Bài giảng Lớp 4 Môn Khoa học - Tuần 4 - Tiết 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn

- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.

-KNS: +Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá( nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh của bản thân)

+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: Trao đổi ý kiến của các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.

 

doc28 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 Môn Khoa học - Tuần 4 - Tiết 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dáng bên ngoài còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở cuống. Cẩn thận loại quá mập. . Quan sát màu sắc: rau quả phải có màu tự nhiên, không héo,úa. Chú ý những màu sắc bất thường. Ngoài ra cần sờ nắm để cảm giác sức nặng, chắc tay của rau quả. 
- Đồ hộp cần nguyên vẹn, còn hạn sử dụng. 
- Cần vệ sinh dụng cụ nấu nướng và nấu chín thức ăn để tiệt trùng và có hương vị thơm ngon. 
4) Củng cố: 
- Hãy nói về cách em chọn rau quả khi đi chợ?
- GV: Con người cần đến thức ăn, nước uống từ môi trường.
5) Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học
Tuần 6
Ngày dạy 25/9/2012
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN 
I- MỤC TIÊU: 
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp,.... 
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
- GD HS ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 24,25 SGK. 
- Phiếu học tập. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Khởi động: 
2) Kiểm tra: 
- Tại sao ta phải ăn nhiều rau và quả chín?
- Khi chọn mua rau quả tươi, em chọn như thế nào?
3) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu: 
Bài”Một số cách bảo quản thức ăn” 
* Phát triển: 	
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn .
Mục tiêu:Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 24, 25 SGK, hãy cho biết trong các hình đó người ta đã bảo quản thức ăn bằng biện pháp nào ?
- Giao cho các nhóm mẫu trả lời
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn .
Mục tiêu:Giải thích được cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn.
Cách tiến hành:
- GV giảng: Các loại thức ăn tươi có chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy chúng dễ bị hư hỏng, ôi, thiu. 
- Muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm thế nào?
- Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- Nguyên nhân gây hỏng thức ăn là gì? Vậy làm sao diệt được nguyên nhân này?
Kết luận 
- Ta phải làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động hoặc không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn. 
- Trong các cách bảo quản dưới đây, cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động, cách nào không cho vi sinh xâm nhập vào thức ăn?
a) Phơi khô, nướng, sấy
b) Ứơp muối, ngâm nước mắm
c) Ướp lạnh
d) Đóng hộp
e) Cô đặc với đường. 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà.
Mục tiêu:HS liên hệ thực tế về cách bảo quản một số thức ăn mà gia đình áp dụng.
Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập cho cá nhân 
- Cho một số HS trình bày, những HS khác bổ sung. 
- Quan sát và làm việc nhóm, trả lời vào mẫu. 
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. 
Hình
Cách bảo quản
1
Phơi khô
2
Đóng hộp 
3
Ướp lạnh 
4
Ướp lạnh 
5
Làm mắm (ướp mặn) 
6
Làm mứt (cô đặc với đường) 
7
Ướp muối (cà muối) 
- HS trả lời: phơi khơ, ướp nước đá, muối,. 
- Ta phải làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động hoặc không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn. 
- Vi sinh vật. Ta phải làm sao cho vi sinh vật, không sống được hoặc không cho vi sinh xâm nhập vào thức ăn. 
- HS thảo luận nhóm 4 để trả lời
+ Lựa chọn các cách bảo quản(chỉ có d là không cho vi sinh xâm nhập) 
-HS trả lời
 Nhận phiếu và làm việc với phiếu : 
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
- HS trình bày, HS khác bổ sung. 
 4) Củng cố: 
- Có những cách bảo quản thức ăn nào?
- Chú ý: Cách bảo quản nào cũng chỉ giữ được thức ăn trong thời gian nhất định nên khi mua cần xem kĩ hạn dùng trên vỏ bao bì. 
- Nhắc nhở HS khơng xả rác, thức ăn,bừa bãi gây ơ nhiễm mơi trường. 
5) Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 
Ngày dạy 27/9/2012
Tiết 12: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I- MỤC TIÊU: 
 	- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
 + Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. 
 + Cung cấp đủ chất dinh ngxvaf năng lượng.
+ Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
- GD HS ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 26,27 SGK. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Khởi động: 
2) Kiểm tra: 
- Có những cách bảo quản thức ăn nào ?
- GV nhận xét, đánh giá. 
3) Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
 * Giới thiệu: 
Bài “Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng”
* Phát triển: 
 Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Mục tiêu: Mơ tả đặc điểm bên ngồi của trẻ bị cịi xương, xuy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ. Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh trên.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc nhóm, các nhóm quan sát hình trang 26 về các bệnh, thảo luận tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên. 
Kết luận: 
- Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương. 
- Nếu thiếu I- ốt, cơ thể sẽ chậm phát triển, kém thông minh,dễ bị bướu cổ. 
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phịng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Mục tiêu: Nêu tên và cách phịng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
Cách tiến hành: 
- Ngoài các bệnh trên , em còn biết bệnh gì do thiếu dinh dưỡng?
- Làm sao ta nhận ra các bệnh đó?
Kết luận: 
- Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như: 
+Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi- ta- min A. 
+Bệnh phù do thiếu vi- ta- min B. 
+Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi- ta- min C. 
- Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cận ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưatrẻ đến bệnh viện để khám và chữa bệnh. 
- Quan sát và thảo luận. 
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. 
- HS thảo luận nhóm đôi và kể ra. 
- HS trả lời
- HS nhắc lại 
4) Củng cố: 
- Trò chơi “Bạn là bác sĩ”
- Một HS đóng bác sĩ và chỉ định 1 bạn là bệnh nhân và nói bạn đó thiếu chất gì, nếu nói đúng sẽ trở thành bác sĩ và hỏi người khác. 
5) Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 7
Ngày dạy 3/10/2012
Tiết 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ 
I- MỤC TIÊU: 
 Nêu cách phòng bệnh béo phì. 
Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
 - KNS: + Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Nói với những người trong gia đình hoặc người khác nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng, ứng xử đúng với bạn hoặc người khác bị béo phì.
 + Kỹ ra quyết định: Thay đổi thói quen ăn uống để phòng tránh béo phì
 + Kĩ năng kiên định: Thực hiện chế độ ăn uống, hoạt động thể lực phù hợp lứa tuổi.
	- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.
.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 28,29 SGK. 
- Phiếu học tập. 
PHIẾU HỌC TẬP
1. Theo bạn dấu hiệu nào dưới đây không phải là bệnh béo phì đối với trẻ em?
a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, ngực và cằm. 
b) Mặt và hai má phúng phính. 
c) Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của bé. 
d) Bị hụt hơi khi gắng sức. 
2. Hãy chọn ý đúng nhất
 2. 1. Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống thể hiện: 
a) Khó chịu về mùa hè. 
b) Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân. 
c) Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân. 
d) Tất cả những ý trên. 
 2. 2. Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện: 
a) Chậm chạp. 
b) Ngại vận động. 
c) Chóng mệt mỏi khi lao động. 
d) Tất cả những ý trên. 
 2. 3. Người bị béo phì có nguy cơ bị: 
a) Bệnh tim mạch. 
b) Huyết áp cao. 
c) Bệnh tiểu đường. 
d) Bị sỏi mật. 
e) Tất cả các bệnh trên. 
Đáp án : Câu 1: b
 Câu 2. 1: d ;2. 2: d ;2. 3: e
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Khởi động: 2) Kiểm tra: 
- Thiếu chất đạm sẽ như thế nào? Thiếu vi- ta- min D , thiếu I- ốt sẽ mắc bệnh gì?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3) Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu: 
Bài “Phòng bệnh béo phì” 
* Phát triển: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì .
Mục tiêu: - Nhận dạng béo phì ở trẻ em.
 - Nêu được tác hại của bệnh béo phì.
Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập (kèm theo) 
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. 
*Kết luận: 
- Một em bé có thể xem là béo phì khi: 
+ Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20 %. 
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. 
+ Bị hụt hơi khi gắng sức. 
- Tác hại của bệnh béo phì: 
+Người béo phì thường mất sự thoải nái trong cuộc sống. 
+Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và lanh lợi trong sinh hoạt. 
+ Người bị béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật
 Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì .
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách phịng bệnh béo phì.
Cách tiến hành:
- Nguyên nhân ngây bệnh béo phì là gì?
- Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
- Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì hay có nguy cơ béo phì?
- GV nhận xét và chốt lại các ý sau: 
+Hầu hết các nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống chủ yếu là cho ăn quá nhiều và ít vận động. 
+Khi đã bị béo phì cần: 
· Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng (rau quả . .) . Aên đủ đạm, vi- ta- min và khoáng chất. 
· Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm đúng nguyên nhân gây béo phì để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí. 
· Khuyến khích em bé hoặc bản thân năng vận động, luyện tập thể dục thể thao. 
- Làm việc nhóm, đại diện các nhóm trình bày. 
- Trả lời nhiều ý : ăn nhiều, ngủ nhiều không điều độ,
- Ăn ít chất béo, tăng cường hoạt động TDTT
- Ăn uống, ăn ngủ điều độ,. . 
4) Củng cố: 
- Cho các nhóm sắm vai: mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống để sắm vai do GV gợi ý
- Nhận xét sắm vai. 
5) Dặn dò: 
- Dặn HS thực hiện ăn ngủ, sinh hoạt điều độ,. . 
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 
Ngày dạy 4/10/2012
Tiết 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I- MỤC TIÊU: 
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,...
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:uống nước lả, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. 
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
 	+ Giữ vệ sinh ăn uống. 
 	+ Giữ vệ sing cá nhân.
 + Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. 
-KNS: +Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh lây qua đường tiêu hoá( nhận thức về trách nhiệm giữ vệ sinh của bản thân)
+ Kĩ năng giao tiếp hiệu quả: Trao đổi ý kiến của các thành viên của nhóm, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 30,31 SGK. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Khởi động
2) Kiểm tra: - Bạn có lời khuyên nào cho những người bị bệnh béo phì? Thái độ của chúng ta với người béo phì thế nào?
3) Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
* Giới thiệu: 
Bài “Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá” 
* Phát triển: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá 
Mục tiêu:Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hĩa và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
Cách tiến hành:
- Trong lớp em có bạn nào đã từng bị bệnh tiêu chảy? Khi đó em thấy thế nào?
- Hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết?
- Giảng về triệu chứng một số bệnh tiêu hoá: 
+ Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối. 
+ Tả: Gây ra tiêu chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm. 
+ Lị: Đau bụng quặn ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy. 
- Các em thấy đấy các bệnh tiêu hoá nguy hiểm thế nào?
* Kết luận: 
Các bệnh như tiêu chảy, tả, lịđều có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách. Chúng đều bị lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân nên rất dễ phát tán lây lan ra dịch bệnh làm thiệt hại người và của. Vì vậy, cần phải báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh. 
 Hoạt động 2: Thảo luận về ngyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
Mục tiêu:Nêu được nguyên nhân và cách đề phịng một số bệnh lây qua đường tiêu hĩa.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc nhóm. Yêu cầu HS quan sát các hinh trang 30,31 SGK trả lời các câu hỏi sau: 
+ Chỉ và nói nội dung từng hình. 
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đếnbị lây các bệnh qua đường tiêu hoá?
+ Việc làm nào góp phần đề phòng bệnh đường tiêu hoá?
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh tiêu hoá?
-, với gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Nhận xét chung các ý kiến. Yêu cầu HS về nhà trao đổi ý kiến của các thành viên của nhóm với mọi người trong gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng bệnh lây bệnh qua đường tiêu hoá 
- HS: lo lắng, khó chịu, mệt, đau bụng
- HS kể : tả, lị, tiêu chảy
- Nhắc lại những ý chính. 
- Mất sức khoẻ, dễ chết người,. 
- Làm việc nhóm 4, đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. 
4) Củng cố: 
- Cho HS vẽ tranh cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
- Nhận xét chung các sản phẩm
5) Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. 
Tuần 8
Ngày dạy 9/10/2012
Tiết 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
I- MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt.
 	- Biết nói với cha mẹ, người nskhi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
 	- Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
- KNS:+ Kỹ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. 
+ Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.
- Giáo dục học sinh bảo vệ sức khỏe của mình qua cách ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 32,33 SGK. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Khởi động: 
2) Kiểm tra: 
- Hãy nêu những nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hoá? Em phòng tránh như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3)Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu: Bài “Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?” 
* Phát triển: 
* Hoạt động 1: Quan sát các hình trong SGK và kể chuyện.
Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc nhóm, xếp các hình trong SGK thành 3 câu chuyện
- Hãy kể tên một số bệnh em đã mắc?
- Khi bị bệnh đó em thấy thế nào?
- Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường em nên làm gì? Tại sao?
* Kết luận: 
- Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”
* Hoạt động 2: Trò chơi “Mẹ ơi! Con sốt. . ” 
Mục tiêu: HS biết nĩi với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khĩ chịu, khơng bình thường.
Cách tiến hành: 
- Cho các nhóm thảo luận để sắm vai các tình huống khi bản thân bị bệnh. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung thêm.
- Nhận xét chung, bình chọn nhĩm thực hiện tốt. nhắc nhở HS ý thức giữ gìn sức khoẻ: khơng chơi ngồi trời nắng, mưa, ăn uống hợp vệ sinh,. Khơng dùng sữa khơng rõ nguồn gốc,
- Xếp hình kể chuyện trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm kể lần lượt. 
- Nêu 
- Nêu. .. 
-HS đọc
- Các nhóm thảo luận đưa ra các tình huống sắm vai như: bị đau bụng, bị nhức đầu, bị khó chịu buồn nônCác nhóm thống nhất trong nhóm về lời thoại, cách diễn
- Các nhóm trình bày. 
- Ý kiến nhóm khác về nội dung, cách ứng xử tình huống. 
4)Củng cố: 
- Khi em cảm thấy không khoẻ thì em nên làm việc gì trước tiên?
- Gọi 1 HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK.
5)Dặn dò: 
- Nhắc nhở HS ý thức giữ gìn sức khoẻ.
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
Ngày 11/10/2012
Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH 
I- MỤC TIÊU: 
 - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
 - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô- rê –dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
-KNS:+ Kỹ năng ứng sử phù hợp khi bị bệnh
+ Kỹ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 34,35 SGK. 
- Chuẩn bị theo nhóm: một gói ô- rê- dôn; một cốc có vạch chia; một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối; một bình nước; một bát (chén) ăn cơm. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Khởi động: 
2) Kiểm tra: 
- Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
- Khi đó em nên làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3) Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu: Bài “Aên uống khi bị bệnh” 
* Phát triển: 
* Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thong thường.
Mục tiêu:Nĩi về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thơng thường.
Cách tiến hành: 
- Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm thảo luận: 
+ Kể tên các thức ăn cho người mắc bệnh thông thường. 
+ Đối với người bệnh nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng?Tại sao?
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên làm thế nào?
Kết luận: 
Như mục “Bạn cần biết “trang 35SGK. 
* Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch Ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
Mục tiêu:- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- HS biết cách pha dung dịch ơ-rê-dơn và chuẩn bị nước cháo muối.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 trang 35 SGK. 
- Gọi 2 HS đọc vai Bà mẹ và bác sĩ. 
- Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống thế nào?
- Chỉ định vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày dung dịch Ô- rê- dôn và Vật liệu nấu cháo muối. 
- Chia nhóm pha dung dịch và nhóm nấu cháo muối. 
- Yêu cầu HS đọc hướng dẫn trên gói O- rê- dôn và làm theo. Nhóm nấu cháo muối đọc hướng dẫn và nhớ các bước thực hiện. 
- GV hướng dẫn các nhóm cách thực hiện
- Nhận xét các nhóm. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn nhĩm thực hiện tốt
- Làm việc nhóm, thảo luận. 
- Các nhóm trưởng báo cáo theo câu hỏi lúc lên bóc thăm được. 
 - Các nhóm khác bổ sung. 
- Đọc SGK. 
- Xem SGK. 
- HS quan sát và đọc lời bà mẹ và bác sĩ. 
- Uống Ô- rê- dôn hoặc cháo muối. Cần ăn đủ chất. 
- Nhắc lại. 
- Chuẩn bị và trình bày
- Chuẩn bị và trình bày
- HS đọc 
- Đại diện các nhóm lên trình bày cách tiến hành. 
- HS nhận xét, bình chọn
4)Củng cố: 
- Tổ chức cho HS đóng vai: Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống và sắm vai cho tình huống cách xử lí từng nhóm. 
- Cho HS VD một tình huống: ba mẹ đi vắng chỉ còn hai chị em ở nhà, em bé bị tiêu chảy nặng, em nấu cháo muối loãng cho em bé. 
- Nhận xét các nhóm. 
5)Dặn dò: 
- Nhắc nhở HS ý thức giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, nếu không may bị bệnh, tiêu chảy,cần vận dụng tốt những điều đã học.
-Chuẩn bị bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước 
- Nhận xét tiết học.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 9
Ngày 16/10/2012
Tiết 17: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
I- MỤC TIÊU:
 	- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ
 	- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
- KNS:
 +Kỹ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước
+ Kỹ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi
- GDHS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiên. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 36,37 SGK. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
1) Kh

File đính kèm:

  • dockhoa hoc tuan 4 - 10.doc
Giáo án liên quan