Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 12 - Tiết 1 – Tập đọc: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

Gọi 1HS đọc chú giải

Gọi 1HS đọc toàn bài .

GV đọc mẫu .

b) Tìm hiểu bài :

Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , trao đổi và trả lời câu hỏi : + Sở thích của Lê – ô- nác đô khi còn nhỏ là gì ?

+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ cậu bé Lê – ô- nác đô cảm thấy chán ngán .

 

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 12 - Tiết 1 – Tập đọc: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền mỗi HS ô trống 
HS lên bảng làm theo 2 cách khác nhau :
C1 :26 x 9 = 26 x (10 – 1)
C2 : 26 x 9 = 234
2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
HS so sánh 2 kết quả .
HS lần lượt nêu cách nhân 1 hiệu với 1 số .
2 HS đọc lại quy tắc.
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 3 – Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Ý chí - nghị lực
	I / Mục tiêu : 
	- Biết được một số từ , câu tục ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người 	
 - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ nói về ý chí , nghị lực.
	- Biết cách sử dụng từ thuộc chủ điểm trên một cách sáng tạo , linh hoạt .
	- Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người 
	II/ Đồ dùng dạy học :
	- Giấy khổ to và bút dạ .
	III/ Các hoạt động dạy - học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
30’
3’
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3HS lên bảng đặt câu sử dụng tính từ , gạch chân dưới tính từ .
- Gọi 3HS dưới lớp trả lời câu hỏi : Thế nào là Tính từ ? Cho ví dụ ?.
- Nhận xét kết luận và cho điểm HS.
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em se õđược hiểu 1 số từ , câu tục ngữ nói về ý nghị lực của con người và biết dùng những từ này khi nói , viết .
2.2 Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- GV chia nhóm , mỗi nhóm 4 HS trao đổi thảo luận tìm từ nói lên ý chí nghị lực của con người và các từ nói lên những thử thách đối với ý chí , nghị lực của con người.
- GV nhận xét , kết luận .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài HS tự chọn 1 vài từ trong nhóm từ vừa tìm được đặt câu .
- GV nhận xét câu HS vừa đặt , sửa chữa .
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV hỏi : + Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì ?
+Bằng cách nào em biết được người đó ?
+ Hãy đọc lại các câu tục ngữ , thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên .
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhâïn xét tiết học .
- Dặn HS viết lại các từ ngữ ở bài tập 1 và viết lại đoạn văn 
3 HS lên bảng viết .
2 HS đứng tại chỗ trả lời 
HS chú ý nghe
1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS ngồi theo nhóm , 4 em ngồi 1 nhóm trao đổi trả lời :
Các từ nói lên ý chí , nghị lực của con người : Quyết chí, quyết tâm , bền gan
Các từ nói lên thử thách : Khó khăn, gian khổ ,gian lao, thách thức , chông gai.
1 HS đọc yêu cầu của bài .
HS có thể đặt câu : Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình.
1 HS đọc yêu cầu của bài .
+ Viết về 1 người do có ý chí , nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách , đạt được thành công .
+Đó là bác hàng xóm nhà em ,hoặc đó là ông nội em,hay là em biết quati-vi
+Có công mài sắt, có ngày nên kim .
+ Thất bại là mẹ thành công.
	Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 4 – Lịch sử 
Chùa thời Lý 
	I/ Mục tiêu :
	- Học xong bài này, HS biết : 
	 + Đến thời nhà Lý, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất .
	 + Thời Lý , chùa được xây dựng ở nhiều nơi .
	 + Chùa là công trình kiến trúc đẹp .
	II/ Đồ dùng dạy học :
	- Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di đà .
	- Phiếu học tập của HS .
	III/ Các hoạt động dạy – học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS trả lời câu hỏi : Thăng Long dưới thời nhà Lý đã được xây dựng như thế nào ?
2 . Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Bài học hôm nay giới thiệu các công trình chùa chiền dưới thời nhà Lý.
 * GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật .( đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ . đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta).
 2.2 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
- GV hỏi: Vì sao nói : “ Đến thời nhà Lý , đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất .
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK ,thảo luận và đi đến thống nhất : Nhiều vua đã từng theo đạo Phật . Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa .
2.3 Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân .
- GV đưa ra 1 số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý .Yêu cầu HS đọc SGK điền dấu vào ô trống sau những ý đúng :
+ Chùa là nơi tu hành của nhà sư 
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật 
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã 
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ 
2.4 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV treo ảnh và mô tả chùa Một Cột ,chùa Keo , tượng Phật A- di – đà.
- GV khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp .
3. Củng cố, dặn dò :
- GV yêu cầu vài HS mô tả bằng lời 1 ngôi chùa mà em biết .
HS trả lời .
Hs chú ý nghe .
HS đọc SGK thảo luận trả lời :
Dưới thời Lý , đạo Phật được truyền bá rộng rãi,các vuầnh Lý đều theo đạo Phật .
HS đọc SGK và điền vào phiếu học tập.
HS chú ý quan sát .
HS mô tả theo hiểu biết .
	Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 5 – Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
	I/ Mục tiêu :
	- Kể được câu chuyện đã nghe , đã đọc có cốt truyện, nhân vật nói về người có nghị lực , có ý chí vươn lên.
	- Hiểu được nội dung , ý nghĩa câu chuyện của các bạn 
	- Lời kể tự nhiên , sáng tạo , kết hợp với nét mặt , cử chỉ, điệu bộ .
	- Biết nhận xét , đánh giá nội dung truyện , lời kể của bạn .
	II/ Đồ dùng dạy học :
	- HS và GV sưu tầm các truyện có nội dung nói về 1 người có nghị lực.
	- Đề bài và gợi ý 3 viết sẵn trên bảng .
	III/ Các hoạt động dạy – học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
1’
7’
12’
10’
3’
1. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn truyện bàn chân kì diệu và trả lời câu hỏi : Em đã học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký ?
Gọi 1 HS kể toàn truyện .
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Tiết kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất , bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất .
2.2 Hướng dẫn kể chuyện :
a) Tìm hiểu đề bài :
- Gọi HS đọc đề bài :
- GV phân tích đề bài , dùng phấn màu gạch các từ : được nghe , được đọc , có nghị lực .
- Gọi HS đọc gợi ý .
- Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe về người có nghị lực 
b) Kể trong nhóm : 
GV gợi ý : + Em cần giới thiệu tên truyện , tên nhân vật mình định kể .
+ Kể chuyện chi tiết làm nổi rõ ý chí , nghị lực của nhân vật .
c) Kể trước lớp 
- GV tổ chức cho HS thi kể 
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện .
- Nhận xét , bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất , bạn kể hấp dẫn nhất .
- Cho điểm HS kể tốt .
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể .
3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
1 HS kể toàn bộ câu chuyện .
HS chú ý nghe .
1 HS đọc đề bài 
1 HS đọc gợi ý 
HS giới thiệu truyện :
+ Bác Hồ trong truyện Hai bàn tay.
+ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi 
HS thực hành kể trong nhóm .
HS thi kể chuyện trước lớp .Cả lớp lắng nghe và nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất , bạn kể hấp dẫn nhất .
	Rút kinh nghiệm bổ sung :
Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2005
Tiết 1 – Tập đọc 
Vẽ trứng 
	I/ Mục tiêu :
	1. Đọc thành tiếng : Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Lê – ô- nác đô da Vin –xi, Vê-rô-ki-ô, vẽ trứng , tỏ vẻ chán ngán, vẽ đi vẽ lại ,khổ luyện .
	- Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những từ thể hiện sự miệt mài , lời dạy chí tình của thầy Vê-rô-ki-o.
	2. Đọc –hiểu : Hiểu các từ ngữ : khổ luyện , kiệt xuất , thời đại phục hưng.
	- Hiểu nội dung bài : Lê – ô- nác đô da Vin –xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài nhờ khổ luyện .
	II/Đồ dùng dạy học: 
 	- Tranh minh họa bài tập đọc phóng to
	- Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn đọc 
	III/Các hoạt động dạy – học
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
1’
12’
10’
8’
2’
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối nhau bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi về nội dung .
Gọi 1 HS đọc toàn bài .
GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : Treo tranh chân dung họa sĩ 
Lê – ô- nác đô da Vin –xi và giới thgiệu đây là danh họa thiên tài người I- ta – li.Ông là một họa sĩ , một kiến trúc sư , một kĩ sư , một nhà bác học vĩ đại thế giới . Bài tập đọc hôm nay sẽ cho các em biết những ngày đầu khổ công học vẽ của danh họa này.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc 
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
Gọi 1HS đọc chú giải 
Gọi 1HS đọc toàn bài .
GV đọc mẫu .
b) Tìm hiểu bài :
Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , trao đổi và trả lời câu hỏi : + Sở thích của Lê – ô- nác đô khi còn nhỏ là gì ?
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ cậu bé Lê – ô- nác đô cảm thấy chán ngán .
+ Tại sao Vê-rô-ki-ô lại cho rằng vẽ trứng là không dễ ?
+ Theo em thầy Vê-rô-ki-ô cho HS vẽ trứng để làm gì ?
Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi : + Lê – ô- nác đô Vin – xi thành đạt như thế nào ?
+ Theo em , những nguyên nhân nào khiến cho Lê -ô- nác đô Vin – xi trở thành họa sĩ nổi tiếng ?
Nội dung đoạn 2 là gì ?
Nội dung chính bài này là gì ?
GV ghi bảng nội dung 
c) Đọc diễn cảm 
- Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc toàn bài 
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm toàn bài .
3. Củng cố , dặn dò :
GV hỏi : Câu chuyện về danh họa Lê -ô- nác đô Vin – xi giúp em hiểu điều gì ?
Nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà đọc bài .
2 HS lên bảng đọc và trả lời nội dung bài .
1 HS đọc toàn bài
HS chú ý nghe .
2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
1HS đọc chú giải.
2HS đọc toàn bài
HS chú ý nghe.
HS đọc đoạn1 , trao đổi và trả lời : Rất thích vẽ .
Vì suốt mười mấy ngày cậu chỉ vẽ trứng
Vì trong hàng nghìn quả trứng không có lấy 2 quả giống nhau 
Để biết cách quan sát 1 sự vật 1 cách cụ thể 
Lê – ô- nác đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên của thầy Vê-rô-ki-ô.
HS đọc đoạn 2 , trao đổi và trả lời :
Trở thành 1 danh họa kiệt xuất , ông còn là nhà điêu khắc , kiến trúc sư , nhà bác học .
Nhờ ham thich học vẽ .
Có người thầy tài giỏi
Sự thanøh đạt của Lê -ô- nác đô Vin – xi .
Ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê -ô- nác đô Vin – xi, nhờ đó ông đã trở thành danh họa nổi tiếng .
2HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
HS thi đọc diễn cảm toàn bài .
HS trả lời theo hiểu biết của HS
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 2 - Kĩ thuật 
Thêu móc xích 
Thêu móc xích
	I/ Mục tiêu :
	- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích .
	- Thêu được các mũi thêu móc xích .
	- HS hứng thú học thêu .
	II/ Đồ dùng dạy học :
	- Tranh quy trình thêu móc xích .
	- Mẫu thêu móc xích và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
	- Vật liệu : kim khâu , chỉ thêu , thước , phấn , kéo 
	III/ Các hoạt động dạy – học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
- GV gọi HS đọc ghi nhớ bài Thêu móc xích.
2. Bài mới :
1.2 Giới thiệu bài :
 Bài hocï hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành thêu móc xích .
2.2 Hoạt động 3 : HS thực hành thêu móc xích 
- GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích .
- GV nhận xét,củng cố kĩ thuật thêu móc xích theo các bước :
 - B1 : : Vạch dấu đường thêu .
 - B2 : Thêu móc xích theo đường vạch dấu .
- GV quan sát chỉ dẫn và uốn nắn cho HS còn lúng túng , thực hiện chưa đúng kĩ thuật .
2.3 Hoạt động 4 : GV đánh giá kết quả thực hành của HS 
- GV tổ chức trưng bày sản phẩm thực hành .
- GV treo các tiêu chí đánh giá lên bảng , yêu cầu HS dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm ,
- GV nhận xét đáh giá kết quả thực hành của HS
 3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tinh thần , kết quả học tập của HS và dặn chuẩn bị tiết học sau .
HS bày vật dụng lên bàn .
1 HS đọc ghi nhớ .
1 HS đọc lại phần ghi nhớ.
1 HS thực hiện các bước thêu móc xích .
HS thực hành theu móc xích .
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm , dựa vào tiêu chí GV đưa , tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 3 – Toán 
Luyện tập
	I/ Mục tiêu :
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán , kết hợp của phép nhân và cách nhân 1 số với 1 tổng (hoặc hiệu).
	- Thực hành tính toán , tính nhanh.
	II/ Đồ dùng dạy học :
	 - SGK Toán 4
	III/ Các hoạt động dạy – học :
TL
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng giải bài tập 4 .
- GV nhận xét cho điểm .
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài :
- GV nêu mục tiêu bài học .
2.2 Củng cố kiến thức đã học 
- GV gọi HS nhắc lại các tính chất của phép nhân : Tính chất giao hoán , tính chất kết hợp , nhân 1 tổng với 1 số. Nhân 1 hiệu với một số 
- Cho HS viết biểu thức chữ , phát biểu bằng lời : a x b = b x a 
 (a x b) x c = a x (b x c);
 (a + b) x c = a x c + b x c 
2.3 Thực hành :
Bài 1 ,2,3,4
Củng cố dặn dò:
Gọi Hs nhắc lai nhân một số với một hiệu
1 HS lên bảng làm bài 4.
HS chú ý nghe 
HS nêu : Tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi . Tính chất kết hợp, nhân 1 tổng với 1 tổng và 1 hiệu .
HS lên bảng ghi biểu thức : : a x b = bx a
(a x b) x c = ax (b x c);
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 4 - Tập Làm văn 
Kết bài trong bài văn kể chuyện .
	I/ Mục tiêu :
	Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng , kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện .
	Biết viết đoạn kết bài một bài văn kể chuyện theo hướng mở rộng và không mở rộng .
	Kết bài một cách tự nhiên , lời văn sinh động , dùng từ hay.
	II/ Đồ dùng dạy – học :
	Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông Trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng .
	III/ Các hoạt động dạy – học :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 HS đọc mở bài gián tiếp Hai bàn tay .
Gọi 2 HS đọc mở bài gián tiếp truyện Bàn chân kỳ diệu .
GV nhận xét , ghi điểm .
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : 
- GV hỏi : Có những cách mở bài nào ? 
- Trong tiết Tập làm văn hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách viết đoạn kết bài theo hướng khác nhau .
2.2 Tìm hiểu bài : 
Bài 1,2 : Gọi HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông Trạng thả diều . Cả lớp đọc thầm trao đổi và tìm đoạn kết truyện .
- Gọi HS phát biểu .
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
Gv gọi Hs phát biểu , nhận xét về sửa lỗi dùng từ , đặt câu , lỗi ngữ pháp cho từng HS.
Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV treo bảng phụ viết sẵn 2 đoạn kết bài để so sánh .
- GV hỏi : Thế nào là lết bài mở rộng và kết bài không mở rộng ?
2.3 Ghi nhớ : 
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGk
2.4 Luyện tập :
Bài 1,2 3 GV cho HS làm vào vở bài tập Tiếng Việt .
3. Củng cố , dặn dò :
GV hỏi : Có những kết bài nào ? 
GV nhận xét tiết học .
Dặn HS xem trước bài trang 124 SGK.
4 học sinh thực hiện yêu cầu 
Có 2 cách mở bài :
+ Mở bài gián tiếp 
+ Mở bài trực tiếp 
2 HS đọc tiếp nối nhau 
H1 : Vào đời vua .đến chơi diều .
H2 : Sau vì nhà nghèo .đến nước Nam ta .
Cả lớp đọc thầm , dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện .
2 HS đọc 
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận trả lời :
+ Trạng Nguyên Nguyễn Hiền có ý chí nghị lực và ông đã thành đạt .
+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho muôn đời sau .
1HS đọc đề .
2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận trả lời .
HS trả lời theo ý hiểu .
3 HS đọc ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm .
+ Có 2 loại kết bài là kết mở rộng và kết không mở rộng 
	Rút kinh nghiệm bổ sung :
Tiết 5 - Khoa học 
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
	I/ Mục tiêu : 
	Sau bài học HS biết : - Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ .
	- Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
	II/ Đồ dùng dạy – học :
	Hình trang 48. 49 SGK
	Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to.
	III/ Các hoạt động dạy – học : 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
30’
3’
1. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi HS trả lời câu hỏi : Mây được hình thành như thế nào?
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài : 
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên .
2.2 Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
GV yêu cầu cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ .
GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng .GV giảng : Nước đọng ở ao, hồ ,sông ,biển, không ngừng bay hơi , biến thành hơi nước . Hơi nước bốc lên cao , gặp lạnh,ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo thành đám mây.
-Các giọt nước ở trong các đám mẩyơi xuống đất, tạo thành mưa
HĐ2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên 
GV giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu ở mục vẽ trang 49 SGK
Tổng kết : GV nhắc mục cần ghi nhớ SGK
HS trả lời .
HS chú ý nghe 
Hs quan sát sơ đồ và liệt kê các cảnh :
+ Các đám mây.
+ Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống .
+ Dãy núi , có dòng suối chảy ra , dòng suối chảy ra sông và sông chảy ra biển .Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà .
Làm việc cả lớp 
HS trình bày theo cặp 
HS ghi bài vào vở .
	4./ Rút kinh nghiệm bổ sung : 	
 Thứ 5 ngày 17 tháng 11 năm 2005
Tiết 1 – Thể dục 
Động tác nhảy của bài TD phát triển chung 
	I/ Mục tiêu :
	 Ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác và chủ động tập đúng kỹ thuật .
	Học động tác nhảy . Yêu cầu nhớ tên động tác và tập đúng động tác .
	II/ Địa điểm phương tiện :
	Sân tập , chuẩn bị 1 còi .
	III/ Nội dung v

File đính kèm:

  • doctuan 12.doc