Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

- HS thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Một số cặp cử đại diện kể trước lớp rồi nêu ý nghĩa của chuyện vừa kể hoặc trả lời câu hỏi của các bạn.

- Lớp nhận xét về nội dung, ý nghĩa, cách thể hiện.

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA.
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp Quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
 II. Đồ dùng dạy học
- Ảnh SGK.
III. Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3- 4’
2. Bài mới: 28 - 30’
 a. Giới thiệu bài: Dùng tranh SGK.
- 2 HS đọc bài Trống đồng Đông Sơn
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Luyện đọc: HD chia 2 đoạn.
- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn, luyện đọc từ, câu dài và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu đọc nhóm.
- GV đọc bài.
- 4 HS đọc, sửa phát âm và ngắt câu.
- 4 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn , trình bày tiểu sử Trần Đại Nghĩa.
- Yêu cầu đọc đoạn 2, 3 + TLCH 1, 2, 3 trong SGK.
- Đọc đoạn 4, thảo luận câu hỏi 4, 5.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- HS trả lời dựa vào SGK. Nhận xét, bổ sung.
 + Nghe theo tình cảm yêu nước, trở về phục vụ đất nước.
 + Nghiên cứu, chế ra vũ khí lớn diệt giặc
 + Xây dựng nền khoa học trẻ nước ta.
 + Ông được phong hàm Thiếu tướng, giáo sư, Anh hùng Lao động, giải thưởng HCM
 + Ông yêu nước, ham học hỏi, say mê nghiên cứu
 - Trả lời như mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc nối tiếp, nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Nêu cách đọc, cách nhấn giọng, nghỉ hơi hợp lí.
- Đọc diễn cảm theo cặp. 
- 2, 3 HS đọc. Nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’
 - Nhắc lại nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị bài Bè xuôi sông La.
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
BÈ XUÔI SÔNG LA
I. Muc tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.
- Học thuộc một đoạn thơ trong bài.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3-4’
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: Dùng tranh SGK
- 2 HS đọc bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, TL câu hỏi về nội dung.
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc nối đoạn lần 1 .
- 3 HS đọc nối tiếp, luyện phát âm.
- Đọc nối tiếp lần 2 . 
- 3 HS đọc, nêu nghĩa từ chú giải.
- Luyện đọc theo cặp. 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS khổ thơ 1, 2 + TLCH 1, 2.
- Liên hệ, GD HS yêu cảnh đẹp quê hương.
-HS trả lời dựa vào SGK .
- Nhận xét.
- Yêu cầu khổ thơ 3 + TLCH 3, 4 SGK.
3. Tác giả mơ tưởng đến ngày mai những bè gỗ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
4. Tài trí, sức mạnh của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước bất chấp bom đạn kẻ thù.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GD sự cảm phục về tài năng, sức mạnh của con người.
- HS tự nêu
Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài
- 3 HS đọc, nêu cách đọc diễn cảm bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ 2. 
- HS nêu cách đọc và đọc theo cặp
- 2 – 3 em thi đọc trước lớp. Nhận xét.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng.
- Đánh giá, nhận xét
- HS tự nhẩm từng khổ, cả bài.
- 2 HS thi đọc thuộc lòng. Nhận xét.
3.Tổng kết bài:1’ 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị giờ sau Sầu riêng.
CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI.
I. Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ 5 chữ. Viết sạch sẽ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 3 kết hợp đọc bài văn sai khi đã điền hoàn chỉnh.	
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 2- 3’
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Viết : sáng chế, săm, lốp.
 + Bốn khổ thơ nói lên điều gì?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày các khổ thơ 5 chữ.
- Yêu cầu HS viết bài.
- Yêu cầu HS soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung về chữ viết, trình bày, sửa lỗi HS thường mắc.
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ 1, 2, 3, 4 bài Chuyện cổ tích về loài người.
- HS nêu nội dung đoạn chính tả.
- HS đọc thầm bài, tìm từ khó viết, dễ lẫn.
- Viết từ khó ra bảng con, bảng lớp. Nhận xét, sửa sai.
- HS tự nhớ viết.
- HS đổi vở soát dấu câu, lỗi chính tả trong bài.
- HS tự chữa lỗi (nếu có).
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm nháp, ghi các từ cần điền theo thứ tự.
- GV kết luận bài làm đúng : Dáng thanh, thu dần, một điểm, rắn chắc, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn. 
*/ HS nêu yêu cầu bài, đọc đoạn văn.
- Một HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại bài đã điền.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào gợi ý SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến, tham gia ) nói về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Truyện về người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
- HS kể chuyện đã nghe, đã đọc giờ trước.
*/ Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài.
*/ Hướng dẫn chọn truyện phù hợp với đề bài.
 + Người em chọn kể là ai ?
 + Người em chọn kể ở đâu ?
 + Người ấy có tài gì ?
*/ Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện.
- Kể chuyện theo cặp:
- Thi kể chuyện trước lớp:
 + Câu chuyện em kể có ý nghĩa gì ?
- Cho HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất, người có câu chuyện hay nhất.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- 3 em lần lượt đọc 3 gợi ý. 
- HS trả lời các câu hỏi và giới thiệu cho cả lớp câu chuyện mình chọn, nêu rõ câu chuyện nói về người có khả năng hay sức khỏe đặc biệt.
- Đọc lại gọi ý 3.
- HS thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Một số cặp cử đại diện kể trước lớp rồi nêu ý nghĩa của chuyện vừa kể hoặc trả lời câu hỏi của các bạn.
- Lớp nhận xét về nội dung, ý nghĩa, cách thể hiện.
3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau: Con vịt xấu xí.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết câu kể Ai thế nào?
- Xác định bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?(BT2)
- HS khá giỏi: Viết được đoạn văn có 2 – 3 câu kể theo BT2.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các câu kể phần Nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ 
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Nêu ghi nhớ câu kể Ai làm gì?.
Bài 1, 2:
- Yêu cầu HS gạch dưới từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
 - GV chốt lời giải đúng. Lưu ý: câu 3, 5, 7 là câu Ai làm gì?
 Bài 3:
- Gọi HS đặt câu hỏi miệng, GV ghi bảng. 
- Chốt lại : các câu hỏi có từ thế nào? 
Bài tập 4, 5:
- GV gọi từng HS tìm từ ngữ, đặt câu cho các từ ngữ đó.
- GV chốt lời giải đúng, cho HS thấy câu hỏi có các từ Ai? Cái gì? Con gì?
- Các câu trên là câu Ai thế nào?
*/ HS đọc đoạn văn
- HS gạch trong SSK, trên bảng phụ.
- Nhận xét
*/ HS nêu đầu bài.
- HS lần lượt đặt câu hỏi dựa theo mẫu.
- HS tiếp tục gạch dưới những từ chỉ sự vật trong câu.
- Đặt câu hỏi cho những từ ngữ đó.
 c. Ghi nhớ:
 + Câu kể Ai thế nào?có mấy bộ phận?
 + Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- HS trả lời.
- Nêu ghi nhớ, so sánh với câu Ai làm gì? Lấy ví dụ .
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chốt bài làm đúng: cả 6 câu là câu Ai thế nào, câu 1 có 2 VN, VN chỉ đặc điểm đứng trước nên là câu Ai thế nào? 
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Tuyên dương những HS làm tốt.
*/ 2 HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- HS làm bài, 1 em làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài.
- HS làm bài, 1 em ghi bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
- HS nối tiếp đọc bài, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau VN trong câu kể Ai thế nào?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nắm được kiến thức cơ bản để nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào theo yêu cầu cho trước qua thực hành luyện tập.
- HS khá giỏi: đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? tả cây hoa em thích.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi các câu kể phần Nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ 
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Nêu ghi nhớ câu kể Ai thế nào?.
Bài 1, 2:
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV nhận xét, kết luận: Các câu 1, 2, 4, 6, 7 là câu kể Ai thế nào ?
 Bài 3:
- Yêu cầu HS xác định VN của các câu Ai thế nào?
- Chốt lại : các câu hỏi có từ thế nào? 
Bài 4:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp.
- GV chốt : VN biểu thị trạng thái đặc điểm của người, sự vật; do cụm độngtừ hoặc cụm tính từ tạo thành.
*/ HS đọc đoạn văn
- HS tìm câu kể Ai thế nào?trong đoạn, nêu miệng.
- Nhận xét
*/ HS nêu đầu bài.
- HS làm nháp, 1 em làm trên bảng phụ.
- HS trao đổi dựa vào kết quả BT, phát biểu.
 c. Ghi nhớ:
 + VN trong câu kể Ai thế nào?biểu thị điều gì? do từ ngữ nào tạo thành?
- Nêu ghi nhớ, so sánh với VN của câu Ai làm gì? Lấy ví dụ .
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chốt bài làm đúng: a)Tất cả các câu 1, 2, 3, 4, 5 đều là câu kể Ai thế nào ?
b)Xác định vị ngữ:
Rất khoẻ (cụm tính từ); dài và cứng (2 tính từ); giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều (2 cụm TT)
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Tuyên dương những HS đặt câu tốt.
*/ 2 HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- HS làm bài, 1 em làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài.
- HS làm bài, 1 em ghi bảng phụ.
- HS nối tiếp đọc bài, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau CN trong câu kể Ai làm gì?
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu:
 	- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ...)
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS khá giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.
II. Đồ dùng dạy học.
 Bảng phụ chép sẵn một số lỗi sai tiêu biểu của HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1. Giới thiệu bài: 1- 2’
2. Nhận xét chung bài làm của HS: 10- 12’
- Gọi HS đọc đề, xác định lại yêu cầu của từng đề bài.
- GV nhận xét chung về bài làm của HS:
 */ Những ưu diểm chính: 
 	+ HS xác định đúng yêu cầu đề bài ( tả một đồ vật), kiểu bài (miêu tả), bố cục 3 phần rõ ràng, đầy đủ.
	+ HS thể hiện đủ ý, có sự quan sát kĩ các bộ phận của đồ vật để tả.
+ Một số bài trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
 */ Những thiếu sót, hạn chế:
	 + Một số bài mở đầu quá rườm rà: Lương , Hạnh.
	 + Thân bài sơ sài, ít chi tiết: Ngọc, Hoài, Thủy, Thiên
	 + Kết bài lủng củng, chưa nói rõ ý: Hùng, Thảo B.
 + Các lỗi điển hình:
	 Chính tả: ló, vắt ngăn, giây đeo, quai sách, 
	 Dùng từ: gương miệng (Phượng), cái xách tay (Lương), dây nối (Nhung B).
	 Câu: Chiếc cặp có dây đeo và có cả. Cái để xách tay bằng vải cứng.
 + GV đưa bảng ghi các lỗi phổ biến, yêu cầu HS sửa lỗi trên bảng.
 + Trao đổi về bài chữa trên bảng. Nhận xét, sửa lại nếu chưa đúng.
- Trả bài.
 3. Hướng dẫn HS chữa bài: 5-6’
- Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài: Tự ghi lỗi ra nháp và sửa lỗi, đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
- GV kiểm tra HS làm việc.
4. Hướng dẫn học tập một số đoạn văn hay: 4-5’
 + GV đọc bài viết của Dịu, Toàn.
+ Cho HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học trong bài viết đó. 
 5. HS chọn viết lại một đoạn trong bài của mình: 7-8’
 + HS chọn những đoạn mắc nhiều lỗi, đoạn có câu sai, đoạn dùng chưa đúng đại từ nhân xưng, ... viết lại.
	 + HS đọc đoạn viết lại, so sánh với đoạn cũ.
 6. Củng cố, dặn dò: 1-2’
 - Nhận xét giờ học, biểu dương những HS đạt điểm cao.
 - Nhắc những HS viết chưa đạt về viết lại để được tốt hơn.
 - Dặn chuẩn bị giờ sau: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. 
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I. Mục tiêu: HS:	
	- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối.
 - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối; biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quên thuộc theo một trong hai cách đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
HS chuẩn bị một số đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- HS nêu dàn ý bài miêu tả chiếc áo.
Bài 1:
- Yêu cầu HS xác định nội dung từng đoạn. 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 + Đoạn 1: giới thiệu về bãi ngô, cây ngô non.
 + Đoạn 2: tả hoa và búp ngô non .
 + Đoạn 3: còn lại, tả hoa và lá ngô đã già.
Bài 2:
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Chốt lại: Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
Bài 3:
 */ 1 HS đọc bài Bãi ngô.
- HS tự xác định, trả lời miệng.
*/ HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS đọc bài Cây mai tứ qúy.
- HS phát biểu . Nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra nhận xét.
 c. Ghi nhớ:
+ Bài văn tả cây cối có mấy phần?
- HS trả lời, nêu ghi nhớ. 
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- KL: Miêu tả theo trình tự phát triển của cây.
Bài 2:
- Yêu cầu làm vở, bảng phụ.
Khen những HS lập dàn ý tốt.
*/ HS nêu yêu cầu của bài.
- Lớp đọc thầm bài Cây gạo, xác định trình tự miêu tả trong bài .
*/ HS nêu yêu cầu của bài
- Quan sát tranh, lập dàn ý miêu tả cây ăn quả ( cam, bưởi, quýt, na, mít)
- Một số em đọc bài, treo bảng phụ, nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập quan sát cây cối.

File đính kèm:

  • doctv 4 T 21.doc