Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 16 - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, bằng 1 tạ, bằng 1 tấn?

- 1 tạ bắng bao nhiêu yến?

- 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?

- Về nhà xem lại bài và làm 2 dòng còn lại của cột 2 và BT4.

- Bài sau: Bảng đơn vị đo khối lượng

Nhận xét tiết học.

doc42 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tiết 16 - So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Vượt khó trong học tập là đức tính đáng quí, cô mong rằng các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập được tốt hơn
- Về nhà tìm sách để đọc và học những gương sáng trong học tập
- Bài sau: Biết bày tỏ ý kiến
Nhận xét tiết học.
- Chúng ta cần phải cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn
- 4 hs nối tiếp nhau kể, Hs khác lắng nghe
- Các bạn đã tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Giúp ta tự tin hơn và được mọi người yêu mến.
- HS lắng nghe
- Thừng cặp thảo luận.
+ Em sẽ mặc áo mưa đến trường.
+ Em nói với các bạn là hoãn lại vì em cần phải làm xong bài tập
+ Em chấp nhận không được điểm 10 và lần sau em sẽ cố gắng hơn, tìm hiểu nhiều hơn những bài toán khó
+ Em sẽ điện thoại báo với cô giáo(viết giấy phép) xin phép cô và làm bài kiểm tra sau
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- HS đọc y/c
- HS làm bài
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Trời rất lạnh, em lại buồn ngủ nhưng em vẫn quyết tâm đi học.
+ Những bài toán khó em không giải được, em bèn mua sách tham khảo, em đọc kĩ ghi lại những cách làm hay để sau này em sẽ giải được.
+ Em chỉ có mỗi cái áo trắng, hôm nay trời mưa áo em ướt, em vẫn đến trường và nói thật với cô giáo.
__________________________________________________
Môn : Toán
Tiết 18 YẾN, TẠ, TẤN
I/ Mục tiêu: Giúp hs
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và kí-lô-gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo tạ, tấn.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài : Ở lớp ba các em đã học những đơn vị đo khối lượng nào?
- Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki-lô-gam đó là yến, tạ, tấn.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu yến, tạ, tấn:
* Giới thiệu yến:
- Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki-lô-gam người ta còn dùng đơn vị là yến. 10 kg tạo thành 1 yến.
Ghi bảng: 1 yến = 10 kg
- Gọi hs đọc
- Mẹ mua 20 kg gạo, tức là mẹ mua bao nhiêu yến gạo?
- Chị Lan hái được 5 yến cam. Hỏi chị Lan hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam?
* Giới thiệu tạ:
 - Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ
Ghi bảng: 1 tạ = 10 yến
- 1 yến bằng bao nhiêu kg?
- vậy bao nhiêu kg bằng 1 tạ?
Ghi tiếp: 1 tạ = 10 yến = 100 kg
- 1 bao xi măng nặng 10 yến, tức là nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu ki-lô-gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
* Giới thiệu tấn.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị là tấn.
- 10 tạ tạo thành 1 tấn. 1 tấn bằng 10 tạ
Ghi bảng: 10 tạ = 1 tấn.
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
Ghi tiếp: 1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000kg
- Con voi nặng 2000 kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở được 3 tấn hàng, vậy xe đó chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
3/ Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs đọc trước lớp
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki-lô-gam?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
- Trong 3 con, con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất?
Bài 2: a) Ghi lên bảng lần lượt từng bài, Y/c hs làm vào bảng con.
- Giải thích vì sao 5 yến = 50 kg?
- Em thực hiện thế nào để tìm 1 yến 7 kg = 17 kg?
b) Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK
Bài 3: Y/c hs tự làm bài 2 dòng cột 1.
- Gọi hs nêu kết quả và cách làm.
Nhắc hs: Khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng ta thực hiện bình thường như với các STN sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính. Khi tính phải thực hiện với cùng đơn vị đo.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Bao nhiêu kg thì bằng 1 yến, bằng 1 tạ, bằng 1 tấn?
- 1 tạ bắng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- Về nhà xem lại bài và làm 2 dòng còn lại của cột 2 và BT4.
- Bài sau: Bảng đơn vị đo khối lượng
Nhận xét tiết học.
- gam, ki-lô-gam
- Lắng nghe
- HS lắng nghe.
- 1 yến bằng 10 ki-lô-gam, 10 ki-lô-gam bằng 1 yến
- Mẹ mua 2 yến gạo
- Chị Lan hái 50 kg cam
- HS lắng nghe
- 10 kg
- 100 kg = 1 tạ
- HS đọc: 1 tạ bằng 10 yến bằng 100 kg
- 1 bao xi măng nặng 10 yến tức là nặng 1 tạ, hay nặng 100 kg
- 1 con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng 20 yến hay 2 tạ.
- HS lắng nghe.
- 1 tấn = 100 yến
- 1 tấn = 1000 kg
- Con voi nặng 2000 kg, tức con voi đó nặng 2 tấn hay nặng 20 tạ.
- xe đó chở 3000 kg hàng
- Hs đọc y/c bài 1
- Hs làm bài vào SGK
- 3 hs lần lượt đọc
a) Con bò nặng 2 tạ
b) Con gà nặng 2 kg
c) Con voi nặng 2 tấn
- 200 kg
- Nặng 2 tấn tức là nặng 20 tạ
- Con gà nhỏ nhất, con voi lớn nhất.
- Hs thực hiện vào bảng câu a
1 yến = 10 kg 10 kg = 1 yến
5 yến = 50 kg 8 yến = 80 kg
1 yến 7 kg = 17 kg 5 yến 3 kg = 53 kg
- Vì 1 yến = 10 kg nên 5 yến = 10kg x 5 = 50 kg
- 1 yến = 10 kg. Nên 1 yến7kg = 10 kg + 7 kg = 17 kg
- HS lần lượt lên bảng, cả lớp thực hiện vào SGK
1 tạ = 10 yến 10 yến = 1 tạ
1 tạ = 100 kg 100 kg = 1 tạ
4 tạ = 40 yến 2 tạ = 200 kg
9 tạ = 900 kg 4 tạ 60 kg = 460 kg
c) 1 tấn = 10 tạ 10 tạ = 1 tấn
 1 tấn = 1000 kg 1000 kg = 1 tấn
 3 tấn = 30 tạ 8 tấn = 80 tạ
 5 tấn = 5000 kg 2 tấn 85 kg = 2085 kg
- HS tự làm bài
- HS lần lượt nêu kết quả:
18 yến + 26 yến = 44 yến
648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
Giải thích: Lấy 18 + 26 = 44 sau đó viết tên đơn vị vào kết quả.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
10 kg = 1yến; 100 kg = 1 tạ; 1000kg = 1 tấn.
+ 1 tạ = 10 yến 
+ 1 tấn = 10 tạ 
_____________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 4 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý ( SGK ); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính ( do GV kể ).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền)
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động day'
Hoạt động học
A/ KTBC: 
 Gọi hs kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh: Tranh vẽ cảnh gì?
- Người đang bị thiêu là ai? Các em sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan.
2) Bài mới:
a. GV kể chuyện:
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.
- Y/c hs đọc thầm y/c 1
- Gv kể lần 2, kể đến đoạn 3 kết hợp giới thiệu tranh minh họa.
b. HD hs kể chuyện, trao đổi ý nghĩa về câu chuyện
- Gọi hs đọc y/c 1
- Hỏi lần lượt từng câu, hs trả lời.
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
c. HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c hs dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể nhau nghe trong nhóm 4 và nói nhau nghe ý nghĩa của chuyện.
- Gọi từng nhóm lần lượt kể.
- Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
- Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hỏa thiêu để thử thách?
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Gọi 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa chuyện
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương bạn kể hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục: Chúng ta cần phải trung thực, không vì sợ sệt mà nói sai sự thật.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- 2 hs kể chuyện 
- Bức tranh vẽ cảnh một người đang bị thiêu trên giàn lửa, xung quanh mọi người la ó, một số người đang dội nước dập lửa.
- HS lắng nghe
- Hs lắng nghe
- HS đọc thầm y/c 1
- HS quan sát tranh + lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c 1
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
+ Nhà vua ra lệnh bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả bài hát, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
+ Các nhà thơ, các nghệ lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
+ Nhà vua thay đổi thái độ vì thật sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- HS hoạt động nhóm 4
- 4 hs của nhóm kể chuyện tiếp nối nhau (mỗi hs tương ứng với 1 câu hỏi) - kể 2 lượt
- Vì nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ.
- Nhà vua thật sự khâm phục lòng trung thực của nhà thơ, dù chết cũng không chịu nói sai sự thật.
- Ca ngợi nhà thơ chân chính thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không ca tụng ông vua tàn bạo. Khí phách đó đã khiến nhà khiến nhà vua khâm phục, kính trọng và thay đổi thái độ.
 - 2,3 hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- 2 hs thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay nhất
________________________________________
MÔN: MĨ THUẬT
______________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
 + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
 + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan,rèn, đúc,
 + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng chí, kẽm,
 + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
@TKNL&HQ: -miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng:than, có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
	 - Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sử ấm.
	 Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng ( gỗ, cũi,)
	 - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của cá loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về ruộng bậc thang
III/ Các hoạt động dạy -học:
A. KTBC: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Gọi 2 hs lên bảng hoàn thiện sơ đồ sau:
Trang phục...
Lễ hội...
Dân cư sống ở Hoàng Liên Sơn
Giao thông...
Một số dt ít người....
Dân cư sống ở Hoàng Liên Sơn
Chợ phiên...
sống ở....
- HS theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Y/c 1 hs dựa vào sơ đồ, nêu khái quát những nội dung về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. (Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, Dao, Mông... Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là lễ hội vùng cao.
Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc
- Gọi hs đọc mục 1 SGK
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu?
- Gọi hs lên bảng chỉ ruộng bậc thang ở Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Cho hs xem tranh ruộng bậc thang
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
+ Tại sao họ phải làm ruộng bậc thang?
Kết luận: Vì ở trên núi nên người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy. Người dân đã xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng một số loại quả xứ lạnh như: đào, lê, mận...Sống ít người, nền sản xuất chủ yếu là để tự cung nên người dân ở đây còn có nghề trồng lanh dệt vải.
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống
- Dựa vào tranh và vốn hiểu biết, các em hãy thảo luận nhóm 4 để TLCH sau:(viết sẵn bảng phụ)
+ Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
 - Gọi đại diện nhóm trả lời
Kết luận: Người dân ở Hoàng Liên Sơn có các ngành nghề thủ công chủ yếu như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc...
Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản
@TKNL&HQ1
- Gọi hs quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK/78
+ kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn?
Kết luận: a-pa-tít... là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn và là nguyên liệu để sản xuất phân lân.
- Y/c hs quan sát hình 3 và mô tả quy trình sản xuất phân lân.
- Vì sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
- Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
3/ Củng cố, dặn dò:
- Qua tìm hiểu các em hãy cho biết: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề nào? Nghề nào là nghề chính?
@TKNL&HQ3
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
- Về nhà xem lại bài
- 1 hs đọc mục 1
+ Họ thường trồng lúa, ngô, chè... trên nương rẫy, ruộng bặc thang. Ngoài ra còn lanh và một số loại cây ăn quả xứ lạnh.
- 1 hs lên bảng chỉ
- HS quan sát tranh
+ Ở sườn núi
+ Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS chia nhóm 4 và thảo luận
+ Dệt (hàng thổ cẩm), may, thêu, đan lát (gùi, sọt...), rèn đúc (rìu, cuốc, xẻng...)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc mục 3
+ a-pa-tít, đồng , chì, kẽm,...
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh và mô tả: Quặng a-pa-tít được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ đất đá, tạp chất). Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp.
- Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp 
- Khai thác gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng, măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn, quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
- Họ làm những nghề: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, khai thác khoáng sản, trồng lúa, ngô, chè,...Nghề nông là nghề chính.
________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 8 TRE VIỆT NAM
I/ Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy,lưu loát toàn bài,
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm.
- Hiểu ND: Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2; thuộc khoảng 8 dòng thơ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ bài, tranh ảnh về cây tre
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động day'
Hoạt động học
A/ KTBC: Một người chính trực
- Gọi hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
+ Nêu nội dung bài?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Cho hs xem tranh và hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cây trên luôn gắc bó với làng quê VN. Tre được làm các vật liệu xây nhà, đan lát đồ dùng và đồ mĩ nghệ và " tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín..." Các em sẽ tìm hiểu bài Tre Việt Nam để biết được những phẩm chất đáng quí của cây tre.
2/ HD đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Ghi bảng: Khuất mình, nắng nỏ, luỹ thành
- Gọi 4 hs đọc lượt 2
+ Giảng từ: tự (từ) , áo cộc (áo ngắn)
- Y/c hs đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng
b. Tìm hiểu bài:
- Các em đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người VN?
+ Không ai biết tre có tự bao giờ. tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt.
- Các em đọc thầm đoạn 2,3 và TLCH:
+ Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
+ Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính cần cù?
+ Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất đoàn kết thương yêu đồng loại của người VN?
- Cây tre cũng như con người có tình yêu đồng loại: khi khó khăn bão bùng thì tay ôm tay níu, tre giàu đức hi sinh, nhường nhịn như những người mẹ VN nhường cho con manh áo cộc. Tre biết yêu thương, đùm bọc nhau. Nhờ thế tre tạo nên thành luỹ, tạo nên sức mạnh bất diệt chiến thắng mọi kẻ thù, mọi gian khó như người VN.
+ Những hình nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
Kết luận: Cây tre được tả trong bài thơ có tính cách như người: ngay thẳng, bất khuất.
- Các em hãy đọc thầm toàn bài tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Vì sao em thích hình ảnh đó?
- Gọi hs đọc 4 dòng thơ cuối bài
+ Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì?
Kết luận: Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ: xanh, mai sau thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già măng mọc.
c. Đọc diễn cảm và HLT
- 4 hs nối tiếp nhau đọc bài thơ
- Y/c hs phát hiện ra giọng đọc từng khổ thơ
- GV treo đoạn thơ cần luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HS đọc diễn cảm theo cặp
- Thi đọc diễn cảm 
- Tuyên dương bạn đọc hay.
Luyện đọc thuộc lòng
- Y/c hs luyện đọc thuộc lòng trong nhóm: Các em nhẩm từng khổ thơ, sau đó gấp sách lại bạn này đọc, bạn kia kiểm tra sau đó đổi việc cho nhau cứ thế các em luyệ

File đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 4 NH 20112012.doc