Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc: Ông Trạng thả diều (tiếp theo)
- Sau bài học, HS có thể:
+ Trình bày mây được hình thành như thế nào.
+ Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
+ Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, ND truyện, “Tôi là giọt nước”
2/ Hướng đẫn HS nhớ, viết. a) Trao đổi về nội dung bài thơ + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước gì ? b) Hướng dẫn viết chính tả - Yêu cầu HS nêu những từ dễ lẫn: - Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ. c) HS nhớ – viết chính tả - GV bao quát lớp (15’) d) Soát lỗi , chấm bài , nhận xét - GVđọc lại bài viết - Thu bài. GV chấm và chữa 7 – 10 bài ở lớp. - Nhận xét bài. - 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu của bài: “ Nếu chúng mình có phép lạ” – SGK (76) - Cả lớp quan sát vào bài. - 1 HS đọc thuộc 4 khổ thơ. - Cả lớp gấp sách và nhẩm bài. + Các bạn nhỏ trong đoạn thơ đã mong ước mình có phép lạ để cho cây mau ra hoa , kết trái ngọt , để trở thành người lớn , làm việc có ích , để thế giới không còn mùa đông giá rét .. - những từ dễ lẫn: “ phép lạ, chớp mắt, ngọt lành, lặn, lái, vì sao, thuốc nổ” – - Chữ đầu dòng lùi vào 3ô . Giữa 2 khổ để cách 1 dòng HS tự giác, nghiêm túc ngồi viết bài - HS soát bài 3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả * Bài 2a (105) - GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - HS suy nghĩ làm bài. 1 HS lên bảng điền kết quả. - HS đọc bài làm của mình, đối chiếu và nhận xét bài bạn. - HS đọc lại nội dung bài hoàn chỉnh ở bảng. * Bài 3 (106) - GV nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân vào trong vở. 1 HS lên bảng làm bài. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. ? ý nghĩa của mỗi câu đó? - GV chốt bài. * Bài 2a. Điền vào chỗ trống s/x: - Kết quả: sang, xíu, sức, sức sống, sáng. * Bài 3: Viết lại các câu cho đúng chính tả. a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b) Xấu người, đẹp nết. c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao. Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi. 4/ Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài 2b (105). Chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu. Luyện tập về động từ. i/ Mục tiêu. - HS nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. - Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên. Ii/ Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1; phiếu khổ lớn viết sẵn nội dung các BT 2, 3. Iii/ Hoạt động dạy học. kiểm tra bài cũ dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 1 ( 106) - GV treo bảng phụ, HS đọc bài tập. - Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gạch chân bằng bút chì các động từ được bổ sung ý nghĩa - 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Đi bên động từ là một số từ: “sắp”, “đã” để báo hiệu về mặt tg. Các từ này bổ sung ý nghĩa cho động từ. * Bài 1. Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ nào? - Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa cho từ “đến”: cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần. - Từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho từ “trút”: cho biết sự việc đã hoàn thành. - Bài 2 ( 106) - HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp suy nghĩ chọn từ điền vào chỗ trống cho phù hợp với thời điểm đã cho trong bài. - GV phát phiếu cho 2 HS làm . HS dán kết quả. ? Tại sao em điền kết quả đó? - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Nếu điền sai trình tự tg sẽ không hợp lý, bài không logic. * Bài 2: Chọn các từ ( đã, sẽ, đang) để điền vào ô trống. a) đã thành. b) đã hót. đang xa, sắp tàn. * Bài 3 ( 107) - HS đọc yêu cầu bài tập và mẩu chuyện: “ Đãng trí”. - HS thảo luận nhóm trong 3’ và báo cáo kết quả. - HS đọc lại toàn bộ truyện. ? Tại sao sử dụng từ đó? ? Sự khôi hài trong truyện là gì? - Kết luận: Sử dụng hợp lý các từ: đã, sẽ, đang sẽ giúp cho độnh từ có giới hạn tg rõ ràng, người đọc dễ hiểu hơn. * Bài 3: Chữa lại những từ chỉ tg không đúng trong bài tập. - đang làm việc. - bước vào. - đang đọc. 3/ Củng cố dặn dò: ? Có những từ nào bổ sung ý nghĩa cho động từ? Tác dụng? - GV chốt nội dung toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài sau. địa lý Ôn tập i/ mục tiêu: - HS hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Ii/ đồ dùng dạy học:- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Iii/ hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao Đà Lạt là thành phố du lịch và nghỉ mát? ? Đà Lạt có những cảnh đẹp nào? ? Tại sao nơi đây được gọi là thành phố rau, hoa, quả? 2/ Bài ôn tập: * Hoạt động 1: - GV treo bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - 3 HS lên bảng chỉ: Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt. - GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - HS đọc yêu cầu 2 ( SGK-97). - HS làm bài vào vở bài tập, GV phát phiếu chho 3 nhóm làm. - Đại diện các nhóm dán kết quả và trình bày những yêu cầu. - Lớp và GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng. Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên - thiên nhiên - địa hình - khí hậu - địa hình - khí hậu - Con người và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. - Dân tộc - Trang phục - Lễ hội - hoạt động sản xuất, sinh hoạt. - Dân tộc - Trang phục - Lễ hội - hoạt động sản xuất, sinh hoạt. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp ? Đặc điểm vùng trung du Bắc Bộ? ? ở đây người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống , đồi trọc? - GV chốt kiến thức. + Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. + Chè và cây ăn quả ở trung du. + Hoạt động trồng rừng và cây CN. - HS nêu ý kiến, HS khác bổ xung. 3/ Củng cố và dặn dò: ? Liên hệ hoạt động sản xuất ở địa phương em? - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà ôn bài và tập chỉ các vị trí trên bản đồ.Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: ngày 16 tháng 11 năm 2008. Ngày giảng :Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2008. Tập đọc Có chí thì nên. i/ mục đích, yêu cầu: -Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhành, chí tình. - Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ. Hiểu lời khuyên từ những câu tục ngữ để phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục đich đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. Ii/ đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ, bảng phụ. Iii/ Hoạt động dạy 1/ Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp đọc bài “ Ông trạng thả diều” và trả lời câu hỏi. ? Nguyễn Hiền ham học như thế nào? Kết quả học tập khẳng định điều gì về Nguyễn Hiền? 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: “ Có chí thì nên”. b/ Hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài: *Luyện đọc: - HS nối tiếp đọc từng câu tục ngữ. + Lần 1: HS đọc kết hợp sửa phát âm: nên; lận; hành; keo; cả; rã. + Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ: nên; lận keo; cả; rã. + Lần 3: HS đọc và ngắt hơi hợp lý ở các câu: Ai ơi/ đã quyết thì hành Đã đan/ thì lận tròn vành mới thôi! - Người có chí / thì nên. - Nhà có nền / thì vững. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc lại cả bài. - GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài: *Câu 1: HS đọc câu hỏi. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV phát phiếu cho 3 nhóm HS làm bài. - HS lên bảng dán và trình bày kết quả. - Lớp và GV nhận xét bổ xung. - Kết luận: Với nội dung về 1 chủ đề, nhưng ta có thể xếp 7 câu tục ngữ trên theo 3 nhóm. *Câu 1: a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công. 1) Có công. 4) Người có chí b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. 3) Thua keo này.. 6) Chớ thấy sóng 7) Thất bại là * Câu 2: HS đọc câu hỏi. - HS suy nghĩ và nêu ý kiến, VD minh hoạ. - GV ghi bảng và chốt: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm để người đọc và người nghe dễ thuộc, dễ nhớ. + Ngắn gọn, ít chữ. + Có vần, có nhịp cân đối. + Có hình ảnh VD: * Có công mài sắt có ngày nên kim: 1 câu. * Thua keo này, bày keo khác. ( Vần ay ). * Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.(hình ảnh) * Câu 3: - HS đọc câu hỏi - Từng HS nêu ý kiến. ? HS phải rèn luyện ý chí gì? ? Lấy VD về những biểu hiện 1 HS không có ý chí? - Kết luận: Cần phải luôn có ý thức cố gắng học và làm ở mọi lúc, mọi nơi – có vậy mới mau tiến bộ. - Kiên trì trong học tập - Không rèn chữ viết c/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng: - HS đọc nối tiếp các câu tục ngữ. ? Cách đọc bài được hay? - HS luyện đọc cả bài theo GV - HS đọc theo cặp. GV nhận xét, góp ý. - 2 HS thi đọc trước lớp. GV cho điểm động viên. - Yêu cầu HS gấp sách nhẩm thuộc bảitong 5 phút. - HS thi đọc thuộc lòng: câu; bài và nhận xét chọn bạn đọc hay. - Chậm rãi, nhấn giọng ở từ gợi hình ảnh. 3/ Củng cố và dặn dò: ? Đặt câu với một câu tục ngữ vừa học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét giờ học. Toán Nhân với số có tận cùng là chữ số 0. I/ mục tiêu: - HS biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0. - HS biết vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. - HS biết vận dụng để giải toán có lời văn. Ii/ Hoạt động dạy học: A . Kiểm tra bài cũ: - HS nêu nội dung bài trước và vận dụng bài tập, lớp và GV nhận xét. ? Phát biểu về tính chất kếp hợp của phép nhân? - 2 HS lên bảng tính: HS1: 15 x 5 x2 HS2: 5 x 8 x 9 x 2 B . Bài mới: a) Phép nhân 1234x20 - GV viết lên bảng phép tính 1324 x 20 - GV : 20 có chữ số tận cùng là mấy? - 20 bằng 2 nhân với mấy? - Vậy ta có thể viết1324 x 20 = 1324 x (2x10) - Hãy tính giá trị của 1324 x (2x10) ? Vậy 1324 x 20 = ? ? 2 648 là tích của các số nào? ? nhận xét về số 2 648 và 26 480? ? Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Vậy khi ta thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhân của mình. - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính: 124 x 30 4578 x 40 5463 x 50 - Gv nhận xét. b/ Phép nhân 230 x 70 - GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. - GV yêu cầu:Hãy tách số 230 thành tích của một số nhân với 10? - GV yêu cầu HS tách tiếp số 70 thành tích của một số nhân với 10. - Vậy ta có: 230 x 70 = ( 23 x 10 ) x ( 7 x 10) - GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kếp hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức ( 23 x 10 ) x ( 7 x 10) ? 161 là tích của các số nào? ? HS nhận xét về số 161 và 16100? - Số 230 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Số 70 có mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng? - Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7. - GV: hãy đặt tính và thực hiện tính: 230 x70 - Yêu cầu Hs nêu cách thực hiện phép nhân của mình. - GV yêu cầu HS thực hiện tính: 1280 x 30 4590 x 40 2463 x 500 - HS đọc phép tính. - Là 0. - 20 = 2 x 10 = 10 x 2. -1 HS lên bảng tính, cả lớp thực hiện vào giấy nháp : 1324 x ( 2 x 10 ) = ( 1324 x 2 ) x 10 = 2648 x 10 = 26 480 - 1324 x 20 = 26 480. - 2648 là tích của 1324 x 2. - 26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải. - Có một chữ số 0 ở tận cùng. - HS nghe GV giảng. - HS nêu: Nhân 1324 với 2, được 2648. Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 2648 được 26 480. - 3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính như với 1324 x 20. - HS đọc phép nhân. - HS nêu: 230 = 23 x 10. - HS nêu: 70 = 7 x 10. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp: ( 23 x 10 ) x ( 7 x 10 ) = ( 23 x 7 ) x ( 10 x 10 ) = 161 x 100 = 16100 - 161 là tích của 23 x 7. - 16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải . - Có 1 chữ số 0 ở tận cùng, - Có 1 chữ số 0 ở tận cùng. - Có 2 chữ số 0 ở tận cùng. - HS nghe giảng. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp - HS nêu: nhân 23 với 7, được 161. Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 161 được 16100. - 3 HS lên bảng, sau đó nêu cách tính như với 230 x 70. Bài1: - HS đọc yêu cầu. - Bài tập yêu cầu gì? - HS làm bài. 3 HS lên bảng. - Lớp và GV nhận xét kết quả BT. ? Giải thích cách làm? ? Nêu cách nhân với số có tận cùng là 0? - GV chốt kiến thức: Bt củng cố cách nhân với số có tận cùng là 0 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 1342 13546 5642 x x x 40 30 200 53680 406380 1128400 Bài 2( 62 ) - HS đọc đề. ? BT yêu cầu gì? Để làm được bài này, cần làm gì? - HS làm bài. 1 HS lên bảng. - Chữa bài. - Giải thích cách làm? - HS khác nhận xét bổ sung. - GV chốt kết quả đúng. Bài 2: tính. a/ 1326 x 300 = 397800 b/ 3450 x 20 = 69000 c/ 1450 x 800 = 116000. Bài 3: - HS đọc đề bài và ghi tóm tắt. ? Đề bài cho biết những gì? Mối quan hệ giữa chúng? ? Bài toán hỏi gì? ? Cách làm bài? - Cả lớp làm bài 1 HS lên bảng lớp. - Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - GV chốt kiến thức: BT giúp các em áp dụng cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 vào giải toán có lời văn. Bài giải: ô tô chở số gạo là: 50 x 30 = 1500 ( kg) ôtô chở số ngô là: 60 x 40 = 2400 ( kg ) ôtô chở tất cả gạo và ngô la: 1500 + 2400 = 3900 ( kg ). Đáp số: 3900 kg. Bài 4 - HS đọc đề bài và ghi tóm tắt. ? Bài toán yêu cầu gì? Đã biết những gì? ? Để tính được diện tích tấm kính, cần làm những gì? - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. - Chữa bài. Bài 4. Bài giải. Chiều dài tấm kính là: 30 x 2 = 60 ( cm ) Diện tích tấm kính là: 30 x 60 = 1800 ( cm ) Đáp số: 1800 cm2 3/ Củng cố, dặn dò: ? Muốn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ta làm như thế nào? - GV nhận xét giờ học. Chốt kiến thức bài học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Kể chuyện. Bàn chân kỳ diệu. i/ mục đích yêu cầu: - Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện “ Bàn chân kỳ diệu” phối hợp với điệu bộ, nét mặt, lời kể. - Hiểu chuyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký “ Bị tàn tật nhưng khao khát học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước”. - Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ câu chuyện. Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng bài kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. Ii/ đồ dùng dạy học: - Các tranh minh hoạ truyện. Iii/ hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài:- Tấm gương 1 người nổi tiếng về nghị lực vượt khó ở nước ta đó là Nguyễn Ngọc Ký. 2/ GV kể chuyện: Bàn chân kỳ diệu. - GV kể chuyện 2 – 3 lần: Giọng kể thong thả chậm rãi truyền cảm. + Lần 1: GV kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký. + Lần 2: GV kết hợp chỉ tay minh hoạ ở bảng. 3/ Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập. a/ Kể chuyện theo cặp: Từng cặp HS kể chuyện theo tranh, sau đó trao đổi , nhận xét về Nguyễn Ngọc Ký và ý nghĩa câu chuyện. + Ký đến lớp xin cô giáo cho học. + Cô giáo thấy 2 tay Ký bị liệt lên không dám nhận; Ký tủi thân chạy về; + Cô đến thăm gia đình Ký và bất ngờ thấy Ký đang ngồi viết bằng chân. + Ký được vào lớp học. + Được cô và các bạn động viên Ký đã kiên trì luyện tập. + Tấm gương vượt khó, học giỏi của Ký đã được Bác Hồ thưởng Huy hiệu. b/ Thi kể chuyện trước lớp: - 3 HS thi kể từng đoạn chuyện “ 2 tốp”. - 2 HS thi kể chuyện trước lớp? Em học được gì từ anh Ký? - Lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay. 4/ Củng cố, dặn dò:? Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. Khoa học. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra. i/ mục tiêu: - Sau bài học, HS có thể: + Trình bày mây được hình thành như thế nào.. + Giải thích được nước mưa từ đâu ra. + Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Ii/ Đồ dùng dạy học: - SGK, ND truyện, “Tôi là giọt nước” Iii/ hoạt động dạy: 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Nước có mấy thể? Đó là những thể nào? ? Điều kiện để nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí? và ngược lại? ? Điều kiện để nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn? và ngược lại? 2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra? b/ Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. * Mục tiêu : - Trình bày mây được hình thành như thế nào - Giải thích nước mưa từ đâu ra - GV chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận - GV và HS khác nhận xét. ? Mây được hình thành như thế nào? ? Nước mưa từ đâu ra? - Kết luận: Nước từ dạng lỏng chuyển sang dạng khí, hơi, rồi lại về dạng lỏng được lặp đo lặp lại trong tự nhiên lên nó được gọi là vòng tuần hoàn của nước. - Như thế nào là định nghĩa vồng tuần hoàn của nước? - HS làm việc nhóm đôi: Tìm hiểu nội dung truyện qua hình1, 2, 3,4 ,5 và tập kể lại. - 2 HS kể sáng tạo câu chuyện trước lớp. - Hơi nước lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ, tạo nên các đám mây. - Các giọt nước trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. - HS phát biểu ( SGK-47 ). *Hoạt động2: Trò chơi đóng vai “ Tôi là giọt nước” * Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa. - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tự phân vai, xây dựng kịch bản dựa vào hình 1,2,3,4,5. - GV chốt: ? Mỗi yếu tố trên được hình thành như thế nào? ? Có vai trò gì trong tự nhiên? - Mỗi nhóm tự phân vai, xây dựng kịch bản dựa vào hình 1,2,3,4,5. - Các vai: + Giọt nước. + Hơi nước. + Mây trắng. + Mây đen. + Giọt mưa - Các nhóm tự thảo luận, trao đổi về vai trò của từng yếu tố trong vòng tuần hoàn của nước. - Các nhóm trình diễn. Nhóm khác nhận xét, bổ xung. + Giọt nước.nước ở thể lỏng , hình thành nên sông , hồ , biển + Hơi nước là nước ở thể khí , khi gặp lạnh chuyển thành giọt nước + Mây trắng được tạo thành nhiều hạt nước li ti. + Mây đen là những đám mây trắng bay lên cao tập hợp lại + Giọt mưa là các hạt nước li ti ở các đám mây đen tập hợp thành , khi các hạt nước đủ nặng sẽ bị rơi xuống tạo thành hạt mưa 3/ Củng cố, dặn dò: ? Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình. Thể dục Ôn năm động tác của bài thể dục phát triển chung Trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”. i/ Mục tiêu. - Ôn tập 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. - Trò chơi nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu HS tham gia chơi nhiệt tình chủ động. Ii/ địa điểm, phương tiện: - Về sinh nơi tập. - Chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân cho trò chơi. Iii/ nội dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. - Khởi động các khớp. - Giậm chân tại chỗ, hát, vỗ tay. - Trò chơi: “ Làm theo cô nói, không làm theo cô làm” 2/ Phần cơ bản: a/ Bài thể dục phát triển chung: - Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục. Tập theo đội hình hàng ngang. - Lần1: GV hô nhịp và làm mẫu, cả lớp tập. + Lần 2: GV hô, quan sát HS tập. GV sửa sai. + Lần 3: HS tập theo tổ, tổ trưởng tự hô nhịp và làm mẫu cho cả tổ. - GV quan sát, động viên, sửa sai cho HS. b/ Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi: “ Nhảy ô tiếp sức”, phổ biến lại luật chơi. - Tổ chức cho HS chơi ; Động viên HS. + Chơi thử: GV điều khiển. + Chơi thật: Cán sự lớp điều khiển. 3/ Phần kết thúc: - GV chạy nhẹ nhàng cùng HS trên sân trường. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - Giao bài về nhà: ôn 5 động tác của bài TDPTC, chơi trò chơi cùng bạn 6’-10’ 1’-2’ 15’-22’ 12’-14’ 4’-6’ 4’-6’ - Lớp trưởng tập hợp lớp (*) * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - 2 x 8 nhịp: 1 động tác. (*) * * * * * * * * * * * * * * * * (*) * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * . Tập làm văn. Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. i/ Mục tiêu. - Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi. - Biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, tự tin, thân ái để đạt được mục đích đặt ra. - Biết cách nói, thuyết phục đối tượng đang thực hiện trao đổi với mình và người nghe. Ii/ đồ dùng dạy học. - Sách Chuyện đọc lớp 4. - Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. - Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài và một vài gợi ý khi trao đổi. Iii/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1/ KTBC - 2 HS đọc lại bài viết về việc: “ Em có nguyện vọng học một môn năng khiếu” - GV nhận xét bổ sung. 2/ Bài mới. Giới thiệu bài. - ở tuần 9 các em đã luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về việc muốn học thêm một môn năng khiếu.Hôm nay các em sẽ luyện tập trao đổi về một tấm gương có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. b)Hướng dẫn trao đổi. *)Hướng dẫn HS phân tích đề bài: - GV
File đính kèm:
- Giao an4(tuan11).doc