Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện từ và câu: Bài: Dấu gạch ngang
Cháu con ai ?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
Đoạn b:
- Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trối xếp vào bên mạn sườn.
Trường tiểu học Tân An KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Luyện từ và câu Lớp 4 Bài: DẤU GẠCH NGANG Giáo sinh: Trương Thị Hồng Lắm Ngày soạn 15/01/2012 Ngày dạy: 07/02/2012 Giáo sinh: Trương Thị Hồng Lắm KẾ HOẠCH BÀI DẠY Phân môn: Luyện từ và câu Lớp: 4 BÀI: DẤU GẠCH NGANG MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang. Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết. Kĩ năng: Rèn luyện HS kĩ năng nhận biết dấu gạch ngang khi làm bài tập. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn của HS khi làm bài tập. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Gíao viên: Sách giáo khoa Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn văn a của phần nhận xét. Giấy khổ to và bút dạ. Học sinh: Sách giáo khoa Dụng cụ dạy học: thước, bút,.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định tổ chức lớp:( 1phút ) Gv kiểm tra sỉ số lớp. Gv cho lớp hát 1 bài hát. Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút ) GV gọi 2hs lên bảng. Mỗi HS đặt 1 câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp. GV cho HS nhận xét. GV nhận xét và cho điểm HS. Dạy – học bài học: ( 30 phút ) a/. Giới thiệu bài mới: Gv treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung câu a của phần nhận xét và hỏi: + Trong đọan văn trên, có những dấu câu nào các em đã được học? Gv cho hs nhận xét. Gv giới thiệu bài mới: trong tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về dấu gạch ngang .Thực hành viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang. Gv ghi tựa bài mới lên bảng. b/. Tìm hiểu ví dụ F Bài 1: Gv gọi 3 hs đọc yêu cầu và nội dung. Gv yêu cầu hs tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. Gv cho hs làm việc theo nhóm( 2 bạn gần nhau là một nhóm) thảo luận. Gv ghi nhanh lên bảng. Gv gọi hs nhận xét. Gv nhận xét. Gv yêu cầu hs trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi “ Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì?” Gv gọi hs phát biểu – ghi nhanh lên bảng vào cột bên cạnh. FBài 2: Đoạn a: Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai ? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. Đoạn b: Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trối xếp vào bên mạn sườn. Đoạn c: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn - Khi điện đã vào quạt, tránh để - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục - Khi không dung, cấm quạt Gv gọi hs nhận xét. Gv cho hs nhận xét và bổ sung. Gv kết luận: Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại, phần chú thích trong câu, các ý trong một đọan liệt kê. c/. Ghi nhớ Gv gọi một vài HS đọc ghi nhớ. Gv cho HS lấy ví dụ minh họa về việc sử dụng dấu gạch ngang. Gv ghi nhanh lên bảng ví dụ minh học của hs. Gv gọi hs nói tác dụng của từng dấu gạch ngang trong câu văn bạn dùng. d/. Luyện tập FBài 1: Gv gọi hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. Gv chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ làm 1 nhóm) yêu cầu hs thảo luận và làm bài vào giấy khổ to. Gv cho hs dán lên bảng câu trả lời. Gv cho HS nhận xét. Gv nhận xét kết luận lời giải đúng. Câu có dấu gạch ngang: Pa – xcan thấy bố mình – một viên chức Sở Tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. “Những dãy tính cộng hang ngàn con số. Một công việc buồn tẻ làm sao” – Pa – xcan nghĩ thầm. -Con hy vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. -Pa – xcan nói. -GV cho HS đọc phần chú thích trong đoạn văn. FBài 2: Gv gọi 1hs đọc yêu cầu bài tập 2 Gv hỏi: Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang có tác dụng gì? Gv cho hs tự làm bài vào vở, phát giấy và bút dạ cho 3 hs có trình độ giỏi, khá, trung bình để chữa bài. Gv yêu cầu 3 hs dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn của mình, nói về tác dụng của từng dấu gạch ngang mình dùng. Gv chú ý sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ, dùng dấu gạch ngang cho từng hs. Gv gọi hs khác nhận xét Gv nhận xét và cho điểm bài viết tốt. Gv gọi hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình và yêu cầu hs khác nhận xét. Gv nhận xét và cho điểm hs viết tốt. Củng cố - dặn dò ( 2 phút ) Gv nhận xét tiết học, khen thưởng những hs tích cực xây dựng tiết học. Gv cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài mới cho tiết học hôm sau: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp. Lớp trưởng báo cáo. Lớp phó bắt giọng. 2 hs lên bảng đặt câu có sử dụng các từ ngữ thuộc chủ điểm cái đẹp. Hs nhận xét. Hs lắng nghe Hs đọc đọan văn và trả lời câu hỏi: +Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi. Hs nhận xét. Hs lắng nghe. Hs nhắc lại tựa bài mới. 3 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn trong BT1. Hs làm việc theo nhóm tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang. Đoạn a: - Cháu con ai ? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. Đoạn b: Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trối xếp vào bên mạn sườn. Đoạn c: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn - Khi điện đã vào quạt, tránh để - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục - Khi không dung, cấm quạt Hs nhận xét. Hs lắng nghe. 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. Hs tiếp nối nhau phát biểu. Tác dụng của dấu gạch ngang Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật( ông khách và cậu bé ) trong đối thoại. Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn. Dấu gạch ngang liệt kê các biên pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền. Hs nhận xét và bổ sung. Hs lắng nghe. Hs lắng nghe, 2 hs nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang. 2 hs tiếp nối nhau đọc phần ghi nhớ. Cả lớp đọc hầm để thuộc bài ngay tại lớp. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu: Chỗ bắt đầu lời nói của nhận vật trong đối thoại. Phần chú thích trong câu. Các ý trong một đoạn liệt kê. 3 hs khá đặt câu, tình huống có dùng dấu gạch ngang. Ví dụ: + Em gặp thầy (cô) ở sân trường và chào. - Em chào cô ạ! + Em rất thích cây hoa hồng nhung – giống cây bố em mang từ Đà Lạt về. + Mẹ em đi chợ, viết ra giấy những vật dụng cần mua: - Dao - Chổi lau nhà - Bát , đũa. Hs nói tác dụng của dấu gạch ngang trong các ví dụ trên. Hs đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn Qùa tặng cha. Hs thảo luận trong thời gian là 3 phút. Đại diện 4 nhóm dán bài làm lên bảng. Hs nhận xét. Tác dụng dấu gạch ngang: - Đánh dấu phần chú thích trong câu( bố Pa – xcan là một viên chức Sở Tài chính). - Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa- xcan. - Dấu gạcg ngang thứ nhất: Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa – xcan. - Dấu gạch ngang thứ hai: Đánh dấu phần chú thích( đây là lời Pa – xcan nói với bố) -HS đọc phần chú thích. Hs đọc yêu cầu. Hs : Dấu gạch ngang dùng để: đánh dấu câu đối thọai và phần chú thích. Hs làm bài vào vở, 3 hs viết đọan văn và trình bày trước lớp. 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu. Cả lớp chú ý theo dõi. Hs chú ý lắng nghe. Hs nhận xét bài làm của bạn. Hs lắng nghe. 3 – 5 hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của từng bạn. Hs lắng nghe. Hs lắng nghe
File đính kèm:
- luyen tu va cau lop4 hkII.docx