Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 67: Tiếng cười là liều thuốc bổ
a. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa
- Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
b. Chữa lỗi chung:
- Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,.
Lỗi chính tả
Lỗi Sửa lỗi
Lỗi câu:
câu chuyện. - Nêu dàn ý câu chuyện: - Hs nêu gợi ý 3. - Kể chuyện theo cặp: - Cặp kể chuyện. - Thi kể: - Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Gv cùng hs nx, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất. - Nx theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện. 4. Củng cố, dặn dò. Nx tiết học. VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tiết 3: Toán Bài 168: Ôn tập về hình học ( Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh : Nhận biết và vẽ được 2 đường thẳng song song, 2 đường thẳng vuông góc. - Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học để giải các bài tập có yêu cầu tổng hợp. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? 2 đơn vị đứng liền nhau trong bảng đơn vị đo diện tích hơn kém nhau bao nhiêu lần? Lấy ví dụ minh hoạ? - 2 Hs nêu và lấy ví dụ. - Gv cùng hs nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv vẽ hình lên bảng: - Hs nêu miệng. - Gv cùng lớp nx chốt ý đúng: - Các cạnh song song với: AB là DE; - Các cạnh vuông góc với BC là AB. Bài 2. Làm bài trắc nghiệm: - Gv cùng hs nx, trao đổi chốt bài đúng: - Hs suy nghĩ và thể hiện kết quả bằng giơ tay: - Câu đúng: c: 16 cm. Bài 3. - Gv cùng hs nx, chữa bài. - Hs làm bài vào nháp, 2 hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi nháp chấm bài. - Chu vi hình chữ nhật là: (5 + 4) x2 = 18 (cm) - Diện tích hình chữ nhật là: 5 x4 = 20 (cm2) Bài 4. - Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài. - Làm bài vào vở: - Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài. - Gv thu một số bài chấm. - Gv cùng hs nx, chữa bài. Bài giải Diện tích hình bình hành ABCD là: 3x 4= 12 (cm2) Diện tích của hình chữ nhật BEGC là: 3x 4= 12 (cm2) Diện tích hình H là: 12 +12 = 24 (cm2) Đáp số: 24 cm2. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn làm bài tập VBT Tiết 168. Tiết 4: Địa lí Kiểm tra cuối năm (Đề kiểm tra thử) Thời gian : 45 phút 1. Đánh dấu nhân vào trước câu trả lời đúng: a. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi có những đỉnh nhọn, sườn dốc. b. Ba-na là dân tộc sinh sống chủ yếu ở duyên hải miền Trung. c. TPHCM là trung tâm kinh tế du lịch lớn nhất cả nước. d. Trồng lúa là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ĐBNB. e. Nước ta có vùng biển rộng lớn và là một bộ phận của biển Đông. g. Hoạt động sản xuất của người dân trên các quần đảo chỉ là đánh bắt cá. h. Khoáng sản và hải sản là hai tài nguyên có giá trị của vùng biển nước ta. * Đáp án: Câu đúng: a; d; e; h. 2. ( Câu hỏi và đáp án như câu 5 - ôn tập) 3. Viết một đoạn văn ngắn, kể một hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta. Nêu những nguyên nhân làm giảm chất lượng tài nguyên biển và một vài biện pháp khắc phục. Tiết 5: Khoa học Bài 70: Ôn tập: Thực vật và động vật ( Tiết 2). I. Mục tiêu: Hs được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở hs hiểu biết: - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. ? Giải thích sơ đồ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã? - 2 hs lên giải thích. - Lớp nx, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 1: Vai trò của con người trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên. * Mục tiêu: Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs quan sát hình sgk/136, 137. - Cả lớp quan sát. ? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7, 8, 9? - Hình 7: người đang ăn cơm và t ăn. - Hình 8: Bò ăn cỏ. - Hình 9: Các loài tảo - cá - cá hộp (thức ăn của người). ? Dựa vào các hình trên bạn nói về chuỗi thức ăn? - Hs trao đổi theo N2. - Trình bày: - Đại diện nhóm lên trình bày , lớp nx, trao đổi, bổ sung. - Gv nx chung, chốt ý đúng: Các loài tảo - Cá - người Cỏ - bò - người. ? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến hiện tượng gì? - Cạn kiệt các loài Đv, TV, môi trường sống sống của ĐV,TV bị phá. ? Điều gì xảy ra nếu 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt? -...ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn, nếu không có cỏ thì bò bị chết, con người không có thức ăn.... ? Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất? - ...có vai trò quan trọng. TV là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ TV. ? Con người làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên? - ...bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ TV và ĐV. * Kết luận: Gv chốt ý trên. 3. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học, vn tiếp tục ôn bài. Thứ năm 11 - 5 - 2006 Tiết 1: Thể dục Bài 68: Nhảy dây - trò chơi Dẫn bóng. I. Mục tiêu: 1. KT: Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Trò chơi dẫn bóng. 2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Trò chơi chủ động nhiệt tình. 3. TĐ: Hs yêu thích môn học. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn. - Phương tiện: 1 Hs /1 dây, bóng. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu. 6-10 p - ĐHT + + + + - Lớp trưởng tập trung báo sĩ số. - Gv nhận lớp phổ biến nội dung. - Đi thường theo 1 hàng dọc. +Ôn bài TDPTC. *Trò chơi: Tìm người chỉ huy. G + + + + + + + + - ĐHTL : 2. Phần cơ bản: 18-22 p a. Nhẩy dây. b. Trò chơi: dẫn bóng. - ĐHTL: - Cán sự điều khiển. - Tập cá nhân và thi đồng loạt theo vòng tròn theo tổ ai vướng chân thì dừng lại. - Nêu tên trò chơi: Hs nhắc lại cách chơi, chơi thử và chơi chính thức. 3. Phần kết thúc. 4 - 6 p - Gv cùng hs hệ thống bài. - Hs đi đều hát vỗ tay. - Gv nx, đánh giá kết quả giờ học. - ĐHTT: Tiết 2: Tập đọc Bài 68:Ăn "mầm đá". I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời nhân vật. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu nội dung chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ và trả lời câu hỏi về nội dung? - 3 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp nx, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 Hs khá đọc. - Chia đoạn: - 4 đoạn: Đ1 : 3 dòng đầu. + Đ2: Tiếp ..."đại phong". + Đ3: Tiếp...khó tiêu. + Đ4: Còn lại. - Đọc nối tiếp: 2lần - 4 Hs đọc /1lần. + Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm. - 4 Hs đọc + Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ. - 4 Hs khác đọc. - Luyện đọc cặp: - Từng cặp luyện đọc. - Đọc toàn bài: - 1 hs đọc. - Gv nx đọc đúng và đọc mẫu bài. b. Tìm hiểu bài. - Hs đọc thầm, trao đổi bài: - Cả lớp. ? Trạng Quỳnh là người ntn? ...là người rất thông minh. Ông thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của quan lại, vua chúa, bệnh vực dân lành. ? Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì? ...đã ăn đủ thứ ngon, vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng. ? Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá? - Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, nghe tên mầm đá thấy lạ nên muốn ăn. ? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? - ...cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì đi lấy một lọ tương đề bên ngoài 2 chữ "đại phong" rồi bắt cháu phải chờ đến khi bụng đói mềm. ? Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao? - không vì làm gì có món đó. ? Chúa được Trạng cho ăn gì? - Cho ăn cơm với tương. ? Vì sao chúa ăn tương mà vẫn thấy ngon miệng? ? Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì? - Vì lúc đó chúa đã đói lả thì ăn cái gì cũng ngon. - ý chính: Mđ, yc. c. Đọc diễn cảm. - Đọc phân vai toàn bài: - 3 hs đọc. ( Dẫn truyện, Trạng Quỳnh, Chúa Trịnh) ? Nêu cách đọc bài: - Toàn bài đọc diễn cảm, giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật. Trạng Quỳnh: Lễ phép, câu cuối truyện giọng nhẹ nhàng. - Giọng chúa Trịnh : phàn nàn, sau háo hức hỏi ăn món vì đói quá, cuối cùng ngạc nhiên, vui vẻ vì được ăn ngon. - Luyện đọc đoạn :Từ Thấy chiếc nọ đề hai chữ "đại phong"...hết bài. - Gv đọc mẫu: - Hs nêu cách đọc giọng từng người. - Luyện đọc theo N3: - Từng nhóm luyện đọc. - Thi đọc: - Cá nhân, nhóm đọc. - Gv cùng hs nx, khen h/s,nhóm đọc tốt, ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn đọc bài nhiều lần, chuẩn bị ôn tập các bài tập đọc. Tiết 3: Toán Bài 169: Ôn tập về tìm số trung bình cộng. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Muốn tính diện tích của hình chữ nhât, hình bình hành... ta làm như thế nào? - Một số hs nêu, lớp nx, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Làm bài vào nháp: - Cả lớp, 2 hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra. - Gv cùng hs nx, chốt bài đúng: a. (137 + 248 +395 ):3 = 260. b. (348 + 219 +560 +725 ) : 4 = 463. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài. - Làm bài vào nháp: - Gv cùng hs nx, chốt bài đúng. - Đổi chéo nháp chấm bài cho bạn. 1 hs lên bảng chữa bài. Bài giải Số người tăng trong5 năm là: 158+147+132+103+95= 635(người) Số người tăng trung bình hằng năm là: 635 : 5 = 127 (người) Đáp số: 127 người. Bài 4. - Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài. - Lớp làm bài vào vở: - 1 hs lên bảng chữa bài. - Gv thu một số bài chấm: - Gv cùng hs nx, chữa bài. Bài giải Lần đầu 3 ôtô chở được là: 16 x3 = 48 (máy) Lần sau 5 ôtô chở được là: 24 x5 = 120 (máy) Số ôtô chở máy bơm là: 3+5 = 8 (ôtô) Trung bình mỗi ôtô chở được là: (48 + 120) :8 = 21 (máy) Đáp số:21 máy bơm. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn làm bài tập 3. Bài 5 giảm tải giảm. Tiết 4: Tập làm văn. Bài 68: Trả bài văn miêu tả con vật. I. Mục đích, yêu cầu: - Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả con vật của bạn và của mình. - Biết tham gia sửa lỗi chung: ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của cô giáo. - Thấy được cái hay của bài văn hay. II. Đồ dùng dạy học. - Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp. - Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,... III. Các hoạt động dạy học. 1. Nhận xét chung bài viết của hs: - Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề. - Lần lượt hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước. - Gv nhận xét chung: * Ưu điểm: - Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả con vật. - Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với con vật - Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn. - Có sự sáng tạo trong khi viết bài, viết đúng chính tả, trình bày bài văn lôgich theo dàn ý bài văn miêu tả. - Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như: - Có mở bài, kết bài hay: * Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau: - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác: - Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, KB. - Còn mắc lỗi chính tả: * Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến: Lỗi về bố cục/ Sửa lỗi Lỗi về ý/ Sửa lỗi Lỗi về cách dùng từ/ Sửa lỗi Lỗi đặt câu/ Sửa lỗi Lỗi chính tả/ Sửa lỗi - Gv trả bài cho từng hs. 2. Hướng dẫn hs chữa bài. a. Hướng dẫn học sinh chữa bài. - Gv giúp đỡ hs yếu nhận ra lỗi và sửa - Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi. - Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài. - Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi. - Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi. b. Chữa lỗi chung: - Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,... Lỗi chính tả Lỗi Sửa lỗi Lỗi câu: - Hs trao đổi theo nhóm chữa lỗi. - Hs lên bảng chữa bằng bút màu. - Hs chép bài lên bảng. Lỗi dùng từ Lỗi Sửa lỗi - Sửa lỗi: 3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: - Gv đọc đoạn văn hay của hs: +Bài văn hay của hs: - Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,... 4. Hs chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình. - Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại. - Đoạn có nhiều lỗi chính tả: - Viết lại cho đúng - Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối: - Viết lại cho trong sáng. - Đoạn viết sơ sài: - Viết lại cho hấp dẫn, sinh động. 5. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học. - Vn viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs viết chưa đạt yêu cầu)... Thứ sáu 12 - 5 - 2006. Tiết 1: Kĩ thuật Tiết 68: Lắp ghép mô hình tự chọn. (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được từng bộ phận theo đúng quy trình kĩ thuật. - Rèn tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện lắp các chi tiết. II. Chuẩn bị. - Bộ lắp ghép. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức: 2. Hoạt động 1: Chọn mô hình lắp ghép. - Tổ chức hs tự chọn mô hình lắp ghép: - Cá nhân chọn. - Kết hợp quan sát mô hình sgk hoặc hs tự sưu tầm mô hình. - Nêu mô hình tự chọn: - Lần lượt học sinh nêu. 3. Hoạt động 2: Chọn chi tiết lắp cho mô hình: - Hs tự chọn. ? Nêu các chi tiết em lấp cho mô hình tự chọn: - Nhiều học sinh nêu. 4. Dặn dò. - Xếp riêng các chi tiết vào túi. Tiết 2: Luyện từ và câu. Bài 68: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. I. Mục đích, yêu cầu. - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (Trả lời câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì?). - Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với các từ đó? - 2 Hs đặt câu.Lớp nx bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. Nêu Mđ, yc. 2. Phần nhận xét. Bài tập 1,2. - 2 Hs đọc nối tiếp. - Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi: - Hs nêu, lớp nx, bổ sung, trao đổi. - Gv nx chung, chốt ý đúng: - Bài 1: Các trạng ngữ đó trả lời câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì? - Bài 2: Cả 2 trạng ngữ đề bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu. 3. Phần ghi nhớ: - Nhiều hs nêu. 4. Phần luyện tập: Bài tập 1. - Hs đọc yêu cầu và nội dung bài. - Hs gạch chân trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. - 2 Hs lên bảng gạch, lớp nêu miệng. - Gv cùng hs nx, chốt bài làm đúng: - Câu a: bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em.... - Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên.... Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Làm bài vào vở: - Cả lớp làm bài. - Trình bày: - Hs nêu miệng, lớp nx, trao đổi, bổ sung. - Gv nx chung, ghi điểm: - VD: Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.... 5. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn học và hoàn thành bài 2 vào vở. Tiết 3: Toán Bài 170: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hiệu của hai số đó" II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài 3/175? - 1 hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo bài kiểm tra. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs tự tính vào nháp: - Gv cùng hs nx, chốt bài đúng: - Nêu miệng và điền kết quả vào . Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài. - Làm bài vào nháp: - 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp kiểm tra, nx, bổ sung. - Gv nx, chốt bài đúng: Bài giải Đội 1: Đội 2: Đội thứ nhất trồng được là: (1375+285):2= 830 (cây) Đội thứ hai trồng được là: 830 - 285 = 545 (cây) Đáp số: Đội 1: 830 cây Đội 2: 545 cây. Bài 3. Làm tương tự bài 2. Bài 4. (Bỏ) Bài 5: - Gv thu chấm một số bài: - Gv cùng hs nx, chữa bài. - Hs tự làm bài vào vở. 1 hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo bài kiểm tra: Số lớn nhất có 3 chữ số là: 999. Do đó tổng hai số là: 999. Số lớn nhất có 2 chữ số là: 99. Do đó hiệu hai số là: 99. Số bé là: (999 - 99 ) : 2 = 450 Số lớn là: 450 + 99 = 549 Đáp số: Số lớn : 549; Số bé :450. 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học, vn làm bài tập tiết 170 VBT. Tiết 4: Tập làm văn. Bài 68: Điền vào giấy tờ in sẵn. I.Mục đích, yêu cầu. - Hiểu các yc trong Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước. - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí. II. Đồ dùng dạy học. Phiếu khổ to và phiếu cho hs. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. 2. Bài tập. Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm mẫu. - Gv hướng dẫn hs trên phiếu to cả lớp: - N3 VNPT; ĐCT: Hs không cần biết. + Hs viết từ phần khách hàng: + Mặt sau em phải ghi: - Trình bày miệng: - Lớp làm bài: - Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi. - Họ tên người gửi (mẹ em) - Địa chỉ: Nơi ở của gđ em. - Số tiền gửi (viết số trước, chữ sau) - Họ tên người nhận:ông hoặc bà em. - Địa chỉ : Nơi ở của ông hoặc bà em. - Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn. - Nếu cần sửa chữa viết mục dành cho việc sửa chữa. - Mục khác dành cho nhân viên bưu điện . *Hs đóng vai trình bày trước lớp: - Một số học sinh đọc nội dung đã điền đầy đủ trước lớp. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. - Gv hướng dẫn hs ghi các thông tin: - Tên báo chí đặt mua cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị. - Thời gian đặt mua.( 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). - Làm bài: - Cả lớp làm bài vào phiếu, vở bài tập. - Trình bày: - Hs tiếp nối đọc giấy đặt mua báo chí trong nước. - Gv nx chung, ghi điểm hs làm bài đầy Lớp nx, trao đổi, bổ sung. đủ, đúng: 3. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học. -Vn hoàn thành bài tập vào vở, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống. Tiết 1: Hát nhạc Bài 34: Ôn tập hai bài tập đọc nhạc. I. Mục tiêu: - Học thuộc tên nốt nhạc. Đọc đúng cao độ, trường độ, kết hợp hát lời ca. - Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN số 5,6 kết hợp gõ đệm. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng và sgk, vở ghi nhạc. III. Các hoạt động dạy học. 1. Phần mở đầu. - Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần cơ bản: * Ôn TĐN. a. Hoạt động 1: Ôn tập các hình tiết tấu. - Gv vẽ các hình tiết tấu lên bảng: - Hs quan sát. - Gv đọc từng câu: - hs đọc theo. - Đọc toàn bài: - Cả lớp, nhóm, dãy bàn. b. Hoạt động 2: - Ôn từng bài TĐN theo đàn: - hs đọc kết hợp gõ phách và gõ nhịp. - Đọc từng bài không theo đàn, kết hợp lời ca: - Cả lớp thực hiện, tổ thực hiện. 3. Phần kết thúc: - Cá nhân đọc và kết hợp lời ca 2 bài đọc nhạc trên. - Gv nx chung, đánh giá. Tuần 35 Thứ hai 15 - 5 - 2006 Tiết 1: Chào cờ. Tiết 2: Tập đọc Ôn tập cuối học kì II (Tiết 1) I. Mục đích, yêu cầu. - Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời đợc 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc). - Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học. - 19 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. 2. Kiểm tra tập đọc và HTL . ( Khoảng 1/6số học sinh trong lớp) - Bốc thăm, chọn bài: - Hs lên bốc thăm và xem lại bài 2p. - Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài : - Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu. - Hỏi về nội dung để hs trả lời: - Hs đọc và trả lời câu hỏi. - Gv đánh giá bằng điểm. - Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau. Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài. ? Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống. - Tên bài, tên tác giả. - Thể loại, - Nội dung chính. - Tổ chức hs trao đổi theo N2: - Hs làm bài vào phiếu và nháp. - Trình bày: - Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ s
File đính kèm:
- Tuan34,35.doc