Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết : 13 - Trung thu độc lập

Chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu , hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học , làm cậu rất xúc động , vui dướng vì được hưởng đôi giày mơ ước trong buổi đến lớp đầu tiên .

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

doc120 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc - Tiết : 13 - Trung thu độc lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc Sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
Tiết : 36 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết cách tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài tập cần làm : bài 1; 2 
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Tấm bìa, thẻ chữ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức:
 69 + 35 + 41
 82 + 25 + 55	
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 	
 3.1/ Giới thiệu bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
 3.2/ Hướng dẫn học sinh tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì? 
- Giáo viên vẽ tóm tắt lên bảng.
- Hai số này có bằng nhau không? Vì sao em biết?
Hướng dẫn học sinh cách giải :
- Nếu bớt 10 ở số lớn thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa lấy tấm bìa che bớt đoạn dư ở số lớn)
- Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
- Vậy 70 – 10 = 60 là gì? 
- GV ghi : Hai lần số bé: 70–10= 60
- Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào? 
- GV ghi: Số bé là: 60 : 2 = 30
- Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số bé bằng 30, vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào?
- GV ghi: Số lớn là: 30 + 10 = 40
Dựa vào cách giải thứ nhất ta có thể tìm số bé bằng cách nào?
Rút ra quy tắc:
Bước 1: số bé = (tổng – hiệu) : 2
Bước 2: số lớn = số bé + hiệu 
(hoặc: tổng – số bé)
- Mời học sinh lên bảng ghi bài giải.
- Tương tự hướng dẫn học sinh cách giải thứ hai.
- Rút ra quy tắc:
Bước 1: số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Bước 2: số bé = số lớn - hiệu
 (hoặc:số bé = tổng – số lớn) 
- Yêu cầu HS nhận xét bước 1 của 2 cách giải giống và khác nhau như thế nào?
 GV nhắc: Khi giải bài toán các em chỉ chọn 1 trong 2 cách để thể hiện .
4) Thực hành:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và cách giải:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Bài toán thuộc dạng nào?
 + Tổng là bao nhiêu?
 + Hiệu là bao nhiêu?
 + Hai số là gì?
- Giáo viên vừa hỏi vừa ghi tóm tắt.
- Gọi 2 HS lên bảng giải theo 2 cách.
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Tương tự bài tập 1 giáo viên cho học sinh làm theo cặp hoặc cá nhân
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
5) Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại 2 quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của2 số đó.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
6) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Hát tập thể
- HS lên bảng sửa bài và nêu.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc đề bài toán
 + Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10.
 + Tìm hai số đó.
- Học sinh theo dõi.
- Hai số này không bằng nhau. Vì có hiệu bằng 10.
- Tổng sẽ giảm: 70 – 10 = 60
- HS: Hai số này bằng nhau và bằng số bé.
- Hai lần số bé.
- HS: Số bé bằng: 60 : 2 = 30
- HS nêu: Lấy số bé cộng với hiệu hoặc lấy tổng trừ đi số bé.
- HS nêu tự do theo suy nghĩ.
số bé = (tổng – hiệu) : 2
số lớn = số bé + hiệu 
 Bài giải (1 ) Bài giải (2)
Hai lần số bé: Hai lần số lớn: 
 70–10= 60 70 + 10 = 80
 Số bé là: Số lớn là: 
 60 : 2 = 30 80 : 2 = 40
Số lớn là: Số bé là: 
 30 + 10 = 40 40 - 10 =30
 ĐS: số lớn:40 ĐS: số lớn:40
 Số bé: 30 Số bé: 30 
- Giống nhau: đều thực hiện phép tính với tổng và hiệu.
- Khác nhau: quy tắc 1: phép tính trừ
( -), quy tắc 2: phép tính cộng (+)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.	
- Học sinh thực hiện:
 + Tuổi bố và tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi.
 + Bố bao nhiêu tuổi?Con bao nhiêu tuổi?
 + Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 + Tổng là 58
 + Hiệu là 38 
 + tuổi bố ? tuổi con?
- Học sinh theo dõi
- Học sinh làm bài vào vở
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở
Bài giải
 Cách 1 Cách 2 
Hai lần tuổi con: Hai lần tuổi bố:
 58-38= 20(tuổi) 58 +38=96(tuổi)
Số tuổi con là: Số tuổi bố là:
 20:2= 10(tuổi) 96:2= 48(tuổi)
Số tuổi bố là: Số tuổi con là: 
 10+38= 48(tuổi) 48-38= 10(tuổi)
 ĐS:con 10tuổi ĐS: Con10tuổi
 Bố 48 tuổi. Bố 48 tuổi.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, ghi tóm tắt và giải vào vở nháp
- Học sinh làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
 Hai lần số HS trai:
 28 +4 = 32( HS)
 Số HS trai có là:
 32: 2 = 16 (HS)
 Số HS gái có là:
 16 -4 = 12 (HS)
 ĐS: trai 16 HS; gái 12 HS
- Học sinh nêu trước lớp
- HS lắng nghe và thực hiện.
Luyện Từ & Câu
Tiết : 15 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.( ND Ghi nhớ).
Biết vận dụng quy tắc đã học để viết tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 ( mục III).
HS khá , giỏi : Viết đúng tên nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc ( BT3).
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu khổ to.
Bảng phụ.
SGK, VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Luyện tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
- HS viết bảng lớp 2 câu thơ.
 Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông...
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
*Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài tập 1:
- GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài. 
Bài tập 2:
GV hỏi: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
- Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào?
Bài tập 3:
GV hỏi: Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã có ý gì đặt biệt?
+ Hoạt động 2: 
- Phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS cho ví dụ minh hoạ.
+ Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập 1
GV nhắc HS: Đoạn văn có tên riêng viết sai quy tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ sai, chữa lại cho đúng.
- GV : Ac – boa, Lu – i Pa – xtơ, Quy – dăng – xơ.
- Đoạn văn viết về ai?
Bài tập 2
An – be Anh – xtanh
Crít –xti – an An - đéc – xen
I – u – ri Ga – ga – rin
Xanh Pê – téc – bua
Tô – ki – ô
A – ma – dôn
Mi – a – ga – ra.
Bài tập 3 (Trò chơi du lịch)
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK để hiểu yêu cầu bài
- GV giải thích cách chơi:
Lá phiếu ghi tên nước – HS viết vào tên thủ đô nước đó.
Lá phiếu viết tên thủ đô – HS viết vào tên nước.
- GV chia nhóm thành 4 nhóm.
- GV phát phiếu.
GV nhận xét, bình chọn nhóm giỏi nhất: điền đúng từ, viết đúng quy tắc chính tả, điền nhanh.
Tên nước Tên thủ đô
Nga Mát – xcơ – va
Nhật Tô – ki – ô
Thái Lan Băng Cốc
3. Củng cố – dặn dò:
- Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã có ý gì đặt biệt?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép.
- HS viết bảng lớp, cả lớp viết bản con.
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe.
- Hướng dẫn HS đọc đúng theo chữ viết.
Mô – rít – xơ
Mát – téc – lích.
Hi – ma – lay – a
- HS đọc lại.
- HS đọc yêu cầu
- Cả lớp suy nghĩ
Lép Tôn – xtôi gồm 2 bộ phận Lép và Tôn = xtôi
- Bộ phận 1 gồm 1 tiếng
Công – gô có 1 bộ phận gồm 2 tiếng là Công/ gô.
Tương tự với các tên còn lại
- Viết hoa.
- Giữa các tiếng trong cùng 1 bộ phận có dấu gạch nối
- HS đọc yêu cầu bài.
- Viết giống như tên riêng VN – tất cả các tiếng đều viết hoa.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài.
- Làm việc cá nhân, đọc thầm phát hiện từ sai và viết lại cho đúng.
- HS làm phiếu.
- Viết về gia đình Lu –i Pa- xtơ thời ông còn nhỏ.
- HS đọc yêu cầu bài
- Làm việc cá nhân, viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc.
- Đọc yêu cầu bài.
- Các nhóm nhìn phiếu trao đổi 1 phút.
- HS chuyển bút cho nhau điền vào chỗ trống.
- Viết giống như tên riêng VN – tất cả các tiếng đều viết hoa.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Kể chuyện
Tiết : 8 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện, đoạn truyện) đã nghe đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng phóng to để kiểm tra bài cũ
 - Một số báo, sách, truyện viết về những ước mơ đẹp mà GV và HS sưu tầm được.
 - Bảng phụ viết sẵn đề bài.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước chúng ta kể chuyện gì?
- Mời 1 hoặc 2 học sinh kể 1 hoặc 2 đọan của câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to.
2. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
- Mỗi em chắc biết về một vài chuyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viễn vông, phi lí chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết KC hôm nay tạo điều kiện để các em được kể cho nhau nghe những câu chuyện đó.
- Ghi bảng: Kể chyện đã nghe, đã đọc
- Giáo viên kiểm tra học sinh tìm đọc truyện ở nhà và chọn chuyện.
b)Hướng dẫn học sinh kể chuyện
+Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc đề bài.
- Giáo viên gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để học sinh không kể chuyện lạc đề. 
- Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. 
- Cho 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1,2,3) 
- Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 1
Giáo viên gợi ý: có 2 truyện vốn đã có trong SGK Tiếng Việt (Ở Vương quốc Tương Lai, Ba điều ước). Ngoài ra còn có thêm các truyện như: Lời ước dưới trăng, Vào nghề, Đôi giày ba tanh màu xanh, Điều ước của vua Mi-đát... 
- Giáo viên khuyến khích học sinh kể những câu chuyện không có trong SGK để được cộng thêm điểm.
+ Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay một ước mơ viển vông, phi lí? Nói tên truyện mà em lựa chọn.
- Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 2,3.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh khi kể chuyện phải có đầu có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. với những chuyện khá dài học sinh có thể chỉ kể 1,2 đoạn.
b) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. 
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
3.Củng cố –Dặn dò:
- Vừa rồi chúng ta kể câu chuyện gì?
- Em hãy nêu cho biết nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị chuyện tiếp theo.
- HS kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1,2,3) 
- Học sinh đọc thầm lại gợi ý 1
Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi
+ Tôi muốn kể câu chuyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Truyện nói về ước mơ một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm đáng thương. Mẹ tôi đã khóc khi nghe tôi kể câu chuyện này.
- Học sinh đọc thầm lại gợi ý 2,3.
- Học sinh lưu ý.
- Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp. 
- Cùng giáo viên nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Ngày soạn : 04/10/2014
Ngày dạy : Thứ tư 15/10/2014
Tập đọc
Tiết : 16 ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
 Theo Hàng Chức Nguyên
I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng).
Hiểu ND :Chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu rất xúc động vui sướng đến lớp với dôi giầy được thưởng .( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS :Qua sự quan tâm của chị phụ trách đối với cậu bé sống lang thang 
 - Giáo dục cho học sinh biết quan giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. (trực tiếp) 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Giấy khổ to, bút dạ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1 – Khởi động :
2 - Kiểm tra bài cũ : Nếu chúng mình có phép lạ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3- Dạy bài mới :
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Bài đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết chị phụ trách Đội trong truyện bằng tình thương yêu và sự quan tâm đến ước mơ của một cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui , sự tin yêu trong buổi đầu cậu đến lớp.
b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn 
- Giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm , ngắt nghỉ hơi cho 
- Đọc diễn cảm cả bài.
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : Từ đầu đến của các bạn tôi.
- Nhân vật “tôi “ là ai ?
- Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì ?
- Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ?
- Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không ?
* Đoạn 2 : Phần còn lại
- Chị phụ trách Đội được giao việc gì ?
- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ?
- Vì sao chị biết điều đó ? 
- Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp ?
- Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó ?
- Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ?
d - Hoạt động 4 :Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng một số câu văn.
4 - Củng cố – Dặn dò
- Nêu ý chính của bài ?
- KNS : Giáo dục cho học sinh biết quan giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị : Thưa chuyện với mẹ.
- HS đọc TL và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi và ghi tựa bài vào vở.
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Là một chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong.
- Có một đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh ho chị.
- Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng , dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
- Không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đôi giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn , các bạn sẽ nhìn thèm muốn.
- Vận động Lái, một cậu bé nghèo sống lang thangtrên đường phố, đi học.
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.
- Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.
- Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp.
- Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước đôi giày ba ta màu xanh hệt như Lái.
 Chị muốn mang lại niềm vui cho Lái.
 Chị muốn Lái hiểu chị yêu thương Lái, muốn Lái đi học.
- Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân. Ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đao vào cổ, nhảy tưng tưng.
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Chị phụ trách có tấm lòng nhân hậu , hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học , làm cậu rất xúc động , vui dướng vì được hưởng đôi giày mơ ước trong buổi đến lớp đầu tiên .
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
Tiết : 38 LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.Bài tập cần làm : bài 1( a,b); 2 ;4
II.CHUẨN BỊ:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Yêu cầu học sinh tìm hai số biết tổng là 24 và hiệu của chúng là 6
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 	
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập 
 3.2/ Thực hành
Bài tập 1: (a, b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài, xác định tổng, hiệu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp
- Nhận xét, sửa bài vào vở
c) Số bé là: (325 – 99) : 2 = 113
 Số lớn là:( 325 + 99) :2 = 212.
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm bài
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Bài toán thuộc dạng nào?
 + Tổng là bao nhiêu?
 + Hiệu là bao nhiêu?
 + Hai số là gì?
- Giáo viện vừa hỏi vừa ghi tóm tắt.
- Mời học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 4:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
3.3/ Củng cố:
- Nêu quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
3.4/ Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Hát tập thể
- HS lên bảng sửa bài và nêu.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là:
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh nêu kết quả trước lớp
- Nhận xét, sửa baì vào vở
a) Số bé là: (24 – 6) : 2 = 9
 Số lớn là:( 24 + 6) :2 = 15.
b) Số bé là: (60 – 12) : 2 = 24
 Số lớn là:( 60 + 12) :2 = 36.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, ghi tóm tắt và giải vào vở
Bài giải
 Số tuổi của chị là:
 ( 36 + 8) :2 = 22 (tuổi)
 Số tuổi của em là:
	 	22 – 8 = 14 (tuổi)
 ĐS: chị 22 tuổi; 
 em :14 tuổi.
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, sửa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, tóm tắt 
- Học sinh làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 Bài giải
 Số sản phẩm do phân xưởng thứ nhất sản xuất là:
 (1200 - 120) : 2 = 540 (sản phẩm)
 Số sản phẩm do phân xưởng thứ hai sản xuất là:
 540 + 120 = 660 (sản phẩm)
 ĐS: 540 sản phẩm; 
 : 660 sản phẩm
- Học sinh nêu trước lớp
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn
Tiết : 15 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết được câu mở bài cho các đoạn văn 1, 3, 4 ( ở tiết TLV tuần 7) – ( bT1) ; nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn ( BT2 giảm tải). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian ( BT3).
- HS khá , giỏi : Thực hiện được đầy đủ các yêu cầu của BT 1trong SGK.
KNS: - Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
 - Thể hiện sự tự tin.
 - Xác định giá trị
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung bốn đoạn văn (mở đầu, diễn biến, kết thúc). Viết 1-2 câu phần Diễn biến, Kết thúc. Viết đầy đủ, in đậm hay gạch dưới bằng bút đỏ những câu mở đầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Kiểm tra 2-3 học sinh đọc bài viết phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ em đước bà tiên cho 3 điều ước.
- Gv nhận xét ghi điểm.
 B. Bài dạy mới:
 1- Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu bài học.
 2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài tập 1:
KNS: - Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Dán tranh minh họa truyện Vào nghề, yêu cầu học sinh mở SGK, tuần 7 tr 73,74, xem lại nội dung BT2, xem lại bài đã làm trong vở.
- Cho học sinh làm bài - mỗi em đều viết lần lượt 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn.
- GV nhận xét
*Bài tập 3:
KNS:- Thể hiện sự tự tin.
 - Xác định giá trị
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu của bài:
+ Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt và các bài Kể chuyện.
+ Khi kể, các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của sự việc.
- Cho 1 số học sinh nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Cho học sinh thi kể chuyện.
- Cùng cả lớp nhận xét, và đưa ra kết luận.
* Quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có đúng là được kể theo trình tự thời gian không.
3. Củng cố –Dặn dò:
- Vừa rối chúng ta học bài gì?
- Em hãy nêu cho biết nội dung của bài.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
Về nhà viết lại những bài chưa đạt, chuẩn bị bài tiếp theo
- HS trả lời.
- HS đọc bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Họ

File đính kèm:

  • docGIAO AN 4 T789NH20142015.doc