Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Ôn tập về từ đơn – từ ghép – từ láy
Bài 5 :
Hóy đặt 3 câu khiến tương ứng với 3 tỡnh huống sau :
a) Mượn bạn một cuốn truyện tranh.
b) Nhờ chị lấy hộ cốc nước.
c) Xin bố mẹ cho cvề quê thăm ông bà.
ọc kĩ để phân biệt sắc thái nghĩa của mỗi câu. Các từ in đậm là phù hợp với câu đầu. Bài 8 . Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi. Gợi ý: - Cô giáo em có dáng người nhỏ nhắn. - Anh Dũng nói năng nhỏ nhẻ như con gái. - Mẹ chăm chút cho các con từ những cái nhỏ nhặt nhất. - Bạn bè không nên nhỏ nhen với nhau. - Đàn voi đã đi cả ngày trời mà vẫn không tìm được một vũng nước nhỏ nhoi nào. Bài 9. Các từ sau đây là từ láy hay từ ghép? máu mủ, mặt mũi, nhỏ nhen, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở, ăn uống, chán chê, cao ráo, ... Gợi ý: Kiểm tra bằng cách đối chiếu với các đặc điểm của từ láy và từ ghép (các từ đã cho đều là từ ghép). Bài 10 : Cho các từ sau Chậm chạp , châm chọc , mê mẩn , mong ngóng ,nhỏ nhẹ , tươi tốt , vấn vương , tươi tắn * Hãy xếp các từ đó vào hai nhóm , Từ ghép, từ láy + Từ ghép : Nhỏ nhẹ , tươi tốt , mong ngóng , phương hướng , châm chọc + Từ láy :Chậm chạp , mong mỏi , tươi tắn , mê mẩn , vấn vương Bài 11 Dùng dầu gạch chéo phân tách giữa từ đơn , tư phức trong khổ thơ sau Ôi /Tổ Quốc/ giang sơn /hùng vĩ / Đất/ anh hùng/ của /thế kỉ /hai mươi / Hãy/kiêu hãnh /trên/ tuyến đầu/ chống Mĩ / Có /miền nam/ anh dũng/ tuyệt vời / Bài tập 12 gạch một gạch dưới từ ghép và hia gạch dười từ láy trong các câu văn sau Con trâu nhà em trông mập mạp . Mình nó đen bóng như gỗ mun . cái sừng của nhọn hoắt , vênh vênh . Thân hình nó béo mẫm và lực lưỡng , trông thật đáng yêu . Bài 8dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu: Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai/chân/lên/ vuốt râu. Bài tập 13: Các chữ in đậm dưới đây là1từ phức hay 2 từ đơn: Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức) Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn) Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức) Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn) Bài tập 14. nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên. Bài tập 15: Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới đây thành hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. a, máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: máy móc. - từ ghép có nghĩa phân loại: những từ còn lại. b, cây cam, , cây chanh, cây bưởi, cây cối, , cây công nghiệp, cây lương thực. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: cây cối - từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại. c, xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam. -Từ ghép có nghĩa tổng hợp: xe cộ. - từ ghép có nghĩa phân loại:những từ còn lại. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Về nhà học bài, làm bài tập. BUỔI 2 ÔN TẬP DANH TỪ - ĐỘNG TỪ – TÍNH TỪ I .MỤC TIÊU - Giúp HS ôn luyện về DT - ĐT - TT đã học ở lớp 4. - Làm các bài tập vận dụng để củng cố kiến thức. - GD tinh thần thái độ tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV, sách tham khảo. III. BÀI MỚI I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ. - Danh từ:là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng.( Hồ Chí Minh ,bàn, nhà, ) *Cách xác định danh từ: Có thể thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng: một, hai, vài , dăm hoặc thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ( này, kia, ấy, nọ). Nừu được thì đó là danh từ. VD: hai học sinh ba mét gỗ Học sinh này học sinh ấy. Cần phân biệt: -Danh từ chung (tên gọi chung của một loại sự vật): học sinh công nhân, thành phố -Danh từ riêng(Tên gọi riền của một sự vật) : Huế, Hà Nội, Tuấn, Mai, -Danh từ cụ thể: (chỉ những sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan). VD học sinh, nhà, gió -Danh từ trừu tượng: chỉ nhưngc sự vật mà ta nhận ra được nhờ suy nghĩ chứ không phải nhờ các giác quan. VD : hoà bình, đạo đức , niềm vui -Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của người và sự vật. (bay, nhảy, ngủ) *Cách xác định động từ: Thêm vào trước nó một từ chỉ mệnh (hãy, đừng, chớ) hoặc vào sau nó một từ chỉ sự hoàn thành ( rồi), nếu được thì đó là động từ. Một số động từ cần lưu ý: -Động từ nội động: chỉ sự hoạt động không nhằm vào một đối tượng nào: VD : ngủ, bay ,nhảy -Động từ ngoại động: Chỉ sự hoạt động nhằm vào một đối tượng nhất định. VD đọc, cắt, xây dưng -Các động từ đặc biệt: có , là, bị, được. -Tính từ là những từ chỉ tính chất: màu sắc, hinhd dáng, kích thước, trọng lượng, dung lượng, phẩm chất. ( đỏ, xanh, ngọt) - xác định những từ sau là từ loại gì? - cái đẹp, sự hy sinh, nổi nhớ, niềm vinh dự, màu xanh, cuộc vui, . Những từ trên thuộc từ loại danh từ vì: dẹp, hy sinh, nhớ, thương, vui. Là tính từ, động từ nhưng khi kết hợp với các từ như: nổi, niềm, cái, sự, màu, cuộc. Trở thành danh từ và gọi chung là danh từ trừu tượng. II.BÀI TẬP: Bài 1: Cho các từ sau: bác sĩ, nhân dân, hy vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn,bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi. a, Xếp các từ trên vào hai nhóm: - danh từ : bác sĩ, nhân dân, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, gió mùa, truyền thống, xã, huyện - Không phải danh từ.: hy vọng, mơ ước, mong muốn, tự hào, phấn khởi. b, xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau: - Danh từ chỉ người:bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ - danh từ chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế. - Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, sóng thần, gió mùa. - Danh từ chỉ khái nệm: văn học, hoà bình, truyền thống. - Danh từ chỉ đơn vị: cái, chiếc, xã, huyện. Bài 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Mùa xuân/ đã /đến. Những/ buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy/ núi/ đằng xa/ bay/ tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/, đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/mái nhà/. Những /ngày/ mưa phùn/, người ta/ thấy/ trên/mấy/bãi soi/ dài/ nổi lên/ ở /giữa/ sông/, những/ con giang/, con sếu/cao/ gần/ bằng/ người/, theo/ nhau/ lửng thửng/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá. Theo Nguyễn Đình Thi Các danh từ trong đoạn văn là: mùa xuân, buổi chiều, đàn, chim én, dãy, núi, bến đò, mái nhà, ngày, mưa phùn, người ta, bãi soi, sông, con, giang, sếu, người, bụi mưa. ĐT: đến, bay, tới, lượn vòng, đuổi nhau, thấy, theo, bước. TT: Bài 3: Xác định động từ trong các từ được gạch dưới ở các câu sau: Nó đang suy nghĩ. ĐT Những suy nghĩ của nó rất sâu sắc. b)Tôi sẽ kết luận việc này sau. ĐT Kết luận của anh ấy rất rõ ràng. Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ. ĐT Những ước mơ của Nam thật viễn vông. Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình. ĐT Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình thật đẹp. Đề nghị cả lớp im lặng. ĐT Đó là một đề nghị hợp lý. Những hi vọng của bố mẹ ở con là có cơ sở. Bố mẹ hi vọng rất nhiều ở con. ĐT Yêu cầu mọi người giữ trật tự. ĐT Bài toán này có hai yêu cầu cần thực hiện. Bài 4: Tìm các danh từ, độngtừ trong đoạn văn sau: Ong xanh đảo quanh một lượt thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng DT ĐT DT ĐT ĐT ĐT DT DT DT và chân bới đất. Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, rứt, DT ĐT DT DT DT DT ĐT ĐT ĐT DT ĐT ĐT lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở. ĐT DT DT DT ĐT Bài 5 Tìm những từ ngữ chỉ thời gian ( đã, đang, sẽ, vẫn.) còn thiếu để điền vào chỗ trống: a) Lá bàng. đỏ ngọn cây. ( Đang) Sếu giang mang lạnh ..bay ngang trời ( Đang) Mùa đông còn hết em ơi Mà con én ..gọi người sang xuân. ( Đã) ( Tố Hữu) b) .như xưa, vườn dừa quê nội ( Vẫn) Sao lòng tôi thấy yêu hơn ( Vẫn) Ôi thân dừa. hai lần máu chảy ( Đã ) Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. ( Lê Anh Xuân) c) Thác Y-a-ly là một thắng cảnh trên lưng chừng trời. ở đây có nhà máy thuỷ điện và.. là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn. ( Sẽ.sẽ) Bài 6 Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng: Nó đang khỏi ốm từ tuần trước. .đã.. Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi. .đã Ông ấy đã bận nên không tiếp khách. ..đang.. Năm ngoái,bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão. .đang. Bài 7 Xác định từ loại trong các câu sau : Sầu riêng , thơm mùi thơm của mít chín , béo cái béo của trứng gà . Nhân dân ta đang vui niềm vui xây dựng . Bài 8 Chim hót líu lo . Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất . Gió đưa mùi hương ngọt lan xa , phảng phất khắp rừng . Từ đoạn văn trên em hãy : Tìm các từ láy , từ ghép . Tìm các từ thuộc danh từ , động từ . Bài 9 Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau: Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà mái nghiền cói,nở nụ cười tươi đỏ. Bài 10 : Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại ở dưới : Xuân đi học qua cánh đồng làng . Trời mây xám xịt , mưa ngâu rả rích . Đó đây có bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ . Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội . Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ b) Cho đoạn văn: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ.Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. - Tìm từ đơn , từ ghép , từ láy trong các câu trên. - Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên. Bài 11 a)Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau: Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. b)Đặt một câu trong đó có chủ ngữ là tính từ. Bài 12 Cho các từ :Xanh xám, thích thú, lời lẽ, niềm nở, niềm vui, nóng nảy, yêu thương, êm ấm, lợi ích, hờ, giận, nghĩ ngợi. Dựa vào cấu tạo, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm. đặt tên cho mỗi nhóm. Dựa vào từ loại, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm.Đặt tên cho mỗi nhóm. Bài 13 Chỉ ra danh từ, ĐT trong những dòng thơ sau: Muối Thái Bình ngược Hà Giang Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh. Bài 14 Tìm các DT,ĐT,TT trong câu ca dao: ăn no rồi lại nằm khèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem. Ăn thì chọn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Về nhà học bài, làm bài tập. __________________________________________________________ BUỔI 3 ÔN TẬP VỀ CÁC KIỂU CÂU LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN I.MụC TIÊU - Giúp HS ôn luyện về các kiểu câu đã học ở lớp 4. - Làm các bài tập vận dụng để củng cố kiến thức. - GD tinh thần thái độ tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV, sách tham khảo. III. BÀI MỚI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu kể là gì? - Câu kể là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày,... về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong thực tế. - Khi viết cuối câu có dấu chấm. 2. Thế nào là câu khiến? Câu khiến là kiểu câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, đi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... 3. Thế nào là câu cảm ? - Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. 4. Thế nào là câu hỏi? - Câu hỏi là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết, cũng có khi câu hỏi dùng để tự hỏi mình. - Khi viết cuối câu có dấu chấm hỏi. II. BÀI TẬP. Bài 1: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chõn sau: Dưới ánh nắng chói chang, Bỏc nụng dõn đang cày ruộng. Bà cụ ngồi bỏn những con bỳp bờ khõu bằng vải vụn. Bài 2: Dựa vào cỏc tỡnh huống sau, hóy đặt câu hỏi để tự hỏi mỡnh: Tự hỏi mỡnh về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên. Một dụng cụ học tập cần tỡm mà chưa thấy. Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm. *Đáp án : a) Chị ấy tờn là gỡ ấy nhỉ ? b)Cỏi bỳt mỡnh để ở đâu ấy nhỉ ? c) Mẹ dặn mỡnh làm gỡ ắy nhỉ ? Bài 3 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây : Giữa vườn lá um tùm, bụng hoa đang dập dờn trước gió. Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi. Bộ rất õn hận vỡ khụng nghe lời mẹ dặn. Bài 4. Đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc: a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình. b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc. Gợi ý: Tham khảo mẫu: a) Em cảm ơn chị thật nhiều! Tình cảm mà chị dành cho em sâu sắc xiết bao! b) Chao ôi! Rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển! Bài 5 : Hóy đặt 3 câu khiến tương ứng với 3 tỡnh huống sau : Mượn bạn một cuốn truyện tranh. Nhờ chị lấy hộ cốc nước. Xin bố mẹ cho cvề quê thăm ông bà. Bài 6: Đặt câu khiến theo các yêu cậu dưới đây: Cõu khiến cú từ đừng (hoặc chớ, nờn , phải ) ở trước ĐT làm VN. Cõu khiến cú từ lờn (hoặc đi, thôi ) ở cuối cõu. Cõu khiến cú từ đề nghị ở đầu câu. *Đáp án : VD : Con đừng ngồi lâu trước máy vi tính. Bài 7 : Em hóy nờu cỏc tỡnh huống cú thể dựng cõu khiến đó đặt ở bài tập 2. *Đáp án : (theo VD trờn) : Bố khuyờn con vỡ thấy con ngồi lõu trước mỏy vi tớnh. Bài 8 : Đặt câu khiến có từ Làm ơn đứng trước ĐT. Đặt câu khiến có từ giỳp ( giựm ) đứng sau ĐT. Bài 9: Đặt câu cảm , trong đó có : Một trong cỏc từ : ễi, ồ, chà đứng trước. Một trong cỏc từ lắm , quỏ, thật đứng cuối. *Đáp án : VD: ễi, biển đẹp quá ! Bài 10: Chuyển cỏc cõu sau thành cỏc loại cõu hỏi, cõu khiến, cõu cảm: Cỏnh diều bay cao. Giú thổi mạnh. Mựa xuõn về. *Đáp án : a) -Cỏnh diều bay cao khụng ? - Cỏnh diều hóy bay cao lờn ! - ễi, cỏnh diều bay cao quỏ ! Bài 11: Hóy diễn đạt cảm xúc của mỡnh trong những tỡnh huống sau đây bằng những câu cảm : Được đọc một quyển truyện hay. Được tặng một món quà hấp dẫn. Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đó lõu. Làm hỏng một việc gỡ đó. Gặp phải một sự rủi ro nào đó. *Đáp án : VD: e) ễi, thật là xui xẻo ! Bài 12. Viết một đoạn văn ngắn kể về một cuộc nói chuyện giữa em và bố trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu vừa học. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Về nhà học bài, làm bài tập. BUỔI 4 ÔN TẬP VỀ HAI BỘ PHẬN CHÍNH CỦA CÂU (CN – VN ) I. MụC TIÊU - Giúp HS ôn luyện về hai bộ phận chính của câu là CN và VN đã học ở lớp 4. - Làm các bài tập vận dụng để củng cố kiến thức. - GD tinh thần thái độ tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV, sách tham khảo. III. BÀI MỚI I KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Chủ ngữ là bộ phận chính thứ nhất của câu, nó thường đứng ở đầu câu trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? - Vị ngữ là bộ phận chính thứ hai của câu, nó thường đứng sau chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì? Như thế nào? Là gì? II. BÀI TẬP Bài 1: Xác định CN, VN trong mỗi câu sau: a. Tiếng cá quẩy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. b. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c. Học quả là khó khăn, vất vả. Bài 2: Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng 2 cách: Thêm từ ngữ, bớt từ ngữ: a. Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa. b. Để chi đội 5A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội. c. Qua bài thơ bộc lộ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. d. Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non. e. Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng. Bài 3: Tìm CN, VN: a. Tiếng suối chảy róc rách. b. Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng đàn tơ rưng vang lên. c. Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. d. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. e. Mùa xuân là Tết trồng cây. g. Con hơn cha là nhà có phúc. h. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. Bài 4: "Cả thung lũng giống như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, thanh niên gỡ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi". a. Tìm câu kể Ai - làm gì trong đoạn văn. b. Xác định CN, VN của các câu vừa tìm. Bài 5: a. Tìm câu kể Ai - làm gì trong đoạn văn. b. Xác định CN, VN của các câu vừa tìm. "Đêm trăng - Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui". Bài 6: Điền thêm vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh theo kiểu câu "Ai - làm gì?" Anh ấy...... Cả tôi và Hùng..... ....... sửa lại bồn hoa. ........... đang chuẩn bị bữa cơm chiều. Bài 7: a. Tìm câu kể Ai - thế nào trong đoạn văn sau b. Xác định CN, VN của các câu vừa đó. "Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng". IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Về nhà học bài, làm bài tập. BUỔI 5 ÔN TẬP VỀ TRẠNG NGỮ I. MụC TIÊU - Giúp HS ôn luyện về bộ phận trạng ngữ trong câu đã học ở lớp 4. - Làm các bài tập vận dụng để củng cố kiến thức. - GD tinh thần thái độ tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ SGK, SGV, sách tham khảo. III. BÀI MỚI KIẾN THỨC CẦN NHỚ. - Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, nó thường đứng ở đầu câu và thường được ngăn cách với hai bộ phận chính của câu bởi dấu phẩy. - TN thường dược dùng để chỉ thời gian , nơi chốn, nguyên nhân , mục đích, phương tiện. - Muốn tìm trạng ngữ ta đặt các câu hỏi : khi nào?, Bao giờ?, ở đâu?, vì sao?, nhằm mục đích gì?, Bằng gì?...... II. BÀI TẬP. Bài 1: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau: a. Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng. b. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng. c. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi. d. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao. Bài 2: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau: a. Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. b. Nhờ có bạn bè giúp đỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bộ trong học tập. c. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng. d. Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ. e. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Bài 3: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau: a. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. b. Trên bãi cỏ rộng các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ. c. Mùa xuân, những tán lá xanh um, che mát cả sân trường. d. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốn trắng sáng có khúc ngoằn ngòeo, có khúc trườn dài. e. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. g. Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều. Bài 4: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau: - Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. - Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục. - Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. - Trong bóng nước láng trên cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng. - Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc. - Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. - Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. Bài 5: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau: - Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. - Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừ
File đính kèm:
- Giao an day on TVLop 4.doc