Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 41 - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

HD luyện đọc và tìm hiểu bài

Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi.

- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 :

* Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó).

* Sửa một số lỗi ngắt nghỉ hơi nếu có HS đọc sai.

- Cho HS đọc nối khổ thơ lượt 2 :

* Rút ra các từ cần giải nghĩa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 41 - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21	 	Ngày dạy :
TIẾT 41
anh hùng lao động trần đại nghĩa
Theo tự điển nhân vật ls VN -
I . MỤC TIÊU
* Đọc lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các chỉ số ghi thời gian, từ phiên âm nước ngoài : 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca.
* Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học có cống hiến xuất sắc cho đất nước.
* Hiểu các từ ngữ trong bài: anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, cục quân giới, cống hiến.
* Ý nghĩa : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho công nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
* Trả lời các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 21.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
3’
20’
10’
2’
A. Kiểm bài cũ 
- Trống đồng Đông Sơn.
B. Hướng dẫn bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Cho xem tranh – Nêu và ghi tựa.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi.
- Chia đoạn : 4 đoạn. 
Đoạn 1 : chế tạo vũ khí.
Đoạn 2 :  lô cốt của giặc.
Đoạn 3:  Kĩ thuật Nhà nước.
Đoạn 4 : còn lại.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1:
* Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó đọc) + nhắc nhở vài chỗ nghỉ hơi.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 2:
* Rút ra các từ cần giải nghĩa ở cuối bài theo từng đoạn.
* Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. 
Tìm hiểu bài 
* Cho HS đọc thầm từng đoạn và TLCH:
Đoạn 1: 
- Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa?
Đoạn 2, 3 :
- Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có công đóng góp gì cho kháng chiến?
- Nêu đóng góp của Trần Đại nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
Đoạn 4:
- Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào?
- Nhờ đâu TĐN có được những cống hiến lớn như vậy?
Hướng dẫn đọc diễn cảm 
* Mời 4 HS đọc nối tiếp đoạn – nhắc lại cách đọc toàn bài.
- Hướng dẫn đọc đoạn “Năm 1946, nghe theo tiếng gọi  xe tăng và lô cốt của giặc” (viết sẵn bảng phụ) : Đọc mẫu đoạn văn – cho HS nêu cách đọc à nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của HS.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn trên theo cặp.
- Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn đọc bài và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi SGK.
- Nghe – xem SGK trang 21.
- 1 HS đọc – cả lớp dò theo.
- 4HS đọc nối tiếp.
* Tập phát âm các từ ngữ nếu đọc sai (nếu có). Lưu ý ngắt nghỉ hơi: Ông được Bác Hồ đặt tên mới / và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí / phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 2 HS khác đọc nối tiếp đoạn.
* Đọc thầm chú giải và nêu giải nghĩa : anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, cục quân giới, cống hiến.
* Đọc theo cặp.
- Dò bài trong SGK theo GV.
- Tên thật là Phạm Quang Lễ, quê Vĩnh Long, học trung học ở Sài gònn năm 1935 sang Pháp học đại học, học đồng thời cả 3 ngành: kĩ sư cầu cống – điện – hàng không. Ngoài ra còn miệt mài nghiên cứu chế tạo vũ khí.
- Đất nước đang bị xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc là nghe theo tiếng gọi của tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn : súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc.
- Xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà, nhiều năm liến giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
- Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương anh hùng lao động, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác.
- Nhờ ông yêu nước, tận tụy hết lòng vì dân, vì nước, ham nghiên cứu, ham học hỏi.
- Đọc nối tiếp.
- Nghe và nêu cách đọc.
- Tập đọc trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp – nhận xét.
* Rút kinh nghiệm:
	 	Ngày dạy : 
TIẾT 42
bè xuôi sông la
Vũ Duy Thông. 
I . MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai.
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam. 
- Thuộc được một đoạn thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa SGK trang 26.
- Bảng phụ ghi hai khổ thơ hướng dẫn luyện đọc.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
17’
13’
2’
A. Kiểm bài cũ 
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
B. Hướng dẫn bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu và HS xem tranh minh họa SGK.
- Nêu và ghi tựa.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài – theo dõi.
- Mời HS đọc nối tiếp đoạn lượt 1 :
* Sửa lỗi phát âm (rút một số từ khó).
* Sửa một số lỗi ngắt nghỉ hơi nếu có HS đọc sai.
- Cho HS đọc nối khổ thơ lượt 2 :
* Rút ra các từ cần giải nghĩa.
- Mời HS đọc đoạn lượt 3 theo cặp.
- Giáo viên đọc diễn cảm cả bài (Cách đọc như đã nêu ở mục tiêu)
Tìm hiểu bài 
* Cho HS đọc thầm và TLCH:
Khổ thơ 2 
- Sông La đẹp như thế nào? 
- Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
Khổ thơ còn lại
- Vì sao trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng ?
- Hình ảnh “Trong bom đổ nát, Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
- Cho HS đọc thầm toàn bài: Ý nghĩa của bài thơ này là gì ?
HDĐDC và học thuộc lòng bài thơ :
- Mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm (viết sẵn bảng phụ) :
Sông La ơi sông La.
.
Chim hót trên bờ đê.
- Cho HS ĐDC đoạn thơ theo cặp.
- Mời HS thi đọc diễn cảm – GV theo dõi, uốn nắn.
- Cho HS học thuộc lòng bài thơ – thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn đọc bài tiếp theo và tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài. Và đoạn trích trang 15.
- 2 HS đoạn và trả lời câu hỏi SGK.
- Nghe – xem SGK trang 26.
- 1 HS đọc – cả lớp dò theo.
- 3 HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ.
* Tập phát âm các từ ngữ nếu đọc sai.
* Lưu ý những chỗ nghỉ hơi .
- 3 HS khác đọc nối tiếp khổ thơ.
* Cho HS tự nêu và giải nghĩa các từ ghi chú cuối bài thơ.
- Đọc theo cặp.
- Dò bài trong SGK theo GV.
- Nước trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ hàng tre xanh mướt như hai hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy tiếng chim hót trên bờ đê.
- Ví với đàn trâu đắm mình thong thả trôi theo dòng nước, cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông xuất hiện rất cụ thể, sóng động.
- Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai, những chiềc bè gỗ chở về xuôi góp phần xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
- Nói lên tài trí sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước.
Phát biểu: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La, nói tài năng, sức mạnh của con người VN trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
- Đọc nối.
- Nghe và phát hiện cách đọc diễn cảm đoạn thơ.
- Đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm học thuộc lòng à thi đọc thuộc khổ thơ – cả bài.
* Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIENGVIET 4 TUAN 21.doc