Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Môn: Tập đọc bài : Những hạt thóc giống

+ chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản

+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đỗ gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp.

- Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.

- HS thảo luận nhóm 4

 

doc31 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Môn: Tập đọc bài : Những hạt thóc giống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với 1 dạng toán điển hình đầu tiên đó là tìm số trung bình cộng của nhiều số.
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng
* Bài toán 1: Gọi hs đọc đề toán
- GV tóm tắt bài toán
- Tất cả có bao nhiêu lít dầu? 
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít?
- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp
- Bạn nào có thể rút ra nhận xét gì về bài toàn này?
- Ta nói: Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6
- Dựa vào cách giải bài toán trên, Em nào hãy nêu cách tính số dầu trung bình trong mỗi can?
- Để tìm số trung bình cộng của 2 số 4 và 6 ta làm sao?
- Nói: 2 chính là số các số hạng của tổng 4 và 6.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
Bài toán 2: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tìm số hs trung bình mỗi lớp có ta làm sao?
- Y/c hs tự làm bài, 1 hs lên bảng giải
- Số trung bình cộng của 3 số 25,27,32 là mấy?
- Gọi hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
b. Bài tập ở lớp:
Bài 1: gọi hs đọc y/c
- Viết bảng lần lượt từng bài, 1 hs lên bảng làm , cả lớp thực hiện phép tính vào B
Bài 2: gọi hs đọc đề toán rồi y/c các em tự làm bài.
- Gọi 1 hs lên bảng lớp thực hiện
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài , tự làm bài vào VBT.
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp.
- HS quan sát
- Có 4 + 6 = 10 lít dầu
- Thì mỗi can có 5 lít (10:2 = 5)
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
 Số lít dầu có tất cả:
 4+ 6 = 10 (lít)
 Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
 10 : 2 = 5 (lít)
 Đáp số : 5 lít dầu
- Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu
- Lắng nghe
+ Trước tiên ta tính tổng số dầu trong cả 2 can
+ Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.
- Ta tính tổng của đó rồi chia tổng đó cho 2.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- 1 hs đọc đề bài
- Ta tính tổng số hs của 3 lớp sau đó lấy tổng chia cho 3
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm bài.
- 28 là số trung bình cộng của ba số: 25,27,32
- 1 hs nhắc lại.
- 1 hs đọc y/c
- HS làm vào B và nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số 
a) (42 + 52) : 2 = 27
b) (36 + 42 + 57 ) : 3 = 45
c) ( 34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng thực hiện
 Cả bốn em cân nặng là:
 36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
 Trung bình mỗi em cân nặng là:
 148 : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 kg
š&›
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 9 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng ( BT4);.
Tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ vừa tìm được (BT1 , BT2).
Nắm được nghĩa của từ “Tự trọng” (BT3)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Vài trang phô tô từ điển
- Giấy khổ to và bút dạ
- Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập về từ ghép và từ láy
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Tìm 3 từ ghép tổng hợp, 3 từ ghép phân loại
+ Tìm 3 từ láy: láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần
Nhận xét, cho điểm
B. Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Bài học hôm nay, các em sẽ thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm Trung thực-Tự trọng để nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu.
2/ HD làm bài tập: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày. 
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Từ cùng nghĩa với trung thực
thẳng thắng, thẳng tính, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, thành thật, chích trực, thật tính, ngay thật,...
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều và đúng.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy suy nghĩ trong 3 phút, mỗi em đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với từ trái nghĩa với trung thực.
- Sau 3 phút gọi các em đọc câu của mình.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Các em thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng, tra từ điển để đối chiếu với các từ đã cho, chọn nghĩa cho phù hợp.
- Gọi hs trình bày, các hs khác bổ sung.
Bài 4: Treo bảng viết sẵn lên bảng, gọi hs lên bảng khoanh tròn trước câu nói về tính trung thực (bằng bút đỏ), (màu xanh nói về lòng tự trọng. Cả lớp khoanh vào SGK 
- Giảng thêm về nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Em thích câu thành ngữ, tục ngữ nào nhất? Vì sao?
- Về nhà xem lại bài, học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, tập đặt câu với những từ đã tìm được ở BT1
- Bài sau: Danh từ
Nhận xét tiết học.
+ 3 từ ghép tổng hợp: anh em, yêu thương, hòa thuận. Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đời.
+ nhanh nhẹn, lao xao, xinh xinh.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 Từ trái nghĩa với trung thực
gian dối, gian lận, xảo trá, gian xảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, bịp bợm, lọc lừa, gian ngoa, điêu ngoa,...
- 1 hs đọc y/c
- HS suy nghĩ và đặt câu, sau đó lần lượt đọc câu của mình
+ Bạn Lan rất thật thà
+ Thẳng thắn là đức tính tốt
+ Chúng ta không nên gian dối
+ Gà không vội tin lời con Cáo gian manh
+ Ông Tô Hiến Thành là người trung trực
Những ai gian dối sẽ bị mọi người gát bỏ.
- HS tra từ điển thảo luận cặp đôi
- HS trình bày
+ Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
+ Tin vào bản thân: tự tin
+ quyết định lấy công việc của mình: tự quyết
+ Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác: tự kiêu, tự cao.
- Câu c là nêu đúng nghĩa của từ tự trọng.
- HS thực hiện: a, c, d: nói về tính trung thực
 b, e : Nói về lòng tự trọng
- HS trả lời theo ý của mình: Em thích nhất câu Giấy rách phải giữ lấy lề. Vì câu này khuyên người ta cho dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ phẩm giá của mình,...
- Lắng nghe, ghi nhớ
š&›
Môn: Lịch sử 
Tiết 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI
 PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I/ Mục tiêu: 
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: tứ 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộcủa các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu học tập nhóm, cá nhân
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Nước Âu Lạc
Goị hs lên bảng trả lời
- Nước Âu Lạc ra đời trong hòan cảnh nào?
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
Nhận xét, cho điểm
2. Dạy-học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong bài học trước, chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã đánh chiếm được nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu lạc sau năm 179 TCN như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Vào bài:
* Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Y/c hs đọc SGK từ "Sau khi Triệu Đà ...của người Hán"
- Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại PK phương Bắc đô hộ.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. các nhóm khác nhận xét.
* Hoạt động 2: Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại PKPB đô hộ
 Thời gian
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN - 938
Chủ quyền 
Là một nước đ lập
 Trở thành quận huyện của PKPB
kinh tế 
Độc lập và tự chủ 
Bị phụ thuộc, phải cống nạp
Văn hóa
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, như nhân dan ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
- GV treo bảng và y/c hs kẻ vào vở
- Các em hãy đọc SGK và điền thông tin về các cuộc khởi nghĩa
- Goị hs báo cáo kết quả trước lớp
- Ghi ý kiến của hs vào bảng 
- Từ năm 179 TCN - 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB? 
- Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa đó là cuộc khởi nghĩa nào?
- Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại PKPB và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước?
- Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB noí lên điều gì?
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
- Về nhà xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Nhận xét tiết học.
 2 hs lần lượt lên bảng trả lời:
- Trước y/c chống giặc ngoại xâm (nước Tần), người Âu Việt và người Lạc Việt đã liên kết nhau. Họ đã chiến thắng quân xâm lược Tần (dưới sự lãnh đạo của Thục Phán) và lập ra một nước chung là nước Âu Lạc. 
- Là việc chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
+ chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đỗ gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp.
- Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- HS kẻ vào vở
- HS đọc SGK và điền thông tin vào bảng 
- 1 hs nêu, hs khác theo dõi và bổ sung
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn
- Là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.
š&›
 Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đọc trôi chảy, rành mạch . Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Những hạt thóc giống
Goị 2 hs lên bảng đọc và trả lời
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Câu chuyện muốn noí với em điều gì?
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ những con vật nào? Em biết gì về tính cách mỗi con vật này thông qua các câu chuyện dân gian?
- Tính cách của Gà trống và Cáo đã được nhà thơ La-Phông-Ten khắc họa thế nào? Bài thơ noí lên điều gì? Các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài Gà Trống và Cáo.
2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Sửa lỗi phát âm cho hs
- Goị hs đọc trước lớp lượt 2
- Giảng từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.
- Y/c hs đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Gà Trống và Cáo đứng ở đâu?
+ Cáo đã làm gì để du Gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?
- Gà Trống đã làm thế nào để không mắc mưu con Cáo tin ranh này.Thầy mời 1 bạn đọc to đoạn 2.
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ Giảng từ "thiệt hơn" - so đo tính toán xem lợi hay hại
- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà noí?
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
+ Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?
- Goị hs đọc câu hỏi 4
+ Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
c. Đọc diễn cảm và HTL
- Goị 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Y/c cả lờp theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng.
- Treo bảng hd luyện đọc đoạn 1,2. GV đọc mẫu
- Goị hs đọc đoạn hd
- Y/c hs luyện đọc thuộc lòng theo cặp
- Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm từng đoạn, cả bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ muốn noí với chúng ta điều gì?
- Goị hs đọc lại nội dung bài
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Trong cuộc sống phải luôn thật thà, trung thực, phải biết xử trí thông minh để không mắc lừa kẻ gian dối độc ác.
- Về nhà luyện đọc thuộc lòng
- Bài sau: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca
Nhận xét tiết học	
- 2 hs lần lượt lên bảng đọc
+ Vì người trung thực bao giờ cũng nói đùng sự thật, không vì lợi ích của riêng mình mà noí dối, làm hòng việc chung
+ Cần phải trung thực, dũng cảm
- Bức tranh vẽ một con Gà Trống đang đứng trên cành cây cao và con Cá đang nhìn lên vẻ thèm thuồng. Gà Trống có tính cách mạnh mẽ, hay giúp đỡ người khác, còn Cáo tham độc ác, nhiều mưu kế
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
+ Đoạn 1: Nhác trông ...đến bày tỏ tình thân
+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo...đến loan tin này
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc vắt vẻo, lõi đời, loan tin
- 3 hs đọc lượt 2
- HS đọc phần chú giải
- HS đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
- Gà Trốn đậu vắt vẻo trên cành cay cao. Cáo đứng dưới gốc cây.)
+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo 1 tin mới: từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân
+ Là bịa đặt nhắm dụ Gà Trống xuống ăn thịt
- 1 hs đọc đoạn 2
- Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau lời ngọt ngon ấy là ý định xấu xa: Muốn ăn thịt Gà.
+ Vì cáo rất sợ chó săn, tung tin có cặp chó săn đạng chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy lộ mưu gian.
- lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay,quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy
+ Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm được gì mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp
+ Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo noí. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó sănđang chạy đến loan tin, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.
- 2 hs đọc
+ Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
- 3 hs đọc 
+ Toàn bài đọc giọng vui dí dỏm thể hiện tính cách nhân vật. Lời Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi, lời Gà thông minh ngọt ngào.
- lắng nghe
- 3 hs đọc
- Luyện đọc theo cặp
- Từng nhóm thi đọc thuộc lòng
- Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
- 2 hs đọc lại.
- Đừng vội tin những lời ngọt ngào
š&›
 Môn : Toán
Tiết 23 Bài : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được trung bình cộng của nhiều số.
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
-* Bài tập 4 dành cho HS khá, giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng thực hiện
 Tìm số TBC của các số:
a) 23, 71 b) 34, 91, 64 c) 456, 620, 148, 372
Nhận xét, ghi điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ giải một số bài toán để củng cố về cách tìm số trung bình cộng.
2/ Luyện tập:
Bài 1: y/c hs tự làm bài
- 2 hs lên bảng giải 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài , y/c hs tự làm bài, sửa bài.
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài, làm bài, chữa bài
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài và làm BT5.
- Bài sau: Biểu đồ 
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng lớp thực hiện và nêu cách tính tìm số TBC
a) 47, b) 63, c) 399
- Lắng nghe
- HS tự làm bài
a) Số TBC của 96, 121, 143 là:
 ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) Số trung bình cộng của 35, 12, 24, 21 và 43 là: ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
* Tổng số người tăng thêm trong 3 năm:
 96 + 82 + 71 = 249 (người)
 Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm: 249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số: 83 người
Bài 3: Tổng số đo chiều cao của 5 hs là:
 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 (cm)
 Trung bìnhg số đo chiều cao của mỗi hs là:
 670 : 5 = 134 (cm)
Đáp số: 134 cm
- 1 hs đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày.
 Số ta thực phẩm 5 ô tô đi đầu chuyển:
 36 x 5 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 4 ô tô đi sau chuyển:
 45 x 4 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 9 ô tô chuyển:
 180 + 180 = 360 (tạ)
 Trung bình mỗi ô tô chuyển:
 360 : 9 = 40 (tạ)
 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn. 
š&›
T3 Mĩ thuật(Cô Thắm )
T4 TLV (Cô Thành )
š&›
 Thứ năm, ngày 15 tháng 09 năm 2011
Môn: TOÁN 
Tiết 24 Bài : BIỂU ĐỒ
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu hiểu biết về biểu đồ tranh.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phóng to biểu đồ Các con của 5 gia đình.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh.
2/ Làm quen với biểu đồ tranh.
- Treo biểu đồ Các con của năm gia đình. Y/c hs quan sát và đọc tên biểu đồ
Giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình.
- Biểu đồ gồm mấy cột?
- Cột bên trái cho biết gì?
- Cột bên phải cho biết những gì?
- Biểu đồ có mấy hàng?
- Hãy đọc tên những gia đình được nêu trên biểu đồ.
- Nhìn vào từng hàng ta biết được gì?
- Gia đình nào có 2 con gái? Gia đình nào có 1 con trai?
2/ Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Treo biểu đồ " Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia". Y/c hs quan sát biểu đồ
- Biểu đồ biểu diễn nội dung gì?
- Những lớp nào được nêu tên trong biểu đồ?
- Khối lớp Bốn tham gia mấy môn thể thao, gồm những môn nào?
- Môn bơi có mấy lớp tham gia, là những lớp nào?
- Môn n

File đính kèm:

  • docGIAO AN 4TUAN 5 KNS.doc