Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 43 - Sầu riêng
Hướng dẫn đọc đoạn “Sầu riên là loại trái quyến rủ đến kì lạ” (viết sẵn bảng phụ) : Đọc mẫu đoạn văn – cho HS nêu cách đọc nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của HS.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn trên theo cặp.
- Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn đọc bài và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
TUẦN 22 Ngày dạy : TIẾT 43 sầu riêng Mai Văn Tạo. I. MỤC TIÊU - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu các từ ngữ trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rô, đam mê. - Ý nghĩa : Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa SGK trang 34. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 3’ 20’ 10’ 2’ A. Kiểm bài cũ - Bè xuôi sông La. - Nhận xét – ghi điểm. B. Hướng dẫn bài mới 1 . Giới thiệu bài - Cho xem tranh – Nêu và ghi tựa. 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi. - Chia đoạn : 3 đoạn. Đoạn 1 : quyến rủ kì lạ. Đoạn 2 : tháng năm ta. Đoạn 3: còn lại. - Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1: * Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó đọc) + nhắc nhở vài chỗ nghỉ hơi. - Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2: * Rút ra các từ cần giải nghĩa ở cuối bài theo từng đoạn. * Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp. - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Tìm hiểu bài * Cho HS đọc thầm từng đoạn và TLCH: Đoạn 1: - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? - Dựa vào nội dung bài, hãy miêu tả hoa, quả sầu riêng và dáng cây. * Mời HS đọc thầm toàn bài : - Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ? Hướng dẫn đọc diễn cảm - Mời 3 HS đọc nối tiếp đoạn – nhắc lại cách đọc toàn bài. - Hướng dẫn đọc đoạn “Sầu riên là loại trái quyến rủ đến kì lạ” (viết sẵn bảng phụ) : Đọc mẫu đoạn văn – cho HS nêu cách đọc à nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của HS. - Cho HS đọc diễn cảm đoạn trên theo cặp. - Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn. 3. Củng cố – dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn đọc bài và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi SGK. - Nghe – xem SGK trang 34. - 1 HS đọc – cả lớp dò theo. - 3HS đọc nối tiếp. * Tập phát âm các từ ngữ nếu đọc sai (nếu có). Lưu ý ngắt nghỉ hơi: - 3 HS khác đọc nối tiếp đoạn. * Đọc thầm chú giải và nêu giải nghĩa : mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rô, đam mê. * Đọc theo cặp. - Dò bài trong SGK theo GV. - Đặc sản của miền Nam. - Hoa: trổ vào cuối năm, thơm mát như hương cau, hương bưởi, đậu thành từng chùm trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa; Quả: lủng lẳng dưới cành, mùi thơm đậm, bay xa, lan tỏa trong không khí đến đam mê; Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, là nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng là héo. * Đọc thầm phát biểu: - Nêu những câu văn ở đoạn 1, 3: Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam. Hương vị quyến rủ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. - Đọc nối tiếp. - Nghe và nêu cách đọc. - Tập đọc trong nhóm. - Thi đọc trước lớp – nhận xét. * Rút kinh nghiệm: Ngày dạy : TIẾT 44 chợ tết Đoàn Văn Cừ. I. MỤC TIÊU - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp bức tranh miêu tả màu sắc, vui vẻ hạnh phúc của một phiên chợ Tết miền trung du. - Hiểu các từ ngữ : ấp, the, đôi thoa son. - Hiểu vẻ đẹp bài thơ : Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. - Thuộc được một vài câu thơ yêu thích. - Trả lời được các câu hỏi trong bài. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa SGK trang 38. - Bảng phụ ghi hai khổ thơ hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 5’ 17’ 13’ 2’ A. Kiểm bài cũ - Sầu riêng. B. Hướng dẫn bài mới 1. Giới thiệu bài - Giới thiệu và HS xem tranh minh họa SGK. - Nêu và ghi tựa. 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi. -Chia đoạn:xem 4 dòng thơ là 1 đoạn. - Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 : * Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó). * Sửa một số lỗi ngắt nghỉ hơi nếu có HS đọc sai. - Cho HS đọc nối khổ thơ lượt 2 : * Rút ra các từ cần giải nghĩa. * Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp. - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài (Cách đọc như đã nêu ở mục tiêu) Tìm hiểu bài * Cho HS đọc thầm và TLCH: - Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? - Mỗi người đi chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao? - Bên cạnh những dáng vẻ riêng, người đi chợ Tết có dáng vẻ gì chung? - Tìm những từ ngữ tả màu sắc của bức tranh chợ Tết ? - Mời HS đọc lướt suy nghĩ và nêu nội dung bài thơ. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ : - Mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ. - Hướng dẫn đọc diễn cảm (viết sẵn bảng phụ) : Dãy mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi . Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. - Cho HS đọc DC đoạn thơ theo cặp. - Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn. - Cho HS học thuộc lòng khổ thơ à bài thơ – thi đọc thuộc lòng. 3 . Củng cố – dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn đọc bài tiếp theo. - 3 HS đoạn và trả lời câu hỏi SGK. - Nghe – xem SGK trang 38. - 1 HS đọc – cả lớp dò theo. - 4 HS đọc nối tiếp. * Tập phát âm các từ ngữ nếu đọc sai. * Lưu ý những chỗ nghỉ hơi . - 4 HS khác đọc nối tiếp đoạn thơ. * Cho HS tự nêu và giải nghĩa các từ ghi chú cuối bài thơ : ấp, the, đôi thoa son. - Đọc theo cặp. - Dò bài trong SGK theo GV. - Mặt trời lên làm đỏ dần những dãy mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa, - Những thằng cu mặc áo đỏ lon xon, các cụ già chống gậy bước lom khom ; cô gái mặc áo màu đỏ thắm cho môi cười lặng lẽ; em bé nép đầu bên yếm mẹhai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. - Ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ Tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. - Trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía son, - Phát biểu: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. - Đọc nối. - Nghe và phát hiện cách đọc diễn cảm đoạn thơ. - Đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. - Nhẩm học thuộc lòng à thi đọc thuộc khổ thơ – cả bài. * Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIENGVIET 4 TUAN 22.doc