Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc: Ông trạng thả diều (tiết 2)

- Củng cố về động từ thông qua làm bài tập từ đó biết sử dụng động từ trong khi nói , viết và đặt câu.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 - GV hướng HS làm các bài tập sau

Bài 1:Các từ gạch chân dưới các câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó?

 a. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (từ vẫn bổ sung ý nghĩa tiếp diễn; đã: thời gian – quá khứ)

 

doc23 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc: Ông trạng thả diều (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều phường nhộn nhịp đông vui.
- HS thảo luận, rút ra bài học cần ghi nhớ. 
* Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học, dặn về nhà sưu tầm chùa nào được làm ở thời Lí trên địa phương để chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2011
Toán
 Nhân với số tận cùng là chữ số 0
I. mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0; vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
- HS làm được BT 1, 2.
II. hoạt động dạy học
Hoạt động1: GV ghi bảng 1324 x 40 = ?
- Có thể nhân 1324 với 40 như thế nào? Nhân 1324 với ( 4 x 10) được không? HS trả lời và tính kết quả vào vở nháp, nêu kết quả và cách làm:
+Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải tích của 1324 x 4 theo quy tắc nhân 1 số với 10. Vậy ta có 1324 x 40 = 52960
+ Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính: Viết chữ số không dưới hàng đơn vị của tích và tiếp tục lấy 4 nhân với từng hàng
 - Yêu cầu HS nêu lại cách nhân.
Hoạt động 2: Nhân các số tận cùng là chữ số 0
- GV ghi bảng: 230 x 70 
+ Có thể nhân 230 với 70 như thế nào? Nhân 230 với (7 x 10) được không?
HS thực hiện tính kết quả: 230 x 70 = (23 x 10 ) x (7 x 10) áp dụng tính chất kết hợp (23 x 7) x (10 x 10) = 23 x 7 x 100
*Ta chỉ việc viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải tích của 23 x 7 theo quy tắc nhân 1 số với 100. Vậy ta có 23 x 70 = 16100
+ HS đặt tính: Viết 2 chữ số không dưới hàng đơn vị và hàng chục của tích Tiếp tục lấy 7 nhân với 3 bằng 21 viết 1 nhớ 2; 7 nhân 2 bằng 14 thêm 2 bằng 16 viết 16.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS nêu lại cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0, tự làm vào vở. 
Bài 2: Cho HS nhắc lại cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0 
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc HS về nhà học thuộc và tự đưa ra các bài tính để nhẩm nhanh kết quả.
----------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Có chí thì nên
I. mục tiêu 
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, ta không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*KNS : Lắng nghe tích cực.
II. hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: Hai hs đọc truyện: Ông Trạng thả diều 
2. Bài mới :
 - Giới thiệu bài 
HĐ1: Luyện đọc 
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ lần 3 cho tốt hơn. 
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - 2 HS đọc cả bài .
 - GV đọc diễn cảm cả bài .
HĐ2 : Tìm hiểu bài 
 - Dựa vào nội dung các tục ngữ trên hãy xếp chúng thành 3 nhóm ?
 + khẳng định có ý chí thì nhất định thành công : câu 1- 4
 + khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn : câu 2 - 5 
 + khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn : câu 3 – 6 - 7
 - Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ dễ hiểu? (ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh). 
 - Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một HS không có ý chí .
HĐ3: Đọc diễn cảm 
 - HS nối tiếp nhau đọc bài .
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm toàn bài . 
 + GV đọc mẫu. 
 + HS luyện đọc theo nhóm. 
 + HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn.
 - HS đọc nhẩm HTL cả bài . HS thi đọc HTL từng câu , cả bài. 
3. Củng cố , dặn dò:- Về nhà đọc thuộc lòng các câu tục ngữ .
 - Nhận xét tiết học .
Tập làm văn
 Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. Mục tiêu
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề tài trong SGK.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
*KNS : Giao tiếp 
iI. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
 - 1hs kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước. 
2. Bài mới 
HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
Bài tập 1: GV chép đề bài. HS đọc yêu cầu của bài .GV gạch dưới các từ quan trọng: Đây là cuộc trao đổi giữa em với người thân trong gia đình (Bố, mẹ, anh, chị...). Do đó phải đóng vai em, ông, bà hay anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi
Em và người thân cùng đọc một truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Phải cùng đọc một truyện mới trao đổi với nhau được. Nếu chỉ mình em đọc truyện đó mà người thân chỉ nghe em kể chuyện không hề trao đổi về chuyện đó được.
Khi trao đổi 2 người phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong câu chuyện
* Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có
- HS đọc gợi ý 1,2,3
* GV hướng dẫn học sinh xác định trọng tâm của đề bài
- Nội dung trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi là ai? (là bố em)
- Em xưng hô như thế nào? (Em gọi bố, xưng con)
- Em chủ động hay bố chủ động nói chuyện
HĐ2: HS thực hành trao đổi theo cặp.
* Thi trình bày trước lớp, nhận xét bổ sung. 
- HS nhắc lại nội dung bài.
3.Củng cố, dăn dò:- GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------
Buổi 2 
 Chính tả
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng chính tả; trình bày đúng các thể thơ 6 chữ.
- Làm đúng bài tập 3 (viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được BT (2) a/b.
HS khá, giỏi làm đúng yêu cầu BT3 trong SGK (viết các câu).
II. Hoạt động dạy học
- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ viết
- HS đọc 4 khổ thơ trong bài. GV nhắc nhở HS trình bày bài viết.
- HS gấp sách HS nhớ viết vào vở.
- GV chấm một số bài. HS chấm lỗi lẫn nhau.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b: GV nêu yêu cầu của đề bài, HS làm bài vào vở bài tập
- GV dán phiếu gọi HS lên bảng làm bài sau đó chữa bài.
Bài3: Cho học sinh đọc kĩ đề bài. Giải nghĩa từ ngữ:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ bề ngoài. Sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài.
- Xấu người đẹp nết: Người có hình thức bề ngoài xấu nhưng tính nết tốt.
- Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè ăn cá sống ở sông thì ngon, mùa đông ăn cá sống ở bể thì ngon.
- Trăng mờ còn tỏ hơn sao. Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi: ở đây muốn nói người có địa vị cao, giỏi giang giàu có dù có sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (Quan niệm này chưa thật đúng)
* Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại để ghi nhớ nội dung bài tập 2. GV nhận xét tiết học
-----------------------------------------------------------
Luyện toán
Nhân với 10, 100, 1000,chia cho 10, 100, 1000,.
I. mục tiêu
- Củng cố về nhân số với 10;100;...chia cho 10;100;... thông qua hình thức làm bài tập. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1 Củng cố kiến thức
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài sau :
 16 x 100 16 x 1000 
 9000 : 1000 6800 : 100 
 - Khi nhân số tự nhiên với 10,100,1000 ... ta làm thế nào ? 
 - Khi chia số tòn chục, tròn tăm, tròn nghìn,...ta làm thế nào?
 - Nhận xét chốt
HĐ2: Thực hành
 - Hướng dẫn hs làm bài ở vở thực hành trang/75
Bài 1: HS tự tính nhẩm:
 - Gọi HS nối tiếp trình bày
 a. 35 x 10 = b. 5000 : 10 =
 125 x 100 = 7000 : 100 =
 4127 x 1000 = 190 000 : 1000 =
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a, 100kg = ....tạ 1000g = ...kg 1000kg = ...tấn
 ........
 - HS tự tính vào vở:
 - Gọi HS nối tiếp trình bày
 - Nhận xét
Bài 3: Đặt tính rồi tính
 a. 2416 x 60 b.1362 x 300 c.4700 x 50 
 - Gọi hs nêu cách đặt tính và tính – cả lớp làm vào vở thực hành 
 - 3 HS lên bảng làm – Nhận xét sửa sai 
*GV cho hs khá giỏi làm các bài tập sau 
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 - Gọi 1hs nêu cách làm- HS làm vào vở
 25 x 236 x 4	 26x 125 x 8
 26 x 125 x 8	25 x 3 x 25 x 4 
 28 x 5 x 20 x 6	 65 +47 +35 + 53
Bài 2:Thực hiện tính 
 216 x101 
 = 216 x (100 + 1) 
 =216 x 100 + 216 x 1 
 =21600 + 216 
 =21816
 - Tiến hành tương tự đối với các phép toán sau 
 216 x 99 ; 23154 x 101 ; 6598 x 99 ; 2010 x 1001 ; 2895 x 1010
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
 1236 x40 13646 x30 5642 x 200
Bài 4: Một bao gạo cân nặng 50 kg, một bao ngô cân nặng 60 kg. Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu kg gạo và ngô?
 - GV cho HS làm bài rồi nhận xét.
 - Chấm chữa bài
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập về động từ
I. Mục tiêu 
 - Củng cố về động từ thông qua làm bài tập từ đó biết sử dụng động từ trong khi nói , viết và đặt câu. 
II. hoạt động dạy học 
 - GV hướng HS làm các bài tập sau 
Bài 1:Các từ gạch chân dưới các câu sau bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó?
 a. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (từ vẫn bổ sung ý nghĩa tiếp diễn; đã: thời gian – quá khứ)
 b. Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông toả ra những tán hoa sang sáng, tim tím. (đang: thời gian – hiện tại; sắp: thời gian – tương lai)
Bài 2: Tìm từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ, vẫn, ) còn thiếu để điền vào chổ trống:
 a. Lá bàng .đỏ ngọn cây (đang)
 Sếu giang mang lạnh . bay ngang trời (đang) 
 Mùa đông còn hết em ơi
 Mà con én . gọi người sang xuân. (đã)
 Tố Hữu
 b. ..như xưa vườn dừa quê nội (vẫn)
 Sao lòng tôi bỗng thấy yêu hơn.
 Ôi, thân dừa . hai lần máu chảy (đã)
 Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.
 Lê Anh Xuân
Bài 3: Trong đoạn văn sau, vì sao tác giả không thêm từ chỉ thời gian vào trước các động từ chỉ hoạt động được gạch dưới ?
 “Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ mỏ lên tầng,vào lò,tiếng còi,bíp bíp inh ỏi, những thợ điện, thợ cơ khí, thợ sàng sửa vội vàng tới xưởng thay ca, các chị mậu dịch viên mở các cửa quầy hàng,các em nhỏ, khăn quàng đỏ bay trên vai, kéo nhau tới lớp ”
Bài làm
Trong đoạn văn trên tác giả không thêm từ chỉ thời gian vào trước cácđộng từ chỉ hoạt động được gạch dưới vì : Đoạn văn kể, tả các hoạt động diễn ra có tính chất
thường xuyên, trong cùng một thời gian của tất cả những buổi sáng sớm ở đây. Mọi hoạt động lặp lại gần như nhau. Vì vậy mà không cần thêm từ chỉ thời gian vào trước các động từ chỉ hoạt động .
Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng động từ để kể về việc học tập của em, rồi gạch chân các động từ có sử dụng trong đoạn văn vừa viết
*Sau khi hs làm gv chấm một số bài ,sau đó chữa bài ,nhận xét 
* Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2011
Toán
 đề- xi- mét vuông 
I. Mục tiêu:
- Biết đề-xi- mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
- HS làm được BT 1, 2, 3.
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo đề- xi- mét vuông 
- Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo đề-xi-mét vuông
- HS lấy hình vuông có cạnh 1 dm đã chuẩn bị, quan sát, đo cạnh
- GV: đề-xi-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 dm
- GV viết tắt: đề-xi-mét vuông viết dm2 phía trên m có chữ số 2
- HS quan sát để nhận biết: Hình vuông cạnh 1 dm được xếp bởi 100 hình vuông nhỏ (diện tích 1 xăng-ti-mét vuông) và biết 1 dm2 = 100 cm2
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Luyện đọc đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. Yêu cầu HS đọc đúng.
Bài 2 (cột 1): Luyện viết số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông. Y/C HS viết 
Bài 3: Cho HS nhắc lại và viết đúng 
1 dm2 = 100 cm2
 - GV hướng dẫn đổi 48 dm2 ra đơn vị cm2 . Lấy 100 cm2 x 48 = 4800 cm2
HS tự làm và nêu kết quả. GV điền vào ô trống trên bảng.
* Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
tính từ
I. Mục tiêu
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).
- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT1 (mục III).
II. Đồ dùng day- học
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động1: Phần nhận xét
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập 1 và bài 2. Cả lớp đọc thầm
- GV phát phiếu các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Một số HS đọc lời giải đúng.
a)Tính tình tư chất của cậu bé Lu-i: Chăm chỉ, giỏi.
b)Màu sắc của sự vật: Những chiếc cầu : trắng phau
	 Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám
c)Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật khác
 Thị trấn : nhỏ Vườn nho: con con
 Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính Dòng sông: hiền hoà
 Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo
Bài tập 2: HS thảo luận nhóm làm vàoVBT. Đại diện các nhóm trình bày. GV N/xét.
*. Phần ghi nhớ: 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Phần luyện tập
Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập - cả lớp làm vào vở
1 HS lên bảng làm bài - cả lớp và GV nhận xét
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ắm, khúc chiết, rõ ràng.
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài. 
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu, HS làm bài. HS tiếp nối nhau đọc câu mình đặt:
+ Hương vừa thông minh vừa xinh đẹp.
+ Mẹ em rất dịu dàng
* Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau. 
-------------------------------------------------------------------
 Đạo đức 
 Cô xuyến dạy
-------------------------------------------------------------------
 Buổi 2
Luyện toán
đề- xi- mét vuông
I. mục tiêu
 - Củng cố về đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông.
 - Nắm được 1 dm2 = 100 cm2 biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
II. Hoạt động dạy học 
 - GV hướng dẫn hs làm các bài tập sau 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
2dm2=............cm2 100cm2 =............dm2 126dm2=.............. cm2 
15dm2=.............. cm2 200cm2=...............dm2 5400cm2=................dm2
5dm2=................. cm2 50000cm2=.................dm2
Bài 2: Điền số
1m2 50dm2 =....dm2 12 m2 5dm2 =....dm2 
142 m2 12dm2 = .... dm2 124 m2 23dm2 =....dm2 
14 m2 9 dm2 =....dm2 24 m2 7dm2 =.... dm2 
Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 46 cm ,chiều dài hình chữ nhật là 13 cm .Tính diện tích hình chữ nhật đó .
*Dành cho HS khá giỏi:
Bài 1: Điền dấu >, <, = thích hợp vào ô trống.
 7 845 dm2 ... 78 dm2 45 cm2 120 dm2 5 cm2 ... 120 050 cm2 
Bài 4:Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông cạnh 15 cm . Tính diện tích hình chữ nhật ,biết chiều dài hơn chiều rộng 20 cm 
*Sau khi hs làm gv chấm một số bài ,sau đó chữa bài ,nhận xét 
*Củng cố , dặn dò:
---------------------------------------------------------------------
Luyện Luyện từ và câu
 Tính từ
i. MụC TIÊU :
 - Củng cố về tính từ đã học, biết đặt câu có tính từ
II. hoạt động dạy học: 
 - GV hướng dẫn HS hoàn thành các BT sau
Bài 1: Chỉ ra tính từ trong câu sau:
 a. Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa.
 b. Đến bây giờ, Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc bạc, đôi mắt đầy yêu thương và lo lắng của ông.
Bài 2: Chọn từ thích hợp chỉ màu vàng trong các từ dưới đây để điền vào chỗ trống. (vàng hoe, vàng xuộm, vàng lịm)
 Màu lúa chín dưới đồng lại. Nắng nhạt ngả màu Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan ..không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. 
Bài 3: Gạch dưới từ (không phải là tính từ) trong mỗi dãy từ dưới đây:
 a. xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, ngủ khì, thấp tè, cao vút, nằm co, thơm phức, mỏng dính.
 b. thông minh, ngoan ngoãn,nghỉ ngơi, xấu xa,giỏi giang,nghĩ ngợi,đần độn, đẹp đẽ.
 c. cao, thấp, nông, sâu, dài, ngắn, thức, ngủ, nặng, nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ.
 - Gv chấm và chữa bài.
*Củng cố , dặn dò:
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể
Dạy an toàn giao thông
Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn
 Mở bài trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
- Nắm được hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III). 
iI. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: hs nhắc lại nội dung bài học hôm trước
2. Bài mới: 
Hoạt động1: Phần nhận xét
Bài tập 1,2: HS đọc yêu cầu của bài . 
- HS tìm đoạn mở bài trong truyện phát biểu: Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang tập chạy”
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ cách so sánh mở bài thứ hai với mở bài trước, phát biểu: Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
GV chốt lại: Đó là hai cách mở bài trong bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
2. Phần ghi nhớ
- HS đọc kĩ phần ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc kĩ phần ghi nhớ.
Hoạt động2: Phần luyện tập
Bài 1: Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Cách a: Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
+ Cách b, c, d: Mở bài gián tiếp (Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện)
- Yêu cầu HS lên bảng kể chuyện theo hai cách trên
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và làm vào vở
Bài 3: GV nêu yêu cầu của bài tập
- Nhắc HS có thể mở đầu bằng câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc bằng lời của bác Lê
- HS trao đổi theo cặp để làm bài. Viết lời mở bài gián tiếp
- HS nối nhau đọc đoạn mở bài của mình.
- Mở bài gián tiếp bằng lời người kể: Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật vĩ đại nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giãn đơn một quyết định rất tạo bạo từ thời niên thiếu của Bác. Câu chuyện thế này:
- Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê: Từ 2 bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại câu chuyện giữa tôi, Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này:
- Thi trình bày trước lớp, Cả lớp nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tinh thần, kết quả học tập của HS . Dặn HS xem trước bài sau. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
 mét vuông 
I. Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông” “m2”.
- Biết được 1 m2 = 100dm2. Bước đầu chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2
- HS hoàn thành BT 1,BT 2 (cột 1),BT 3. 
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo mét vuông.
a) Giới thiệu đơn vị mét vuông
- Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo mét vuông
GV treo hình vuông có diện tích 1 m2 . Yêu cầu học sinh quan sát.
GV: mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1m; mét vuông viết tắt là: m2
- HS quan sát để nhận biết: Hình vuông cạnh 1m được xếp bởi 100 hình vuông nhỏ (diện tích 1 mét vuông và biết 1 mét vuông = 100 đề-xi-mét vuông và ngược lại)
HĐ2: Luyện tập
Bài 1 và 2: Luyện đọc và viết số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. Yêu cầu HS đọc và viết đúng.
Bài 3,4: Cho HS đọc đề bài, tóm tắt, nhận dạng toán rồi giải. 
- GV chấm, gọi HS chữa bài.
* Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
i. Mục tiêu:
- Biết mây mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng học sinh:
- Bảng vẽ vòng tuần hoàn của nước. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước trong tự nhiên
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng HS nghiên cứu câu chuyện: Cuộc phiên lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK. Sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với các bạn bên cạnh. 
Bước 2: Làm việc cá nhân
- HS các nhóm quan sát hình vẽ, đọc lời chú giải và trả lời 2 câu hỏi: 
+ Mây hình thành như thế nào?
+ Giải thích được nước mưa từ đâu ra?
Bước 3: HS trình bày theo cặp kết quả của mình.
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS
GV chia lớp thanh 4 nhóm. Yêu cầu học sinh hội ý và phân vai theo:
+ Giọt nước + Mây đen
+ Hơi nước + Giọt mưa
+ Mây trắng 
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm:
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trong nhóm. GV bổ sung 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 ca ngay tuan 11.doc