Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 57 - Đường đi Sa Pa
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng bài tập BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Ba bảng nhĩm viết nội dung BT 2a
- Ba bảng nhĩm viết nội dung BT3
III/ Các hoạt động dạy-học:
1 hs đọc to trước lớp - Thực hành kể chuyện trong nhóm 6 - Một vài nhóm thi kể trước lớp - Vài hs thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện - Trao đổi về câu chuyện + Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng Đại Bàng Núi? (Vì nó mơ ước có được đôi cánh giống như Đại Bàng) + Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì? (Chuyến đi mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biệt, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn; làm cho bốn vó của Ngựa Trắng thật sự trở thành những cái cánh) - Đi một ngày đàng học một sàng khôn. - Lắng nghe, ghi nhớ - Vài hs nhắc lại - Lắng nghe, thực hiện ...................................................................................................................................... Thứ tư , ngày 28 tháng 3 năm 2012 TẬP ĐỌC Tiết 58 TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN ? I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dịng thơ. - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc 3, 4 khổ thơ trong bài). II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: Đường đi Sa Pa 1) Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên? 2) Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Bài thơ Trăng ơi...từ đâu đến? là những phát hiệ về trăng rất riêng, rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa. Các em hãy đọc bài thơ để biết về sự độc đáo, ngộ nghĩnh của nhà thơ về ông trăng tròn. 2) HD đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ của bài + Lượt 1: HD hs đọc đúng câu: Trăng ơi...//từ đâu đến? . HD luyện phát âm: trăng tròn, Cuội, soi vàng góc sân. + Lượt 2: giải nghĩa từ diệu kì - Bài đọc với giọng như thế nào? - YC hs luyện đọc theo cặp - Gọi 1 hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài - YC hs đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời: Trong hai khổ tho đầu, trăng được so sánh với những gì? - Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? - YC hs đọc thầm 4 khổ thơ tiếp theo, trả lời: Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? những ai? - Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ. - Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? Kết luận: Bài thơ không những cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng mà còn cho thấy tình yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả. c) HD đọc diễn cảm và HTL - Gọi hs đọc lại 6 khổ thơ của bài - YC hs lắng nghe, theo dõi, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn + GV đọc mẫu + YC hs luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm + Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt - YC hs nhẩm HTL bài thơ - Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt. Trăng ơi...//từ đâu đến? Hay từ cánh đồng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. Trăng ơi...// từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì C/ Củng cố, dặn dò: - Em thích hình ảnh thơ nào nhất trong bài ? Vì sao? - Chốt lại: Bài thơ là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng-vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ em. - Về nhà HTL bài thơ. - Bài sau: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. - HS 1 đọc cả bài, HS 2 đọc thuộc lòng 2 đoạn cuối bài và trả lời 1) Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. 2) Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta. - Lắng nghe - 6 hs nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ - Chú ý đọc đúng, 1 hs đọc lại - Luyện cá nhân - Đọc phần chú giải - Nhẹ nhàng, thiết tha - Luyện đọc theo cặp - Dò trong SGK - Lắng nghe - Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá. - Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi. - Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ , những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương. - Lắng nghe - Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em. - Lắng nghe - 6 hs đọc lại 6 khổ thơ - Lắng nghe, trả lời: từ đâu đến?, hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn. + Lắng nghe + Luyện đọc theo cặp + Vài hs thi đọc diễn cảm + Nhận xét - Nhẩm bài thơ - Vài hs thi đọc thuộc lòng Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. Trăng ơi...// từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. + Em thích hình ảnh trăng hồng như quả chín lửng lơ treo trước nhà. Vì mỗi lần chơi dưới ánh trăng, ngẩng đầu nhìn trăng đẹp như quả chín hồng trên cây. + Em thích hình ảnh trăng bay như quả bóng/bạn nào đá lên trời. Vì chúng em rất hay chơi đá bóng. Trong đêm rằm, trăng tròn như trái bóng. - Lắng nghe - Lắng nghe, thực hiện ........................................................................................................................................ TOÁN Tiết 143 LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bi tập cần lm: Bài 1, bài 3, Bài 4 và bái 2* dnh cho HS kh, giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ ôn tập về tỉ số và giải các bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. B/ Hướng dẫn luyện tập Bài 1: YC hs thực hiện B - Hướng dẫn: Khi thực hiện viết tỉ số, các em có thể rút gọn như phân số. *Bài 2: Treo bảng phụ có ghi nội dung BT - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - YC hs tính nháp, sau đó điền kết quả vào SGK - Gọi hs nêu kết quả và cách làm Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - YC hs nêu các bước giải - YC hs thực hiện giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm) - Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - YC hs nêu các bước giải - YC hs thực hiện vào vở - Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? - Về nhà làm bài 5 - Bài sau: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. - Lắng nghe - HS thực hiện B a) - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. - HS tự làm bài - Lần lượt nêu kết quả và cách làm - 1 hs đọc đề bài - Nêu các bước giải + Xác định tỉ số + Vẽ sơ đồ + Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm các số. - Giải bài toán trong nhóm đôi Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai Số thứ nhất: Số thứ hai Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945 Đáp số: số thứ nhất: 135; số thứ hai: 945 - 1 hs đọc đề bài + Vẽ sơ đồ + Tìm tổng số phần bằng nhau + Tìm chiều rộng, chiều dài - Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải Chiều rộng Chiều dài: Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng hình chữ nhật là: 125 : 5 x 2 = 50 (m) Chiều dài hình chữ nhật là: 125 - 50 = 75 (m) Đáp số: chiều rộng 50 m; chiều dài: 75 m - Đổi vở nhau kiểm tra - 1 hs trả lời ........................................................................................................................................ LỊCH SỬ TIẾT 29 QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789) I/ Mục tiêu: Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý cc trận tiu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa. + Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng ta chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. + Ở Ngọc Hồi, Đống Đa ( Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn đánh Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước. + Những cơng lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. II/ Đồ dùng học tập: - Lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh - Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 1) Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc vào năm nào? để làm gì? 3) Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Hàng năm, cứ đến ngày mùng 5 Tết, ở gò Đống Đa Hà Nội nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận Đống Đa, dâng hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và các chiến binh Tây Sơn trong trận đại phá quân Thanh. Bài học hôm nay, cơ cùng các em tìm hiểu về trận chiến thắng chống quân Thanh xâm lược. 2) Bi mới: - GV trình bày nguyên nhân của việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc: Phong kiến Phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta. Chính vì thế Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để đánh quân Thanh. * Hoạt động 1: Diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh - Trên bảng nhĩm cơ đã ghi các mốc thời gian, dựa vào các thông tin trong SGK, các em hãy thảo luận nhóm 4 điền các sự kiện chính tiếp vào (...) để hoàn thành phiếu. - Dựa vào kết quả làm việc và kênh hình trong SGK, các em hãy thuật lại trong nhóm diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh. Kết luận: Trong vòng 15 ngày, nghĩa quân của Nguyễn Huệ đã đánh tan quân Thanh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa đem về chiến thắng vẻ vang cho quân ta. * Hoạt động 2: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quan Trung. - Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? - Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch? Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ? - Tại trận Ngọc Hồi , nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta? - Vậy, theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh? Kết luận: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên ta đã giành đại thắng . Trưa ngày mùng 5 tết, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào sạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò. Ngày nay, cứ đến ngày mùng 5 tết, ở Gò Đống Đa nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/63 - Về nhà xem lại bài, kể lại trận đánh quân Thanh của vua Quang Trung cho người thân nghe. - Bài sau: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. - 3 hs trả lời 1) Nguyễn Huệ ke'o quân ra Bắc vào năm 1786 để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 3) Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt. -Lắng nghe -Lắng nghe - Lắng nghe, nhận bảng nhĩm, thảo luận nhóm 4 * Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân 1789 ... (Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn Tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long. * Đêm mồng 3 Tết năm kỉ Dậu 1789...(Quân ta kéo sát tới đồn Hà Hồi mà giặc không hề biết. Vào lúc nửa đêm, quân ta vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng. * Mờ sáng mùng 5... (tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, quân thanh bỏ chạy về Thăng Long . Cùng tờ mờ sáng ngày mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng. - 1-2 hs thuật lại diễn biến của sự kiện - Lắng nghe - Nhà vua phải cho quân hành bộ từ Nam ra Bắc để đánh giặc. - Nhà vua chọn đúng Tết Kỉ Dậu để đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long nhà vua cho quân ăn Tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngy, vào dịp Tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút. - Vua cho quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Tấm lá chắn này giúp quân ta tránh được mũi tên của quân địch, rơm ướt khiến địch không thể dùng lửa đánh quân ta. - Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp ........................................................................................................................................ TẬP LÀM VĂN TIẾT 57 LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC (Không dạy) ........................................................................................................................................ Thứ năm , ngày 29 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 29 ( Nghe – viết) AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4? I/ Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. - Làm đúng bài tập BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT). II/ Đồ dùng dạy-học: - Ba bảng nhĩm viết nội dung BT 2a - Ba bảng nhĩm viết nội dung BT3 III/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học B/ Bài mới: a) HD hs nghe-viết - Gv đọc bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2, 3, 4,... - Các em đọc thầm lại bài, chú ý những từ khó, những tên riêng , những con số viết trong bài và nội dung của bài - Mẩu chuyện có nội dung là gì? - HD hs phân tích và viết B các từ khó: A-rập, Bát-đa, dâng tặng, rộng rãi. - YC hs gấp SGK, Gv đọc cho hs viết theo qui định. - Đọc cho hs soát lại bài - Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra. - Nhận xét 2) HD hs làm bài tập chính tả Bài 2a: Gọi hs đọc yc - Gợi ý: Các em nối các âm có thể ghép được với các vần ở bên phải, sau đó thêm dấu thanh các em sẽ được những tiếng có nghĩa. (phát phiếu cho 3 hs) - Gọi hs phát biểu ý kiến - Đính 3 bảng nhóm của 3 hs, cùng hs nhận xét, chốt lại lời giải đúng. tr: trai, trái, trại, trải - tràm, trám, trảm, trạm - tràn, trán - trâu, trầu, trấu - trăng, trắng - trân, trần, trấn, trận ch: chai, chài, chái, chải, - chàm, chạm - chan, chán, chạn - châu, chầu, chấu, chẫu, chậu - chăng, chằng, chẳng, chặng - chân, chần, chẩn Bài 3: Gọi hs đọc yc và nội dung - Các em đọc thầm lại truyện vui Trí nhớ tốt và tự làm bài vào VBT. - bảng nhóm, gọi 3 hs đại diện 3 dãy lên thi làm bài. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thực hiện đúng, nhanh. - Truyện đáng cười ở điểm nào? C/ Củng cố, dặn dò: - Các em ghi nhớ những từ vừa được ôn luyện chính tả, nhớ truyện vui Trí nhớ tốt, kể lại cho người thân nghe. - Bài sau: Nhớ viết: Đường đi Sa Pa - Nhận xét tiết học - Lắng nghe và dò trong SGK - Đọc thầm - Giải thích các chữ số 1,2,3,4...không phải do người A-rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Ấn Độ khi sang Bát-đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3,4,... - HS lần lượt phân tích và viết vào B - Viết vào vở - Soát lại bài - Đổi vở nhau kiểm tra - 1 hs nêu y/c - Lắng nghe, tự làm bài vào VBT - Lần lượt phát biểu ý kiến - Hè tới, lớp chúng em sẽ đi cắm trại. - Trước sân trường em có trồng một cây tràm. - Bạn Ngân trán rất cao. - Bà ngoại em thường ăn trầu sau bữa cơm sáng. - Trăng đêm nay rất sáng. - Trận đánh ấy rất ác liệt. + Người dân ven biển phần lớn làm nghề chài lưới. - Hai người chạm cốc mừng ngày đoàn tụ. - Món ăn này rất chán. - Cái chậu này rất đẹp. - Chặng đường này thật là dài. - Bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. - 1 hs đọc to trước lớp - Tự làm bài - 3 hs lên thực hiện nghếch mắt - châu Mĩ - kết thúc - nghệt mặt ra - trầm trồ- trí nhớ - Nhận xét - Chị Hương kể chuyện lịch sử nhưng Sơn ngây thơ tưởng rằng chị có trí nhớ tốt, nhớ được cả những chuyện xảy ra từ 500 năm trước-cứ như là chị đã sống được hơn 500 năm. - Lắng nghe, thực hiện ....................................................................................................................................... TÓAN Tiết 144 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I/ Mục tiêu: Biết cch giải bi tốn Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Bi tập cần lm bi 1 v bi 2* dnh cho HS kh giỏi. II/ Các hoạt động dạy-học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A/ KTBC: Gọi hs nhắc lại các bước tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. - Nhận xét B/ Bi mới: Giới thiệu bài mới: Các em đã biết cch tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. Thế tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * HD giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó Bài toán 1: Gọi hs đọc bài toán - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Bài toán cho biết hiệu và tỉ, yu cầu chng ta tìm hai số, nên ta gọi đây là dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Tỉ số 3/5 cho biết điều gì? - Dựa vào tỉ số ta có sơ đồ sau: - Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé mấy phần? - Làm thế nào để tìm được 2 phần ? - Theo sơ đồ thì SL hơn số bé 2 phần. Theo đề bài SL hơn SB 24 đơn vị, vậy 24 tương ứng với mấy phần bằng nhau? (GV vẽ tiếp vào sơ đồ) - Muốn tìm số bé, ta phải biết gì? Tìm bằng cách nào? - Tìm SB bằng cách nào? - Tìm SL làm sao? - YC hs lên bảng ghi đáp số. - Dựa vào cách giải bài toán trên, các em hãy nêu cách: Muốn tìm hai số khi biếu hiệu và tỉ số của hai số đó ta làm sao? Bài toán 2: Gọi hs đọc đề toán - YC hs nêu các bước giải, sau đó giải bài toán trong nhóm đôi - Nhắc nhở: Dựa vào cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ các em có thể giải gộp bước 2 và bước 3 (phát phiếu cho 2 nhóm) Qua 2 bài toán, bạn nào có thể nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó? 2) Thực hành Bài 1: Gọi hs đọc đề toán - YC hs tự làm bài *Bài 2: Gọi hs đọc đề bài - YC hs nêu các bước giải - YC hs làm bài vào vở nháp, 1 hs lên bảng giải - Cùng hs nhận xét kết luận bài giải đúng. C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta làm sao? - Về nhà xem lại bài, làm bài 3/151 - Bài sau: Luyện tập - 1 hs nhắc lại + Vẽ sơ đồ + Tìm tổng số phần + Tìm các số -Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Cho biết hiệu là 24, tỉ số là 2/5 - Tìm hai số đó -Lắng nghe - Biểu thị số bé là 3 phần thì số lớn là 5 phần như thế. - Quan sát - 2 phần - Em lấy 5 - 3 = 2 (phần) - là 2 phần - Giá trị 1 phần. Lấy 24 : 2 = 12 - SB: 12 x 3 = 36 - SL: 36 + 24 = 60 + Vẽ sơ đồ + Tìm giá trị 1 phần + Tìm các số - 1 hs đọc đề toán + Vẽ sơ đồ + Tìm hiệu số phần + Tìm giá trị 1 phần + Tìm chiều dài,chiều rộng. - Thực hiện trong nhóm đôi, sau đó dán phiếu v trình bày Hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 4 = 3 (phần) Giá trị 1 phần: 12 : 3 = 4 (m) Chiều dài hình chữ nhật 4 x 7 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật: 28 - 12 = 16 (m) Đáp số: CD: 28m; CR: 16m + Vẽ sơ đồ + Tìm giá trị 1 phần + Tìm các số - 1 hs đọc to trước lớp - Tự làm bài Hiệu số phần bằng nhau là: 5 - 2 = 3 (phần) Số bé: 123 : 3 x 2 = 82 Số lớn: 82 + 123 = 205 Đáp số: SB: 82; SL: 205 - 1 hs đọc đề bài + Vẽ sơ đồ + Tìm hiệu số phần bằng nhau + Tìm tuổi mẹ, tuổi con - Tự làm bài Hiệu số phần bằng nhau là: 7 - 2 = 5 (phần) Tuổi con là: 25 : 5 x 2 = 10 (tuổi) Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 35 (tuổi) Đáp số: Con: 10 tuổi; mẹ: 35 tuổi - 1 hs trả lời -Lắng nghe, t
File đính kèm:
- giao an lop 4(5).doc