Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tiết 2 - Tập đọc: Ông trạng thả diều

Hình ảnh nào chính?

+ Bức tranh vẽ bằng những màu nào?

- GV giới thiệu thêm về các hình ảnh trong tranh.

- Kết luận: đây là bức tranh đẹp có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn sau chiến tranh

doc34 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tiết 2 - Tập đọc: Ông trạng thả diều, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu ý: Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Kết luận:
Nước: lỏng - bốc hơi khí ngưng tụ nước.
2.Hoạt động 2: Nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại:
* Mục tiêu : Nêu cách chuyển thể từ lỏng sang rắn và ngược lại. nêu VD về nước ở thể rắn.
* Cách tiến hành:
- Hình 4,5 sgk
- Nước ở trong khay đã biến thành thể gì?
- Nhận xét nước ở thể này?
- Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì?
- Kết luận:
3.Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển trể của nước:
* Mục tiêu : Nói về ba thể của nước. Vẽ và trình bày sự chuyển thể của nước.
* Cách tiến hành:
- Nước tồn tại ở những thể nào?
- Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó và tính chất riêng của từng thể?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- Nhận xét.
III.Kết luận (2’)
- Nêu tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- Chơi trò chơi 
- 2 ,3 Hs nêu
- Lớp chú ý
- Nước ao, nước sông, nước hồ,
- Không.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- HS quan sát cốc nước nóng.
- HS quan sát: Mạt đĩa có những hạt nước nhỏ li ti bám vào.
- Lớp lắng nghe
- HS quan sát hình sgk.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- Lớp chú ý lắng nnghe
- Tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- HS nêu tính chất của nước.
- Lớp chú ý
2 ,3 Hs nêu
 Lớp chú ý
Tiết 4. Đạo đức :
Ôn Tập và thực hành kĩ năng giữa kì.
A. Mục tiêu:
- Ôn tập toàn bộ những kiến thức đã học từ đầu năm đến bài 5.
- Thực hành các kĩ năng đạo đức.
- yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Tìm và sử lí thông tin
- Tư duy sáng tạo : Bình luận , Phân tích.
- Tự nhận thức , đánh giá
C. Các phương pháp dạy học:
- Thảo luận đôi 
- Thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến cá nhân
D. Chuẩn bị:
GV:- Nội dung ôn tập,đồ dùng hoá trang để đóng vai.
HS :Vở,bút, sgk.
E. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giới thiệu bài (3’)
+ Khởi động: Hát một bài
+ Giới thiệu bài : Trực tiếp - ghi bảng
III.Phát triển bài (30’)
1. Hoạt động 1: Ôn tập:
* Mục tiêu :HS nhớ lại những bài đã học từ đầu năm
* Cách tiến hành:
- Nêu các bài đã học trong chương trình?
- Nêu một số biểu hiện trung thực trong học tập?
- Kể một số tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết?
* Thực hành các kĩ năng đạo đức:
2 Hoạt động 2 :Nối mỗi ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu hoàn chỉnh.
* Mục tiêu :Thực hành các kĩ năng đạo đức.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Nhận xét.
- Hát
- HS nêu tên các bài từ bài 1 đến bài 5.
- Lớp chú ý
- HS nêu.
- HS theo dõi yêu cầu thực hành.
- HS thực hành.
- HS đọc lại các câu hoàn chỉnh.
Cột A
Cột B
- Tự lực làm bài trong giờ kiểm tra
- Hỏi bạn trong giờ kiểm tra
- Không cho bạn chép bài của mình trong giờ kiểm tra
- Thà bị điểm kém
- Trung thực trong học tập
- Còn hơn phải cầu cứu bạn cho chép bài
- Giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến
- là thể hiện sự thiếu trung thực trong học tập
- là thể hiện sự trung thực trong học tập.
- là giúp bạn mau tiến bộ.
3. Hoạt động 3: Ghi chữ Đ vào trước những ý thể hiện sự vượt khó trong học tập và chữ S vào trước ý thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
* Mục tiêu  :Thực hành các kĩ năng đạo đức
* Cách tiến hành :
- GV đưa ra các ý.
- Yêu cầu HS xác định việc làm thể hiện vượt khó và việc làm thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- Nhận xét.
4. Hoạt động 4: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình, em sẽ làm gì ?
* Mục tiêu :Thực hành cac kĩ năng đạo đức
* Cách tiến hành :
- GV đưa ra một vài cách xử lí, yêu cầu HS lựa chọn.
- Nhận xét.
III.Kết luận (2’)
- Yêu cầu Hs nêu Nd vừa học
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu lại yêu cầu thực hành.
- HS thực hành lựa chọn:
Đ-Nhà bạn Vinh nghèo nhưng bạn ấy vẫn học tập tốt.
Đ-Bài tập dù khó đến mấy, Minh vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
S- Bạn Lan hôm nay không đi học vì trời mưa.
S- Chưa học bài xong Thuỷ đã đi ngủ.
- HS theo dõi yêu cầu thực hành.
- HS bày tỏ ý kiến của mình:
* Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
2 ,3 Hs nêu
Lớp chú
Tiết 5. Mĩ thuật:
Thường thức mĩ thuật:
 xem tranh của hoạ sĩ thiếu nhi.
A.Mục tiêu:
- HS bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS làm quen với kĩ thuật và chất liệu làm tranh.
- HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Tư duy sáng tạo
- Giao tiếp
- Tự nhận thức đánh giá
C . Các phương pháp dạy học tích cực:
- Đặt câu hỏi
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Trải nhiệm
D. Chuẩn bị:
GV:- Sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để HS quan sát.
HS :vở,sgk, bút.
E. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giới thiệu bài (3’)
+ Khởi động : Chơi trò chơi truyền bút
 + Giới thiệu bài mới : trực tiếp – ghi bảng 
II . Phát triển bài (30’)
1. Hoạt động 1: Xem tranh: Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa
* Mục tiêu : Hiểu được nội dung bức tran: Hoạ sĩ Ngô Minh Cầu.
* Cách tiến hành:
- GV treo tranh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Tranh vẽ đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Hình ảnh nào chính?
+ Bức tranh vẽ bằng những màu nào?
- GV giới thiệu thêm về các hình ảnh trong tranh.
- Kết luận: đây là bức tranh đẹp có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
2 . Hoạt động 2 :Xem tranh : Gội đầu. tranh khắc gỗ màu : Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn.
* Mục tiêu :Hiểu nọi dung tranh Gội đầu, tranh khắc gỗ. 
* Cách tiến hành:
 Tổ chức cho HS xem tranh:
+ Tên tranh, tên tác giả của bức tranh?
+ Tranh vẽ đề tài gì?
+ Hình ảnh nào là chính?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Chất liệu để vẽ bức tranh này?
- Kết luận về bức tranh.
III. Kết luận  (2’)
-Yêu cầu quan sát những sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận xét chung tiết học.
- Lớp hát truyền bút
- Lớp chú ý
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý.
- HS nhận xét về bức tranh.
- Lớp chú ý lắng nghe
- HS xem tranh.
- HS trao đổi về bức tranh theo gợi ý .
- Lớp chú ý lắng nghe
Ngày soạn: 28 / 10 / 2012
Ngày giảng: Thứ tư ngày 31 / 10 / 2012
Tiết 1. Tập đọc:
Có chí thì nên.
A. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo, nhẹ nhàng, chí tình.
- Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
- Yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Tự nhận thức : Xác định giá trị cá nhân
- Tư duy sáng tạo : Bình luân , phân tích
- Ra quyết định
C. Các phương pháp dạy học tích cực:
- Đặt câu hỏi
- Thảo luận cặp đôi
- Trình bày ý kiến cá nhân
D. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, phiếu kẻ bảng để học phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm.
HS :Sgk,vở, bút.
E. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : chơi trò chơi chim bay cò bay
- Đọc bài Ông trạng thả diều.
- Nhận xét.
+ Giới thiệu bài mới : trực tiếp-ghi bảng 
II. Phát triển bài (30’)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc:
* Mục tiêu:Đọc trôi chảy,rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp câu tục ngữ.
- GV sửa đọc cho HS, giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó: nên, hành, lận, keo, cả, rã.
- Gọi Hs đọc bài
- GV đọc mẫu.
2 . Hoạt động 2:Tìm hiểu bài:
* Mục tiêu :Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ
* Cách tiến hành:
- Dựa vào các câu tục ngữ, xếp chúng vào ba nhóm:
- Cách diễn đạt của câu tục ngữ có gì khiến cho người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng.
- Là người học sinh, phải rèn luyện ý chí gì?
3 . Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
* Mục tiêu :Bước đầu nắm được cách đọc diễn đạt các câu tục ngữ,học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý giúp HS tìm đúng giọng đọc cho phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III.Kết luận (5’)
- Ghi nhớ các câu tục ngữ.
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau. 
- Chơi trò chơi
- 2 HS đọc bài
- Lớp chú ý nghe
- HS đọc nối tiếp câu tục ngữ trước lớp 2-3 lượt.
- HS đọc trong nhóm 2.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- HS thảo luận nhóm 4, sắp xếp cacs câu tục ngữ vào 3 nhóm:
a, câu 1. câu 4.
b, câu 2. câu 5.
c, câu 3, câu 6, câu 7.
- HS trao đổi theo nhóm 2 chọn lí do cho là đúng:
+ Ngắn gọn, ít chữ.
+ Có vần, có nhịp cân đối.
+ Có hình ảnh
- HS nêu.
- HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Lớp chú ý
Tiết 2. Toán:
Nhân với số tận cùng là chữ số 0.
A. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với số tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- Yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Thể hiện sự tự tin
- Ra quyết định
- Đặt mục tiêu
C. Các phương pháp dạy học tích cực:
- Thảo luận cặp đôi
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm
D.Chuẩn bị :
GV :PBT, sgk, thước.
HS :vở,bút ,sgk.
E. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I . giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động :
- Cách nhân với 10, 100, 1000,
- Nhận xét.
+ Giới thiệu bài mới : trực tiếp- ghi bảng
II .Phát triển bài (30’)
1. Hoạt động1: Phép nhân với số tận cùng là chữ số 0.
* Mục tiêu :Biết cách nhân với chữ số tận cùng là chữ số 0
* Cách tiến hành:
- Phép nhân: 1324 x 20 = ?
- GV: 20 = 10 x ?
- GV hướng dẫn HS đặt tính.
2. Hoạt động 2: Nhân các số có tận cùng là chữ số 0:
* Mục tiêu :Biết nhân các số có tận cùng là chữ số 0
* Cách tiến hành:
- Phép tính: 230 x 70 = ?
- Hướng dẫn HS phân tích mỗi thừa số thành tích của một số với 10, vận dụng tính chất của phép nhân để thực hiện.
- Đặt tính rồi tính.
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
* Mục tiêu :Rèn kĩ năng thực hiện nhân với số có chữ số tận cùng là chữ số 0. Vận dụng để tính nhanh.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2: Tính.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài. nhận xét.
III.Kết luận (5’)
- Nhận xét tiết học
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Hát , Lớp chơi trò chơi Thụt thò
- 3 HS lên bảng
- Lớp chú ý lắng nghe
- HS theo dõi ví dụ.
- HS nêu: 20 = 10 x 2
1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10)
 = 1324 x 2 x 10
 = 2648 x 10 = 26480
 - Hs đặt tính: 1324
 x 2 0
 26480
- HS phân tích theo hướng dẫn:
230 x 70 = 23 x 10 x 7 x 10 
 = 23 x 7 x 100
 = 161 x 100 = 16100
 230
 x 70
 16100
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu yêu càu của bài.
- HS làm bài vào vở
- Lớp chú ý lắng nghe
Tiết 3. Tập làm văn:
Luyện tập trao đổi ý kiến với
 người thân.
Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi đó. 
A. Mục tiêu:
- Xác định được đề tài trao đổI. nội dung, hình thức trao đổi.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái. đạt mục đích đặt ra.
- yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản :
- Thể hiện sự tự tin
- Lắng nghe tích cực
- Giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông
C. Các phương pháp dạy học tích cực
- làm việc nhóm
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai
D. Chuẩn bị:
GV : Truyện đọc lớp 4.
HS :Sgk,vở, bút.
E. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động : 
- Thực hiện cuộc trao đổi với người thân về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu.
- Nhận xét.
+ giới thiệu bài mới : trực tiếp – ghi bảng
II. Phát triển bài (30’)
1 . Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề.
* Mục tiêu : Xác định được đề bài.
* Cách tiến hành:
- GV viết đề bài lên bảng.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu trọng tâm của đề.
- Lưu ý:Đây là cuộc trao đổi giữa em và người thân trong gia đình nên phải đóng vai khi trao dổi. Hai người trao đổi với nhau về một câu chuyện mà ả hai cùng đọc
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện cuộc trao đổi:
* Mục tiêu :Xác định được nội dung,hình thức trao đổi. 
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra các gợi ý:
+ Tìm đề tài trao đổi.
+ Xác định nội dung trao đổi.
+ xác định hình thức trao đổi.
- Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp.
- Tổ chức cho các cặp thi trao đổi trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
III.Kết luận (5’)
- Chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học
- Giao bài về nhà
- Lớp hát , chơi trò chơi Giao thông
- 1-2 nhóm thực hiện cuộc trao đổi của tiết trước.
- Dưới lớp chú ý
- HS đọc đề bài.
- HS tìm hiểu xác định yêu cầu của đề.
- HS đọc các gợi ý.
- HS trao đổi theo cặp xác định đề tài trao đổi.
- HS nối tiếp nêu tên nhân vật mình chọn để thực hiện cuộc trao đổi.
- HS trình bày tóm tắt cuộc trao đổi.
- HS thực hiện cuộc trao đổi theo cặp.
- 1 vài cặp thực hiện cuộc trao đổi trước lớp.
- Lớp chú ý lắng nghe
Tiết 4. Địa lí:
 Ôn tập.
A. Mục tiêu:
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Xác định được vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
- Yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Giao tiếp
- Hợp tác
- Tư duy sáng tạo
C. Các phương pháp dạy học tích cực:
- làm việc theo nhóm
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Trình bày 1 phút
D. Chuẩn bị:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập của HS.
HS :Vở,sgk,bút.
E. Các hoạt động dạy học: ( 35’)
I. Giới thiệu bài (3’) 
+ Khởi động: Chơi trò chơi truyền thư
- Nêu tên các bài đã học?
- Nhận xét..
II. Phát triển bài ( 30’)
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
* Mục tiêu : Xác định được vị trí của dãy núi HLS và các cao nguyên ở Tây nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Yêu cầu xác định vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn và các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt, đỉnh Phan-xi – păng trên bản đồ.
- Nhận xét.
2. Hoạt động 2:Thảo luận nhóm
* Mục tiêu :Hệ thống được những đặc điểm thiên nhiên của vùng HLS và các cao nguyên ở Tây Nguyên.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4:
- Trả lời câu hỏi 2 sgk.
- Yêu cầu điền hoàn thành bảng thống kê.
3. Hoạt động 3:
* Mục tiêu : Hệ thống được những đặc điểm về con người và các hoạt động sản xuất của người dân ở HLS,tây Nguyên.
* Cách tiến hành:
- Nêu đặc điểm địa hình của trung du Bắc bộ?
- Người dân ở đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
III.Kết luận (2’)
- Ôn tập thêm .
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- Chơi trò chơi
- 2 ,3 HS nêu.
- HS quan sát bản đồ.
- HS xác định vị trí theo yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- HS nêu.
- HS trình bày .
- Lớp chú ý nghe
Tiết 5. Thể dục:
Ôn 5 động tác bài thể dục. 
Trò chơi: Kết bạn.
A. Mục tiêu:
- Ôn tập và kiểm tra 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng – bụng, và phối hợp. Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác và đúng thứ tự.
-Trò chơi: Kết bạn. Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ động.
- Yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản :
- Thể hiện sự tự tin
- Lắng nghe tích cực
- Giao tiếp
C. Các phương pháp dạy học tích cực :
- Động não
- Thảo luận nhóm
D. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1 còI. đánh dấu 3 -5 điểm thẳng hàng nhau theo hàng ngang cách nhau 
1-1.5 m. Ghế ngồi cho GV.
E. Nội dung, phương pháp: ( 35’)
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
I. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và cách thức tiến hành kiểm tra.
- Tổ chức cho HS khởi động.
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
II. Phần cơ bản:
A.Kiểm tra bài thể dục phát triểnchung:
- Ôn 5 động tác của bài thể dục:
- Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục:
Mỗi học sinh thực hiện 5 động tác theo đúng thứ tự.
B. Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Kết bạn.
III, Phần kết thúc:
- GV nhận xét, công bố kết quả xếp loại sau kiểm tra.
- Nhắc nhở HS tập luyện thêm ở nhà.
 3 phút
 30 phút
4L X 8N
 2 phút
- HS tập hợp hàng.
* * * * *
* * * * *
- HS ôn lại 5 động tác của bài thể dục.
* * * * *
* * * * *
- Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 3 – 5 em. Mỗi HS chỉ kiểm tra một lần.
- HS chơi trò chơi.
* * * * *
* * * * *
Ngày soạn: 29 / 10 / 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 01 / 11 / 2012
Tiết 1. Luyện từ và câu:
 Luyện tập về động từ.
A. Mục tiêu:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
- Yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Giao tiếp : Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp 
- Lắng nghe tích cực 
C. Các phương pháp dạy học tích cực :
- Làm việc nhóm, chia sẻ thông tin
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai
D. Chuẩn bị:
GV: Phiếu nội dung bài tập C.
HS :Sgk,vở, bút
E. Các hoạt dộng dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động :Hát một bài
+ KTBC: Yêu cầu Hs nêu ghi nhớ về động từ.
- Nhận xét
+ Giới thiệu bài mới : trực tiếp - ghi bảng.
II.Phát triển bài (30’)
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập 
* Mục tiêu  :Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa cho thời gian.
* Cách tiến hành :
Bài 1 :
Các từ in đậm sau bổ sung ý nghĩacho động từ nào? Bổ sung ý nghĩa gì?
- Chữa bài. nhận xét.
2. Hoạt động 2. Bài 2: 
* Mục tiêu : Biết chọn từ bổ sung ý nghĩa cho thời gian điền vào chỗ trống.
* Cách tiến hành:
Chọn đã, đang, sắp điền vào chỗ trống.
- Lí do điền?
- Nhận xét.
Bài 3: Truyện vui: Đãng trí.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài. nhận xét.
- Nêu tính khôi hài của truyện.
III. Kết luận (5’)
- Nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát , chơi trò chơi Chim bay cò bay
- 2 ,3 Hs nêu 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Bổ sung ý nghĩa cho các động từ:
+ đến – sắp: bổ sung ý nghĩa về thời gian.
+ trút - đã: bổ sung ý nghĩa về thời gian.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 2 để điền vào chỗ trống.
a, đã
b, đã,đang, sắp.
- HS đọc câu chuyện.
- HS nối tiếp làm bài vào phiếu dán trên bảng.HS làm bài vào vở.
- HS đọc lại truyện vuI. giải thích cách sửa bài của mình.
+ đã - đang
+ đang – ( bỏ)
+ sẽ - đang – ( không cần )
- HS nêu tính khôi hài của truyện.
- Lớp chú ý
Tiết 2. Toán:
Đề – xi – mét vuông.
A. Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề –xi – mét vuông.
- HS biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo đề –xi – mét vuông .
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại.
- Yêu thích bộ môn
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Thể hiện sự tự tin
- Xác định giá trị
- Tư duy sáng tạo
C. Các phương pháp dạy học tích cực:
- Làm việc theo nhóm
- Trình bày 1 phút
- Thảo luận nhóm
D. Chuẩn bị:
GV :Hình vuông cạnh 1 dm đã được chia thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1 cm2 ( bằng bìa hoặc nhựa)
HS :vở, sgk, bút .
E. Các hoạt động dạy học: ( 40’)
I. Giới thiệu bài (5’)
+ Khởi động :
 - Yêu cầu tính: 1356 x 20 = ?
 2478 x 300 = ?
- Nhận xét. Ghi điểm
+ Giới thiệu bài mới :trực tiếp - ghi bảng
II. Phát triển bài  (30’)
1. Hoạt động1: Giới thiệu đề –xi – mét vuông
* Mục tiêu :Biết được 1 dm2=10 cm2
* Cách tiến hành:
- Đề –xi – mét vuông là diện tích của hình vuông cạnh bằng 1 dm.
- Đề –xi – mét vuông: dm2
- Hình vuông này được xếp đầy bởi 100 hình vuông 1 cm2.
 1dm2 = 100cm2.
2. Hoạt động 2 : Thực hành:
* Mục tiêu : Đọc và viết số đo diện tích theo đơn vị đo đề–xi–mét vuông.Đổi đơn vị đo diện tích.
* Cách tiến hành :
Bài 1: Đọc:
- GV yêu cầu HS đọc các số đo diện tích.
- Nhận xét.
Bài 2:Viết theo mẫu:
- GV phân tích mẫu.
- Yêu cầu HS viết.
- Nhận xét.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài. nhận xét.
III.Kết luận  (5’)
- Luyện tập thêm ở nhà.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát , chơi trò chơi Chanh chua cua kẹp
- HS lên bảng tính.
- Lớp chú ý
- HS quan sát hình vuông cạnh bằng 1dm.
- HS tập viết đơn vị đo dm2.
- HS nhận biết:1dm2 = 100cm2.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc nối tiếp các số đo diện tích.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS theo dõi mẫu.
- HS viết các số đo diện tích.
102 dm2. 812dm2. 1969dm2. 2812dm2.
- 2 ,3 Hs nêu yêu cầu của bài
- Lớp làm bài theo nhóm 2
Đại diện các nhóm nhận xét
- Lớp chú ý
Tiết 3. Chính tả:

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan