Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 16 - Tập đọc: Kéo co

- Tìm từ viết sai: Hữu Trấp, Quế Võ, ganh đua.

- lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS đổi chéo vở soát lỗi.

 

doc11 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 16 - Tập đọc: Kéo co, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013
Tập đọc: Kéo co
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Các hoạt động dạy học.
Bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi ngựa?
? Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
Bài mới.
- Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: + Đ1: 5 dòng đầu.
 + Đ2: 4 dòng tiếp.
 + Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần 
 + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm, hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài.
- 3 HS đọc.
- thượng võ, ganh đua, ngớt lời
- Hội làng Hữu Trấp/ ... nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng.
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- 3 HS khác.
- 1 HS đọc chú giải.
- Đọc toàn bài.
- 1 HS đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn đọc.
- Theo dõi.
HĐ2. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp.
? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
-...cách chơi kéo co.
? Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
- Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo...
? ý đoạn 1?
- ý 1: Cách thức chơi kéo co.
- Đọc thầm Đ2 
? Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
- HS thi giới thiệu: 
- Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, vậy mà có năm bên nữ lại thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì rất vui...
- Đoạn 2 giới thiệu gì?
- Đọc lướt đoạn 3, trả lời:
ý 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
- Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
? Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,...
? Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
-...Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà...
? Nêu ý đoạn 3?
- ý 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
? Nội dung chính của bài?
- GV kết luận
- HS nêu như mục I.
HĐ3. Luyện đọc lại:
- Đọc nối tiếp từng đoạn?
- 3 HS đọc.
? Tìm giọng đọc thích hợp?
- Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời.
- Luyện đọc đoạn 2:
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- GV nhận xét chung.
- Cá nhân đọc, nhóm đọc.
- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt.
3. Củng cố:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài.
Đạo đức:	Yêu lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh có khả năng:
- Nờu được ớch lợi của lao động. 
- Tớch cực tham gia cỏc hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phự hợp với khả năng bản thõn. 
- Khụng đồng tỡnh với những biểu hiện lười lao động. 
- Rèn KNS: Xác định giá trị của lao động, quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
II. Đồ dùng:
- Đồ dùng đóng vai BT 2 ( chuẩn bị theo nhóm).
- Phiếu học tập hoạt động 2 BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ
? Đọc, hát những bài thơ, hát em sáng tác hay sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo?
- GV cùng HS nhận xét chung, đánh giá.
2.Bài mới.
- Giới thiêu bài.
HĐ1: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
- Đọc truyện:
- 1, 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung, chốt ý: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc.
HĐ2: Thảo luận nhóm bài tập 1
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4.
- Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm giấy khổ to.
- Trình bày:
- Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng, 2 nhóm dán phiếu.
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng:
HĐ3: Đóng vai bài tập 2.
- 2 HS đọc.
- Thảo luận nhóm 5:
- Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng.
- Trình bày:
- 2 nhóm đóng 2 tình huống, lớp trao đổi theo tình huống.
? Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
? Ai có cách ứng xử khác?
- HS trả lời.
- HS khác đưa ra cách cư xử khác.
- GV nhận xét và chốt cách cư xử đúng, hay.
3. Củng cố – Dặn dò.	
- Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 SGK.
 Thứ ba ngày 10 thỏng 12 năm 2013
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kể tên 1 số đồ chơi, trò chơi mà em biết?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- GV yêu cầu HS giới thiệu cách thức chơi một trò chơi mà em biết.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- Thảo luận theo cặp làm bài tập:
- Lớp làm vào nháp, 1 số em làm bài vào phiếu khổ to.
- Trình bày:
- Đại diên các nhóm trình bày, dán phiếu.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng:
- HS nêu lại bài đúng:
- Trò chơi rèn luyện sức mạnh?
- Kéo co, vật
- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo?
- Nhảy dây, lò cò, đá cầu.
- Trò chơi rèn luyện trí tuệ?
- Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
Bài 2. 
- Đọc yêu cầu của bài.
- GV dán 3 phiếu lên bảng.
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng.
 Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
Chơi với lửa
ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngàyđứt tay.
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ
+
Phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống.
+
Bài 3.
- Đọc yêu cầu bài, 
- Chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:
- HS suy nghĩ làm:
- Chú ý nêu đầy đủ cả tình huống, có thể dùng 1,2 tình huống để khuyên bạn.
- HS tiếp nối nhau nói lời khuyên bạn.
- GV cùng HS nhận xét, trao đổi.
- HS viết vào vở câu trả lời đầy đủ.
- VD: Nếu bạn em chơi với 1 số bạn hư nên học kém hẳn đi:
- Em khuyên bạn: ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
Kể chuyện:	 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục tiêu:
- Chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
? Kể câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi?
GV cùng HS nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện bạn kể.
2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu đề:
- GV viết đề bài và hỏi HS để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
- Đọc đề bài trong sgk.
	* Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đế đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Chú ý: Câu chuyện của mỗi em phải là chuyện có thực, liên quan đế đồ chơi, nhân vật trong câu chuyện phải là em hoặc bạn bè.
HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện:
- HS có thể chọn 1 trong 3 hướng để kể. Khi kể nên dùng từ xưng hô - tôi kể cho bạn cùng bàn nghe.
- Đọc đề bài trong sgk.
- HS lần lượt nói hướng xây dựng cốt truyện của mình.
HĐ3: Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo cặp:
- 2 HS cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Thi kể:
- Cá nhân kể, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng HS trao đổi về câu chuyện bạn vừa kể.
- Nhận xét về: nội dung, cách kể, cách dùng từ, ngữ điệu.
- GV cùng HS bình chọn câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
	- Xem trước nội dung bài kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ. 
Chính tả:(nghe – viết): Kéo co
I. Mục tiêu:
-Nghe - viết đỳng bài CT; trỡnh bày đỳng đoạn văn; khụng mắc quỏ năm lỗi trong bài.
-Làm đỳng BT (2) b.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết
- Đọc đoạn văn viết trong bài Kéo co:
Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm tìm từ khi viết còn dễ viết sai.
- GV nhắc HS lưu ý cách trình bày bài, chú ý danh từ riêng.
- Tìm từ viết sai: Hữu Trấp, Quế Võ, ganh đua.
- lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết. 
- GV đọc:
- HS viết bài.
- GV đọc toàn bài.
- HS soát lỗi.
- GV chấm bài
- HS đổi chéo vở soát lỗi.
- GV cùng HS nhận xét chung.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b
- HS đọc thầm y/c của bài, làm vở BT, một số HS làm phiếu.
- Trình bày :
- HS tiếp nối nhau nêu kết quả, dán phiếu.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc lời giải đúng: vật, nhấc, lật đật. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
 Thứ tư ngày 11 tháng12 năm 2013
Tập đọc:	Trong quán ăn "Ba cá bống"
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trụi chảy; biết đọc đỳng cỏc tờn riờng nước ngoài (Bu-ra-ti-nụ, Toúc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rờ-ma, A-li-xa, A-di-li-ụ); bước đầu đọc phõn biệt rừ lời nhõn vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Chỳ bộ người gỗ (Bu-ra-ti-nụ) thụng minh đó biết dựng mưu để chiến thắng kẻ ỏc đang tỡm cỏch hại mỡnh. (trả lời được cỏc cõu hỏi trong SGK) 
II. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
? Đọc bài Kéo co?
? Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp, làng Tích Sơn?
- GV cùng HS nhận xét chung.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1. Luyện đọc.
- Đọc phần giới thiệu truyện:(Chữ in nghiêng)
- 1 HS đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 HS đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn:+ Đ1: từ đầu.. lò sưởi này.
 + Đ2: tiếp... Các-lô ạ.
 + Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 Lần.
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm, GV hướng dẫn HS quan sát tranh để nhận biết các nhân vật, (GV viết lên bảng những tên riêng nước ngoài), 
- 3 HS đọc, lớp theo dõi kết hợp qs tranh.
- Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, A-li-xa., 
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ 
(chú giải)
- 3 HS đọc.
- Đọc toàn bài:
- 2 HS đọc
- GV đọc toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
- Các nhóm đọc thầm sgk, thảo luận trả lời từng câu trước lớp:
- Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão 
Ba-ra-ba?
-...cần biết kho báu ở đâu.
- Chú bé gỗ làm cách nào để Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
- Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến 2 tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
- Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và thoat thân ntn?
- Cáo...và mèo...biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
- Tìm những hình ảnh chi tiết trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- HS lần lượt trả lời theo ý thích.
? Truyện nói lên điều gì?
- HS nêu như mục I.
HĐ3. Luyện đọc lại:
- Đọc truyện theo cách phân vai:
- 4 vai: dẫn truyện; Ba-ra-ba; Bu-ra-ti-nô; Cáo A-li-xa.
- Tổ chức HS nhận xét, nêu cách đọc:
- Đọc diễn cảm toàn bài, giọng khá nhanh, bất ngờ hấp dẫn, phân biệt lời người dẫn truyện với các nhân vật;
+ Lời người dẫn truyện chậm rãi phần đầu, nhanh hơn phần cuối.
+ Lời Bu-ra-ti-nô thét doạ nạt.
+ Lời lão Ba-ra-ba : lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm.
+ Lời cáo A-li-xa : Chậm rãi, ranh mãnh.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn: Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói...hết bài.
- GV đọc mẫu:
- HS luyện theo nhóm 4.
- Thi đọc:
- Nhóm, cá nhân.
- GV cùng HS nhận xét, khen HS, nhóm đọc tốt.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nêu ý nghĩa truyện?
- Nhận xét tiết học. HS tìm đọc truyện Chiếc chìa khoá vàng; Li kì của Bu-ra-ti-nô.
Tập làm văn:	 Luyện tập giới thiệu địa phương.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào bài đọc Kộo co, thuật lại được cỏc trũ chơi đó giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trũ chơi (hoặc lễ hội) ở quờ hương để mọi người hỡnh dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
II. Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ một số trò chơi, lễ hội ( Nếu có).
III. Các hoạt động dạy học.
Bài cũ:
? Nêu dàn ý tả một đồ chơi em thích?
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện tập
Bài1:
- 1 HS đọc yc của bài.
- Thực hiện yêu cầu của bài:
- Cả lớp đọc lướt bài Kéo co, trả lời:
? Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của các địa phương nào?
- Trò chơi Kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thuật lại các trò chơi:
- 2,3 HS thuật lại: giới thiệu rõ 2 tập quán khác nhau của 2 vùng.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Quan sát 6 tranh, nói tên những trò chơi, lễ hội trong tranh?
- Trò chơi : Thả chim bồ câu; đu bay; ném còn.
- Lễ hội: bơi trải, cồng chiêng; hát quan họ.
? Địa phương em có trò chơi, lễ hội gì trong số những trò chơi, lễ hội trên?
- HS nêu.
- Tổ chức cho HS thực hành giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội?
( Có thể kể lại trò chơi em thấy, em dự ở đâu đó: Mở đầu giới thiệu tên trò chơi, lễ hội ở đâu.)
- Từng cặp HS thực hành giới thiệu: Trò chơi, lễ hội ở quê em hay ở địa phương em...
- HS thi giới thiệu:
- Lần lượt HS giới thiệu...
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn HS giới thiệu hay, hấp dẫn. 
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị cho tiết 32: Viết bài văn tả một đồ chơi em thích.
Luyện Tiếng Việt: Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết được một bài văn ngắn miêu tả một đồ chơi mà em thích.
II. Đồ dùng: 
- Vở : Thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:
HĐ1: HD HS làm bài tập
Bài 10 trang 63: Em hãy viết một bài văn tả một đồ chơi mà em thích.
Vở: Thực hành Tiếng Việt 4.
Gợi ý: Dựa vào dàn ý đã làm ở bài 12 tuần 15.
HĐ2. HS làm bài tập
- Y/cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm.
- GV và HS nhận xét, sửa lỗi dùng từ đặt câu.
- GV thu chấm một số bài. 
 Thứ năm ngày 12 thỏng 12 năm 2013 
Luyện từ và câu:	Câu kể
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là cõu kể, tỏc dụng của cõu kể (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được cõu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết đặt một vài cõu kể để kể, tả, trỡnh bày ý kiến (BT2).
II. Các hoạt động dạy học.
1 Bài cũ:
- Làm lại BT2, 3 / sgk tr 157.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
2 Bài mới;
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu.
- Câu in đậm trong đoạn văn:
-...là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Đọc lần lượt những câu còn lại trong đoạn văn trên, cho biết dùng để làm gì và cuối câu có dấu gì?
- HS đọc lần lượt từng câu:
+ Câu 1: Giới thiệu Bu-ra-ti-nô.
+ Câu 2: Miêu tả chú có cái mũi dài.
+ Câu 3: Kể về 1 sự việc.
- Cuối các câu trên đều có dấu chấm.
- Đó là các câu kể. Câu kể dùng để làm gì?
- Kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc.
Bài 3:
- HS đọc yc, trả lời miệng.
- Chốt lời giải đúng, dán lên bảng.
- Câu 1,2 : Kể về Ba-ra-ba.
- Câu 3: Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
? Các câu kể trên còn dùng để làm gì/
-...Nói lên ý kiến hoặc tâm tư tình cảm của mỗi người.
- Gọi HS đọc ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: Tổ chức cho HS đọc y/c bài và thảo luận theo nhóm 2.
- GV phát phiếu.
- HS thực hiện theo yêu cầu. Làm bài vào vở BT. 2 nhóm làm phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu miệng, dán phiếu, lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- HS nêu lại.
Câu 1: Kể sự việc. Câu 2: Tả cánh diều.
Câu 3: Kể sự việc và nói lên tình cảm.
Câu 4: Tả tiếng sáo diều.
Câu 5: Nêu ý kiến nhận định.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- Làm mẫu: b. Tả chiếc bút em đang dùng.
- Em có một chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, màu xanh biếc.
- Yc h/s viết 3-5 câu kể theo 1 trong 4 đề bài sgk. 
- HS làm bài cá nhân vào vở, một số em làm phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt HS nêu miệng, dán phiếu.
3. Củng cố – Dặn dò;
- Nhận xét tiết học.
- BTVN : Hoàn chỉnh BT 2 vào vở.
 Thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 2013 
Tập làm văn:	 Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu.
- Dựa vào dàn ý đó lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miờu tả đồ chơi em thớch với 3 phần: mở bài, thõn bài, kết bài.
II. Các hoạt động dạy học.
1 Bài cũ:
- Giới thiệu một trò chơi hoặc lẽ hội ở quê em?
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
2.Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài:
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- HS đọc đề bài.
- Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162.
- 4 HS đọc.
- Đọc dàn ý của mình tuần trước?
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm lại.
? Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
- 1 số HS trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- HS đọc thầm lại mẫu.
- Lưu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu:
- 1, 2 HS làm mẫu câu mở đầu đoạn của mình.
+VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu.
- Chọn cách kết bài?
- HS nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng.
HĐ2: HS viết bài:
- HS viết bài vào vở.
- GV thu chấm và nhận xét 1 số bài.
- Viết bài vào vở.
3. Củng cố – Dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi
 Câu kể.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, mở rộng vốn từ về đồ chơi, trò chơi. 
- Nhận biết được câu kể, củng cố cách đặt câu kể.
II. Đồ dùng: 
- Vở : Thực hành Tiếng Việt 4
III. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập:
HĐ1: HD HS làm bài tập
Bài 4, 5 trang 61, 62.
Bài 8, 9 trang 62, 63.
Vở: Thực hành Tiếng Việt 4.
Bài thêm ( K, G): Viết 4 – 5 câu kể giới thiệu về trường em.
HĐ2. HS làm bài tập
- Y/cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV và HS nhận xét.
- HS chữa bài (nếu sai).
Bài thêm: Trường em là trường tiểu học Hưng Lộc. Trường khang trang, sạch sẽ, thoáng mát gồm ba dãy nhà cao tầng vơi 21 phòng học. Trên sân trường có nhiều cây xanh tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Hằng ngày đến trường em được học bao điều hay lẽ phải. Em rất yêu trường em.

File đính kèm:

  • docga 4 Tuan16.doc