Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Ôn tập tiết 1

1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL .

2. Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập Một.

- Bảng phụ viết sẵn lời giải BT2, 3 + Một số phiếu khổ to kẻ bảng ở BT2, 3 cho các nhóm làm việc.

 

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Ôn tập tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- HS trả lời 
12-15’
Hoạt động2: Bài tập 
- HS đọc yêu cầu của bài, tìm các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6). 
- GV gợi ý các em có thể tìm tên bài ở mục lục. 
- HS đọc tên bài. GV viết tên bài lên bảng lớp . 
- HS đọc thầm các truyện trên, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, làm bài trên phiếu đã phát 
- Những HS làm bài trên phiếu, cử đại diện trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV chốt lại lời giải đúng, dán phiếu đã ghi lời giải , mời 2 HS đọc bảng kết quả . 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng . 
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
1. Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành
- Tô Hiến Thành
- Đỗ thái hậu
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành .
2. Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu.
- Cậu bé Chôm.
- Nhà vua
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.
3. Nỗi dằn dặt của An- đrây- ca
Nỗi Nỗi dằn dặt của An- đrây- ca thể hiện tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân.
- An- đrây- ca
- Mẹ An- đrây- ca
Trầm buồn, xúc động
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
4. Chị em tôi
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ.
- Cô chị
- Cô em
- Người cha
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật: Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm, buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi bực tức. Lời cô em lúc thản nhiên , lúc giả bộ ngây thơ.
- GV mời một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, minh họa giọng đọc phù hợp với nội dung của bài mà các em vừa tìm 
3-4’
4.Củng cố: 
- GV hỏi: Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì? 
- Các truyện đều có chung lời nhắn nhủ chúng em cần sống trung thực , tự trọng, ngay thẳng như măng mọc thẳng. 
1’
5.Dặn dò:Tiếp tục ôn tập tiết 4
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN 
TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981)
I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: HS biết:
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân
- Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
2.Kĩ năng:
- HS nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến .
3.Thái độ:
- HS tự hào về chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng và người anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng toàn dân đã làm nên những chiến thắng vang dội đó.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: + Lược đồ minh họa
 + Tìm hiểu hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn: Dương Vân Nga: Dương Vân Nga trao áo long cổn cho Lê Hoàn thực chất là từ bỏ ngôi vua của dòng họ mình cho một dòng họ khác. Bởi vì Dương Vân Nga là vợ Đinh Bộ Lĩnh, bấy giờ con của Dương Vân Nga là Đinh Toàn mới 6 tuổi đang ở ngôi vua, chưa đủ tài trí để lãnh đạo nhân dân chống lại giặc ngoại xâm. (Thời Lê Hoàn, sử ghi là Tiền Lê)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3-4’
1’
6-8’
8-10’
3-5’
4-5’
1’
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
- Đinh Bộ Lĩnh lấy nơi nào làm kinh đô & đặt tên nước ta là gì?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: 
b.Nội dung bài mới
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào ?
- Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ?
GV nêu vấn đề: “Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có hai ý kiến khác nhau:
+ Thái hậu Dương Vân Nga yêu quý Lê Hoàn nên đã trao cho ông ngôi vua.
+ Lê Hoàn được tôn lên làm vua là phù hợp với tình hình đất nước & nguyện vọng của nhân dân lúc đó.
Em hãy dựa vào nội dung đoạn trích trong SGK để chọn ra ý kiến đúng.”
GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng vì: Đinh Toàn khi lên ngôi còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược. Lê Hoàn giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ tung hô “Vạn tuế”
GV giảng về hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo lông cổn cho Lê Hoàn: đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ, của cá nhân.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào?
Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
4. Củng cố: 
- Nhờ sức mạnh đoàn kết của dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của nước nhà. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó
5.Dặn dò: Chuẩn bị : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
- HS trả lời
- HS nhận xét
Vua Đinh & con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại
Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vì vậy không đủ sức gánh vác việc nước
Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta
Đặt niềm tin vào “Thập đạo tướng quân” (Tổng chỉ huy quân đội) Lê Hoàn và giao ngôi vua cho ông.
HS trao đổi & nêu ý kiến
HS dựa vào phần chữ & lược đồ trong SGK để thảo luận
Năm 981
Đường thuỷ và đường bộ 
- Ở sông Bạch Đằng và Ải Chi Lăng 
Đại diện nhóm lên bảng thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân trên bản đồ.
Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào và niềm tin sâu sắc ở sức mạnh & tiền đồ của dân tộc.
Tiếng việt : ÔN TẬP
TIẾT 4
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ. 
Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT1, 2 + Một số phiếu kẻ sẵn bảng để HS các nhóm làm BT1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1’
1. Oån định 
- Hát tập thể 
2.Bài cũ 
3.Hướng dẫn ôn tập 
13-15’
Bài tập 1/98
- Một HS đọc yêu cầu của BT1, 2. Cả lớp đọc thầm, thảo luận các việc cần làm để giải đúng bài tập. 
- HS mở SGK, xem lại 5 bài mở rộng vốn từ thuộc 3 chủ điểm trên . 
- GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài khoảng 10 phút. 
- HS các nhóm làm việc 
- Các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp . 
- Nhận xét 
8-10’
Bài tập 2 /98
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài tập. 
- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm, phát biểu. 
- GV dán tờ phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ, tục ngữ: 
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
- Ở hiền gặp lành
Trung thực: 
- Cầu được ước thấy.
- Một cây làm chẳng nên non hòn núi cao 
- Thẳng như ruột ngựa
- Ước sao được vậy 
- Hiền như bụt 
- Thuốc đắng dã tặt 
- Ước của trái mùa 
- Lành như đất 
- Cây ngay không sợ chết đứng 
- Đứng núi này trông núi nọ 
- Thương nhau như chị em ruột 
Tự trọng : 
- Môi hở răng lạnh 
- Giấy rách phải giữ lấy lề. 
- Máu chảy ruột mềm 
- Đói cho sạch rách cho thơm .
- Nhường cơm xẻ áo 
- Lá lành đùm lá rách 
- Trâu buộc ghét trâu ăn
- Dữ như cọp 
- Hai HS nhìn bảng đọc lại các thành ngữ, tục ngữ. 
- HS suy nghĩ, chọn 1 thành ngữ hoặc tục ngữ, đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó. 
- HS tiếp nối nhua phát biểu . 
- Cả lớp và GV nhận xét 
9-11’
Bài tập 3 /98
- HS đọc yêu cầu của bài , tìm trong Mục lục các bài Dấu hai chấm ( trang 22- SGK ) , Dấu ngoặc kép ( trang 82, SGK ). Viết câu trả lời vào vở. 
- GV phát phiếu riêng cho một số HS, nhắc HS khi nói tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép , cần viết ra ví dụ. 
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại 
Dấu câu
Tác dụng
Ví dụ
a/ Dấu hai chấm 
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. 
à Cô giáo hỏi: “ Sao trò không chịu làm bài ?” 
à Bố tôi hỏi: 
- Hôm nay có đi học võ không? 
- Hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
à Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. 
b/ Dấu ngoặc kép 
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến
Nếu lời nói trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm dấu hai chấm 
à Bố thường gọi em tôi là “ cục ưng “ của bố 
à Oâng tôi thường bảo: “ Các cháu phải học thật giỏi môn văn để nối nghề của bố “. 
- Đánh dấu những từ được dùng với nghĩa đặc biệt.
à Chẳng mấy chốc đàn kiến đã xây xong “ lâu đài “ của mình. 
2’
4.Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học. 
1’
5.Dặn dò:Nhắc HS chuẩn bị tiết học sau . 
Tiếng Việt:	 ÔN TẬP TIẾT 5 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL .
Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập Một.
Bảng phụ viết sẵn lời giải BT2, 3 + Một số phiếu khổ to kẻ bảng ở BT2, 3 cho các nhóm làm việc. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
1. Ổn định 
2. KTBC
3 .Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài mới
- Hát tập thể 
15-17’
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc và HTL 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm ,được xem lại bài khoảng 1- 2 phút ).
- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- HS trả lời 
Hoạt động2:Bài tập 2
8-10’
Bài2/98:
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV viết nhanh lên bảng. 
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm ít nhất gồm 3 HS ). 
- Các nhóm làm việc 
- Các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm bài. 
- GV dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại 
- 2 HS đọc lại kết quả. 
4-6’
Bài3 /98:
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm: Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi- đát 
- GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại 
4’
4.Củng cố: 
- GV hỏi: Các bài tập đọc thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ “ vừa học giúp các em hiểu điều gì? 
- HS phát biểu 
1’
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I
Tiếng Việt:	 ÔN TÂP
TIẾT 6 
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học. 
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép , danh từ, động từ. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
Ba tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 + Một số tờ viết nội dung BT3, 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1. Oån định lớp 
2.KTBC
3. Bài mới
- Hát tập thể 
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ 
1’
a.Giời thiệu bài 
b. Nội dung bài mới
12-14’
Bài tập 1, 2 /99
- Một HS đọc đoạn văn BT1 và yêu cầu của BT2 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn , tìm tiếng ứng với môi hình đã cho ở BT2. 
- GV nhắc các em lưu ý: ứng với mỗi mô hình, chỉ cần tìm 1 tiếng 
- HS làm bài vào vở. 
- GV phát phiếu riêng cho 1 vài
- Những HS làm bài rên 
học sinh 
phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng . 
8-10’
Bài tập 3/99 
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài : Từ đơn và từ phức , Từ ghép và từ láy để thực hiện cho đúng yêu cầu của bài tập. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV đặt câu hỏi: 
+ Thế nào là từ đơn? 
+ Từ chỉ gồm 1 tiếng 
+ Thế nào là từ láy? 
+ Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau 
+ Thế nào là từ ghép? 
+ Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau 
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép. 
- Những HS làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp , trình bày. 
- HS và GV nhận xét, chốt ý đúng 
8-10’
Bài tập 4 /99
- GV nhắc HS xem lướt lại bài : Danh từ , Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài. 
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV đặt câu hỏi: 
+ Thế nào là danh từ? 
+ DT là từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ). 
+ Thế nào là động từ? 
+ ĐT là từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật. 
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 DT, 3 ĐT. 
- Những HS làm xong bài trình bày kết quả. GV và HS nhận xét. 
- HS viết vào vở . 
3’
4. Củng cố :
- GV nhận xét. 
1’
- 5. Dặn dò: Xem bài luyện tập tiết 7
 Ruùt kinh nghieäm:
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học:
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I.MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh (HS): 
Quan sát và tự phát hiện màu , mùi, vị của nước . 
Làm thí nghiệm , tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định , chảy lan ra mọi phía , thấm qua một số vật và có thể hoà tan miột số chất . 
Có khả năng tự làm thí nghiệm , khám phá các tri thức . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Các minh hoạ trong trang 42 , 43 SGK .
HS và GV cùng chuẩn bị : HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
2 cốc thủy tinh giống nhau , nước lọc , sữa, chai , cốc, lọ thủy tinh có hình dáng khác nhau. Một tấm kính, khay đựng nước . Một miếng vải nhỏ Một ít đường , muối , cát 
 Thìa 3 cái 
 Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết qủa thí nghiệm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1’
3’
1’
6-8’
7-8‘
6-8’
4’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số lời khuyên về dinh dưỡng của bộ y tế
3.Dạy và học bài mới 
a.Giới thiệu bài: 
b.Hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1: Màu , mùi và vị của nước . 
-GV tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng . 
-Yêu cầu HS các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thủy tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi : 
1.Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ? 
2.Làm thế nào , em biết được điều đó ? 
3.Em có nhận xét gì về màu, mùi vị của nước ? 
-GV gọi nhóm khác nhận xét bổ sung 
Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía . 
-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước . . 
-Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1 , 2 trang 43 SGK, 1 HS thực hiện , các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi: 
1. Nước có hình gì? 
2. Nước chảy như thế nào? 
-Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm 
-Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhất định gì?
 Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất 
-GV tiến hành hoạt động cả lớp . 
Hỏi : 
1.Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào ? 
+Tại sao người ta thường dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ? 
+Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước? 
-GV tổ chức HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 SGK 
+Yêu cầu 4 HS lên làm thí nghiệm 
-Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? 
-Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước . 
-Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ? 
2.Qua 2 thí nghiệm trên có nhận xét gì về tính chất của nước 
 4.Củng cố:
-Nêu tính chất của nước . 
5. Dặn dò: xem bài : Ba thể của nước
-HS cả lớp lắng nghe. 
-Tiến hành hoạt động nhóm 
+Quan sát va øthảo luận về tính chất của nước , sau đó 1 nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên rình bày trước lớp với 2 chiếc cốc trên bàn GV . 
-Chỉ trực tiếp 
-Vì: Khi nhìn vào cốc nước thì trong suốt, nhìn thấy rõ cái thìa còn cốc sữa có màu trắng đục nên không nhìn rõ cái thìa trong cốc 
Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là cốc nước , cốc có mùi thơm và béo là cốc sữa . 
-Không màu, không mùi, không có vị . 
-Nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Tiến hành thí nghiệm 
-Làm thí nghiệm , quan sát và thảo luận 
-Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất cửa làm đại diện lên thí nghiệm, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu . 
-Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung 
- Nước không có hình dạng nhất định có thể chảy tràn lan ra mọi phiá, chảy từ trên cao xuống dưới . 
-Lắng nghe . 
+Em lấy giẻ giấy thấm , khăn lau để thấm . 
+Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữa lại trên mặt vải 
+Ta cho chất đó vào nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không . 
-Làm thí nghiệm . 
-Thực hiện yêu cầu 
-3 HS lên bảng làm thí nghiệm 
-HS trả lời 
Toán
 NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
Thực hành tính nhân.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
3-5’
3-5’
4-6’
4-6’
3-5’
5-7’
2-3’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3.Bài mới: 
a..Giới thiệu: 
b.Nội dung bài mới
Hoạt động1: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ)
GV viết bảng phép nhân: 241 324 x 2=?
Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân?
Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
GV yêu cầu HS lên bảng đặt và tính, các HS khác làm bảng con. Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?)
Yêu cầu HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không có nhớ.
Hoạt động 2: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ)
GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4
Yêu cầu HS lên bảng đặt tính và tính, các HS khác làm bảng con.
GV nhắc lại cách làm:
Nhân theo thứ tự từ phải sang trái:
x
 136 204 
 4 . 
 544 816 
Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816
Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1/57: HS nêu yêu cầu 
-Cho HS làm bài vào vở 
-Cho HS trình bày cách đặt tính và cách tính 
Bài tập 2/57:-Cho HS làm bài 
- Cho HS trình bày 
Bài tập 3/57: HS lên bảng làm cho HS làm bài vào vở 
- Cho HS trình bày 
-Nêu cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ?
Bài tập 4/57 3 HS đọc đề bài 
-Muốn biết huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện ta phải làm gì?
-HS làm bài 
-Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng :
4.Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
5.Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đọc.
 có 6 chữ số 
1 chữ số 
HS thực hiện
HS so sánh: kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ.
HS thực hiện.
Vài HS nhắc lại cách thực hiện phép tính
-HS làm bài vào vở
- HS trình bày 
-HS làm vào vở 
- Một số HS nêu kết quả 
- Cả lớp nhận xét đổi chéo vở để kiểm tra 
- HS làm bài và nhận xét 
- Thực hiện nhân,chia trước,cộng trừ sau 
- Cả lớp đọc thầm đề bài 
- Tìm số quyển truyện của 8 xã vùng thấp và 9 xã vùng cao 
-Cả lớp làm vào vở 1 HS lên bảng làm 
-HS nêu 
Địa lí 
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
	- HS biết Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông & thác nước.
	- Đà Lạt là thành phố du lịch & nghỉ mát nổi tiếng.
	- Một số hoa trái & rau xanh ở Đà Lạt.
2.Kĩ năng:
Xác định được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt.
Biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh

File đính kèm:

  • doclop 4 tuan 10.doc