Bài giảng Lớp 4 - Môn Khoa học - Con người cần gì để sống

Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi: tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân

Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói

Kết luận của GV:

- Chỉ tập bơi hoặc bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi

 

doc78 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Khoa học - Con người cần gì để sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện nếu cần.
	Khoa học
 BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 -Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,.
 -Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
 -Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Hình trang 32, 33 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá 
Nêu một số biện pháp phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu từng HS thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thự hành trang 32 SGK
Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV lưu ý yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh (đau răng, đau bụng, sốt) thì Hùng cảm thấy thế nào?
GV đặt câu hỏi để HS liên hệ:
 + Kể tên một số bệnh em đã bị mắc
 + Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào?
 + Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Tại sao?
Kết luận của GV:
Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu; khi bị bệnh có thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Mẹ ơi, consốt!:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
GV nêu nhiệm vụ: các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh
GV có thể nêu ví dụ gợi ý:
Tình huống 1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Đi học về, Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu, nuốt nước bọt thấy đau họng, ăn cơm không thấy ngon. Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra
Bước 3: Trình diễn
HS lên đóng vai
Kết luận của GV:
Khi trong người cảm thấy khó chịu và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ăn uống khi bị bệnh
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát
Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan thành 3 câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm
Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp (mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện, các nhóm khác bổ sung)
HS trả lời
HS nhận xét, bổ sung
Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra
Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất
Các bạn khác góp ý kiến
HS lên đóng vai
Lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng
Khoa học
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 -Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 -Biết ăn uống hợp lí khi bệnh
 -Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch
 - Giáo dục HS cần ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo cho sức khỏe, cần bảo vệ môi trường
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 34, 35 SGK
Chuẩn bị theo nhóm: một gói ô-rê-dôn, một cốc có vạch chia, một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối, một chén vẫn thường dùng ăn cơm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn
GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận (hoặc ghi các câu hỏi lên bảng)
Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường
Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV ghi các câu hỏi trên ra phiếu rời
Kết luận của GV
Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
Bước 1:
GV yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5 trang 35 SGK
Gv gọi 2 HS: một đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ
GV đặt câu hỏi: bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
GV chỉ định một vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ 
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối
Đối với nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn, GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn
Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 trang 35 SGK và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo)
Bước 3:
GV đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ (nếu cần)
Bước 4:
GV yêu cầu mỗi nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn cử một bạn lên làm trước lớp
Cũng tương tự như vậy đối với các nhóm chuẩn bị nấu cháo muối
Kết thúc hoạt động, GV nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS
Hoạt động 3: Đóng vai
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu: các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
GV có thể nêu ví dụ gợi ý: ngày chủ nhật, bố mẹ Lan đi về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ 1 ít muối, nhờ thế đã cứu sống được em bé
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Nhóm thảo luận và đưa ra tình huống
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra
Bước 3: Trình diễn
Củng cố – Dặn dò:
- Giáo dục HS cần ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo cho sức khỏe, cần bảo vệ môi trường
-HS lắng nghe
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu
Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó.
Các HS khác bổ sung
HS quan sát và đọc lời thoại
HS đọc
HS nhắc lại
Đại diện nhomù báo cáo
HS đọc hướng dẫn và thực hiện
HS quan sát và làm theo chỉ dẫn
Đại diện nhóm lên thực hiện trước lớp
Lớp theo dõi và nhận xét
Nhóm thảo luận và đưa ra tình huống
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra
Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất. Các bạn khác góp ý kiến
HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vịi nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng
Khoa học
	 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
 + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp nay.
 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
 -Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 36, 37 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Ăn uống khi bị bệnh
Khi bị bệnh ta cần ăn uống như thế nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Kết luận của GV:
Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão 
Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Thảo luận: nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV có thể giảng thêm:
Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi, trước khi xuống nước phải vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút
Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi: tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân
Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói
Kết luận của GV:
Chỉ tập bơi hoặc bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi
Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai)
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 3-4 nhóm. Giao cho mỗi nhóm 1 tình huống để các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước
GV có thể đưa ra tình huống khác phù hợp với HS của mình:
Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu bạn là Lan, bạn sẽ làm gì?
Tình huống 3: trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết, Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
-Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. Nêu ra mặt lợi, mặt hại của các phương án lựa chọn để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước. Có tình huống có thể đóng vai, có tình huống có thể phân tích
Bước 3: Làm việc cả lớp
-Nhóm HS lên đóng vai
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập: con người và sức khoẻ
HS trả lời
HS nhận xét
Nhóm thảo luận
Đại diện nhóm lên trình bày
HS nhận xét
Đại diện các nhóm lên trình bày
-HS lắng nghe
Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. Nêu ra mặt lợi, mặt hại của các phương án lựa chọn để tìm ra các giải pháp an toàn phòng tránh tai nạn sông nước. Có tình huống có thể đóng vai, có tình huống có thể phân tích
Nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng
Có nhóm chỉ cần đưa ra các phương án, phân tích kĩ mặt lợi và hại của từng phương án để tìm ra giải pháp an toàn nhất
Khoa học
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 1) *
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 Ôn tập các kiến thức về:
 -Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 -Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 -Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 -Dinh dưỡng hợp lí.
 -Phòng tránh đuối nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề Con người và sức khoẻ
Phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống của bản thân HS trong tuần qua
Các tranh ảnh, mô hình (rau, quả, con giống bằng nhựa) hay vật thật về các loại thức ăn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Phòng tránh tai nạn đuối nước
Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước trong cuộc sống hằng ngày 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng?
Bước 1: Tổ chức
GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi
Cử từ 3-5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi
HS nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông
Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước
Tiếp theo, các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông
Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi
Bước 3: Chuẩn bị 
GV hội ý với HS được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép
Bước 4: Tiến hành
GV (hoặc giao cho HS) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi
Lưu ý: khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời
Bước 5: Đánh giá, tổng kết
Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội
Hoạt động 2: Tự đánh giá 
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá 
Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa?
Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?
Bước 2: Tự đánh giá 
Bước 3: Làm việc cả lớp
Lưu ý:
GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. Ví dụ: ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; ăn trứng, cá đề thay cho các loại gia súc, gia cầm
Việc yêu cầu HS trình bày trước lớp có thể tiến hành, có thể không
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiết 2)
HS trả lời
HS nhận xét
Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học từ những bài trước
HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn
Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn, đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo tiêu chí trên, sau đó trao đổi với bạn bên cạnh
Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân
Khoa học
 ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 2) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Như tiết 1 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Như tiết 1 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí 
Bước 1:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
Các em sử dụng những thực phẩm mang theo, tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon & bổ 
Bước 2: 
-HS làmviệc theo nhóm 
Bước 3: 
-Làm việc cả lớp 
GV cho cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 
GV yêu cầu HS về nói lại với cha mẹ & người lớn trong nhà những gì đã học được qua hoạt động này. 
Hoạt động 2: Thực hành: Ghi lài & trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
Bước 1:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục ‘Thực hành’ SGK.
Bước 2:
- GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng bảng này ở chỗ thuận tiện, dễ đọc. 
Củng cố – Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Nước có tính chất gì? 
Các em sử dụng những thực phẩm mang theo, tranh ảnh, mô hình về thức ăn đã sưu tầm để trình bày một bữa ăn ngon & bổ 
Các nhóm làm việc theo gợi ý trên. Nếu có nhiều thực phẩm, HS có thể làm các bữa ăn khác. 
Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. 
HS nhóm khác nhận xét. 
Cả lớp thảo luận & phát biểu 
HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục “Thực hành” trang 40 SGK
Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp 
Khoa học
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.
 -Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
 -Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ trong SGK
2 cốc thuỷ tinh giống nhau, một đựng nước, 1 đựng sữa.
Chai và một số vật chứa nước có thể nhìn được bên trong.
Một mặt phẳng không thấm nước và một khay đựng nước.
Một miếng vải, bông, giấy thấm bọt biển 
Một ít đường, muối, cát và thìa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước 
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV phát cho mỗi nhóm nhiều cốc đựng chất lỏng khác nhau: 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng chè, 1 cốc đựng nước có pha chút dầu bạc hà, 1 cốc đựng nước chè, 1 cốc đựng sữa
GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm ý 1 & 2 theo yêu cầu quan sát trang 42 SGK
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
GV nêu câu hỏi:
+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
+ Làm thế nào để bạn biết điều đó 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV dán lên bảng giấy khổ lớn đã ghi sẵn kết quả theo những gì HS phát hiện ra ở bước 2 
GV gọi vài HS nêu lại những tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này. 
Kết luận:
Qua quan sát ta có thể nhận thấy nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước 
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm 
Đem chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau bằng thuỷ tinh hoặc nhựa trong suốt đã chuẩn bị đặt lên bàn 
Yêu cầu các nhóm quan sát cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế (ngang hay dốc ngược) & trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? 
GV kết luận: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định 
Bước 2: GV nêu vấn đề 
Vậy nước có hình dạng nhất định không? 
HS nêu: Để trả lời được câu hỏi này, các nhóm cùng:
+ Thảo luận để đưa ra dự đoán về hình dạng của nước.
+ Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm
Bước 3:
- Thực hiện 
Lưu ý: Các nhóm có thể làm những thí nghiệm khác nhau 
Bước 4:
- Làm việc cả lớp 
Kết luận 
Nước không có hình dạng nhất định 
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? 
Bước 1: 
GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm do các nhóm mang đến lớp 
GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện & nhận xét kết quả. 
Bước 2: Thực hiện 
GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV ghi nhanh lên bảng bá

File đính kèm:

  • docKhoa lop 4ki 1.doc