Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Sầu riêng

- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước; bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

 - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Tranh minh hoạ truyện.

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Sầu riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
SẦU RIÊNG.
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài có tác dụng gợi tả.
- Hiểu nội dung bài: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.
 II. Đồ dùng dạy học
- Ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3- 4’
2. Bài mới: 28 - 30’
 a. Giới thiệu chủ điểm và bài: Dùng tranh SGK.
- 2 HS đọc bài Bè xuôi sông La.
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Luyện đọc: HD chia 3 đoạn.
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn, luyện đọc từ, câu dài và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu đọc nhóm.
- GV đọc bài.
- 3 HS đọc, sửa phát âm và ngắt câu.
- 3 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Yêu cầu đọc đoạn 2 + thảo luận cặp câu hỏi 2 trong SGK.
- Đọc lướt bài, TLCH 3.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- HS trả lời dựa vào SGK. Nhận xét, bổ sung.
 + Trổ vào cuối năm,thơm ngát, màu trắng ngà,cánh hoa nhỏ như vảy cá
 + Trông như tổ kiến, gai nhọn dài, mùi thơm đậm bay ngào ngạt,vị béo ,ngọt
 + Khẳng khiu, cao vút, cành thẳng đuột, lá như héo,...
 - HS tìm trong đoạn 1, 3: câu đầu và cuối đoạn 1, đoạn 3.
- Trả lời như mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc nối tiếp, nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Nêu cách đọc, cách nhấn giọng, nghỉ hơi hợp lí.
- Đọc diễn cảm theo cặp. 
- 2, 3 HS đọc. Nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’
 - Nhắc lại nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị bài Chợ Tết.
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
CHỢ TẾT
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.
- Học thuộc một số câu thơ yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3-4’ 
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: Dùng tranh SGK
- 2 HS đọc bài Sầu riêng, TL câu hỏi về nội dung.
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:
- HD chia 4 đoạn.
- Đọc nối tiếp lần1.
- 4 HS đọc, sửa phát âm và luyện câu khó.
- Đọc nối tiếp lần 2 
- 4 HS đọc, nêu nghĩa từ chú giải.
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt bài + TLCH 1. 
- Yêu cầu đọc khổ thơ 2, 3 + TLCH 2, 3.
- Liên hệ cảnh chợ Tết ở quê em.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài + TLCH 4.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
-HS trả lời dựa vào SGK . Nhận xét.
+ Mặt trời lên làm đỏ dần dải mây trắng và làn sương sớm, núi uốn mình
 + Thằng cu chạy lon xon,cụ già chống gậy đi lom khom,cô gái cười e thẹn 
 + Ai cũng vui vẻ, tưng bừng ra chợ Tết
 + Màu sắc: Trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, trắng, vàng, tía, son.
- HS tự nêu như mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc lại bài
- 4 HS đọc, nêu cách đoc diễn cảm
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2, 3 .
- Yêu cầu học thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- HS nêu cách đọc và đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp. Nhận xét.
- HS tự nhẩm.
- Một số HS thi đọc, nhận xét.
3.Tổng kết bài:1’ 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài Hoa học trò.
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010 (4A, 4B, 4C)
CHÍNH TẢ
NGHE- VIẾT: SẦU RIÊNG.
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích. Viết sạch sẽ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 3 kết hợp đọc bài văn sau khi đã điền hoàn chỉnh.	
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 2- 3’
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Viết : rực rỡ, rắn chắc, duyên dáng.
 + Hoa sầu riêng đẹp như thế nào?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung về chữ viết, trình bày, sửa lỗi HS thường mắc.
- HS đọc đoạn chính tả.
- HS nêu nội dung đoạn chính tả.
- HS đọc thầm bài, tìm từ khó viết, dễ lẫn.
- Viết từ khó ra bảng con, bảng lớp. Nhận xét, sửa sai.
- HS viết bài..
- HS đổi vở soát dấu câu, lỗi chính tả trong bài.
- HS tự chữa lỗi (nếu có).
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm nháp, ghi các từ cần điền theo thứ tự.
- GV kết luận thứ tự điền đúng : Nắng, trúc, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức
*/ HS nêu yêu cầu bài, đọc đoạn văn.
- Một HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại bài đã điền.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
CON VỊT XẤU XÍ.
I. Mục tiêu: 
	- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước; bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
	- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh minh hoạ truyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 4 - 5’
2. Bài mới: 28- 30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. GV kể chuyện:
- Kể chuyện đã chứng kiến về người có tài hoặc sức khỏe.
- GV kể lần 1 kết hợp nêu chú giải.
- GV kể lần 2 kết hợp dùng tranh minh họa.
- HS nghe kể chuyện.
 c. Hướng dẫn HS thực hiện bài tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS trao đổi cặp tìm sắp xếp thứ tự đúng của tranh theo nội dung truyện.
- GV nhận xét, chốt thứ tự đúng: 2-1-3-4.
Bài 2, 3, 4: 
- Kể chuyện theo cặp.
- Thi kể chuyện trước lớp.
 + Nhà văn muốn nói gì với các em qua câu chuyện này ?
+ Em thấy thiên nga có tính cách gì đáng quý ?
- GV nhận xét, biểu dương những em kể hay.
*/ HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cùng bạn.
- Nêu kết quả làm việc.
*/ HS đọc yêu cầu của bài.
- HS kể chuyện trong nhóm, kể từng đoạn theo tranh, kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của chuyện. Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể trước lớp .
- Một số nhóm kể theo đoạn.
- Vài em kể toàn bộ câu chuyện.
+ Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác
 + Hiền hậu, yêu thương người khác, biết ơn người nuôi dưỡng mình
- Lớp nhận xét, chọn người kể hay nhất
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS nhắc lại nội dung truyện.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau :Truyện đã nghe đã đọc ca ngợi cái đẹp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn; viết được đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có câu kể Ai thế nào?
- HS khá giỏi: viết được đoạn văn có 2- 3 câu theo mẫu Ai thế nào?.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các câu kể phần Nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ 
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Nêu ghi nhớ câu kể Ai thế nào?.
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV nhận xét, kết luận: Các câu 1, 2, 4, 5.
là câu kể Ai thế nào ?
 Bài 2:
- Yêu cầu HS xác định CN các câu vừa tìm.
- Chốt lại : Các CN: Hà Nội ; Cả một vùng trời; Các cụ già; Những cô gái thủ đô.
Bài 3:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp.
- GV chốt như SGK.
*/ HS đọc đoạn văn
- HS tìm câu kể Ai thế nào? có trong đoạn, nêu miệng. Nhận xét.
*/ HS nêu đầu bài.
- HS làm nháp, 1 em làm trên bảng phụ.
- Chữa, nhận xét.
 - HS trao đổi dựa vào kết quả BT2, phát biểu.
 c. Ghi nhớ:
 + CN trong câu kể Ai thế nào? biểu thị điều gì? do từ ngữ nào tạo thành?
- Nêu ghi nhớ. Lấy ví dụ vài câu Ai thế nào? và xác định VN.
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chốt bài làm đúng: a) Các câu 3, 4, 5, 6, 8.
 là câu kể Ai thế nào ?
b)Xác định chủ ngữ:
Màu vàng trên lưng chú; Bốn cái cánh; Cái đầu, hai con mắt; Thân chú; Bốn cánh.
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm vở, chỉ cần trong đoạn có dùng câu kể Ai thế nào?.
- Chấm điểm một số bài, khen những HS viết tốt.
*/ 2 HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- HS làm bài, 1 em làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài.
- HS làm bài, 1 em viết bảng phụ.
- HS nối tiếp đọc bài, chữa bài trên bảng, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Mở rộn vốn từ: Cái đẹp.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP.
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: 
Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học.
Bước đầu biết làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp.
II. Đồ dùng dạy học. 
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Nêu ghi nhớ bài Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Bài 1:
- GV yêu cầu làm nhóm bàn.
- GV nhận xét, chốt từ ngữ đúng
a) Từ tả vẻ đẹp của con người: đẹp, xinh, xinh tươi, xinh xắn, lộng lẫy, thướt tha,.
 b)Từ tả nét đẹp tâm hồn, tính cách: thuỳ mị, dịu dàng, lịch sự, đôn hậu, tế nhị, ...
Bài 2: 
- Tiếp tục cho HS làm nhóm bàn.
a) Các từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên,cảnh vật: tươi đẹp, sặc sỡ, tráng lệ, huy hoàng, hùng vĩ, diễm lệ,
b)Từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người: xinh xắn, lộng lẫy, rực rỡ,
Bài 3: 
- Yêu cầu làm miệng.
- Đánh giá, khen những HS đặt câu đúng.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS làm vở.
- Gọi HS đọc bài đã điền.
- GD HS viết cẩn thận, chữ đẹp.
*/ HS đọc nội dung bài tập.
- HStìm và ghi các từ ngữ theo yêu cầu của bài, 1 nhóm ghi bảng.
- Trưng bày bảng, nhận xét , bổ sung.
*/ HS nêu yêu cầu bài tập.
- - HStìm và ghi các từ ngữ theo yêu cầu của bài, 1 nhóm ghi bảng.
- Trưng bày bảng, nhận xét , bổ sung.
*/ HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp đặt câu. Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 1- 2’
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Dấu gạch ngang.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI.
I. Mục tiêu: HS:	
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
	Ghi lại được các ý quan sát một cây em thích theo một trình tự nhất định.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
Ảnh một số loài cây.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nêu dàn ý bài văn tả cây cối.
Bài 1:
- Chia nhóm 4, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 
- Giúp các nhóm làm việc
- Nhận xét, chốt ý đúng
a) Trình tự quan sát
 - Bài Cây gạo, Bãi ngô QS từng thời kì phát triển của cây. Bài Sầu riêng QS từng bộ phận của cây.
b) Sử dụng các giác quan: mắt, mũi, lưỡi, tai.
c) Các hình ảnh: 
+ So sánh:Hoa sầu riêng –hương cau, hương bưởi. Cánh hoa như vảy cá.Trái như tổ kiến...
+ Nhân hoá: Búp ngô non núp trong cuống lá.
 Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư...
d) Bài Bãi ngô, Sầu riêng tả một loài cây. Bài Cây gạo tả một cái cây cụ thể.
Bài 2:
- Treo ảnh một số loài cây. Yêu cầu HS quan sát một cây cụ thể có trồng ở khu vực trường.
- Nhận xét xem HS có quan sát đúng thực tế không? Trình tự hợp lí không? Sử dụng các giác quan nào?...
 */ 3 HS đọc bài Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận trả lời vào nháp, yêu cầu 2 nhóm ghi bảng phụ các ý trả lời a và b.
- Các nhóm trả lời, bổ sung.
*/ HS đọc yêu cầu bài.
- HS ghi lại những điều đã quan sát vào nháp.
- Trình bày kết quả quan sát. Nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI.
I. Mục tiêu: HS:	
- Nhận biết một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu.
- Viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây mà em yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
Ảnh một số loài cây.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nêu dàn ý bài văn tả cây cối.
Bài 1:
- Yêu cầu làm theo cặp.
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
a)Tả sự thay đổi màu sắc lá bàng qua 4 mùa.
b)Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
 + Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
+ Hình ảnh nhân hoá: Mùa đông, nó cau có, khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS chọn cây miêu tả: chỉ cần tả một bộ phận cây như lá, thân, gốc, ...
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm điểm một số bài.
- Khen đoạn viết hay.
 */ 2 em nối tiếp đọc nội dung 2 đoạn văn Lá bàng, Cây sồi già.
- HS đọc thầm, trao đổi, phát hiện điểm chú ý ở 2 đoạn văn.
- Các nhóm trả lời, bổ sung.
*/ HS đọc yêu cầu bài.
- HS chọn tả 1 bộ phận của cây mà em yêu thích.
 - Nêu miệng bộ phận em chọn. 
 - HS thực hành viết đoạn văn vào vở, bảng phụ.
 - Một số em đọc bài. Nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.

File đính kèm:

  • doctv 4 T 22.doc