Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện tập vị ngữ trong câu kể ai làm gì

từ riêng. Vì mỗi từ ngữ là tên chung của một loài hoa

i)Câu “Gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi” có hai động từ: gặp, hỏi

k) Câu kể Ai thế nào? :Còn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất.

l) Trong câu “ Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu”: CN: Thần; VN: liền tặng hoa hồng làn hương quý báu.

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Luyện tập vị ngữ trong câu kể ai làm gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Luyện tập Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại cách xác định vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Biết điền tiếp vị vào trong câu cho sẵn.
- Rèn kĩ năng viết câu.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1: Ôn lại câu kể Ai làm gì?
- HS nối tiếp nhau đặt câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét sửa câu sai cho HS.
- GV ghi một hai câu lên bảng, yêu cầu HS tìm vị ngữ của từng câu đó?
- GV chốt kiến thức về kiểu câu Ai làm gì?
HĐ 2: HS làm bài tập
Bài 1: Đánh dấu x vào những câu kể Ai làm gì?
0 Những bông hoa mướp vàng tươi trên giàn mướp xanh mát.
0 Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng.
0 Mấy chú cá rô cứ lội quanh quẩn dưới giàn mướp.
0 Thế rồi, quả mướp thi nhau chòi ra.
0 Ba chị em tôi hái không xuể.
0 Bà tôi sai mang đi biếu mỗi nhà mấy quả.
Bài 2: Gạch dưới vị ngữ trong mỗi câu sau:
Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em xin vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Em nhận lời. Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngừa trong suốt thời gian học. Va-li-a đã trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.
Bài 3: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để tạo câu.
a. Từ sáng tinh mơ, ông em................................
b. Vào ngày mùa, các bác nông dân......................................
c. Những hôm trực nhật, em..................................................
Bài 4: Các câu sau sai vì không có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ. Hãy chữa lại cho đúng.
a. Hình ảnh mẹ luôn chăm sóc em.
b. Lòng em xúc động, nhìn theo lá quốc kì.
HĐ 3: HS chữa bài tập
- Gọi HS lần lượt chữa các bài tập. Sau mỗi bài GV chốt kiến thức.
Bài 1: Các câu kể là câu 3, 5, 6
Bài 2: Chốt về cách tìm vị ngữ ở từng câu.
Bài 3: Chốt về cách điền vị ngữ phù hợp với câu văn.
Bài 4: Có thể sửa 
- Hình ảnh mẹ luôn đẹp trong tâm trí em.
 Mẹ luôn chăm sóc em.
- Em xúc động, nhìn theo lá quốc kì.
Tiếng việt
Tập làm văn: Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết văn miêu tả đồ vật.
- Vận dụng để viết một đề văn cụ thể.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1: Ôn lại văn miêu tả.
- Một bài văn bao giờ cũng gồm mấy phần?
- Nội dung các phần ấy là gì?
HĐ 2: HS làm bài sau:
 	Đề bài: Em hãy tả chiếc cặp của em.
 	 Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc cặp của em.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát mặt ngoài: tả chất liệu, màu sắc, kích thước, trang trí, quai đeo, đường chỉ, khoá cặp...
b. Tả các ngăn bên trong cặp: Số lượng các ngăn, kích cỡ các ngăn, các vách ngăn, vải lót cặp...
3. Kết bài:
- Nêu công dụng và sự suy nghĩ của em về chiếc cặp.
HĐ 3: HS chữa bài.
- GV gọi HS lần lượt đọc bài viết của mình.
- HS khác nhận xét.
- GV sửa câu từ sai, nhận xét nội dung từng bài. Động viên khen ngợi những HS làm bài hay, biết dùng hình ảnh nhân hoá so sánh .
toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách nhân, chia cho số có hai ba chữ số.
- Rèn kĩ năng tính đúng, tính theo cách thuận tiện nhất.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: ôn lại cách nhân chia cho số có nhiều chữ số.
- GV ghi phép tính, HS thực hiện vào vở rồi nêu lại cách thực hiện
 123 35 4523 : 16 3500 : 70
- GV chốt cách thực hiện từng phép tính.
HĐ 2: HS làm bài tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
 74240 : 512 + 53295 : 209 930 - 720 : 9 11 + 127
 (26 230 + 13 640) : 65 (2005 - 1002 2) ( 2007 +1 + 2)
Bài 2: Thực hiện phép tính bằng cách thuận tiện nhất:
35 5 2 55 (10 + 2)
2005 (125 3 + 5 125) 28400 : (100 311 - 100 310)
Bài 3: Tuần đầu lớp 4A được 50 điểm giỏi, tuần thứ hai được nhiều hơn tuần đầu 20 điểm giỏi. Hỏi trung bình mỗi ngày lớp 4A được bao nhiêu điểm giỏi?
Bài 4: Có 4 xe chở học sinh đi tham quan. Xe thứ nhất chở 44 em nhiều hơn xe thứ hai 4 em và ít hơn xe thứ ba 2 em. Xe thứ tư chở ít hơn xe thứ hai 10 em. Hỏi có bao nhiêu học sinh đi tham quan và trung bình mỗi xe chở bao nhiêu học sinh?
HĐ3: HS chữa bài tập
- HS lần lượt chữa từng bài tập
- HS khác nhận xét
- GV chốt kiến thức ở từng bài
Bài 1: Chốt lại cách tính giá trị của biểu thức có ngoặc đơn và không có ngoặc đơn, cách chia cho số có hai, ba chữ số, cách nhân với số có ba chữ số.
Bài 2: Chốt về cách tính thuận tiện nhất: áp dụng tính chất của phép nhân để thực hiện (tính chất giao hoán , tính chất kết hợp, nhân một tổng với một số, một số với một hiệu)
Bài 3, 4: Chốt về cách giải bài toán trung bình cộng.
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn Tập đọc- Luyện từ và câu
(Tiết 1- tuần 18 Sách thực hành) 
I. Mục tiêu 	
HS luyện đọc và trả lời câu hỏi truyện: Sự tích các loài hoa.
II. Hoạt động dạy học
HĐ 1:Đọc và chọn câu trả lời đúng:
- HS đọc bài; GV HD cách chia đoạn và luyện đọc:
+Đ 1: Từ đầu dến: tấm lòng thơm thảo
+Đ2: Từ tiếp theo đến: cũng phải nể mình 
Đ3: Tiếp theo đến vô tình giẫm lên
Đ4: Phần còn lại
H S đọc Cá nhân, nhóm đôi, theo lớp
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi
GV nhận xét, giúp đỡ học sinh yếu
3. GV củng cố, nhận xét tiết học
Đọc và chọn câu trả lời đúng:
a) Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo.
b) Thần Sắc đẹp quyết định như vậy vì: chỉ có tấm lòng thơm thẳômí xứng đáng với làn hương thơm.
c) Câu trả lời của hoa hồng thể hiện: Hoa hồng muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài
d) Hoa râm bụt không được thân ban tặng hương thơm vì: Hoa râm bụt muốn có hương thơm để mọi người phảI nể.
e) Câu trả lời của ngọc lan thể hiện: Ngọc lan nhường quà tặng của mình cho loài hoa khổ hơn mình.
g) Các từ láy trong truyện: trắng trẻo, ngập ngừng, ngọt ngào
h) Hoa hồng, râm bụt, ngọc lan, hoa cỏ không phải là danh từ riêng. Vì mỗi từ ngữ là tên chung của một loài hoa
i)Câu “Gặp hoa ngọc lan, Thần lại hỏi” có hai động từ: gặp, hỏi
k) Câu kể Ai thế nào? :Còn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất.
l) Trong câu “ Thần liền tặng hoa hồng làn hương quý báu”: CN: Thần; VN: liền tặng hoa hồng làn hương quý báu.
Toán
Luyện tập
(Tiết 1- tuần 18 Sách thực hành) 
I. Mục tiêu:
- Luyện tập các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3
II. Các hoạt động dạy học
1.HĐ1 : Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài 
2. HĐ 2: GV chữa bài củng cố chia cho số có hai chữ số
Bài 1: Dấu hiệu chia hết cho2; 3; 5; 9
Học sinh đọc yêu cầu
HS làm bài, chữa bài 
Bài 2:
 HS tự làm, chữa bài sau đó đổi vở kiểm tra lại, GV theo dõi, chữa bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài, GV chấm một số bài 
Bài 4: Đố vui: HS đọc, suy nghĩ, làm bài và nêu cách làm
? Điền số thích hợp
Bài 1 Trong các số: 3312; 3333; 4185; 9102; 13 230 tìm số chia hết cho 2; 5; 9; 3
Bài 2 Điền số thích hợp vào ô trống để các số chia hết cho9; 2 và 3; 3 và 5 
Bài 3 Điền đúng sai: 
a) S b) Đ
c) Đ d) S
Bài 4:
- Số người của đơn vị bộ đội đó chia hết cho 5 và 9. Vậy số chia hết cho 9 và 5 đồng thời lớn hơn 130 và nhỏ hơn 140 là 135 
3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
toán
Ôn tập học kì I 
I. Mục tiêu:
- Ôn về các phép tính cộng, trừ, nhân , chia số tự nhiên, tìm thành phần chưa biết, tính bằng hai cách.
- Rèn kĩ năng tính đúng, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9; tính bằng các cách khác nhau trong biểu thức.
 HĐ 2: HS làm bài tập.
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
 (45876 + 37124) : 200 76372 - 91000 : 700 + 2000
Bài 2: Tìm x
 7642 - x = 1634 16643 : (x + 78) = 89
Bài 3: Tính bằng 2 cách:
 235 (30 + 5) 645 (30 -6) (25 + 45) : 5 50 : (5 2) 
Bài 4: Ngày thứ nhất ô tô chạy được quãng đường dài 236km. Ngày thứ hai ô tô chạy được quãng đường ngắn hơn ngày thứ nhất 50 km. Ngày thứ ba ô tô chạy được quãng đường dài hơn trung bình cộng của hai ngày đầu là 42 km. Hỏi trung bình mỗi ngày ô tô chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki lô mét?
HĐ 3: HS chữa bài tập
Sau mỗi bài GV chốt kiến thức và lưu ý cách làm bài.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn luyện từ và câu- tập làm văn 
(Tiết 2- tuần 18 Sách thực hành) 
I. Mục tiêu 	
Ôn tập về văn miêu tả, viết một đoạn văn tả đồ vật trong nhà
I. Hoạt động dạy học
HS đọc bài tập, nêu yêu cầu bài
Viết đoạn văn tả công dụng của một trong những đồ vật, đồ chơi đã được tả hình dáng ở tuần 17.
HS đọc bài thảo luận nhóm đôi, làm bài
GV HD học sinh làm bài 
HS trình bày phần bài làm
GV củng cố, nhận xét tiết học
Gợi ý: Tả công dụng của một đồ vật, đồ chơi: Cần yêu cầu HS nêu trong một vài trường hợp cụ thể: VD Tả quả bóng: Bóng trên tay bạn sau mỗi giờ chơi, bóng đá nhưng thỉnh thoảng bạn còn tầng bằng tay; bằng đầu; cả đội chăm chút bóng, thấy người giữ ở đâu cũng hỏibóng được bơm hơi, lau chùi sau mỗi buổi tập Bóng giúp các bạn ghi bàn, chơi hả hê, sảng khoái
Toán
Luyện tập
(Tiết 2- tuần 18 Sách thực hành) 
i. Mục tiêu: 
- Ôn luyện củng cố về dấu hiệu chia hết 
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.HĐ1 : Gv nêu yêu cầu bài tập, HS làm bài cá nhân
2. HĐ 2: GV chấm và chữa bài củng cố về nội dung
Bài 1: Về Dấu hiệu chia hết cho2; 3; 5; 9
Học sinh đọc yêu cầu
HS làm bài, chữa bài 
Bài 2:
 HS tự làm, chữa bài sau đó đổi vở kiểm tra lại, GV theo dõi, chữa bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài, 
Bài 4: HS đọc bài, nêu yêu cầu
HS làm bài cá nhân
 GV chấm một số bài 
GV HD HS chữa bài
Bài 1 Trong các số: 9081; 2308; 3500; 
18 273; 50 234; 4365 tìm số chia hết cho 2; 5; 9; 3
Bài 2 Điền số thích hợp vào ô trống để các số chia hết cho9; 2 và 5; 3 và 5 
Bài 3 Khoanh vào ý đúng
Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: B. 2805
Bài 4:
Diện tích của bức tường là: 
160 x 2 = 320 ( m2)
Thời gian để thợ quét xong bức tường là: 
320: 10 = 32 giờ
3. HĐ 3: GV nhận xét giờ và dặn về nhà ôn lại bài
Phần nhận xét của Ban giám hiệu
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docB2-L4.doc