1)Gà anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước.(2) Bị chó vệ đuổi, nó bỏ chạy.(3) Con gà của ông Bảy Hoá hay bới bậy.(4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét.(5) Sau gà ông Bảy Hoá ,gà bà Kiên nổi gáy theo.(6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.
Bài 2: Đặt câu kể:
- Một câu tả cảnh vật.
- Một câu kể một sự việc.
+ GV sửa lỗi dùng từ.
Bài 3: Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau:
Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại. Con khoe với các bạn về bông hoa. Nghe con nói, bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc. Con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ. Con vạch lá tìm bông hồng. Các bạn đến chăm chú như nín thở chờ bông hồng thức dậy.
+ GV nhận xét, chữa bài.
- Câu kể dùng để: kể, tả, hoặc giới thiệu về sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư tình cảm của mỗi người.
 - Cuối câu kể có dấu chấm
- 2 bộ phận chính: CN – VN
CN trả lời cho câu hỏi: Ai? cái gì? con gì?
VN trả lời cho câu hỏi làm gì?
- HS làm miệng.
- Câu kể sự vật: 2, 3, 5.
- Câu tả sự vật: 1, 4, 6.
- HS tự đặt câu. 
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc miệng bài của mình trước lớp 
Đến gần trưa, các bạn con // vui vẻ chạy lại. 
Con //khoe với các bạn về bông hoa
Con //dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ. 
Con //vạch lá tìm bông hồng.
 Thứ 5 ngày 26 tháng 12 năm 2013
Tiếng Việt: Kiểm tra định kỳ (Kiểm tra đọc)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, học kì I (Bộ giáo dục & Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
II. Các hoạt động dạy học: 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
- Cho điểm trực tiếp HS 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
 Thứ 6 ngày 27 tháng 12 năm 2013
Tiếng Việt: Kiểm tra định kỳ (Kiểm tra viết)
 ( Theo đề chung của nhà trường) 
Luyện tiếng Việt: Ôn tập cuối học kì I
Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả đồ vật.
 II. Đồ dùng: 
- Vở : Thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:
HĐ1: HD HS làm bài tập
Bài 10 trang 68
Vở: Thực hành Tiếng Việt 4.
Đề bài: Em hãy tả chiếc đồng hồ báo thức nhà em.
HĐ2. HS làm bài tập
- Y/cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm.
- GV và HS nhận xét, sửa lỗi dùng từ đặt câu.
- GV thu chấm một số bài.

File đính kèm:

  • docga 4 Tuan 18.doc