Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Từ đơn- Từ phức
a) ôi đang học bài thì Nam đến.
b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c) Cả nhà rất yêu quý tôi.
d) Anh chị tôi đều họcgiỏi.
e) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng dâng trào.
Câu 5: Tìm những đại từ được dùng trong các câu ca dao, câu thơ sau:
a) Mình về có nhớ ta chăng
ại họcgiỏi văn. -Nếu thì Biểu thị quan hệ đối chiếu,so sánh. - Nếu Nam chăm học thì nó thi đỗ. Nếu.. thì:điều kiện – kết quả Nếu Nam chăm học thì nó đã thi đỗ. Nếu thì: diều kiện kết quả không xảy ra, hàm ý phủ định. Bài 4: Tìm danh từ, động từ, tính từ tong các câu sau: Nắng rạng trên nông trường, Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây,những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói ,. Nở nụ cười tươi đỏ. Theo Bùi Hiển. Danh từ động từ tính từ Nắng rạng mơn mởn Nông trường, màu xanh nở óng Lúa, mực, cói, mái ngói đậm nhà hội trường nhà máy nghiền cói nụ cười Bài 5: Xếp các từ trong đoạn trích sau vào bảng tương ứng ở dưới: Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có đám người đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bước trên con đường còn lầy lội. Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ Xuân,cánhđồng,làng,trời mây,mưa ngâu,đám người,ruông,bờ, con đường đi học, có, đi ,thăm,be,bước xám xịt, rả rích,rón rén, lầy lội Hoặc Bài 6: Đặt câu: a)- mộtcâu có từ của là danh từ. Nguời làm nên của, của chẳng làm nên nguời ( tụcngữ) Một câu có từ của là quan hệ từ. .Quyển sách này là của tôi. b)- Một câu có từ hay là tính từ. Lan hát hay quá Một câu có từ hay là quan hệ từ. Bây giờ cậu về hay cậu ở lại IV.Củng cố- Dặn dò: Thế nào là từ loại? cho ví dụ. Về nhà xem lại kiến thức vừa học. BTVN: xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong những câu dưới đây: a. Tôi đang họcbài thì Nam đến.(CN) b. Người đượcnhà trường biểu dương là tôi.(VN) c. Cả nhà rất yêu quý tôi.( BN) d. Anh chị tôi đều học giỏi.( ĐN) e. Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.( TN). Giải đề số 7 Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2007 Tiếng Việt: Đại từ I.Yêu cầu: - Giúp H nắm được khái niệm đại từ và nhận biết được đại từ trong văn cảnh. -Bước đầu biết dùng đại từ thay thế cho danh từ được dùng lặp lại trong một văn bản ngắn. - Vận dụng vào thực tế, viết văn. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: - 3 H giải đề 7 H, T nhận xét. B. Bài mới: 1. Nhận xét: H đọc đoạn văn, chú ý tác dụng của từ in đậm: Tớ, cậu, nó. -Từ tớ dùng để xưng hô, chỉ bản thân người nói. - Từ cậu cũng dùng để xưng hô nhưng chỉ đối tượng mà mình đang trao đổi. - Từ nó dùng để xưng hô đồng thời thay thế cho chích bông để khỏi lặp lại danh từ này khi diễn đạt. Bài 2:H đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài tập. H đọc hai đoạn văn, chú ý cách dùng từ in đậm. - ởcâu a, từ vậy được dùng để thay thế cho từ thích. - ở câu b, từ thế được dùng để thay cho từ quý. Các từ vậy, thế được dùng thay cho động từ, tính từ đã nêu để khỏi lặp lại các động từ tính từ đó. 2.Ghi nhớ:H đọc thuộc phần ghi nhớ SGK. 3. Luyện tập: Bài 1:H đọc kỹ đề, nêu yêu cầu, H làm bài. Các từ: Bác, Ông cụ, Người được dùng để chỉ chủ tịch Hồ Chí Minh. Những từ này viết hoa nhằm biểu lộ sự thân thiết và lòng kính trọngcủa tác giả và mọi người đối với Bác Hồ kính yêu. Bài 2: H đọc và làm bài, H chữa bài. Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là ông với cò. Các đại từ là: Từ mày( chỉ cái cò) dùng để xưng hô và thay cho việc lặp lại từ cò và từ ông. Các từ tôi chỉ cái cò và từ nó chỉ cái diệc dùng để xưng hô và chỉ các đối tượng khác nhau trong khi tranh luận việc ai đã giẫm lên lúa. H đọc kỹ bài tập 3 và làm vào vở. H, T nhận xét. Bài 3:Tìm đại từ được dùng trong các câu thơ, ca dao sau: a) Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cuời. ( ca dao) Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn ( ca dao) c) Ta với mình,mình với ta Lòng ta sau truớcmặn mà đinh ninh. Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nuớc, nghĩa tình bấy nhiêu ( Tố Hữu) H làm bài vào vở H, T nhận xét III. Củng cố- Dặn dò: Đại từ là gì? Cho ví dụ Về xemlại bài, làmbài tập số 3 SGK. GiảI đề số 8 Chuẩn bị đề vă sau:”Nếu được một vị tiên ban cho cây bút thần có thể vẻ nên bao điều kì diệu, em dự định vẽ gì cho quê hương, làng xóm và cho chính quê hương em? Hãy kể lại những dự định đó”. Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2007 Tập làm văn: Kể chuỵện Đề bài: Nếu được một vị tiên ban cho cây bút thần có thể vẻ nên bao điều kì diệu, em dự định vẽ gì cho quê hương, làng xóm và cho chính quê hương em? Hãy kể lại những dự định đó. I.Yêu cầu: - H nắm được yêu cầu, biết kể lại dự định của mình trong tương lai. - Trình bày bài theo đúng yêu cầu. - Giáo dục tình cảm yêu quê hương qua bài viết. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: H nêu lại dàn bài :3 em Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H B.Bài mới: H trình bày bài theo 3 phần 1, Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện tưởng tượng mà mình muốn kể. - chuyện xảy ra trong trường hợp nào?( có một vị tiên nào đó đã ban cho em một cây bút thần.) 2. Thân bài: - nêu những diển biến của sự việc khi có cây bút thần. +Những dự định sẻ xuất phát từ ước mơ gì? làm đẹp cho quê hương làng xóm và trở thành hoạ sĩ thiết kế thời trang hay một kỹ sư xây dựng.. Vẽ làng mạc có nhiều mái ngói nhà tầng, đường làng rợp bóng mát, những cột điện cao thế chọc trời đứng nghiêm như những người lính bảo vệ; đường nhựa láng bóng với xe đạp, xe máy, xe ô tô chạy bon bon, Từng đoàn học sinh vai quàng khăn đỏ, đeo cặp sách tung tăng đến trường. + vẽ cánh đồng lúa xanh tốt chạy tít đến chân trời, vẽ đàn cò trắng, vẽ bà con nông dân đang hăng say làm việc trên đồng. + Vẽ cho bản thân: trở thành nhà hoạ sĩ thiết kế thời trang tí hon( hay những kỹ sư xây dựng với những công tình kiến trúc nguy nga lộng lẫy) được các bạn nể phục.. Kết bài: Tỉnh giấc mơ, trở lại với hiện thực, em cảm thấy tiếc vô cùng, giá mà mình có được như trong giấc chiêm bao. để thực hiện được giấc mơ ấy, em sẽ cố gắng học thật giỏi để lớn lên biến giấc mơ ấy thành hiện thực. H trìng bày bài: Mở bài:3 em. Thân bài:5 em. Kết bài:3 em. Trìng bày cả bài:2-4 em Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm. H viết bài vào vỡ, T theo dõi giúp đỡ thêm. T thu bài. III. Củng cố- Dặn dò: Về nhà xem lại bài,đọc một số bài văn mẫu. BTVN:Ghép từ dũng cảm với những từ sau để tạo thành những tập hợp từ có nghĩa: Người chiến sĩ, xông lên; nữ du kích; chú bé liên lạc;nhận khuyết điểm; cứu bạn; chống lại cường quyền; trước kẻ thù;nói lên sự thật;bênh vựclẽ phải. Mẫu:người chiến sĩ dũng cảm. Giải đề số 8 Thứ 4 ngày 24 tháng 10 năm 2007 Tập làm văn: ( trả bài) kể chuyện Đề bài: Nếu được một vị tiên ban cho cây bút thần có thể vẽ nên bao điều kì diệu, em dự định vẽ gì cho quê hương, làng xóm và cho chính quê hương em? Hãy kể lại những dự định đó. I.Yêu cầu: -Nhận xét được những ưu khuyết điểm về bài làm của H. - H làm được bài theo đúng thể loại, yêu cầu của đề ra. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: 1.H đọc đề, T chép đề lên bảng. - H nêu yêu cầu của đề, thể loại. B. Bài mới: 2. T nhận xét: *Ưu điểm: Nhìn chung, các em đều nắm được yêu cầu của đề ra, xác định đúng trọng tâm và không có bài làm nào lạc đề. Bố cục: đầy đủ, trình bày đúng nội dung. Dùng từ,đặt câu:Đa số các em biết cách dùng từ, đật câu đúng ngữ pháp, trường hợp bài làm viết câu sai ít có. Bài viết có hình ảnh, có cảm xúc. Cụ thể :bài làm của em Ngọc, Minh Anh, Hoàng Dung, Hồng Nhung Chính tả : ít em sai lỗi, trình bày đẹp. *Khuyết điểm: Bài viết một số em còn lan man, dài dòng, câu chưa đúng, diển đạt còn lủng củng.ý văn còn nghèo, chưa diễn hết ý. Chữ viết còn cẩu thả, sai lỗi chính tả như em:Giang, Huy, Tuấn Lương. T cho H phát vở, nhận xét, sữa lỗi. T đọc một s ố bài văn hay cho H nghe. Củng cố- Dặn dò: -T nhận xét giờ học. -Nhắc một số em bài làm chưa đạt yêu cầu về viết lại. Thứ 5 ngày 25 tháng 10 năm 2007 Tiếng Việt: Tổng kết vốn từ- Luyện tập. I.Yêu cầu: - H hiểu được các kiến thức về từ ngữ đã học. - Ôn tập các từ đồng nghĩa. - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: - H chữa bài tập. - Chữa đề số7 - H, T nhận xét. B. Bài mới: Câu 1: Tìm từ ngữ không thuộc nhóm và đặt tên cho nhóm: a) mẹ, cha, con cái, chú, dì, ông, ông nội, ông ngoại, bà, bà nội, bà ngoại, cụ, chị, thím, mợ, cô, cô giáo, bác, cậu, anh, anh cả, em, em út, cháu, chắt, anh rể, chị dâu, anh em họ. Chỉ những người họ hàng. b) Giáo viên, thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng, học sinh, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, anh em họ, các em lớp dưới, bác bảo vệ Những người trong trường học. c) Nông dân, dân cày, ngư dân, công nhân, họa sĩ, kĩ sư, giáo viên, thuỷ thủ, hải quân, phi công, tiếp vien hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, bộ đội, công an, nhà khoa học, học sinh, bạn bè, sinh viên, nhà buôn, nghệ sĩ.. chỉ những người lao động trong xã hội. d) Thái, Mường, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Hmông, Khơ mú, Giáy, Ba na, Ê đê, Gia rai, Cây kơ- nia, Xơ đăng, Tà ôi, Chăm, Khơ me Các dân tộc trên đất nước ta. Câu 2: Giải nghĩa các tục ngữ, thành ngữ sau. Đặt câu với một trong những thành ngữ, tục ngữ này: - Máu chảy ruột mềm:Tình thương yêu giữa những người ruột thịt cùng giống nòi. Đặt câu: Tôi với chú ấy là chỗ máu chảy ruột mềm, làm sao bỏ nhau được? Môi hở răng lạnh: Anh em phải biết bảo vệ lẫn nhau. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Nói lên sự đoàn kết, thương yêu lẩn nhau. Ăn vóc học hay: Có ăn thì mới có sức vọc, có học thì mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày: Phê phán thói lười biếng, như vậy câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải biết cần cù, chăm chỉ trong học tập, lao động. Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn bàn luận về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã em nâng”. Câu 4: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng: a) Từ đồng âm: bạc Cái nhẫn bằng bạc: bạc chỉ kim loại có màu trắng. Đồng bạc trắng hoa xoè: bạc chỉ tiền. Cờ bạc là bác thằng bần: bạc chỉ một trò chơi ăn tiền. Ông Ba tóc đã bạc: bạc chỉ màu trắng. Đừng xanh như lá, bạc như vôi: bạc chỉ tình nghĩa không trọn vẹn. Cái quạt máy này phải thay bạc: bạc chỉ một bộ phận trong quạt máy. b)Từ đồng âm: đàn - Cây đàn ghi- ta: đàn chỉ một loại nhạc cụ. - Vừa đàn vừa hát: đàn chỉ đánh, gảy. - Lập đàn để tế lễ: đàn chỉ nền đất đắp cao hoặc đài dựng cao để tế lễ. - Bước lên diễn đàn: đàn chỉ nơi diễn thuyết. - đàn chim tránh rét trở về: đàn chỉ tập hợp số đông động vật cùng loài. - đàn thóc ra phơi: đàn chỉ san cho đều trên bề mặt. Câu 5: Cho biết nghĩa của từ sao được nói tới dưới đây phù hợp với từ sao trong cụm từ nào, câu nào? Sao trên trời có khi mờ, khi tỏ: chỉ các thiên thể trong vũ trụ. Sao lá đơn này thành ba bản: chỉ sự chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính. Sao tẩm chè : tẩm một chất nào đó rồi sấy khô. Sao ngồi lâu thế? : nêu thắc mắc không biết rõ nguyên nhân. Đồng lúa mượt mà sao: nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục. Câu 6: Cảm thụ: Đoạn thơ Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm có hai câu: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Em hiểu câu thơ : Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng như thế nào? Câu thơ Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng gợi người đọc cảnh tượng khi cầm chày giã gạo, theo mỗi nhịp chày thân người mẹ lại chao nghiêng. Em bé ngủ trên lưng mẹ nên giấc ngủ của em dươg như cũng nghiêng theo dáng mẹ. Đó là hình ảnh rất thật mà cũng rất thơ qua ngòi bút tinh tế của tác giả. Tấm lưng gầy của người mẹ miền núi rất vất vả qua lao động để nuôi con, nuôi bộ đội đánh Mĩ lại chính là chiếc nôi êm để em bé ngủ ngon lành. H làm bài. Hchữa bài. T nhận xét bổ sung. III. Củng cố- Dặn dò: Nhắc lại kiến thức về từ đồng âm Nhận xét giờ. Về lập dàn bài theo đề sau: Hãy tả lại hình dáng của cô giáo đã dạy em trong những năm học trước. Giải đề số 9 Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2007 Tập làm văn:(Trả bài) Kể chuyện Đề bài: Nếu được một vị tiên ban cho cây bút thần có thể vẻ nên bao điều kì diệu, em dự định vẽ gì cho quê hương, làng xóm và cho chính quê hương em? Hãy kể lại những dự dịnh đó. I.Yêu cầu: -Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài. - H rút ra những ưu khuyết điểm qua bài tập làm văn . -Rèn ý thức viết,trình bày bài . II.Lên Lớp: 1. Học sinh đọc đề . 2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng Học sinh xác định yêu cầu của đề . 3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra . -Hâù hết học sinh nắm được cách làm bài, hiểu đề, biết cách tả ngôi nhà . -Một số em có bài làm tốt,có hình ảnh như :Minh Anh, Ngọc, Dung -Biết cách bố cục bài :Hằng, Hồng Nhung, Nhàm, Diểm, Nhàn, * Tồn tại: Một số em còn sa vào kể, liệt kê,một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo. Sai lỗi chính tả ,còn một số em chưa biết cách trình bày, cần rèn cách đặt câu,dùng từ. 4. Học sinh chữa bài . III. Củng cố- Dặn dò: Đọc những bài văn tốt, văn mẫu cho học. Học sinh chữa lỗi Nhận xét giờ. Thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm20007 Tiếng Việt: Luyện tập I.Yêu cầu: - Nắm được các kiến thức đã học về từ loại, loại từ. - Biết xác định từ loại trong văn cảnh và tìm được từ loại đúng yêu cầu. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: - Kiểm tra cảm thụ bài Khúc hát ru. - Chữa đề số 9 - H nhận xét. B. Bài mới: Câu 1: Tìm 8 câu tục ngữ, thành ngữ có tên các con vật. (Ví dụ: Nhanh như cắt) (1) Hót như khướu. (2) Nói như vẹt (3) Học như cuốc kêu mùa hè. (4) Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa. (5) Nhanh như sóc. (6) Chó treo mèo đậy. (7) Yếu trâu hơn khoẻ bò. (8) Có vào hang cọp mới bắt được cọp. Câu 2: Hãy tạo 10 từ ghép bằng các tiêng sau: yêu, thương, quý, mến, kính: Tạo được 10 từ ghép thường dùng từ các tiếng đã cho: yêu thương, thương yêu, yêu quý, quý mến, kính mến, kính yêu, yêu mến, mến yêu, thương mến, mến thương. Câu 3: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vựơn hót chim kêu suốt cả ngày.” Xác định đứng các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ: Danh từ: Cảnh , rừng, Việt Bắc, vựơn, chim, ngày. ( 6 từ) Tính từ: hay (1 từ) Động từ: hót, kêu ( 2 từ) Câu 4: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: “ Chú chuồn chuồn nứơc mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lung chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng nhu giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh nhu thuỷ tinh.” Nguyễn Thế Hội Xác định đúng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu : Câu Bộ phận chủ ngữ (CN) Bộ phận vị ngữ (VN) 1 Chú chuồn chuồn nứơc mới đẹp làm sao! 2 Màu vàng trên lung chú lấp lánh 3 Bốn cái cánh mỏng nhu giấy bóng 4 Cái đầu tròn, hai con mắt long lanh nhu thuỷ tinh.” Lưu ý: Câu 4 là câu ghép có hai vế câu; mỗi vế đều có CN và VN. Câu 5:Đặt câu để phân biết các từ động âm: kính, nghé, sáo. VD: -Em tớ mới tám tuổi đã phải đeo kính. ở trường, các em phải kính thầy, yêu bạn. a) nghé: Nghé con luôn quấn quýt bên mẹ, không rời mẹ nửa bước. Đứa bé nghé mắt nhìn qua khe cửa. b) sáo: - Con sáo lông đen, mỏ vang bay loạn xạ trong lồng tre. - Đinh Thìn là một nghệ sĩ sáo tài ba. - Câu văn này viết sáo quá! Câu 6: Trong bài Trên hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: Thuyền ta lứơt nhẹ trên Ba Bể Trên cả mây trời, trên núi xanh Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ Mái chèo khua bóng núi rung rinh. Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên hồ Ba Bể như thế nào? Khi con thuyền lứơt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bóng núi rung rinh, cảnh vật thêm kỳ ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước cảnh hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp. III. Củng cố- Dặn dò: _ Học trình bày cảm thụ. Xem lại kiến thức về từ đồng âm Giải đề số 10 sách bồi dưỡng học sinh giỏi. Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2007 Bài kiểm tra Số4 I.Yêu cầu: - Kiểm tra học sinh các kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, đại từ. - Kiểm tra học sinh về cách viết một bài văn tả cảnh. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: - Kiểm tra chuẩn bị giấy của học sinh - Nhắc nhở học sinh cách làm bài. B. Bài mới: T ghi đề lên bảng Câu 1: Chọn từ thích hợp trong các câu sau để điền vào chỗ chấm:Hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng hữu ý. Tìnhgiai cấp. Hành động đó là..chứ không phải vô tình. Trở thành người Sự thống nhất giữa ..và thực tiễn. Cuộc đi thăm.. của Chủ tịch nước. Câu 2: Trong những câu nào dưới đây, các từ đi, chạy mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển? Đi: TôI đi học rất sớm. NG Bạn Lan đi xe đạp đến trường. NC Bác Hồ đã đi xa mãi mãi. NC TôI nhớ mãi cái thời còn đi học. NC Anh đi Hà Nội bằng máy bay. NC Vì đi trước tôi một bước, nên anh mới thắng tôi. NC chạy: Chúng ta cùng chạy nhanh về nhà nhé. NG Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. NC Ô tô chạy trên đường. NC Tiếng máy chạy xình xịch. NC Trời sắp mưa rồi, con chạy đồ vào nhà nhé. NC Con đường chạy băng qua núi. NC Câu 3: Xác định nghĩa của các từ in nghiêng sau đây và phân các nghĩa ấy thành hailoại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Ngọt: Khế chua, cam ngọt. Cô ấy nói ngọt quá,ai cũng muốn nghe. Ngọt lịm yêu thương giọng Quảng Bình. Rét ngọt. Cứng: Lúa đã cứng cây. Lí lẽ rất cứng. Học lực loại cứng. Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được. Quai hàm cứng lại,chân tay tê cứng. c) miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát, miệng giếng, miệng túi, vết thương đã kín miệng, nhà có năm miệng ăn. Câu 4:Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây: Tôi đang học bài thì Nam đến. Người được nhà trường biểu dương là tôi. Cả nhà rất yêu quý tôi. Anh chị tôi đều họcgiỏi. Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng dâng trào. Câu 5: Tìm những đại từ được dùng trong các câu ca dao, câu thơ sau: a) Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cuời. b) Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. c) Ta với mình mình với ta Lòng ta sau truớc mặn mà đinh ninh Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nuớc, nghĩa tình bấy nhiêu. Câu6:Trong bài “ Hoàng hôn trên sông Hương” ( tiếng Việt 5 tập I) có đoạn tả như sau: Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấucơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùngtre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanhvắng lặng của dòng sông, tiếnglanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. ( theo Hoàng Phủ Ngọc Tường) Em hãy cho biết đoạn văn trên có những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động? Gợi tả được điều gì? Câu 7: Tập làm văn: Tả ngôi trường đã gắn bó với em trong những ngày thơ ấu. H làm bài, T nhắc nhở thêm. Hết thời gian, T thubài Củng cố- Dặn dò: Nhận xét giờ học . Đáp án: Câu 1: a) hữu ái. b ) hữu ý. Hữu dụng Hữu cơ. Hữu nghị. Câu 3: ngọt: chỉ vị ngọt của trái cây , mang nghĩa gốc. Ngọt: lời nói dịu dàng dễ nghe, mang nghĩa chuyển. Ngọt: lời nói đằm thắm, dịu dàng làm say đắm lòng người ,mang nghĩa chuyển Ngọt đậm, nhưng dễ chịu, mang nghĩa chuyển . cứng: -Cứng: chỉ lúa đã bắt rễ, bắt đầu phát triển,mang nghĩa chuyển. - cứng: lời nói có lập luận, có nhiều hiểubiết,thu hút đượcngười nghe. Mang nghĩa chuyển. - cứng: học lực khá giỏi, mang nghĩa chuyển. - cứng: chỉ độ bền, chắc,mang nghĩa gốc. Cứng: chỉ cácbộ phận bị tê liệt,khó cử động,mang nghĩa chuyển. các từ miệng trong: miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng mang nghĩa gốc,còn laị mang nghĩa chuyển. Câu4: a, chủ ngữ. b; vị ngữ. c;bổ ngữ. d; định ngữ. e; trạng ngữ. Câu 5: a, ta,mình; b, ta. c, ta mình; d, mình. Câu 6: Đề 9- sách bồi dưỡng học sinh giỏi. Câu 7:Tập làm văn: Xác định yêu cầu: tả ngôi trường, học sinh làm đúng thể loại, không sa vào văn kể,chú ý làm nổi bật những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu cắp sách đến trường. Bài viết có hình ảnh, biết cách sắp xếp ý,biết diễn đạt đúng trọng tâm, ít sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Thứ 4 ngày 31 tháng 10 năm 2007 Tiếng việt: Trả bài kiểm tra I.Yêu cầu: Nhận xét bài làm của H. H thấy được ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy sữa chữa. H chữa bài. II.Lên Lớp: a. T phát bài,nhận xé
File đính kèm:
- TAI LIEU.doc