Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ (tiết 1)
. Luyện đọc
- Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn
- Xin thần tha tội cho tôi/ Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống.
t rừng Tây Nguyên? + Chúng ta làm gì để bảo vệ rừng? 1. Khai thác sức nước - Tây Nguyên có nhiều sông - Sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh: chạy tua-bin sản xuất ra điện 2. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên - Rừng rậm nhiệt đới - Rừng khộp 4. Tổng kết- Củng cố (1- 2 phút): Khái quát ND bài. - Nhận xét, đánh giá giờ học. Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011 Chính tả (T.9) Nghe- viết: Thợ rèn I. MụC tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b, hoặc BT do GV soạn. II. Đồ DùNG DạY HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ,. . . 2. Học sinh: SGK, vở BT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút): Chuẩn bị sách vở 2. Bài cũ ( 2-3 phút): HS viết: đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu, khiêng vác. 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a) Hướng dẫn HS nghe - viết - GV đọc toàn bài thơ Thợ Rèn - Cho HS đọc thầm bài thơ và trả lời: + Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? (Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.) - HS đọc thầm bài, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích. - Luyện viết một số từ trọng yếu - HS nêu quy tắc viết chính tả của bài này. (Ghi tên bài thơ giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu dòng nhớ viết hoa, có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ. ) - GV đọc từng câu, từng bộ phần ngắn trong câu cho HS viết. * GV chấm bài và sửa lỗi b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 và tự làm vào vở BT, HS nêu miệng kết quả. GV nêu nhận xét và ghi lên bảng. 1. Luyện viết - trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch 2. Luyện tập Bài tập 2 a). Từ cần điền: năm, le te, lập loè, lưng, làn, lóng lánh, loe. b). Từ cần điền: nguồn, muống, dầm tương, xuống vực, uốn, chuông 4. Tổng kết - Củng cố ( 1- 2 phút): Khái quát ND bài. Nhận xét đánh giá giờ học. Toán (T.42) Hai đường thẳng song song I. MụC TIÊU : - Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song. - HS nhận biết được hai đường thẳng song song. II. Đồ DùNG DạY HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, thước métTHTH 2016- Êke 2. Học sinh: SGK, vở êke có 1 góc vuông III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Bài cũ (2-3 phút): Hai đường thẳng vuông góc 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a) Giới thiệu hai đường thẳng song song - GV vẽ một hình hình chữ nhật (ABCD) lên bảng. Kéo dài về hai phía cạnh đối diện nhau (chẳng hạn AB và DC). Tô màu hai đường kéo dài này và cho HS biết: “Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau.” -Tương tự kéo dài hai cạnh AD và BC về hai phía ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau. - GV cho HS nhận thấy: “Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau”. - Cho HS liên hệ ngoài thực tế những vật có hai đường thẳng song song với nhau. (VD: hai song sắt, hai cạnh quyển vở, hai cạnh đối diện của bảng đen, các chấn song cửa sổ) - GV vẽ hình ảnh hai đường thẳng song song, chẳng hạn AB và DC (như hình vẽ) để HS quan sát và nhận dạng hai đường thẳng song song một cách trực quan. b) Thực hành Bài tập 1: HS đọc, nêu yêu cầu. - HS quan sát hình trong SGK, nêu miệng. Bài tập 2: HS đọc đề bài, - GV cho HS nêu tên các cặp cạnh đó: Bài tập 3 (a): Tiến hành tương tự như bài tập 2 1. Hai đường thẳng song song A B C D - Kéo dài hai cạnh đối diện (AB, CD) ta được hai đường thẳng song song. - Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau. a b 2. Thực hành Bài 1. HS nhận dạng hai đường thẳng song song Các cặp cạnh song song với nhau trong hình chữ nhật ABCD là: AB và DC; AD và BC. Các cặp cạnh song song với nhau trong hình vuông MNPQ là: MN và QP; MQ và NP. Bài 2. Củng cố kĩ năng nhận dạng hai đường thẳng song song. Các cạnh song song với BE là AG và CD. Bài 3. Củng cố, NC kĩ năng nhận dạng hai đường thẳng song song. a) Cặp cạnh song song với nhau trong hình MNPQ là: MN và QP. Cặp cạnh song song với nhau trong hình DEGHI là: DI và GH. b) Cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình MNPQ là: MN và MQ; MQ và QP. Cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình DEGHI là: DE và EG; DI và IH; IH và HG. (HS khá, giỏi) 4. Tổng kết - Củng cố (1phút): Khái quát nội dung. 5. Dặn dò (1phút): Nhận xét giờ học. HD về nhà, chuẩn bị giờ sau. Luyện từ và câu (T.17) Mở rộng vốn từ: Ước mơ I. MụC tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3); nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5 a, c). Khụng làm bài tập 5 II. Đồ DùNG DạY – HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, Từ điển Tiếng Việt. 2. Học sinh: SGK, vở BT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Bài cũ (2-3 phút): HS nêu nội dung cần ghi nhớ trong bài ở tuần 8. 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu, sau đó cho cả lớp đọc thầm và tìm từ đồng nghĩa với ước mơ, ghi vào sổ tay từ ngữ. - HS phát biểu ý kiến và GV giải nghĩa từ Bài tập 2. HS đọc nêu yêu cầu - HS tra từ điển, thảo luận nhóm 2 ghi vào vở BT sau đó đại diện nhóm nêu miệng, GV nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài. - HS tự làm bài vào vở,GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Bài tập 4: GV nêu yêu cầu Cho HS làm việc theo cặp trao đổi với nhau, nêu miệng. GV nhận xét Bài tập 1. Từ đồng nghĩa với ước mơ: - Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai - Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai Bài tập 2. Tìm thêm từ đồng nghĩa với ước mơ: - ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng - mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng Bài tập 3. - Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng. - Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ. - Đánh giá thấp: ước mơ viễn vong, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Bài tập 4. - Ước mơ được đánh giá cao là ước mơ làm những việc chó ích cho mọi người: làm bác sĩ, kĩ sư, phi công - Ước mơ được đánh giá không cao là ước mơ giản dị có thể thực hiện được như ước mơ có truyện để đọc, có xe đạp để đi, - Ước mơ bị đánh giá thấp là những ước mơ phi lí không thực hiện được như: ước mơ viễn vong lòng tham không đáy 4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. Nhận xét giờ học Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011 Kể chuyện (T.9) Kể lại câu chuyện: “ đồng tiền vàng” ( Tuần 5 sách thực hành) I. MụC TIÊU - HS kể được một câu chuyện về sự trung thực, biết tôn trọng lời hứa của cậu bé trong truyện. II. Đồ DùNG DạY – HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, 2. Học sinh: SGK, vở BT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Bài cũ (2-3 phút): HS kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp, nói ý nghĩa câu chuyện. 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a) GV nêu yêu cầu,Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu b) Gợi ý kể chuyện * - HS đọc truyện - Nêu các ý chính của các đoạn - Tìm hiểu ND truyện ( STH) * Đặt tên cho câu chuyện c) Thực hành kể chuyện * Kể chuyện theo cặp: Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện Đồng tiền vàng. *Thi kể chuyện trước lớp: Cho vài HS tiếp nối nhau thi kể và cho lớp nhân xét. - HS đặt câu hỏi để hỏi nhau về ND chuyện - GV góp ý về cách dùng từ đặt câu và bình chọn . . . . . Đề bài ( SGK) Em hãy kể lại câu chuyện : Đồng tiền vàng ( STH Tuần 5) và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. * Tiêu chí dánh giá: - Nội dung: - Cách kể: - Dùng từ, giọng kể,. . . 4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. Nhận xét giờ học Tập đọc (T.18) Điều ước của vua Mi-đát Theo Thần thoại Hi lạp (Nhữ Thành dịch) I. MụC tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật (lời xin, khẩn cầu của Mi-đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt). - Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. (Trả lời các CH trong SGK) II. Đồ DùNG DạY – HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, 2. Học sinh: SGK, III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Bài cũ (2-3 phút): Hai HS tiếp nối nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ. Sau đó trả lời các câu hỏi SGK. 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a) Luyện đọc - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt) + Đoạn1: Từ đầu đến sung sướng hơn thế nữa. + Đoạn 2: Tiếp theo đến cho tôi cuộc sống. + Đoạn 3: Phần còn lại. - GV viết bảng để giúp HS phát âm chính xác những tên riêng nước ngoài và giúp HS hiểu nghĩa các từ phép mầu, quả nhiên; phán (vua chúa truyền bảo hay ra lệnh); khủng khiếp (hoảng sợ ở mức cao) - HS luyện đọc theo cặp. - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Đoạn 1: HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: + CH1. Vua Mi – đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? (Xin thần làm cho một vật mình chạm vào đều biến thành vàng) + Theo em vì sao vua Mi-đát ước như vậy? (Vì ông là một người tham lam) + CH2. Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt như thế nào? (Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời) * Đoạn 2. HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: +CH3. Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lại điều ước? (Vì nhà vua đã nhận tra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống được gì – tất cả các thức ăn, thức uống đều biến thành vàng, mà con người thì không thể ăn vàng được) * Đoạn 3. HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: + CH4. Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? (Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.) (+) Nội dung bài? c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - 3 HS đọc nối tiếp bài, xác định giọng đọc bài - Giáo viên cho HS đọc theo tốp 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai của 3 nhân vật, giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài, uốn nắn về cách đọc. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai. - HS luyện đọc trong nhóm ba. - Thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét: + Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? (Người nào có lòng tham vô đáy như vua Mi-đát thì không bao giờ hạnh phúc, ta đừng tham lam ao ước chuyện dại dột. Ước muốn kì quái không bao giờ mang lại hạnh phúc.) I. Luyện đọc - Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn - Xin thần tha tội cho tôi/ Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống. II. Tìm hiểu bài 1. Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện - Mọi vật vua chạm vào đều biến thành vàng - tưởng mình sung sướng nhất 2. Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước - Không ăn, không uống được gì. 3. Vua Mi-đát rút ra bài học quý * Nội dung : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người III. Luyện đọc diễn cảm “ Mi-đát bụng đói . . . bằng ước muốn tham lam” 4. Tổng kết - Củng cố (1- 2 phút): HS đọc diễn cảm bài. Qua câu chuyện em rút ra bài học gì? 5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét đánh giá giờ học. Hướng dẫn chuẩn bị giờ sau. Toán (T.43) Vẽ hai đường thẳng vuông góc I. MụC tiêu: - Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - HS vẽ được đường cao của hình tam giác. II. Đồ DùNG DạY – HọC: 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, THTH 2016 ê ke 2. Học sinh: SGK, vở, Thước kẻ và ê ke III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Bài cũ (2-3 phút): Hai đường thẳng như thế nào thì vuông góc với nhau? 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a). HD vẽ hai đường thẳng vuông góc *Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. - GV nêu bài toán và hướng dẫn thực hiện vẽ trên bảng (theo từng bước vẽ như SGK). * Giới thiệu đường cao của hình tam giác: - GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng, nêu bài toán: Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC. Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H. - HS vẽ vào giấy nháp. GV vẽ lại trên bảng. - GV tô màu đường thẳng AH ( từ A đến H), giới thiệu: Đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC (*) Độ dài của đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC + Vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C? + Một hình tam giác có mấy đường cao? b). Thực hành: Bài tập 1: HS đọc, nêu yêu cầu - HS tự vẽ đường thẳng AB qua E và vuông góc với đường thẳng CD trong 3 trường hợp, nhận xét. Bài tập 2: GV nêu yêu cầu - HS vẽ bằng chì vào SGK Bài tập 3 (HS khá, giỏi làm thêm). HD tương tự 1. Vẽ đường thẳng đi qua điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước. - Điểm E nằm trên đường thẳng AB (như SGK) - Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB ( SGK) A B C H * Giới thiệu đường cao của tam giác 2. Thực hành Bài 1. Thực hành vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước. Bài 2. Thực hành vẽ đường cao của tam giác Bài 3. Rèn kĩ năng vẽ đường thẳng vuông góc đi qua 1 điểm cho trước 4. Tổng kết – Củng cố (1-2 phút): Khái quát ND bài. Nhận xét giờ học Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011 Tập làm văn (T.17) Luyện tập phát triển câu chuyện I. MụC tiêu: - Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian. II. Đồ DùNG DạY – HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, Tranh minh họa 2. Học sinh: SGK, vở, III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút): Chuẩn bị sách vở 2. Bài cũ (2-3 phút): HS kể “ở vương quốc Tương Lai” theo trình tự không gian. 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp Bài tập 1: - Cho HS nói tiếp nhau đọc văn bản kịch - GV đọc diễn cảm và nêu câu hỏi: + Cảnh 1 có những nhân vật nào? (Người cha và Yết Kiêu) + Cảnh 2 có những nhân vật nào? (Nhà vua và Yết Kiêu) + Yết Kiêu là người như thế nào? (Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc) + Cha Yết Kiêu là người như thế nào? (Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc.) + Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào? (Theo trình tự thời gian) Bài tập 2: HS tìm hiểu yêu cầu đề bài - GV treo bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn trên bảng lớp, nêu câu hỏi: +Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào? (Theo trình tự không gian) - Cho một HS giỏi làm mẫu chuyển thể loại lời thoại từ ngôn ngữ sang lời kể. - GV nhắc nhở HS: Để chuyển thể loại trích đoạn kịch trên thành câu chuyện hấp dẫn, cần hình dung thêm động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ của các nhân vật. + Có 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh đầu của vở kịch. + Từ đoạn văn trước đến đoạn sau cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn. - HS thực hành kể. - Cho HS thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chon bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn nhất. Bài tập 1. Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản kịch - Cảnh 1: người cha và Yết Kiêu - Cảnh 2: nhà vua, Yết Kiêu * Yết Kiêu: một người yêu nước * Kể theo trình tự thời gian Bài tập 2. Kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý SGK - Tìm hiểu yêu cầu - Lưu ý khi kể - HS thực hành kể chuyện - Thi kể trước lớp 4. Tổng kết- Củng cố ( 1- 2 phút): Khái quát ND bài. 5. Dặn dò ( 1 phút): Nhận xét đánh giá giờ học. Hướng dẫn chuẩn bị giờ sau Toán (T.44) Vẽ hai đường thẳng song song I. MụC tiêu: - Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke). - HS thực hành vẽ được hai đường thẳng song song. II. Đồ DùNG DạY – HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, thước kẻ và ê ke- THTH 2016 2. Học sinh: SGK, vở, thước kẻ và ê ke III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút): chuẩn bị sách 2. Bài cũ (2-3 phút): HS nêu cách vẽ và vẽ hai đường thẳng vuông góc. 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a) Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. - GV nêu bài toán và hướng dẫn thực hiện vẽ trên bảng( theo từng bước vẽ như SGK). - GV cho HS liên hệ với hình ảnh hai đường thẳng song song (AB và DC) cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba (AD) ở hình chữ nhật trong bài. b) Thực hành: Bài tập 1: HS đọc, nêu yêu cầu BT - GV cho HS tự vẽ đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD. - GV nêu nhận xét. Bài tập 2 (HS khá, giỏi làm thêm): - GV cho HS vẽ đường thẳng AX qua A và song song với BC, đường thẳng CY qua C và song với AB ( theo cách vẽ như trong SGK). - Trong tứ giác ADCB có cặp cạnh AD và BC song song với nhau; cặp cạnh AB và CD song song với nhau. Bài tập 3: - Câu a: HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD (cách vẽ như SGK ) - Câu b: Dùng ê ke để kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông. (Tứ giác ABED có 4 góc vuông) 1. Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước. (Trình tự các bước vẽ như SGK) M E C D N A B 2. Thực hành Bài tập 1. Thực hành vẽ đường thẳng đi qua điểm M và song song với với đường thẳng CD cho trước Bài tập 2. Củng cố NC kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song Bài tập 3. Rèn kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song và biết dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. 4. Tổng kết - Củng cố (1- 2 phút): Khái quát ND bài. Nhận xét đánh giá giờ học. Luyện từ và câu (T.18) Động từ I. MụC TIÊU - HS hiểu được thế nào là động từ (từ chỉ hoạt động, trạng thái sự vật: người, sự vật, hiện tượng). - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III) II. Đồ DùNG DạY – HọC 1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ ghi đoạn văn ở bài tập III. 2b. 2. Học sinh: SGK, vở BT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút): Chuẩn bị sách vở 2. Bài cũ (2-3 phút): Thế nào là danh từ? VD? 3. Bài mới (35 phút): Giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung và phương pháp a) Phần nhận xét: - HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2. +Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở bài tập 1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, tìm các từ theo yêu cầu của bài tập 2 rồi ghi vào VBT. - HS nêu miệng, GV nhận xét và chốt: - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì? b) Phần ghi nhớ: HS đọc thầm, thuộc. c) Phần luyện tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của đề bài, viết nhanh ra nháp tên các hoạt động mình thường làm ở trường và ở nhà. Gạch dưới động từ trong các từ chỉ hoạt động đó. Bài tập 2: HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm việc cá nhân , gạch dưới các động từ có trong đoạn văn bằng viết chì. Sau đó cho HS nêu kết quả, GV nhận xét và ghi kết quả lên bảng. Bài tập 3: - GV tổ chức cho HS trò chơi “Xem kịch câm” - Cho HS đọc yêu cầu của đề và nguyên tắc chơi - HS chơi thử, thi đua nhau chơi. I. Nhận xét Bài tập 1, 2: +Các từ chỉ hoạt động: nhìn, nghĩ, thấy. +Các từ chỉ trạng thái: đổ, bay. II. Ghi nhớ: ( SGK) III. Luyện tập Bài tập 1. - HĐ ở nhà: đánh răng, rửa mặt, quét nhà, tưới cây, . . . . - HĐ ở trường: học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách,. . Bài tập 2. a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn. b). mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt thành, tưởng, có. Bài tập 3. Trò chơi “Xem kịch câm” 4. Tổng kết - Củng cố (1- 2 phút): Khái quát ND bài. 5. Dặn dò (1 phút): Nhận xét đánh giá giờ học. Hướng dẫn chuẩn bị giờ sau Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2011 Tập làm văn (T.18) Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. MụC TIÊU - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi đạt mục đích. - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. II. Đồ DùNG DạY –HọC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, 2. Học sinh: SGK, vở BT III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 1. ổn định tổ chức (1 phút): chuẩn bị sách vở 2. Bài cũ ( 2-3 phút): kể miệng vở kịch Y
File đính kèm:
- bai soan tuan 9.doc