Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 19 : Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 1)

 -Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng

gì ?

 -GV giới thiệu : Vậy mây và mưa được hình thành từ đâu ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.

 * Hoạt động 1: Sự hình thành mây.

  Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào.

Cách tiến hành:

 

doc123 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết 19 : Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vượt khó để đạt được điều mình mong muốn. Qua tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký, em càng thấy mình phải cố gắng nhiều hơn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 21: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN 
I/ Mục tiêu: 
Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức traođổi ý kiến với người thân theo đề tài trong SGK.
Bước đầu biết đóng vaitrao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
*KNS: Thể hiện sự tự tin.
	 - Lắng nghe tích cực.
	 - Giao tiếp.
	 - Thể hiện sự thông cảm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đề tài của cuộc trao đổi (gạch dưới những từ ngữ quan trọng)
- Tên một số nhân vật để hs chọn đề tài trao đổi
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Công bố điểm kiểm tra GKI (nêu nhận xét)
- Gọi hs lên đóng vai trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu.
Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục thực hành trao đổi ý kiến với người thân một đề tài gắn với chủ điểm Có chí thì nên.
2) HD hs phân tích đề bài:
a) HD hs phân tích đề bài:
- Gọi hs đọc đề bài
- Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
- Trao đổi về nội dung gì?
- Khi trao đổi cần chú ý điều gì?
- Khi hs trả lời, dùng phấn màu gạch chân các từ: em với người thân, cùng đọc một truyện, khâm phục, đóng vai.
- Giảng: Đây là một cuộc trao đổi giữa em và người thân trong gia đình: bố, mẹ, anh, chị,ông, bà. Do đó, khi đóng vai thực hiện trao đổi trên lớp học thì 1 bạn sẽ đóng vai ông, bà, ba, mẹ hay anh, chị của bạn kia.
+ Em và người thân cùng đọc 1 truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống thì mới tiến hành trao đổi được với nhau. Nếu chỉ một mình em biết chuyện đó thì người thân sẽ chỉ nghe em kể lại chuyện, không thể trao đổi chuyện đó cùng em.
+ Khi trao đổi, hai người phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện
*KNS: Thể hiện sự tự tin.
	 - Lắng nghe tích cực.
b) HD hs thực hiện cuộc trao đổi
*KNS: - Giao tiếp.
	 - Thể hiện sự thông cảm.
- Gọi hs đọc gợi ý 1(tìm đề tài trao đổi)
- Gọi hs đọc tên các truyện đã chuẩn bị
- Treo bảng phụ viết tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.
- Các em hãy đọc thầm tên các nhân vật trên bảng để chọn cho mình một đề tài trao đổi với bạn.
 * Nhân vật trong các bài của SGK 
 * Nhân vật trong sách truyện đọc 4 
- Gọi hs nói nhân vật mình chọn 
- Gọi hs đọc gợi ý 2 (xác định nội dung trao đổi)
- Gọi hs làm mẫu nói nhân vật mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi 
 * Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường) 
* Nghị lực vượt khó
* Sự thành đạt 
- Gọi hs đọc gợi ý 3 (X/định h/thức trao đổi)
- GV nêu lần lượt các câu hỏi, gọi hs trả lời 
+ Người nói chuyện với em là ai?
+ Em xưng hô như thế nào?
+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện? 
c) Từng cặp hs đóng vai thực hành trao đổi
*KNS: - Giao tiếp.
	 - Thể hiện sự thông cảm.
- Các em hãy cùng bạn bên cạnh đóng vai người thân trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp rồi viết ra giấy nháp
- Gọi hs trao đổi trước lớp
- Treo bảng các tiêu chí đánh giá lên bảng 
 + Nội dung trao đổi đã đúng chưa? có hấp dẫn không?
 + các vai trao đổi đã đúng, rõ ràng chưa?
 + Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao? 
- Gọi hs nhận xét 
- Tuyên dương cặp trao đổi hay, tự nhiên 
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Về nhà viết lại nội dung trao đổi vào VBT
- Bài sau: Mở bài trong bài văn KC
Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
- HS thực hiện cuộc trao đổi
- Lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Giữa em với người thân trong gia đình: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em.
- Trao đổi về một người có ý chí nghị lực vươn lên
- Cần chú ý nội dung truyện. Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- Theo dõi
- Lắng nghe
- HS đọc thành tiếng
- HS lần lượt kể tên truyện, tên nhân vật mình đã chọn
- Đọc thầm, chọn đề tài, chọn bạn để trao đổi
+ Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy Ứng, Nguyễn Ngọc Ký
+ Niu-tơn, Ben (cha đẻ của điện thoại), Kỉ Xương, Trần Nguyên Thái, Hốc-king, Rô-bin-xơn, Va-len-tin Di-cun,...
- Em chọn đề tài trao đổi về nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
- Em chọn đề tài trao đổi về Rô-bin-xơn
- Em chọn đề tài trao đổi về giáo sư Hốc-king,...
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 2
- HS giỏi làm mẫu
+ Từ 1 cậu bé mồ côi cha phải theo mạ gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành "vua tàu thuỷ"
+ Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề. Có lúc mất trắng tay vẫn không nản chỉ.
+ Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, người Pháp, thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là "một bậc anh hùng kinh tế" 
- HS đọc y/c
- HS trả lời:
+ Người nói chuyện với em là ba em, em gọi ba, xưng con 
+ Em gọi bố, xưng con 
+ Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa cơm tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện. 
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, nhận xét, bổ sung cho nhau
- Một vài cặp hs tiến hành trao đổi trước lớp
- HS nhận xét theo các tiêu chí trên
- lắng nghe, thực hiện 
Ngày soạn: 26/10/2013
Ngày dạy: Thứ năm : 31/10/2013
KHOA HỌC
Tiết 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO ?
 MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I. Mục tiêu:
 Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiện.
µ GDBVMT : Một số đăc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to).
 -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 + Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể 
nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ?
 + Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?
 + Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng 
gì ?
 -GV giới thiệu : Vậy mây và mưa được hình thành từ đâu ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
 * Hoạt động 1: Sự hình thành mây.
 Ø Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào.
ØCách tiến hành:
 -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng:
 -2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây.
 -Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
 * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
 * Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra.
 Ø Mục tiêu: Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
Ø Cách tiến hành:
 -GV tiến hành tương tự hoạt động 1.
-Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toan bộ câu chuyện về giọt nước. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.
 * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ?
 -Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai ?” 
 Ø Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa.
Ø Cách tiến hành:
 -GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau:
 Q Tên mình là gì ?
 Q Mình ở thể nào ?
 Q Mình ở đâu ?
 Q Điều kiện nào mình biến thành người khác ?
 -GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm.
 1. Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. Ở trên cao tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước.
 2. Nhóm Hơi nước: Tôi là hơi nước, tôi ở trong không khí. Tôi là thể khí mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ chi Gió tôi bay lên cao . Càng lên cao càng lạnh tôi biến thành những hạt nước nhỏ li ti.
 3. Nhóm Mây trắng: Tôi là Mây trắng. Tôi trôi bồng bềnh trong không khí. Tôi được tạo thành nhờ những hạt nước nhỏ li ti. Chị Gió đưa tôi lên cao, ở đó rất lạnh và tôi biến thành mây đen.
 4. Nhóm Mây đen: Tôi là Mây đen. Tôi ở rất cao và nơi đó rất lạnh. Là những hạt nước nhỏ li ti càng lạnh chúng tôi càng xích lại gần nhau và chuyển sang màu đen. Chúng tôi mang nhiều nước và khi gió to, không khí lạnh chúng tôi tạo thành những hạt mưa.
 5. Nhóm giọt mưa: Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi rơi xuống đất liền, ao, hồ, sông, biển, Tôi tưới mát cho mọi vật và ở đó có thể tôi lại ra đi vào không khí, bắt đầu cuộc hành trình.
 6. Nhóm Tuyết: Tôi là Tuyết. Tôi sống ở những vùng lạnh dưới 00C. Tôi vốn là những đám mây đen mọng nước. Nhưng tôi rơi xuống tôi gặp không khí lạnh dưới 00C nên tôi là những tinh thể băng. Tôi là chất rắn.
3.Củng cố- dặn dò:
 GDBVMT : Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ?
Con người có thể sử dụng lại nước do mình sinh hoạt do vòng tuần hoàn của nước. Do đó phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình cho trong sạch để bảo đảm không bệnh tật.
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình.
 -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không tưới để chuẩn bị bài 24.
-HS trả lời.
-Gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ mưa.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, đọc, vẽ.
-Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết.
- HS đọc.
-HS tiến hành hoạt động.
-Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiêu hay nhất.
-Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS phát biểu tự do theo ý nghĩ:
 Vì nước rất quan trọng.
Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 54: ĐỀ – XI – MÉT VUÔNG 
I/ Mục tiêu: 
Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
Đọc, viết đúngcác số đo diện tích theo đơn vị đo đề-xi-mét vuông.
Biết được 1dm2 = 100cm2.Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
Bài tập cần làm: 1,2,3
II/ Đồ dùng dạy-học:
Chuẩn bị hình vuông cạnh 1dm đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1cm2 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: số có tận cùng là chữ số 0
- Gọi hs lên bảng thực hiện tính bài 2/62 
- Nhận xét, ghi điểm 	
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ở lớp 3 các em đã học đơn vị đo diện tích nào?
 Tiết toán hôm nay, các em sẽ học thêm một đơn vị đo diện tích mới lớn hơn cm vuông, đó là đề-xi-mét vuông 
2) Giới thiệu đề-xi-mét vuông
- Treo hình vuông đã chuẩn bị lên bảng: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông. Đây là hình vuông có diện tích 1dm2 
- Gọi hs lên bảng thực hành đo cạnh hình vuông 
- dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm và đây là dm2 (chỉ vào hình vuông trên bảng)
- Dựa vào kí hiệu cm2, các em hãy viết kí hiệu đề-xi-mét vuông. 
- Nêu: đề-xi-mét vuông viết tắt là dm2 
* Mối quan hệ giữa cm2 và dm2 vuông
- Các em hãy quan sát hình vẽ và cho cô biết hình vuông có diện tích 1dm2 bằng bao nhiêu hình vuông có diện tích 1cm2 xếp lại 
 Ta có 1dm2 = 100 cm2 
- Gọi hs nêu lại 
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Viết lần lượt các số đo diện tích lên bảng, gọi hs đọc 
Bài 2: GV đọc lần lượt các đơn vị đo diện tích, Y/c hs viết vào B
Bài 3 : Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức 
- Y/c mỗi dãy cử 3 bạn lên thực hiện 
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
C/ Củng cố, dặn dò:
- 1dm2 = ? cm2 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Mét vuông
 Bài giải
 Ô tô chở số gạo là:
 50 x 30 = 1500 (kg)
 Ô tô chở số ngô là:
 60 x 40 = 2400 (kg)
 Ô tô chở tất cả số gạo và ngô là:
 1500 + 2400 = 3900 (kg) 
 Đáp số: 3900 kg gạo và ngô 
- Lắng nghe 
- Quan sát, lắng nghe 
- Cạnh của hình vuông là 1dm 
- Lắng nghe
- HS lên bảng viết dm2 
- HS đọc 
- bằng 100 hình vuông có diện dích 1cm2 xếp lại 
- HS nêu lại mối quan hệ trên 
- Lần lượt hs nối tiếp nhau đọc các đơn vị đo diện tích trên 
- Lần lượt viết vào B: 812 dm 2, 1969 dm2,, 2812 dm2 
- Mỗ dãy cử 3 bạn nối tiếp nhau điền số thích hợp vào chỗ chấm
1dm2 = 100cm2 100cm2 = 1dm2 
48dm2 = 4800cm2 2000cm2 = 20dm2
1997dm2 = 199700 cm2 9900 cm2 = 99dm2 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 22: TÍNH TỪ 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái, (ND Ghi nhớ ).
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn ( đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).
@TTHCM: Bác Hồ là tấm gương về phong cách giản dị.
 II/ Đồ dùng dạy-học:
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập về động từ
- Gọi hs lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại BT 2,3 đã hoàn thành 
- Gọi hs nhận xét câu các bạn đặt trên bảng
Nhận xét, chấm điểm hs đặt câu trên bảng
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Những tiết học trước các em đã biết về từ loại danh từ và động từ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là tính từ ; bước đầu tìm được tình từ trong đoạn văn, biết đặt câu có dùng tính từ
2) Tìm hiểu ví dụ:
Bài tập 1,2 :
- Gọi hs đọc y/c 
- Y/c hs đọc phần chú giải
- Câu chuyện kể về ai?
- Các em hãy đọc thầm truyện Cậu hs ở Ác-boa viết vào VBT các từ trong mẩu truyện miêu tả các đặc điểm của người, vật. (phát phiếu cho 2 hs ) 
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
- GV nhận xét
- Gọi hs làm bài trên phiếu lên dán bài lên bảng
- Gọi hs đọc lại lời giải trên phiếu 
Kết luận: Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i, chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.
Bài tập 3
- Gọi hs đọc y/c
- Viết cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng
- Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào? 
Kết luận: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ.
- Tình từ là gì? 
- Hãy đặt câu có tính từ?
3) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung 
@TTHCM: Bác HỒ là tấm gương về phong cách giản dị.
- Các em hãy gạch chân dưới tính từ trong đoạn văn trên
- Gọi hs lên bảng gạch dưới những từ là tính từ trong đoạn văn 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Bạn em (người thân em) có đặc điểm tính tình như thế nào?
- Tư chất của bạn em, người thân em như thế nào? 
- Hình dáng của bạn (người thân) em ra sao?
- Ở câu (a) các em đặt câu với những từ các em vừa tìm được. Ở câu (b) các em đặt câu với những từ miêu tả màu sắc, hình dáng, kích thướ, các đặc điểm khác của sự vật.
- Y/c hs tự làm bài vào VBT 
- Gọi hs nêu câu mình đặt 
4) Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là tính từ? Cho ví dụ
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ, tìm xung quanh mình những từ là tính từ và tập đặt câu với từ mình vừa tìm
- Bài sau: Mở rộng vốn từ Ý chí - Nghị lực
Nhận xét tiết học 
- HS lên bảng đặt câu
- HS nối tiếp nhau đọc BT 2,3
- HS nhận xét câu bạn đặt có từ bổ sung ý nghĩa cho động từ chưa? Câu văn có đúng ngữ pháp không? Lời văn có hay không
- Lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1,2
- HS đọc phần chú giải
- Kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ
- HS làm bài vào VBT (2 hs làm trên phiếu)
- HS lần lượt nêu ý kiến
- Dán phiếu lên bảng
- HS nối tiếp đọc lời giải trên phiếu
- Lắng nghe
- HS đọc y/c
- Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại
- Gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi
- Lắng nghe
- Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...
+ Bạn Thuý lớp em có mái tóc rất đẹp
+ Bạn Thành rất thông minh
- HS nối tiếp nhau đọc y/c
- HS tự làm bài vào VBT
- HS lần lượt lên bảng tìm tính từ:
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh mảnh
- HS nhận xét từ của bạn tìm có phải là tính từ không
- HS đọc y/c
- ngoan, hiền, chăm chỉ, nhân hậu,...
- thông minh, giỏi giang, khôn ngoan,sáng dạ
- Cao, thấp, to, gầy, lùn,...
- Lắng nghe
- HS tự làm bài vào VBT
- HS nối tiếp nhau nêu câu của mình đặt
+ Mẹ em là người nhân hậu
+ Cô giáo em rất xinh
+ Bạn Ngàn là người thấp nhất lớp em
+ Khu vườn nhà em rất đẹp
+ Chú mèo nhà em rất tinh nghịch
+ Cây bàng trước sân trường tỏa bóng mát rượi
...
- HS nhận xét
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: CHÍNH TẢ ( Nhớ – viết )
Tiết 11: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ 
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
- Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho); làm được BT(2) a/b.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép (những câu cuối truyện Lời hứa) bằng cách xuống dòng, dùng dấu gạch ngang đầu dòng để thấy cách viết ấy không hợp lí )
III/ Các hoạt động dạy-học:
- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Ôn tập thi GKI (không kiểm tra)
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết 4 khổ thơ đầu bài Nếu chúng mình có phép lạ và làm bài tập chính tả phân biệt s/x
2) HD hs nhớ-viết:
- Gọi hs đọc 4 khổ thơ đầu của bài 
- Gọi hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu 
- Y/c hs đọc thầm và phát hiện ra những từ dễ viết sai
- HD hs phân tích các từ trên và viết lần lượt vào bảng con
- Gọi hs nêu cách trình bày
- Các em gấp SGK và nhớ-viết
- Y/c hs tự dò lại bài
3) Chấm chữ bài:
- Chấm 10 tập 
- Nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp
4) HD hs làm bài tập:
Bài 2a) Y/c hs nêu y/c của bài
- Các em hãy đọc thầm bài suy nghĩ để điền vào chỗ trống s hay x cho đúng 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
*Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Dán 3 phiếu, gọi hs lên bảng thi làm bài
- Sửa bài, tuyên dương 
- Gọi hs đọc lại câu đúng
- Giảng nghĩa từng câu.
- Gọi hs đọc thuộc lòng các câu trên 
5) Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc thuộc lòng câu trên
- Các em ghi nhớ cách viết những từ ngữ đã viết chính tả trong bài để không mắc lỗi chính tả
- Bài sau: Người chiến sĩ giàu nghị lực 
Nhận xét tiết học 
- HS lắng nghe
- HS đọc trong SGK, cả lớp lắng nghe
- HS đọc thuộc lòng
- HS đọc thầm phát hiện từ khó: chớp mắt, lặn, lái máy bay, đúc
- HS lần lượt phân tích (phân tích từ nào viết vào B từ đó)
- Chữ đầu dòng lùi vào 2 ô, giữa 2 khổ thơ cách 1 dòng
- HS nhớ-viết
- Tự soát lại bài
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra
- Lắng nghe
- HS đọc y/c
- Suy nghĩ tự làm bài
- Mỗi dãy cử 3 bạn lên nối tiếp nhau điền s/x vào chỗ trống
a) Trỏ lối sang, nhỏ xíu, sức nóng, sức sống, thắp sáng 
- HS đọc y/c
- Hs lên bảng, gạch chân từ sai, viết lại từ đúng
- Nhận xét
- HS đọc lại câu đúng
- Lắng nghe.
- HS đọc thuộc lòng 
- Lắng nghe, thực hiện 
Giải thích nghĩa:
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nước sơn là vẻ ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài
- Xấu người, đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng t

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 101112.doc